Báo cáo Thực tập tại nhà máy ván dăm Thái Nguyên

Dự báo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp về kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, mức tiêu thụ trên thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty. Vì vậy dự báo trở thành yếu tố then chốt, đảm bảo cho sự thành công của Công ty. Ngược lại, nếu dự báo tồi dẫn đến tình trạng dự trữ quá mức hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, làm mất cơ hội gia tăng doanh số, lợi nhuận kinh doanh giảm sút.

Thông qua việc nghiên cứu, điều tra cầu thị trường, ước tính khả năng tiêu thụ của khách hàng qua số liệu thống kê của năm trước mà công ty đưa ra dự báo cầu ở hiện tại và tương lai.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy ván dăm Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẹp, khoa học. Quản lý, tổ chức ăn ca đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng tiêu chuẩn, sắp xếp nhà ăn ca gọn gàng, khoa học. Thường xuyên nhắc nhở nhà ăn cải tiến và chế biến các món ăn tạo ra các bữa ăn ngon phù hợp với điếu kiện của Công ty. Thông báo lịch họp giao ban của, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường của Công ty Quản lý, duy trì việc chấp hành nội quy, quy định của Công ty. Quản lý hành chính về văn thư, bảo mật các loại công văn giấy tờ đi và đến, quản lý các con dấu, thực hiện công tác lưu trữ tài liệu của Công ty. Quản lý đất đai và tài sản văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc ( hồ sơ, sổ sách, giấy tờ liên quan và thực tế….) duy trì việc trung tu, sữa chữa không để xuống cấp hoặc thất thoát. Công tác văn thư và phục vụ của văn phòng Công ty. Phòng Kế toán tài chính: Phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu là: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả, đúng quy định. Tổ chức công tác hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo luật kế toán - thống kê ban hành. Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch tín dụng, định mức vốn lưu động và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng các định mức chi phí sản xuất và quản lý giá thành sản phẩm, quản lý doanh thu tiêu thụ. Theo dõi, quản lý, đôn đốc tình hình thanh toán công nợ của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Xét duyệt kế hoạch tài chính quyết toán năm và khai trương niên độ kế toán cho các đơn vị thành viên trực thuộc. Lập kế hoạch thu chi – chi hàng tháng và báo cáo tình hình thực hiện thu – chi hàng tháng cho Giám đốc. Lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán chi tiết định kỳ báo cáo Giám đốc. Thực hiện việc quản lý và kiểm kê định kỳ tài sản cố định, và tài sản lưu động, các công cụ các kho thành phẩm, vật tư - thiết bị, sản phẩm dở dang và các tài sản khác của Công ty. Quản lý và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay vốn…cân đối và lên kế hoạch tài chính tránh tình trạng bị động và mất cân đối kế toán. Theo dõi, đề xuất Giám đốc Công ty giải quyết xử lý tài sản kém, mất phẩm chất và công nợ khó đòi theo quy định của Bộ tài chính. Thực hiện các nghĩa vụ của công ty với ngân sách nhà nước. Phòng lâm nghiệp: Phòng chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động của Trạm giống và cung ứng vật tư lâm nghiệp. Bao gồm các nhiệm vụ sau: - Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý bảo vệ rừng, đất rừng, phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh phá hoại rừng, ngăn chặn mọi hành vi làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất Lâm nghiệp. - Xây dựng phương án sản xuất Lâm nghiệp để quản lý, sử dụng rừng và đất rừng một cách hợp lý, hiệu quả, xây dựng phương án trồng rừng kinh tế cao. - Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất lâm nghiệp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Phối hợp với các phòng chức năng nghiệm thu các công trình lâm nghiệp, hương dẫn nghiệp vụ cho các đội sản xuất Lâm nghiệp. - Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thụât trong quản lý trồng, bảo vệ, khai thác sản xuất Lâm nghiệp. Xây dựng phương án trồng rừng kinh tế có năng suất cao. - Tham gia xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất Lâm nghiệp, xay dựng định mức kinh tế kỹ thuất trong sản xuất Lâm nghiệp cho phù hợp với thực tế sản xuất. - Nghiên cứu chính sách, pháp luật liên quan đến công tác Lâm nghiệp, kiểm tra, kiểm soát phát hiện và đề xuất với Giám đôc Công ty xử lý kịp thời những sai phạm trong quản lý bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành. - Chịu trách nhiệm tính định mức khoán cho khâu Lâm nghiệp, phối hợp với trạm sản xuất cây giống Lâm nghiệp kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu chất lượng cây giống. Có kế hoạch chỉ đạo các đội sản xuất Lâm nghiệp chăm sóc nuôi dưõng cây giống khi xuất ra khỏi vườn ươm. Trạm giống cây trồng (Trực thuộc Phòng lâm nghiệp): Nhiệm vụ chủ yếu: Sản xuất cây giống để phục vụ trồng rừng của Công ty và tiêu thụ trên thị trường. Sản xuất các loại giống cây theo nhu cầu. Phòng kỹ thuật công nghệ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ máy móc, thiết bị trong công ty. Xây dựng, phê duyệt phương án sữa chữa đảm bảo an toàn. - Nghiên cứu cải tiến sáng kiến Kỹ thuật – Công nghệ, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm mới. - Xây dựng kế hoạch nhu cầu cung ứng và dự trữ vật tư kỹ thuất phụ tùng thay thế. - Quản lý và hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện đúng quy trình công nghệ vận hành máy móc thiết bị. - Xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật ( mức tiêu hao năng lượng, vật tư nguyên nhiên liệu của các loại sản phẩm) tham gia xây dựng giá thành sản phẩm. - Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và chất lượng vật tư, hàng hoá khi nhập kho. - Quản lý các thiết bị mang tính nghiêm ngặt về kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm định, đăng ký theo quy định. - Phối hợp với phòng tổ chức lao động tổ chức thi tay nghề nâng bậc thợ cho CBCNV toàn Công ty. - Quản lý và thực hiện công tác bảo hộ lao động, vệ sinh môi truờng và Phòng chống cháy nổ. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý việc thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thụât của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Nhiệm vụ quyền hạn của Phòng kế hoạch Thị trường Phòng Kế hoạch Thị Trường chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc phòng bao gồm: Trạm kinh doanh lâm sản; Ban marketing; Trạm cân; tổ chức bốc xếp Phòng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng nhiệm vụ như sau : - Xây dựng các phương án kế hoạch sản xuát kinh doanh dài hạn và hàng năm của Công ty. Báo cáo Giám đốc trình Tổng công ty Lâm Nhiệp Việt Nam phê duyệt .Tổ chức thự hiện các phương án kế hoạch đã được duyệt . - Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoach tiêu thụ sản phẩm. kế hoạch doanh thu hàng tháng của Công ty, đè ra các biện pháp, giải pháp để tổ chức thực hiện . - Giao kế hoạch lịch sản xuất hàng tháng cho các đơn vị thành viên kiểm tra đôn đốc và tạo điều kiện giúp đỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc kịp thời đẻ tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phân tích tình hình kinh tế đề ra các giải pháp hạ giá thành sản phẩm, tổ chức thuwch hiện đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh - Thống kê, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty báo cáo Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam ,Cơ quan quản lý chức năng theo quy định và chuẩn bị thủ tục cho Giám đốc Công ty xét duyệt về hoàn thành kế hoạc của đơn vị trực thuộc . - Theo dõi và quản lý các hợp đồng kinh tế của Công ty, quản lý vật tư hàng hóa nhập xuất kho. Thực hiện việc mua hàng và bán hàng theo quy định của Tông Công ty và Nhà nước - Thực hiện cung ứng vật tư kỹ thuật, phụ tùng thay thế phục vụ kịp thời cho nuu cầu sản xuất kinh doanh . - Xây dựng mạng lưới cung ứng nguyên liệu đầu vào để phục cụ sản xuất liên tục, ổn định .Trực tiếp đi học Trạm kinh doanh lâm sản tiếp nhận, vận chuyển và thu mau gỗ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ván dăm chủa Công ty - Điều hành marketing, tổ chức quản lý và đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị bán hàng chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình và có kinh nghiệm để kịp thời dự báo và phản ánh về nhu cầu thị trường, quảng bá chất lượng sản phẩm - Trực tiếp chỉ đạo, quản lý hệ thống kho :Nguyên vật liệu; kho vật tư, phụ tùng thay thế ; kho thành phẩm …Bảo đảm số liệu chính xác, kho bãi được sắp xếp hợp lý , an toàn, khoa học .Thực hiện mở sổ sách ghi chép và teo dõi việ xuất nhập kho chính xác theo quy định của Công ty và Nhà nước - Chỉ đạo trạm cân và các bộ phận có liên quan đánh giá đúng chất lượng nguyên liệu gỗ, than ….nhập xuất chính xác số lượng , báo cáo kịp thời các hiện tượng sai lệch số liệu số sách và thực tế báo cáo Giám đốc - Tổ chức và quản lý hệ thống đại lý bá hnagf chuyên nghiệp sâu rộng chặt chẽ, ổn định, giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả Nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị sản xuất trực thuộc Nhà máy ván dăm :Nhà máy ván dăm có nhiệm vụ tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất ván dăm theo kế hoạch được giao Đội sản xuất số 1 -Nhiệm vụ chủ yếu :Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng . quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao -Trụ sở tại :Xã Hợp Tiến -Đông Hỷ _Thái Nguyên Đội sản xuất số 2 -Nhiệm vụ chủ yếu : :Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng . quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao Trụ sở tại :Xã Văn Hán –Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên Đội sản xuất số 3: -Nhiệm vụ chủ yếu :Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng . quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao -Trụ sở tại :Xã Tân Lợi –Huyện Đồng Hỷ -tỉnh Thái Nguyên Đội sản xuất số 4 - Nhiệm vụ chủ yếu : Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng . quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao Trụ sở tại :Xã Cây Thị -Huyện Đồng Hỷ -tỉnh Thái Nguyên Đội sản xuất số 5 -Nhiệm vụ chính : : Tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng . quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao -Trụ sở tại :Xã Xuân Phương –Huyện Phú Bình _Tỉnh Thái Nguyên Đội thiết kế : chịu trách nhiệm thiết kế các công trình lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng và khai thác rừng trồng -Trụ sở tại :Thị trấn Chùa Hang –Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên Xưởng CBLS sô 1: sản xuất chế biến gỗ và kinh doanh cá sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ. trang trí nội thất - Trụ sở tại : Thị trấn Chùa Hang –Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên Xưởng CBLS sô 2 : sản xuất chế biến gỗ và kinh doanh cá sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ. trang trí nội thất Trụ sở tại :Xã Xuân Phương –Huyện Phú Bình _Tỉnh Thái Nguyên Xưởng CBLS sô 3 sản xuất chế biến gỗ và kinh doanh cá sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ. trang trí nội thất - Trụ sở tại :Phường Phú xá - Tỉnh Thái Nguyên Xưởng gỗ bóc : sản xuất và kinh doanh gỗ bóc -Trụ sở tại : : Thị trấn Chùa Hang –Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên Phần 2 PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1 Giới thiệu về dự án đầu tư -Tên dự án:Xây dựng nhà máy Ván Dăm - Chủ đầu tư: Công ty Ván Dăm Thái Nguyên - Địa điểm: Phường Phú Xá – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 0280.3747312 - Fax: 0280.3847565 - Căn cứ pháp lý: Công ty Ván dăm Thái Nguyên được thành lập tại quyết định số 248/QĐ - BNN - TCCB ngày 28/1/2003 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, trên cơ sở sát nhập Công ty Lâm nghiệp Thái nguyên, dự án Nhà máy Ván dăm Thái nguyên, Công ty vận tải và kinh doanh lâm sản Việt trì, Xí nghiệp Ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì. - Sự cần thiết phải đầu tư: Ngày nay khi tài nguyên rừng đang còn khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất. Dự án xây dựng nhà máy Ván Dăm nhằm sản xuất ván gỗ nhân tạo với nhiều loại sản phẩm khác nhau đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, phủ xanh đất trống đồi trọc và giảm nguy cơ chặt phá rừng đang diễn ra. 2.2 Mục tiêu và phạm vi của dự án Với mục tiêu chiến lược phát triển " Từ trồng rừng đến sản phẩm" Công ty luôn mong muốn có sự liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với bạn hàng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Nhà máy Ván Dăm Thái nguyên gồm các đơn vị thành viên: Công ty Ván Dăm Thái Nguyên, xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, lâm trường Đồng Hỷ, lâm trường Phú Bình. Công ty ván dăm Thái Nguyên là một trong những đơn vị lâm nghiệp đầu tiên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện thí điểm dự án trồng rừng gắn với nhà máy chế biến ván nhân tạo. Vùng nguyên liệu đã từng bước đáp ứng đủ cho sản xuất. Đây là nơi sản xuất ván dăm lớn nhất Việt Nam hiện nay, với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại nhằm: - Kinh doanh và chế biến gỗ, ván nhân tạo; - Kinh doanh máy móc thiết bị, hóa chất, phụ tùng thay thế phục vụ chế biến gỗ; - Vận tải hàng hóa; - Xây dựng và thiết kế các công trình lâm nghiệp. Trong đó: - Nhà máy ván dăm Thái Nguyên: chuyên sản xuất ván dăm các loại, công suất nhà máy 16.500 m3 sản phẩm/năm. - Lâm trường Đồng Hỷ - Phú Bình: có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng trồng để cung ứng nguyên liệu cho chiến biến gỗ và ván nhân tạo. 2.3 Công nghệ và kỹ thuật Công nghệ sản xuất:Sản xuất dăm lấy nguyên liệu đầu vào chủ từ gỗ, sau đó cùng các nguyên liệu phu trợ khác để ép thành ván dăm. Các quá trình sản xuất được trình bày như sơ đồ: Nguyên liệu đầu vào Băm dăm Silo chứa Sấy khô Nguyên liệu Phụ trợ Trộn keo Ván thành phẩm Chà nhám Cắt cạnh Ép nhiệt Trải thảm (Nguồn: phòng kỹ thuật – Công ty Ván Dăm) Sơ đồ 2.1: tổng quát quá trình sản xuất tại nhà máy Nhà máy có thể phân chia thành ba phân xưởng chính: Xưởng sản xuất dăm( hình 2) Xưởng sản xuất ván dăm ( xưởng sản xuất chính- hình 3) Xưởng phụ trợ Trong đó: Nguyên liệu đưa vào xưởng sản xuất chính lấy từ xường xưởng sản xuất dăm, sau đó qua xưởng phụ trợ. Gỗ nguyên liệu thô từ bãi tập kết Máy băm trống Máy băm vòng dài Silo chứa dăm ướt Máy băm trống Máy băm trống Máy băm trống Máy sấy Máy sàng Máy nghiền búa Silo chứa dăm lớp giữa Silo chứa dăm lớp mặt (Nguồn: phòng kỹ thuật-Công ty Ván Dăm) Sơ đồ 2.2 : Tổng quát công đoạn sản xuất dăm. Các máy móc sử dụng trong xưởng sản xuất dăm: Máy băm trống BX218 Máy băm dăm vành Máy băm dao vòng BX446 (băm dài) Máy sấy, máy phân chọn( máy sàng) Máy nghiền kiểu vành sang BX566 Dăm tạo ra có đủ độ ẩm và thông số kỹ thuật cần thiết. dăm được phân ra làm hai loại: dăm lớp mặt và dăm lớp giữa (dăm này không đủ tiêu chuẩn như quá to sẽ được đưa về để nghiền lại), lượng dăm tạo ra ngoài việc cung cấp đủ cho xưởng chính còn được cất trong các silo chứa để đề phòng sự cố Dăm lớp mặt Dăm lớp Giữa Trộn keo Nguyên liệu phụ trợ Chuẩn bị pha chế Máy trải thảm Máy ép nhiệt Máy làm nguội Ván thành phẩm Nguyên liệu phụ trợ Bàn nâng thủy lực Máy trà nhám Quá trình công nghệ của xưởng sản xuất chính được trình bầy như hình vẽ: Sơ đồ 2.3 : Dây chuyền sản xuất chính Xưởng sản xuất chính được bố trí nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất ra thành phẩm là ván dăm. Ở đây được bố trí hệ thống chuẩn bị keo, máy trộn keo, hệ thống cân dăm, máy trải thảm, máy ép nhiệt dùng dầu, máy trà nhám và một số thiết bị phụ trợ như: Máy cắt dọc, cắt ngang, làm nguội, hệ thống băng tải, bản nâng thủy lực. Nhân sự và tổ chức sản xuất Khi dự án đi vào hoạt động, mô hình quản lý sản xuất của nhà máy sẽ được quản lý theo qui chế riêng phù hợp với các qui định của nhà nước cũng như của nhà máy. Nhu cầu lao động thường xuyên tại các công đoạn sản xuất : chia làm ba ca, mỗi ca 16 người Thực trạng của công ty hiện nay có thể thay đổi số lao động tùy thuộc vào nhu cầu của khác hàng truyền thống và số nguyên vật liệu khai thác được. Danh mục các thiết bị máy móc của nhà máy Căn cứ vào điều kiện của nhà máy, nhà máy mua sắm các thiết bị máy móc cần cho hoạt động của Công ty như sau: STT Mã TSCĐ Tên TSCĐ Tên loại TSCĐ Nơi sản xuất Nguyên giá 1 DCDP Dây chuyền ván dăm phủ Máy móc thiết bị Trung Quốc 7.715.630.892 2 DCVP Dây chuyền ván dăm Máy móc thiết bị Trung Quốc 54.003.486.274 3 VTDCVD Vật tư dây chuyền ván dăm phủ Máy móc thiết bị Trung Quốc 2.761.596.694 4 MB,MT,MK Máy bào, mày tiện, máy khoan Máy móc thiết bị Việt Nam 130.000.000 5 MM2Đ Máy mài hai đá Máy móc thiết bị Việt Nam 1.579.760 6 01MNĐ Máy nén khí s60-20Boge Máy móc thiết bị Đức 403.954.920 7 MĐHNĐ1 Máy điều hóa nhiệt độ Thiết bị dụng cụ quản lý 11.012.621 8 PCCC Thiết bị PCCC Thiết bị dụng cụ quản lý 311.578.417 Tổng chi phí đầu tư -Vốn vay hoàn toàn:104.353.000.000 đ - Lãi suất vay: 4%/năm (vốn vay tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) 2.4 Phân tích tài chính của Công ty - Dự án được thực hiện trong 15 năm - phương thức khấu hao đều: 104353 15 ( Vốn đầu tư – giá trị còn lại)/tổng số năm = = 6956.867 (tr.đ) Trả vốn cuối thời hạn vay, trả lãi đều hàng năm Bảng trả vốn, trả lãi Năm Trả vốn Trả lãi Vốn gốc còn lại 0 0 104353 1 0 4174.12 104353 2 0 4174.12 104353 3 0 4174.12 104353 4 0 4174.12 104353 5 0 4174.12 104353 6 0 4174.12 104353 7 0 4174.12 104353 8 0 4174.12 104353 9 0 4174.12 104353 10 0 4174.12 104353 11 0 4174.12 104353 12 0 4174.12 104353 13 0 4174.12 104353 14 0 4174.12 104353 15 104353 4174.12 0 2.5 Phân tích rủi ro của dự án Bảng : phân tích rủi ro Đơn vị tính: đồng Các đại lượng thay đổi NPV Sự thay đổi của NPV Theo tính toán của dự án 188.806,89 Vốn đầu tư tăng thêm (10%) 205.529,45 0,088569649 Lãi xuất tăng thêm (10%) 61.741,65 -0.672990482 2.6 Xây dựng các công việc thực hiện dự án Sau khi dự án được phê duyệt, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành ngay các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư: - Lập danh sách Ban quản lý Dự án trình cấp trên phê duỵêt. - Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để làm thủ tục vay vốn. - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng. - Tổ chức chào hàng cạnh tranh cung cấp thiết bị và kỳ hợp đồng. - Ký hợp đồng với các đợn vị cung cấp các thiết bị chế tạo trong nước. - Tiến hành ký hợp đồng khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán với đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng. - Ký kết các hợp đồng về thi công xây lắp, tiến hành xây lắp các hệ thống máy, bệ máy, các bể chứa và các công việcthuộc về phần xây dựng. - Lắp đặt các thiết bị công nghệ có sự hướng dẫn của chuyên gia. - Đào tạo cán bộ công nhân vận hành. - Triển khai xây dựng các công trình phụ trợ khác: San lấp mặt bằng, hệ thống điện động lực… - Nghiệm thu, chạy thử không tải, có tải từng phần và toàn bộ thiết bị. - Tổng nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Phần 3 HOẠT ĐỘNG MARKETING 3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu thị trường Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi, thỏa mãn giữa người mua và người bán nhằm đi tới thống nhất về giá cả và số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được mua bán. Nghiên cứu thị trường là sự thu thập và phân tích các dữ liệu về thị trường, con người, các hạn chế, kênh phân phối, đối tượng tham gia nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các quyết định Marketing. Khi mới thành lập, do bộ máy lãnh đạo của Công ty chưa thực sự chú tâm, chưa hết lòng vì công việc, hiệu quả lãnh đạo chưa cao. Công ty chưa có bộ phận làm Marketing, cũng như không có cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này, việc thực hiện Marketing trong doanh nghiệp mờ nhạt, gần như là không có nên dẫn đến kết quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua các năm thấp và chưa ổn định, một phần do ảnh hưởng của sự biến động của nhu cầu thị trường, sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, một phần do chiến lược tiêu thụ sản phẩm của nhà máy dây chuyền thiết bị hỏng hóc nhiều. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết tháng 10 năm 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, kết quả sản xuất kinh doanh từ ngày thành lập đến ngày 16/10/2006 lỗ trên 12 tỷ đồng, đặc biệt 10 tháng đầu năm 2006 lỗ 5,2 tỷ đồng. Công ty chỉ từng bước hồi sinh và phát triển khi Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Tỉnh Thái Nguyên và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam quyết định thay đổi và bổ nhiệm lãnh đạo mới (ngày 17/08/2006 Số:765/TCT/TCLĐ-QĐ). Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp. Ban lãnh đạo mới đã chỉ đạo và phân công công việc cụ thể cho phòng kế hoạch thị trường, nơi đảm nhiệm công việc về Marketing của công ty. Để xây dựng các chiến lược Marketing, phòng kế hoạch – thị trường của công ty Ván dăm Thái Nguyên đã áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường theo sơ đồ sau: Khảo sát, thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích và đánh giá kết quả Đưa ra các quyết định cho công ty (Nguồn: Phòng kế hoạch - thị trường) Sơ đồ 3.1: Phương pháp nghiên cứu thị trường của Công ty Hàng quý, hàng năm công ty cử các cán bộ có năng lực (chủ yếu là cán bộ ở phòng kế hoạch - thị trường) đi kiểm tra, khảo sát, thu thập thông tin về thị trường, xem phản ứng của thị trường đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tìm hiểu nhu cầu về các loại sản phẩm mới, tìm hiểu về giá cả và các dịch vụ hậu mãi của đối thủ cạnh tranh. Từ đó công ty đưa ra các quyết định về chiến lược cho sản phẩm đã sản xuất về chiến lược cho sản phẩm mới có thể sẽ sản xuất. Như vậy, với cách khảo sát thị trường trực tiếp, công ty đã biết được nhu cầu, mong muốn của với điều kiện khách hàng và từ dó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp của công ty. Trong năm 2007 nhà máy dự định tăng sản lượng tiêu thụ bằng cách xây dựng chiến lược mở rộng thị trường, thị phần đặc biệt là thị phần tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, đây là thị trường có nhu cầu lớn mà nhà máy đã có mối quan hệ và đã là khách hàng truyền thống cũng như đã có hệ thống kênh phân phối ổn định tại chỗ. Máy móc thiết bị của công ty đang dần đi vào hoạt động ổn định, công ty đã điều tiết khai thác rừng, cung cấp đủ nguyên vật liệu cho nhà máy ván dăm sản xuất và tiêu thụ được một số sản phẩm gỗ tròn trên thị trường. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007: Kết quả sản xuất Công nghiệp Công ty đã tìm mọi cách để phát huy nội lực, trước mắt dã khôi phục được 2 xưởng xẻ và 1 xưởng chế biến đồ mộc nội thất bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 03/2007, đầu tháng 08/2007 Công ty lại xây dựng thêm một xưởng sẻ đặt tại công ty Ván dăm Thái Nguyên, trong tháng 09/2007 Công ty mở thêm một xưởng gỗ bóc đặt tại trạm kinh doanh lâm sản (văn phòng Lâm trường Đồng Hỷ cũ) và năm 2007 công ty mở 2 của hàng giới thiệu sản phẩm ở huyện Đồng Hỷ và TP Thái Nguyên. Việc khôi phục mở rộng các xưởng xẻ, chế biến đã mang lại cho công ty các lợi ích như: tận dụng gỗ nguyên liệu xẻ ra các sản phẩm bao bì, gỗ thanh tăng giá trị các loại lên khoảng 120.000 đồng- 150.000 đồng/m3. Trong thời gian tới công ty kiên doanh, liên kết xây dựng thêm 1 nhà máy gỗ nhựa cao cấp nhằm tận dụng triệt để mọi phế thải của nhà máy Ván dăm và cành nhánh từ khai thác rừng trồng. Bảng: Tổng sản lượng sản xuất qua các năm Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Tổng sản lựơng (m3) 7.500 3.386,876 221 Kết quả sản xuất Lâm nghiệp - Giá trị tổng sản lượng: 42.992.344.823 đồng - Tổng doanh thu: 32.775.814.823 đồng Trong đó: Tại khu vực Thái Nguyên: Tổng doanh thu: 17.000.000.000 đồng, tăng 157% só với năm 2006 là 10.790.000.000 Lợi nhuận từ âm 12 tỷ dồng trước đây lên hòa vốn. Nộp ngân sách nhà nước: 706.070.000 đồng Thu nhập bình quân: 1,5 tr.đ/người/tháng tăng 384% so với tháng 10 đầu năm 2006 là 390.000 đồng/người/tháng Tại XN Ván Nhân tạo và CBLS Việt Trì Sản phẩm sản xuất: Ván dăm: 1.679,781 m3 Ván sợi: 2.083,083 m3 Ván ghép thanh: 22,381 m3 Doanh thu: 15.775.814.823 đồng Đặc biệt trong năm 2007 Công ty đã tổ chức đón tết xuân Mậu tý cho CBCNV một cách vui vẻ, bình quân mỗi người được Công ty hỗ trợ tiền ăn tết là 700.000 đồng. 3.1.2 Dự báo nhu cầu thị trường: Dự báo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp về kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, mức tiêu thụ trên thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty. Vì vậy dự báo trở thành yếu tố then chốt, đảm bảo cho sự thành công của Công ty. Ngược lại, nếu dự báo tồi dẫn đến tình trạng dự trữ quá mức hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, làm mất cơ hội gia tăng doanh số, lợi nhuận kinh doanh giảm sút. Thông qua việc nghiên cứu, điều tra cầu thị trường, ước tính khả năng tiêu thụ của khách hàng qua số liệu thống kê của năm trước mà công ty đưa ra dự báo cầu ở hiện tại và tương lai. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của Công ty (Chỉ tính tại Thái Nguyên, không tính XN nhân tạo và CBLS Việt Trì vì đang thực hiện cổ phần hóa tách ra khỏi công ty). Sản xuất công nghiệp Nhà máy Ván dăm Sản xuất ván dăm: 10.000m3 Doanh thu: 24.300.000.000 đồng Lợi nhuận: 200.000.000 đồng Các xưởng ( 03 xưởng xẻ, 01 xưởng gỗ bóc và xưởng mộc liên doanh) - Sản xuất 1.000 sản phẩm mộc nội thất, xẻ khoảng 2.000m3 gỗ, bóc khoảng 1000m3 gỗ. Doanh thu ước tính: 3.000.000.000 đồng Lợi nhuận: 500.000.000 đồng Khai thác và chế biến nhựa thông Doanh thu ước đạt: 900.000.000 đồng Lợi nhuận ước đạt: 50.000.000 đồng Sản xuất lâm nghiệp Khối lượng - Trồng rừng mới: 400 ha - Chăm sóc rừng năm thứ 2: 238,90 ha - Chăm sóc rừng năm thứ 3: 283,63 ha - Bảo về rừng nguyên liệu từ năm thứ 4 đến năm thứ 7: 1.120,33 ha Giá trị - Trồng rừng mới: 2.442.150.000 đồng - Chăm sóc rừng năm thứ 2: 1.489.600.000 đồng - Chăm sóc rừng năm thứ 3: 475.700.000 đồng - Bảo về rừng nguyên liệu từ năm thứ 4 đến năm thứ 7: 145.640.000 đồng Khai thác rừng trồng: từ 400 đến 600 ha tương đương 42.000 m3 Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên: 5.759,1 ha Nộp ngân sách nhà nước: 1.370.000.000 đồng Thu nhập - Lương bình quân 1 lao động từ 1,5 tr.đ đến 1,8 tr.đ/người/tháng Hiệu quả - Lợi nhuận: 750.000.000 đồng - Các vấn đề xã hội: giải quyết và tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn hộ dân trong vùng d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập nhà máy ván dăm thái nguyên.doc
Tài liệu liên quan