Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt, chi nhánh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Phần I : Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 2

I.1.Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 2

I.2.Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 2

I.3.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 3

I.3.1.Mô hình tổ chức. 3

I.3.2.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban. 4

I.3.2.1. Phòng tổ chức hành chính. 4

I.3.2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp. 4

I.3.2.3. Phòng khách hàng cá nhân. 5

I.3.2.5. Phòng tổng hợp. 6

I.3.2.6. Phòng kế toán. 6

I.3.2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ. 7

Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất- kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 8

II.1. Các hoạt động cơ bản của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 8

II.1.1. Tình hình huy động vốn. 10

II.1.2. Tình hình sử dụng vốn. 12

II.1.3 . Tình hình dư nợ tín dụng: 15

II.1.4 Phân tích kết quả kinh doanh: 17

II.2. Phân tích một số hoạt động chủ yếu của chi nh¸nh. 19

II.2.1 Kiểm soát chứng từ. 19

II.2.2 Quy trinh kiÓm so¸t. 19

II.2.3. Mô tả. 20

Phần III: Nhận xét - kết luận và phương hướng hoạt động năm 2010 của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 21

III.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh. 21

III.2. Ưu - Nhược điểm. 21

III.2.1. Ưu điểm. 21

III.2.2. Nhược điểm. 21

III.3. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. 22

III.3.1. Các giải pháp. 22

Kết luận 24

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt, chi nhánh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m dịch vụ tiện ích của ngân hàng. -Thẩm định, xác định, quản lí các giới hạn tín dụng cho khách hàng. -Quản lí các khoản tín dụng đã được cấp, quản lí tài sản đảm bảo theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. -Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lí rủi ro. -Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có nhu cầu giao dịch tín dụng với chi nhánh. I.3.2.3. Phòng khách hàng cá nhân. a.Chức năng: -Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. -Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam. -Trực tiếp quản cáo, tiếp thị, giới thiệu, bán các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng cá nhân, quản lí hoạt động các quỹ tiết kiệm điểm giao dịch. b.Nhiệm vụ: -Khai thác các nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. -Tiếp thị hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng. -Thẩm định, xác định, quản lí các giới hạn tín dụng cho khách hàng cá nhân. -Quản lí các khoản tín dụng đã được cấp, quản lí tài sản đảm bảo theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. -Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lí rủi ro. -Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng cá nhân có quan hệ và có nhu cầu giao dịch tín dụng với chi nhánh. I.3.2.4. Phòng quản lí rủi ro. a.Chức năng: -Đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thầm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. -Chịu trách nhiệm quản lí và xử lí các khoản nợ có vấn đề (Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu ). -Quản lí, khai thác và xử lí tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay, quản lí, theo dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lí rủi ro. b.Nhiệm vụ: -Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng, đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế, tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng. -Theo dõi quản lí các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn. -Thực hiện thẩm định độc lập, tái thẩm định, đánh giá rủi ro. -Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh. -Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh. I.3.2.5. Phòng tổng hợp. a.Chức năng: -Phòng tổng hợp có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh tổng hợp. -Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. -Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. b.Nhiệm vụ: -Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính. -Phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh. -Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. -Làm công tác thi đua của chi nhánh. I.3.2.6. Phòng kế toán. a.Chức năng: -Phòng kế toán có chức năng quản lí tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, -Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lí, hạch toán các giao dịch. b.Nhiệm vụ: -Chỉ đạo bộ phận thanh toán điện toán, quản lí hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch cho chi nhánh hàng ngày. -Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ NHNo&PTNT Việt Nam, thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp đảm bảo thông suốt. -Thực hiện các giao dịch thanh toán với khách hàng: mở đóng các tài khoản, thực hiện các giao dịch, bán Séc cho khách hàng. I.3.2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ. Chức năng và nhiệm vụ: -Quản lí an toàn kho quỹ, quản lí quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. -ứng và thu tiền từ các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch trong và ngoài quầy. -Thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất- kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. II.1. Các hoạt động cơ bản của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên hoạt động theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và linh hoạt áp dụng các chính sách của chi nhánh để phù hợp với tình hình của địa bàn hoạt động. Do vậy NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên có các hoạt động kinh doanh như sau: a. Huy động vốn : Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm có kì hạn và không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng và tiết kiệm tích lũy. Các thông tin về lãi suất, kì hạn mới luôn được cập nhật và niêm yết rộng rãi cho khách hàng được biết và lựa chọn kì hạn cho thích hợp. Phát hành kì phiếu, trái phiếu. Tuy nhiên mảng huy động này chỉ chiếm tỉ trọng vốn nhỏ trong cơ cấu vồn của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên (0.16% các công cụ nợ). b. Cho vay đầu tư : Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. Cho vay tài trợ theo chương trình lớn của NHNo&PTNT Việt Nam và của Ngân hàng trung ương (hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và các hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các tổ chức định chế tài chính trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Trong mảng cho vay đầu tư NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên chú trọng vào việc cho vay các doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, các làng nghề, các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động an toàn, các khu công nghiệp (kết hợp với khâu thẩm định và quản lí rất chặt chẽ). Chính vì vậy mảng cho vay đầu tư này là mảng chính trong hoạt động thu phí dịch vụ của ngân hàng đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. c. Bảo lãnh: Bảo lãnh và tái bảo lãnh cho các hợp đồng trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. Thanh toán và tài trợ thương mại. Phát hành thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất nhập khẩu (collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Westen Union. Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, Séc, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả kiều hối. d. Ngân quỹ: Mua bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap). Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu). Thu chi hộ VNĐ và ngoại tệ bằng tiền mặt. Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. Trong mảng này các hoạt động luôn được thực hiện theo quy trình chuẩn và quản lí rủi ro tốt nên cũng góp phần đem lại nguồn thu cho NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. II.1.1. Tình hình huy động vốn. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên rất tích cực trong công tác huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh tự túc của ngân hàng, bởi chính nguồn vốn này cung cấp dồi dào cho các hoạt động cho vay khác của ngân hàng thêm hiệu quả. Sau đây là tình hình huy động vốn của ngân hàng trong một số thời kì: Tỡnh hỡnh huy động vốn ĐVT: Tỉ đồng STT Nội dung 2007 2008 2009 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % I TGDN 434.7 46.13 822.5 45.63 663.7 55.41 1 TGKKH 175.9 148.4 249.4 2 TGKH < 12 tháng 215.8 616.1 340.9 3 TGKH từ 12 - 24 tháng 43 58 73.4 II Tiền gửi tiết kiệm 413 43.83 799.1 44.33 530.83 44.32 1 TGTKKKH 157.3 494.6 17.03 2 TGTKKH < 12 tháng 141 165.5 407.9 4 TGKH từ 12 - 24 tháng 98.5 123.6 99 3 TGTKKH > 24 tháng 16.2 15.4 6.9 III Phát hành các công cụ nợ 94.65 10.04 180.9 10.04 3.24 0.27 1 Kì phiếu 34.3 130.9 1.26 2 Trái phiếu 0.15 50 0 3 GTCG khác 60.2 0 1.98 Tổng 942.35 1802.5 1197.77 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán-phòng TCKT) Phân tích: Trong tình hình kinh tế suy thoái toàn cầu NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên vẫn duy trì khá tốt hoạt động huy động nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng, góp phần duy trì tính ổn định trên thị trường tiền tệ, đảm bảo tâm lý cho khách hàng trước sự biến động của nền kinh tế nói chung và ngàng ngân hàng nói riêng. Nhìn chung bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn của năm 2008 là tốt nhất đạt tổng nguồn huy động cao nhất (so với năm 2007 tăng 96.04 %), sang đến năm 2009 tuy tổng nguồn huy động giảm nhưng vẫn cao hơn năm 2007 (tăng 27 % so với năm 2007, giảm 35 % so với năm 2008). Như ta thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là từ tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn này luôn ở mức cao (chiếm 89.96 % tổng nguồn năm 2007 và 87.78% năm 2008 và lên tới 99.73% trong năm 2009). Do chịu ảnh hưởng của suy thoái và các bất ổn về tài chính nên tình hình huy động vốn của chi nhánh và các tổ chức tài chính khác trong năm 2009 là vô cùng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tiền tệ và những thay đổi bất ngờ trong tình hình kinh tế thế giờ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động chung của ngân hàng. Ta có thể thấy chủ yếu khách hàng muốn gửi những khoản tiền gửi có lãi suất cao, tránh sự mất giá của đồng tiền trong thời kì này nên tỉ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm là khá cao tập trung vào loại kì hạn dưới 12 tháng để có thể thích nghi với những biến động bất thường của lãi suất trong thời gian này và sự cạnh tranh khốc liệt về khuyến mại của các ngân hàng. Hơn nữa NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt và uy tín đối với khách hàng nên lượng vốn huy động không có gì biến động lớn, vẫn đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đem lại khả năng sinh lời. Biểu đồ tình hình huy động vốn 10,04% 43,83% 46,13% TGDN Tiền gửi tiết kiệm Phát hành các công cụ nợ 55,41% 44,32% 0,27% 10,04% 44,33% 45,63% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhìn vào biểu đồ của ngân hàng ta có thể thấy nhìn chung các năm không có nhiều biến động, tuy nhiên các công cụ nợ chưa phát huy được tính huy động vốn linh hoạt của mình, chưa thực sự là công cụ huy động vốn hiệu quả cho ngân hàng, đây là tình trạng chung cho các ngân hàng trong thời điểm nhạy cảm này. Do ngân hàng có lợi thế là ngân hàng lớn, uy tín nên tuy lãi suất có phần thấp hơn các ngân hàng thương mại khác nhưng vẫn rất được khách hàng tin cậy và sử dụng dịch vụ cũng như tiếp tục gửi tiền tại chi nhánh. Trong thời buổi kinh tế suy thoái ngoài chức năng kinh doanh tiền thì ngân hàng còn phải kinh doanh cả “niềm tin”, có như vậy ngân hàng mới có thể tồn tại, phát triển và vượt qua được giai đoạn khó khăn, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường. II.1.2. Tình hình sử dụng vốn. Cho vay là một hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động cơ bản của ngân hàng, vì thế mà NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn đẩy mạnh công tác cho vay để đảm bảo dòng vốn luôn được lưu chuyển và sử dụng một cách hiệu quả nhất đảm bảo tính an toàn trong sử dụng vốn, tăng khả năng sinh lời và tạo lợi ích kinh tế cho xã hội một cách tích cực nhất. Để quan sát thấy khái quát tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ta có thể quan sát biểu đồ sau ĐVT: tỉ đồng Tỡnh hỡnh sử dụng vốn stt Nội dung 2006 2007 2008 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % 1 Cho vay ngắn hạn 565.3 70.96 686.96 75.70 1040.4 81.54 2 Cho vay trung hạn 62.12 7.80 75.55 8.33 109.12 8.55 3 Cho vay dài hạn 166.54 20.91 143.17 15.78 124.69 9.77 4 Cho vay tài trợ ủy thác 2.68 0.34 1.75 0.19 1.75 0.14 Tổng 796.64 100% 907.43 100% 1275.96 100% 796.64 907.43 1275.96 0 500 1000 1500 Tình hình sử dụng vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (Nguồn: Phòng KTTC) Nhìn vào số liệu bảng ở trên có suy giảm từ năm 2008 đến 2009 nhưng tình hình sử dụng vốn của ngân hàng rất ổn định và có sự tăng trưởng đều đặn. + Năm 2007 tổng nguồn cho vay chỉ là 796.64 tỉ đồng nhưng đến năm 2008 lên tới 907.43 tỉ đồng (tăng gần 14%) , đến năm 2009 tổng nguồn cho vay là 1275.96 tỉ đồng (tăng 40.6% so với năm 2008, hơn 60% so với năm 2007). Song song với công tác cho vay, phòng quản lí rủi ro cũng luôn theo dõi và thông báo kịp thời các khách hàng có vấn đề về tài chính, đảm bảo quản trị tốt và cho vay đúng đối tượng. Nhìn chung, chủ yếu ngân hàng cho vay ngắn hạn, bởi chỉ tiêu này luôn ở mức cao trong 3 năm (trên 70% tổng nguồn cho vay). Nếu như năm 2007 cho vay ngắn hạn chỉ có 565.3 tỉ đồng (chiếm 70.96% tổng số vốn cho vay) thì đến năm 2008 số vốn cho vay đã lên tới 686.96 tỉ đồng (chiếm 75.7% tổng số vốn cho vay) tăng 21%, và đến năm 2009 tăng hẳn 51% so với năm 2008. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 do kinh tế có sự tăng trưởng vượt bậc nên nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh là vô cùng lớn, thêm vào đó nguồn vốn của ngân hàng luôn ổn định nên tạo được sự tín nhiệm ở khách hàng, nhờ thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tạo được nguồn doanh thu lớn và ổn định cho ngân hàng. Cho vay trung hạn của ngân hàng cũng tăng qua các năm nhưng chiếm tỉ trọng không lớn lắm, cũng do tính chất của nguồn huy động mà ảnh hưởng phần nào đến hoạt động cho vay trung và dài hạn. Cho vay dài hạn và cho vay ủy thác chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản và có xu hướng giảm và quy mô. Đây là loại tài sản ít rủi ro và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Quy mô của cả hai chỉ tiêu này đều giảm dần qua các năm cụ thể như sau : + Cho vay dài hạn năm 2007 là 166.54 tỉ đồng chiếm 20.91% tổng nguồn cho vay, đến năm 2008 là 143.17 tỉ đồng và chỉ còn chiếm 15.78%tổng nguồn cho vay, và đến năm 2009 giảm hẳn xuống còn 124.69 tỉ đồng chiếm 9.77% tổng nguồn cho vay. + Cho vay tàii trợ ủy thác năm 2007 là 2.68 tỉ đồng vậy mà năm 2008 và 2009 cùng xuống còn 1.75 tỉ đồng Để nhìn thấy rõ tình hình huy động vốn ta có thể quan sát các biểu đồ sau: 70,96% 7,80% 20,91% 0,34% Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn Cho vay tài trợ ủy thác Năm 2007 Năm 2009 81,54% 8,55% 9,77% 0,14% Năm 2008 0,19% 15,78% 8,33% 75,70% II.1.3 . Tình hình dư nợ tín dụng: Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ sinh lời lớn nhất của ngân hàng và cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Để quản lí rủi ro ngân hàng thành lập phòng quản lí rủi ro, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thẩm định một cách bài bản và kĩ lưỡng các khoản tín dụng. Sau đây là tình hình dư nợ tín dụng được phân loại theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước: Tình hình dư nợ tín dụng ĐVT: tỉ đồng STT Nội dung 2007 2008 2009 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 794.68 28.36 905 28.27 1204.6 57.5 2 Nợ cần chú ý 274.7 9.80 808 25.24 646 30.8 3 Nợ nghi ngờ 434 15.49 161.9 5.06 230.7 5.06 4 Nợ có khả năng mất vốn 1299 46.35 1326.6 41.44 13.45 6.64 Tổng 2802.4 3201.5 2094.75 (Nguồn phòng KTTC) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng đã cải thiện đáng kể qua các năm, tỉ lệ các khoản nợ có khả năng mất vốn giảm đi rõ rệt, và cho đến năm 2009 thì con số tương đối gần như là không đáng kể. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên có tình hình cho vay tăng trưởng mạnh qua các năm, bên cạnh đó do luôn tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong quản lí rủi ro mà hầu hết các khoản nợ có yếu tố rủi ro đều được ngân hàng xếp chủ yếu vào nhóm nợ nghi ngờ và nợ cần chú ý. Nợ nghi ngờ: Chỉ tiêu này luôn được quản trị chặt chẽ nên không có sự biến động qua các năm, năm 2008 chỉ chiếm 15.49%, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 5.06%, và vẫn giữ nguyên ở mức đó trong năm 2009. Nợ có khả năng mất vốn: Quan sát bảng số liệu ta có thể thấy năm 2007 tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm tỉ trọng khá cao 46.35%, chỉ tiêu này đến năm 2008 giảm chút ít còn 41.44% tổng dư nợ, tuy nhiên đến năm 2009,với sự nỗ lực của bản thân ngân hàng cùng với những biện pháp hỗ trợ của nhà nước qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, thiên tai và các chính sách hỗ trợ khác ngân hàng đã giảm được tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn xuống còn xấp xỉ 7%. Nhưng đến năm 2009 tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn giảm đi rõ rệt, tỉ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỉ trọng lớn (57.5%). ố Ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các cán bộ trong khâu thẩm định và quản trị để cải thiện và ổ định hơn tình hình dư nợ tín dụng trong các năm tiếp theo. II.1.4 Phân tích kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh phản ánh phần nào hoạt động tài chính của ngân hàng, qua đó ta có thể đánh giá năng lực của ngân hàng cũng như sức khỏe của ngân hàng đó. Để tìm hiểu rõ hơn về NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên ta sẽ xem xét đến kết quả kinh doanh của ngân hàng hai năm gần đây: Kết quả kinh doanh ĐVT: tỉ đồng STT Nội dung 2008 2009 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % I Phần thu 244.4 100.00 294 100.00 1. Thu lãi cho vay 109 44.59 181 61.56 2. Thu lãi điều chuyển vốn 96 39.27 84.3 28.67 3. Thu nhập bất thường 29.2 11.94 13.7 4.65 4. Thu dịch vụ 7.7 3.10 9.8 3.33 5. Thu khác 2.1 1.10 5.2 1.79 II Phần chi 209.5 100.00 248 100.00 1. Chi trả lãi tiền gửi 142 76.78 194 78.22 2. Chi nội bộ 35.6 16.75 15 6.04 3. Trích dự phòng rủi ro 31.9 15.22 15.7 6.33 4. Khác 0 0.00 23.3 9.41 III Lợi nhuận trước thuế 34.9 46 IV Thuế TNDN 8.725 11.5 V Lợi nhuận sau thuế 26.175 34.5 294 248 244.4 209.5 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 Tỡnh hỡnh thu - chi 2008- 2009 Chi Thu (Nguồn: Trung tâm NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên) Nhìn chung qua hai năm 2008, 2009 tình hình Thu- Chi của ngân hàng đều có xu hướng tăng rõ rệt. Thu của năm 2008 là 244.4 tỉ đồng thì năm 2009 đã tăng lên là 294 tỉ đồng, tăng tới 20.3%. Chi của năm 2008 là 209.5 tỉ đồng đến năm 2009 là 248 tỉ đồng tăng 18.3%. Tình trạng Thu- Chi tăng vọt đó của ngân hàng cũng là bình thường bởi một phần do tốc độ lạm phát của năm 2009 khá cao, hơn thế nữa ngân hàng có tình hình huy động tốt nên số tiền phải trích ra trả lãi cũng cao hơn. Phần Thu: Nhìn chung, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ lãi cho vay năm 2008 chiếm 44.59% tổng nguồn thu, còn năm 2009 lên tới 61.56% tổng nguồn thu. Do tình hình cho vay của ngân hàng tăng trưởng tốt nên chỉ tiêu Thu lãi cho vay năm 2009 tăng 66% so với năm 2008. Thu từ dịch vụ còn chiếm tỉ trọng thấp, chủ yếu chỉ thu từ phí bảo lãnh, phí mở L/C, phí thanh toán, chưa trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, mục tiêu của ngân hàng trong những năm tới là sẽ tích cực phát triển mảng dịch vụ này, biến nó trở thành nguồn thu chính cho ngân hàng. Phần Chi: Do nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng là huy động tiền gửi nên phần chi cho trả lãi cũng luôn chiếm tỉ trọng cao (76.78% năm 2007, và 78.22% tổng Chi năm 2009). Chi nội bộ có giảm (năm 2008 là 35.6 tỉ đồng thì đến năm 2009 chỉ còn là 15 tỉ đồng) do ngân hàng thực hiện nghiêm túc chính sách tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, thắt chặt các khoản chi tiêu bất hợp lí, giảm mua sắm TSCĐ. Chi dự phòng rủi ro giảm rõ rệt năm 2008 là 31.9 tỉ đồng chiếm 15.22% tổng chi, nhưng đến năm 2009 chỉ còn là 15.7 tỉ đồng chiếm 6.33% tổng chi. Có được kết quả như vậy là nhờ sự quản trị rủi ro hiệu quả của ngân hàng, luôn tôn trọng nguyên tắc thận trọng trong kế toán và cho vay, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng nhiều biến động như ngày nay. ố Nhìn chung tổng thu của ngân hàng luôn lớn hơn tổng chi của ngân hàng, nhờ vậy mà ngân hàng luôn làm ăn có lãi, lợi nhuận sau khi nộp thuế tăng từ 26.175 tỉ đồng năm 2008 lên 34.5 tỉ đồng trong năm 2009 (tăng 31.8%). Do đó mà tình trạng lương của cán bộ trong ngân hàng cũng có nhiều cải thiện rõ rệt. II.2. Phân tích một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh. II.2.1 Kiểm soát chứng từ. Do là một chi nhánh lớn của tỉnh Thái Nguyên, NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên phải kiểm soát một lượng lớn các giao dịch, trong thời gian thực tập em đã có dịp tham gia vào một phần các quy trình kiểm soát chứng từ của chi nhánh: Như đã nêu trên, chi nhánh có quan hệ giao dịch với gần 400 khách hàng doanh nghiệp và hàng nghìn khách hàng cá nhân, nên việc kiểm soát chứng từ là hết căng thẳng, lượng chứng từ lớn, lại có yêu cầu phân loại, chính xác và kiểm soát chặt chẽ. Phát sinh NV Xử lí NV Kiểm tra chứng từ Sắp xếp chứng từ Trả chứng từ Khách hàng kí nhận II.2.2 Quy trinh kiểm soát. Như vậy nhìn vào sơ đồ trên ta cũng có thể thấy rất tõ ràng quy trình kiểm soát của ngân hàng, các khâu luôn được tuân thủ chặt chẽ tạo hiệu ứng tốt cho tất cả các hoạt động khác. II.2.3. Mô tả. Phát sinh NV Các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên như: chuyển tiền, thanh toán Séc, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Westen Union, thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, Séc, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Xử lí NV Nhân viên tiếp nhận nghiệp vụ và tiến hành các công tác kết hợp xử lí nhanh chóng chính xác các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng, đảm bảo chính xác, an toàn, nhanh chóng. Kiểm tra chứng từ Kiểm tra chứng từ là khâu vô cùng quan trọng trong chu trình thực hiện một nghiệp vụ kinh tế trong ngân hàng, bởi tính bảo mật và tính chính xác của các nghiệp vụ trong ngân hàng, tránh việc xảy ra sai sót, xác nhận lại những thông tin liên quan đến chứng từ, đối chiếu số hiệu tài khoản, con dấu, chữ kí, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. Sắp xếp chứng từ Sắp xếp chứng từ là hoạt động phân loại, đối chiếu các liên của chứng từ, rà soát lại một lần nữa các chứng từ gốc, bổ sung các chứng từ liên quan còn thiếu, sắp xếp các chứng từ theo từng tài khoản của các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp để tiện trả lại cho khách hàng. Mỗi khách hàng có chứng từ tại ngân hàng đều có file hồ sơ riêng để tiện theo dõi và sắp xếp. Trả chứng từ Cuối ngày hoặc cuối tháng khách hàng đến nhận và đối chiếu chứng từ. Khách hàng kí nhận Khi nhận chứng từ khách hàng phải tự kiểm tra số lượng và thông tin trên chứng từ một lần nữa tránh sai sót đáng tiếc. Phần III: Nhận xét - kết luận và phương hướng hoạt động năm 2010 của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. III.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên nằm ở trung tâm của thành phố Thái Nguyên, nơi ngã tư giao cắt của rất nhiều tuyến giao thông quan trọng, là nơi hội tụ của nhiều ngân hàng, cửa hàng, công ty kinh doanh, các trụ sở giao dịch, các ngân hàng lớn. Đây là một trong những ưu thế của ngân hàng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi nhu cầu về sử dụng các dịch vụ của khách hàng là rất lớn. Bên cạnh đó còn có không ít các đối thủ cạnh tranh từ đó tạo một môi trường kinh doanh tốt cho ngân hàng. III.2. Ưu - Nhược điểm. III.2.1. Ưu điểm. Cơ sở vật chất khang trang, đẹp đẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cũng thường xuyên chú trọng công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trong ngân hàng, đầu tư chú trọng cho mảng công nghệ thông tin, nhằm cung cấp được dịch vụ tốt và chính xác nhất cho khách hàng. Các chính sách điều hành của ban giám đốc cũng hết sức linh hoạt và kịp thời, thể hiện ở các chính sách về tỉ giá, lãi suất, các dịch vụ tiện ích đi kèm trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, chứ không thụ động chờ đợi chỉ đạo từ ngân hàng trung ương. Ngoài ra ngân hàng còn nâng cao công tác quản trị rủi ro,đánh giá khách hàng tỉ lệ nợ quá hạn luôn được kiềm chế ở mức thấp và luôn trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Cán bộ ngân hàng luôn làm việc tận tụy, trách nhiệm cao độ với công việc của mình, không ngại khó, luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng, từng bước làm tốt công tác Marketing ngân hàng, tạo bản sắc cho các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có chính sách quản trị nhân lực phù hợp tạo môi trường làm việc năng động thân thiện. III.2.2. Nhược điểm. Công tác huy động vốn: Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lí chủ yếu vốn vẫn là Tiền gửi doanh nghiệp, Tổ chức tài chính, Tiền gửi dân cư thấp, không vững chắc và thiếu tính cân đối. Công tác quảng cáo, thông tin còn hạn chế, lãi suất huy động còn thấp, chưa thực sự linh hoạt trong một số giai đoạn. Công tác cho vay: Tăng cường cho vay các đối tượng kinh tế ngoài quốc doanh, tăng tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn chưa đáp ứng được chất lượng của tài sản thế chấp, vốn chủ sở hữu thấp, hệ thống thông tin chưa đầy đủ, thiếu minh bạch, các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. Hoạt động dịch vụ: Phát triển dịch vụ còn bị hạn chế, mới chỉ tập trung thu phí bảo lãnh, phí về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, phí thanh toán thẻ, tín dụng quốc tế, chi trả kiều hối, ATM. Chuyên môn nghiệp vụ: Hiện vẫn còn thiếu cán bộ giỏi trong các khâu: tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế. Tác phong giao dịch nhiều khi còn chậm chạp, chưa đảm bảo về mặt thời gian cho khách hàng, còn để khách hàng chờ đợi. III.3. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Nguồn vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26642.doc
Tài liệu liên quan