Báo cáo thực tập tại Phòng Nội vụ Quận Gò Vấp

Cải cách hành chính là một vấn đề được quan tâm chủ yếu hiện nay ở hầu

hết các nước trên thế giới. Việc cải cách hành chính, củng cố bộ máy của chế

độ xã hội hiện hành, giữ vững ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy sự phát triển

kinh tế – xã hội và sự hoàn thiện cơ cấu chính trị đã trở thành một trong

những nhiệm vụ chính trị chủ yếu của một quốc gia hiện đại.

pdf59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10617 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Phòng Nội vụ Quận Gò Vấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác biên chế và tiền lương: SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 25 Lập hồ sơ đề nghị thành phố xét duyệt nâng lương trước niên hạn đối với số cán bộ, công chức xuất sắc theo quy định; giao chỉ tiêu biên chế năm 2008 cho các phòng ban, đơn vị sự nghiệp và 16 phường; phối hợp hiệu quả lớp Trung cấp kỹ thuật xây dựng cho Thanh tra xây dựng và cán bộ nhà đất phường. 2.5 Công tác cải cách hành chính: - Từ khi Website hoạt động đến nay (03/02/2007), đã có trên 600 ngàn lượt người truy cập Website trên Internet, trên 53.000 lượt cán bộ, công nhân viên truy cập Website nội bộ và trên 2.000 tin bài; phối hợp với Sở ngành thành phố triển khai lại các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý nhà đất theo công nghệ GIS. - Triển khai tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần theo Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND thành phố; bắt đầu từ ngày 16/02/2008, số lượng đến giao dịch tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả hồ sơ 1 cửa tại UBND quận khoảng 40 hồ sơ, UBND các phường từ 20 đến 25 hồ sơ. - Phối hợp với Công ty Tư vấn Quản lý IMCC tổ chức lớp tập huấn “duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000” cho các đơn vị thuộc quận; báo cáo Sở Khoa học Công nghệ về việc thống kê tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2000; đồng thời thực hiện mở rộng quy trình ISO 9001:2000 tại các phường; cử cán bộ công chức dự lớp tập huấn “Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong hành chính năm 2008” do Sở Nội vụ tổ chức. - Đã tổ chức công khai mẫu phiếu thăm dò ý kiến của nhân dân 8 thủ tục hành chính trên Website quận, đại bộ phận các ý kiến đánh giá cao sự cố gắng phục vụ của công chức liên quan; đồng thời thực hiện việc phát phiếu thăm dò ý kiến khách hàng tại bộ phận nhận và trả hồ sơ hành chính “1 cửa” quận, có 87/120 phiếu gửi lại góp ý; kết quả: + về thủ tục hành chính: 11,49% khó hiểu SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 26 52,87% dễ thực hiện + về thái độ: 13,79% còn gây phiền hà Riêng theo góp ý trên Website về 8 lĩnh vực và 8 tiêu chí 38 chi tiết tổng hợp chung có 85,16% khách hàng được hỏi trả lời chấp nhận hoặc thỏa mãn, trong đó về hồ sơ hẹn trả đúng hạn đạt 78,75%. Tiến hành khảo sát ý kiến người dân đến giao dịch tại UBND các phường, kết quả nhận xét của đại đa số nhân dân: hài lòng với phong cách phục vụ tận tình, hướng dẫn rõ ràng, trả hồ sơ đúng hẹn. Ngoài ra, quận đã đăng ký và đề nghị Sở Nội vụ cho tiến hành triển khai ứng dụng máy nhắn tin sếp hàng SQS tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính quận. - Trong năm 2008 đã tiếp nhận 74.644 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100% gồm: hộ tịch, chứng thực bản sao, cấp phép kinh doanh, hợp đồng ủy quyền. Đã giải quyết 7162 hồ sơ Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở, Quyền sử dụng đất ở; trong đó: + cấp GCN: 5902 hồ sơ + trả lời bằng công văn: 1260 hồ sơ, đang thụ lý + đang thụ lý: 3060 hồ sơ + trễ hẹn: 264 hồ sơ Tổng số hồ sơ cấp phép xây dựng nhận đến ngày 31/12/2008: 6812, trong đó: + đã giải quyết cấp phép xây dựng: 5134 hồ sơ + trả công văn: 870 hồ sơ + rút hồ sơ: 104 hồ sơ + đang thụ lý: 704 hồ sơ Đạt 98% hồ sơ trả đúng hẹn (hồ sơ trễ hẹn chủ yếu là do chủ đầu tư xin được giữ lại để chỉnh sửa bản vẽ hoặc bổ túc hồ sơ). SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 27 3. Phương hướng công tác trong năm 2009: Căn cứ vào những mặt đã làm được và chưa làm được trong năm 2008, Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch công tác, mục tiêu cần thực hiện trong năm 2009 với các nội dung trọng tâm như sau: - Tham mưu Ủy ban nhân dân quận xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng cán bộ; quy định về trách nhiệm người giới thiếu, bổ nhiệm đề bạt cán bộ. Tiến hành rà soát, sắp xếp, luân chuyển, bố trí cán bộ để củng cố, kiện toàn các cơ quan đơn vị. Thực hiện nghiêm túc Quy định về trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn ở các cơ quan, tổ chức, trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Kiên quyết đề xuất thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực; chủ động có biện pháp xử lý kịp thời những cán bộ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí ở tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc. - Phòng Nội vụ tiếp tục tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân quận hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác tổ chức bộ máy Nhà nước của các phòng ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân phường. - Tiếp tục phối hợp với Phòng Tài chính kế hoạch xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với cơ quan hành chính phường. SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 28 Phần 3: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Chương 1: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TẠI QUẬN GÒ VẤP, T.HCM 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức: Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành năm 1998 và sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2003 thì cán bộ, công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm: - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà Nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở TW; ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW; ở Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công việc thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội; - Thẩm phán TAND, kiểm soát viên VKSND; - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, phường, thị trấn; SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 29 - Những người được tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã 1.1.2 Vai trò cán bộ, công chức: Trong cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng, đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì hiệu quả hoạt động. Dù mục tiêu, chiến lược hoạt động của các cơ quan này có tốt như thế nào nhưng nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức được tổ chức khoa học, hợp lý thì mục tiêu ấy không thể đạt được. Người cán bộ, công chức nhà nước có vai trò cơ bản như sau: - Là người hoạch định đường lối, chính sách cho cơ quan, tổ chức hoạt động. Đối với cơ quan hành chính Nhà nước, mục tiêu là đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của nhân dân. Để làm được điều này, các cơ quan Nhà nước phải xây dựng một hệ thống chính sách hợp lý và khoa học. Nếu cơ chế chính sách hợp lý, khoa học sẽ đem lại sự hại lòng cho nhân dân, góp phần vào sự phát triển của xã hội, Ngược lại, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ ngăn cản việc thực hiện các quyền của công dân, đặc biệt là các quyền về nhân sự, kiềm hãm sự phát triển của xã hội. - Cán bộ, công chức là những người trực tiếp tổ chức thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, các cán bộ, công chức là những người quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chính sách, kế hoạch Nhà nước. Vai trò này đòi hỏi cán bộ, công chức phải có năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng công việc đặt ra. - Là những chủ thể đứng ra tổ chức phối hợp các nguồn lực trong tổ chức, bao gồm tài chính, người lao động, cơ sở vật chất và nguồn lực khác. Công việc này đòi hỏi cán bộ, công chức, phải có kỹ năng tổ chức, không ngừng học hỏi để đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. - Cán bộ, công chức là người trực tiếp thực hiện các giao tiếp giữa cơ quan Nhà nước với môi trường bên ngoài. Đó là việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Tiếp nhận thông tin từ xã hội, rồi tiến hành SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 30 phản hồi những thông tin nhận được, giao tiếp với cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, công dân… đòi hỏi công chức phải có nhạy cảm nhất định với thông tin, đặc biệt là các thông tin về sự phát triển của xã hội. Nếu thực hiện tốt vai trò này sẽ giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt nhanh xu hướng phát triển của xã hội. Từ đó định ra chính sách kế hoạch trong thời kỳ đổi mới của đất nước. 1.1.3 Khái niệm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức: Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục địch, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ… để hoàn thành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Hay nói một cách chung nhất, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Tùy thuộc vào từng nhóm cán bộ, công chức ở trên đã nêu. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là công tác xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Đào tạo, bồi dưỡng trang bị cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, giúp họ theo kịp với tiến trình kinh tế, xã hội đảm bảo hiệu quả của hoạt động công vụ. Nhìn chung, trong điều kiện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta còn hạn chế, thì đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả, nó cũng góp phần SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 31 hoàn thiện cơ cấu cho chính quyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo nhu cầu nhân sự cho tổ chức, để rèn luyện và nâng cao năng lưc cho đội ngũ trẻ, đảm bảo nhân sự cho chính quyến nhà nước. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2010 nước ta cơ bản chở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, kinh tế nước ta biến đổi, phát triển từng ngày, khách thể của hoạt động cũng vì thế và ngày càng tăng cả về số lương và mức độ phức tạp đòi hỏi chủ thể quản lý phải có đủ khả năng trình độ để thực hiện quản lý. Trước tình hình đó, nâng cao trình dổ năng lực trở thành một nhu cầu thường xuyên của đội ngũ cán bộ, công chức và đó cũng nhiệm vụ bao trùm, vai chò chủ yếu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công chức trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nói riêng. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tổ chức dưới các hình thức khác sau: - Phân loại theo cách thức triệu tập học viên, gồm có: + Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tập trung hoặc bán tập trung. + Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tại chức. + Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức kèm cặp. + Bồi dưỡng từ xa. - Phân loại theo thời gian: + Đào tạo dài hạn. + Các khóa đào tạo bồi dưỡng trung hạn. + Các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. - Bên cạnh 2 cách phân biệt trên, còn có thể xem xét hình thức đào tạo theo mục đích: + Đào tạo, bồi dưỡng tiền công chức. SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 32 + Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch. + Bồi dưỡng nâng cao. + Bồi dưỡng cập nhật 1.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay: 1.2.1 Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ tiêu chuẩn cán bộ, công chức: Trong công tác quản lý cán bộ, công chức việc đào tạo, bồi dưỡng phục phụ tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức đặc biệt có vai trò quan trọng, là khâu không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch. Do đó, trong công tác quy hoạch cán bộ, điều cần nhấn mạnh là phải nắm vững tiêu chuẩn cán bộ, công chức để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng, đồng thời đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đề ra. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, xét về mặt chất lượng và cơ cấu còn nhiều còn nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kì đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa. Cho nên phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng sao cho đội ngũ cán bộ, công chức toàn diện cả về lí luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lưc thực tiễn. Việc xây dựng kế hoạch và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực trong công tác đào tạo, bối dưỡng cũng chính là nhằm góp phần để đạt mục tiêu và các yêu cầu đã đề ra trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới mà Nghị quyết của Đảng đã đề ra. 1.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH: Mục tiêu của CNH – HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tăng cường kinh tế nhanh và vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Để thực hiện được mục tiêu SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 33 này thì yêu cầu phải có một đội ngũ cán bộ, công chức đủ tâm và đủ tầm để thực hiện. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay còn nhiều khiếm khuyết, hụt hẫng về trình độ, năng lực, thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, về kỹ năng hảnh chính, kém hiểu biết về pháp luật, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp công tác và các kiến thức bổ trợ khác. Thực trạng đó làm cho cán bộ, công chức nước ta lúng túng khi chuyển sang cơ chế mới. Để khắc phục những mặt yếu kém này đòi hỏi phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với mục tiêu, yêu cầu và phương pháp giảng dạy có thay đổi mới. Nhiều vấn đề cũ cần phải bổ sung tri thức mới, nhiều vấn đề trước đây không đào tạo nay phải tiến hành đào tạo từ đầu nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang thời kỳ CNH – HĐH để đạt được mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. 1.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính: Cải cách hành chính là một vấn đề được quan tâm chủ yếu hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới. Việc cải cách hành chính, củng cố bộ máy của chế độ xã hội hiện hành, giữ vững ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và sự hoàn thiện cơ cấu chính trị đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị chủ yếu của một quốc gia hiện đại. Trong giai đoạn phát triển mới, nền hành chính nước ta, tuy đã góp phần không nhỏ vào thực hiện công cuộc đổi mới, đã tỏ ra còn nhiều mặt non yếu, chưa thích hợp với những thay đổi nhanh chóng do kinh tế thị trường tạo ra. Bộ máy Nhà nước còn quá cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao, nặng vầ quan liêu, cửa quyền, năng lực phẩm chất cả một bộ phận công chức chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công cuộc cải cách hành chính thành công hay thất bại suy cho cùng do chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quyết định; bởi vì cán bộ, công chức là nhân tố quan trọng trong ban hành, thực thi các thủ tục hành chính và sắp xếp bộ máy tinh gọn, SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 34 hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao. Và để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này thì công tác đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò to lớn. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn này không chỉ tập trung vào việc trang bị về lý luận, lập trường, quan điểm, đường lối chính trị… mà chúng ta còn phải chú trọng cả việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, các kiến thức chuyên môn thuộc công việc chuyên ngành… có như vậy mới có thể cung cấp lượng kiến thức cần thiết cho cán bộ, công chức, giúp họ có thể giải quyết một cách linh hoạt các tình huống cụ thể liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan, cũng như những tình huống liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là một yêu cầu cơ bản, cấp bách và bắt buộc đối với cán bộ, công chức hiện nay, nhằm tạo ra hệ thống công vụ thích hợp làm cơ sở cho việc cải cách hành chính được tiến hành nhanh hơn, tốt hơn trong thời gian tới. 1.3 Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 1.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch là xác định mục tiêu, đối tượng, số lượng, nội dung, tiến độ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở xem xét một cách đồng bộ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, nhu cầu, khả năng đáp ứng của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục tình trạng phân tán, tự phát, tùy tiện, khắc phục lãng phí sức người, sức của, thời gian của cán bộ, công chức và của Nhà nước nhằm chủ dộng thực hiện, chủ động chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng một cách hiệu quả. 1.3.2 Xác định nội dung và hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Căn cứ vào những văn bản quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức; thực tế uêu cầu học tập của cán bộ, công chức để xây dựng nội dung chương trình về đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 35 Hệ thống chương trình, giáo trình và nội dung chương trình, giáo trình được xây dựng trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức. Các yêu cầu, tiêu chuẩn hiện nay có thể phân loại thành 4 loại và cùng với 4 hệ thống chương trình, giáo trình. - Các chương trình, giáo trình bồi dưỡng về lý luận chính trị: nhằm trang bị kiến thức chính trị phù hợp với yêu cầu của từng chức danh và ngạch cán bộ, công chức giúp cán bộ, công chức nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nươc, vận dụng vào các công việc cụ thể trong thực tế. Các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị dảnh cho cán bộ, công chức hiện nay gồm: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng trung cấp, Chương trình Cao trung cấp, Chương trình đào tạo Cử nhân. - Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: nhằm mục đích trang bị, cập nhật, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, trang bị những kỹ năng, kỹ xảo thực hiện nhiệm vụ. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn rất đa dạng, nhìn chung mỗi ngành nghề đều có chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ, công chức của ngành đó. - Hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kiến thức quản lý Nhà nước: Xuất phát từ nhiệm vụ chuyển đổi nền kinh tế, cải cách hành chính và vấn đề xây dựng Nhà nước thực sự của dân, yêu cầu cán bộ, công chức phải nắm vững pháp luật và chức năng quản lý Nhà nước để thực sự phát huy vai trò quản lý, quản lý đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng biện pháp, không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước. Hiện nay chúng ta đã xây dựng, ban hành và sử dụng các chương trình: chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành cho ngạch chuyên viên; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý ngạch chuyên viên cao cấp; SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 36 các chương trình đào tạo Thạc sĩ hành chính; các chương trình bối dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành chó cán bộ, công chức chính quyền cơ sở. - Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác. Cùng với sự phát triển của kinh tế, trước yêu cầu hội nhập, yêu cầu quản lý Nhà nước ngày càng phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ, đặc biệt là về ngoại ngữ và tin học. 1.3.3 Hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao, hệ thống các cơ sở về đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ta ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nước ta gồm: các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Chính phủ; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ, ngành, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Quận. 1.3.4 Quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hệ thống cơ quan quản lý và phối hợp quản lý: Bộ Nội vụ là đầu mối quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Vai trò quản lý của Bộ Nội vụ thể hiện trên 2 phương diện: quản lý và hoạch định chế độ, chính sách ở tầm vĩ mô, toàn diện trong pham vi cả nước và phối hợp quản lý với các Bộ, ngành và địa phương. Hệ thống các cơ quan phối hợp quản lý: 1. Bộ Tài chính (phối hợp trong lĩnh vực tài chính): ban hành chế độ, chính sách, định mức chi tiêu và quản lý tài chính; dự toán chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân bổ kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 37 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phối hợp trong lĩnh vực kế hoạch): dự toán kế hạoch chi ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cùng Bộ Giáo dục – Đào tạo. 3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (phối hợp trong lĩnh vực chương trình, giáo trình): hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và về quản lý kinh tế. 2. Cơ sở pháp lý: - Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 – 2010. - Quyết định số 770/QĐ-TTg ban hành ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước giai đoạn 2008-2010. - QĐ 741/QD-UBND ngày 25/02/2009 của UBND TP.HCM về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước của thành phố năm 2009. - Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, một số sở sau khi sáp nhập, tổ chức lại đã tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước của ngành đối với cán bộ công chức từ cơ sở đến tỉnh. SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 38 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Quận: 1.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Quận Gò Vấp: Qua hơn 20 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND Quận Gò Vấp không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng; kiến thức về năng lực thực tiễn không ngừng được nâng lên, hầu hết có bản lĩnh chính trị, kiên định lập trường, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, có tâm huyết và hoài bão góp phần xây dựng và phát triển vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đến nay, đội ngũ công chức, viên chức hành chính sự nghiệp trong toàn Quận có khoảng gần 4000 người trong đó hơn 770 người làm nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước hơn 3200 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp chiếm 83,33%. Về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: + đại học và trên đại học: chiếm tỷ lệ 74,4%; + cao đẳng, trung cấp: chiếm tỷ lệ 18,2%; + sơ cấp và còn lại: chiếm tỷ lệ 7,4%; - Trình độ lý luận chính trị: + cử nhân chính trị và cao cấp: chiếm tỷ lệ 11,5%, + trung cấp: chiếm tỷ lệ 17,9%. SVTT: Phạm Thị Lan Anh GVHD: ThS. TRƯƠNG QUANG VINH www.HanhChinhvn.com 39 - Trình độ quản lý Nhà nước: + đã qua bồi dưỡng quản l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiamp234n c7913u v7873 t7893 ch7913c ho7841t 2737897ng c7911a Phamp242.pdf