Báo cáo thực tập tại Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa

 

MỤC LỤC

I. Tổng quan về Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa 2

1. Giới thiệu về Sở Công Thương Thanh hóa 2

2. Chức năng nhiệm vụ của Sở Công Thương 2

2.1 Chức năng 2

2.2. Nhiệm vụ 2

3. Tổ chức bộ máy của Sở Công Thương Thanh Hóa 5

II. Phòng Kế hoạch –Tổng hợp 9

1. Chức năng , nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch-Tổng hợp 9

2. Cơ cấu tổ chức Phòng Kế hoạch- Tổng hợp 10

3. Công tác lập kế hoạch của Phòng Kế hoạch-Tổng hợp 11

4. Đánh giá chung năng lực của phòng 13

KẾT LUẬN 14

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. Tổng quan về Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa 1. Giới thiệu về Sở Công Thương Thanh hóa Sở Công thương Thanh Hóa được thành lập tháng 4 năm 2008 trên cơ sở sát nhập hai Sở là Sở Công nghiệp Thanh Hóa và Sở Thương mại Thanh Hóa. Địa chỉ: 45A, Đại lộ Lê Lợi Số điện thoại : 037.3.852.367 037.3.852.073 Số Fax : 037.3.856.184 037.3.852.073 2. Chức năng nhiệm vụ của Sở Công Thương 2.1 Chức năng Sở Công Thương Thanh Hóa là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương, bao gồm: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí (nếu có), hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới(nếu có), quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, xúc tiến thương mại, kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá, trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế, quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, các hoạt động khuyến công, các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của sở. 2.2. Nhiệm vụ - Trình Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chủ trương, chính sách, chương trình, biện pháp, quy định cụ thể về phát triển ngành công thương trên địa bàn. b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương. c) Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công thương và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. d) Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đốia với trưởng phó các đơn vị thuộc Sở Công Thương , tham gia dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực công thương thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các đơn vị của Sở Công thương theo quy định của Pháp luật. b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy định về phát triển công thương sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công thương. - Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm địn thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển ngành công thương trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, thẩm định, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội, hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực công thương ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Công thương quản lý theo quy định của pháp luật. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công thương đối với các Phòng Công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Sở; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế- kĩ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp; xây dụng hệ thống thông tin lưu trữ, cung cấp tư liệu về công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật. - Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và nội dung của chương trình cái cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công thương thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ của công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sơ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển lĩnh vực công thương tại địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương. Các nhệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28/05/2008 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ. 3. Tổ chức bộ máy của Sở Công Thương Thanh Hóa Lãnh đạo Sở: Giám đốc Sở : Vũ Văn Khoa Các Phó Giám đốc: Trần Gia Khương Trịnh Đình Hùng Bùi Tường Hỷ Hoàng Xuân Tại Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước Bộ trưởng Bộ Công thương về toàn bộ hoạt động của Sở - Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở. - Việc bổ nhiệm Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Công thương ban hành và theo quy định của Pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách khác đối với Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của Pháp luật. Các phòng chức năng quản lý nhà nước của Sở : 1. Văm phòng Sở: Có Chánh Văn phòng và 01 đến 02 Phó Văn phòng. Biên chế: 16 đến 17 người. 2. Thanh tra Sở: Có Chánh Thanh tra và 01 đến 02 Phó Chánh thanh tra. Biên chế: 04 đến 05 người. 3. Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: Có Trưởng phòng và 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Biên chế: 06 đến 07 người. 4. Phòng Công nghiệp Nông thôn: Có Trưởng phòng và 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Biên chế: 05 đến 06 người. 5. Phòng Kỹ thuật và an toàn công nghiệp: Có Trưởng phòng và 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Biên chế: 05 đến 06 người. 6. Phòng Quản lý điện năng: Có Trưởng phòng và 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Biên chế: 06 đến 07 người. 7. Phòng Quản lý thương mại: Có Trưởng phòng và 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Biên chế: 05 đến 06 người. 8. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu: Có Trưởng phòng và 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Biên chế: 05 đến 06 người. 9. Phòng Mỏ và Đầu tư: Có Trưởng phòng và 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Biên chế: 05 đến 06 người. Biên chế của Sở Công Thương: Giữ nguyên biên chế được giao năm 2008 cho 2 Sở Công nghiệp và Sở Thương mại trước khi hợp nhất. Sở Công nghiệp: Tổng biên chế hành chính, sự nghiệp: 43; Dự bị: 01 + Hành chính : 38 và 01 công chức dự bị. + Sự nghiệp : 05 Sở Thương mại : Tổng biên chế hành chính, sự nghiệp: 172; Dự bị: 02 + Hành chính: Cơ quan Sở : 29 và 01 công chức dự bị. Chi cục Quản lý thị trường: 113 và 01 công chức dự bị. + Sự nghiệp; 30 Sự nghiệp Giáo dục và đào tạo: 25 Sự nghiệp khác: 05 Tổng cộng: Hành chính : 180 Công chức dự bị : 03 Sự nghiệp : 35 Hằng năm trên cơ sở biên chế được UBND tỉnh giao, Giám đốc Sở điều chỉnh giao biên chế cho các đơn vị trực thuộc. Chức năng,nhiệm vụ của các phòng cơ quan Sở: Chức năng nhiệm vụ chung của các phòng chuyên môn giúp Giám đốc Sở trong các lĩnh vực được phân công: - Chủ trì hoặc phối hợp trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh để phát triển ngành. - Quản lý nhà nước các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công. - Soạn thảo các văn bản quản lý‎ nhà nước trong lĩnh vực chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; soạn thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực Công thương. - Chủ trì hoặc phối hợp trong công tác thanh tra kiểm tra các lĩnh vực ngành. - Hướng dẫn các phòng Công Thương các huyện, thị, thành phố về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công. - Phối hợp với các cục, vụ, viện thuoộc Bộ trong xây dựng chiến lược, quy hạch phát triển ngành, lĩnh vực công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại lien quan đến Thanh hóa. II. Phòng Kế hoạch –Tổng hợp 1. Chức năng , nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Tham mưu cho Giám đốc Sở: - Chủ trì xây dựng mới hoặc bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch của ngành trên các lĩnh vực : cơ khí , luyện kim, công nghiệp chế biến, tiêu dùng, thực phẩm. Quy hoạch phát triển mạng ois kết cấu hạ tầng Thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm các loại hình chợ, các Trung tâm Thương mại, hệ thống siêu thị, hệ thống cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại, hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, các loại kết cấu hạ tầng thương mại khác trên địa bàn tỉnh cho phù hợp từng giai đoạn. - Trình UBND tỉnh ra chủ trương hoặc cấp phép đầu tư xây dựng các dự án về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với các quy hoạch ngành đã được phê duyệt. - Xây dựng các chương trình, mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của ngành sát thực tế, sát dự báo dựa trên các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức thực hiện. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định xây dựng các cụm Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp. - Phối hợp với các ngành chức năng có lien quan để hướng dẫn các huyện thị, thành phố ,các doanh ngiệp, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, hướng dẫn giúp cho các chủ đầu tư trong việc thực hiện triển khai dự án nhóm C ( trừ các dự án nhóm A,B và khai thác, chế biến khoáng sản, nhiệt điện, thủy điện). Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện và tổng hợp dự án gửi phognf Mỏ-Đầu tư để tổng hợp chung. - Thực hiện triển khai mục tiêu kế hoạch hang năm của Sở đến các huyện, các doanh nghiệp trọng điểm. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, lập các báo cáo, tiến hành sơ kết, tổng kết theo quy định. - Chủ động đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với từng dự án cụ thể cần tập trung đầu tư phát triển, đồng thời tổng hợp các nghị quyết, chính sách của Trung ương và tham khảo các địa phương về phát triển Công nghiệp, Thương mại, nghiên cứu đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế để khuyến khích phát triển Công Thương trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện quản lý nhà nước đói với các doanh nghiệp công nghiệp trọng yếu của tỉnh - Thực hiện chế độ tổng hơp, báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất theo quyết định của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương. - Đầu mối kết nối với Vụ Kế hoạch Bộ Công Thương trong thu hút đầu tư. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác được giao theo yêu cầu của Giám đốc Sở. 2. Cơ cấu tổ chức Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Hiện nay, phòng Kế hoạch –Tổng hợp Sở Công Thương Thanh hóa có 7 người: Trưởng phòng : Cao Ngọc Sơn Phó trưởng phòng : Phan Anh Tuấn Chuyên viên: Lê Thị Hằng Tống Thị Lương Oanh Lê Văn Khoa Trần Việt Cường Nguyễn Hữu Tráng 3. Công tác lập kế hoạch của Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Chức năng nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng Kế hoạch-Tổng hợp chính là nhiệm vụ xây dựng mới hoặc bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch của ngành, xây dựng các chương trình, mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của ngành và phối hợp tổ chức, giám sát thực hiện các Quy hoạch, mục tiêu, kế hoạch, chương trình đó nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả và các yêu cầu đặt ra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên thì khâu lập kế hoạch có thể coi là khâu quan trọng nhất, là yếu tố quyết định đến sự thành công cuối cùng. Chính vì tầm quan trọng đó của công tác lập kế hoạch nên trong phần này sẽ trình bày những hiểu biết sâu hơn về công tác lập kế hoạch của Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Sở Công Thương tỉnh Thanh hóa. Quy trình lập kế hoạch được tiến hành như sau: Căn cứ vào Chiến lược phát triển Công Thương, các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển Công Thương của cả nước do Bộ Công Thương lập ra; căn cứ vào chiến lược phát triển Công Thương, quy hoạch ngành, các kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển Công Thương tỉnh Thanh hóa; căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tế, lãnh đạo Sở công thương đưa ra những dự kiến, yêu cầu đối với phòng Kế hoạch –Tổng hợp về việc xây dựng mới hoặc bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch của ngành, xây dựng các chương trình, mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của ngành. Hình 1.1 Quy trình lập Kế hoạch Người nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trực tiếp là Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp. Từ sự chỉ đạo đó, trưởng phòng sẽ triển khai và sử lý sơ bộ công việc trên cơ sở bàn bạc, thảo luận với các thành viên trong phòng, tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tới từng người, trong từng giai đoạn của công việc. mỗi thành viên của phòng có trách nhiệm thực hiên công việc được giao, hoàn thành đúng tiến độ công việc và báo cáo lại thành quả công việc cho trưởng phòng. Với các báo cáo đó, trưởng phòng tổng hợp lại, đưa ra bản dự thảo, rồi tiến hành họp thảo luận để đưa ra những vấn đề còn chưa được, cần xủ lý và điều chỉnh. Cuối cùng sau khi điều chỉnh thì trưởng phòng trình lên lãnh đạo Sở . Chỉ đạo Báo cáo trình ký Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Xử lý Phân công Tổng hợp Duyệt Lãnh đạo Sự phân công việc được dựa trên năng lực và các lĩnh vưc mà các thành viên trong phòng phụ trách. Tuy nhiên sự phân công công việc là có tính chất linh động, có thể thay khi có những biến đổi đột xuất. Các cán bộ của phòng trong quá trình thực hiện công việc lập kế hoạch luôn luôn có sự liên hệ với các cơ sở, các Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh để nắm bắt tình hình thực tế, lấy số liệu, khi cần thiết sẽ trực tiếp xuống nắm tinh hình tại cơ sở. Nhận xét: + Ưu điểm: Quy trình trên có ưu điểm là sự phân công công việc rõ ràng, như vậy sẽ đề cao tính trách nhiệm của mỗi cán bộ đối với phần công việc được giao. Việc đưa ra thảo luận, phân công, tổng hợp, rồi lại thảo luận và báo cáo lên cấp trên là một cách làm khá khoa học, đảm bảo công việc được thực hiện nhanh gọn, chính xác. + Nhược điểm: Tuy nhiên nhược điểm của cách làm này là khó phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của các cán bộ vì hộ chỉ hằm mục tiêu hoàn thành phần việc mình được giao, thực hiện công việc mang tính dối phó: Trưởng phòng đối phó với công việc và thời hạn cấp lãnh đạo giao phó, và cán bộ trong phòng đối phó với phần việc và thời hạn trưởng phòng chỉ đạo, việc này làm giảm tính hiệu quả, chất lượng của công việc chung. 4. Đánh giá chung năng lực của phòng + Trình độ: Các cán bộ trong phòng đều có trình độ cử nhân đại học, một cán bộ là thạc sĩ chuyên ngành kế hoạch, các cán bộ đều có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Công Thương, chuyên ngành Kế hoạch. + Cơ sở vật chất và kỹ thuật: Các trang thiết bị bàn, ghế làm việc, máy điều hòa, cơ sở vật chất của cơ sở tương đối đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu của nhân viên trong quá trình làm việc . Một khuyết điểm là máy vi tính cá nhân được trang bị 6 máy/7 người, tuy một phần do nhu cầu không quá cần thiết nhưng đôi khi vẫn gây bất tiện trong quá trình làm việc. Trong thời gian sắp tới đơn vị có kế hoạch trang bị đầy đủ 1 máy/ 1 nhân viên để đảm bảo tính thông suốt và thuận tiện trong công việc. + Năng lực và tinh thần làm việc: Các cán bộ trong phòng đề có tinh thần làm việc hết mình, có trách nhiệm vpis công việc chung và nhiệm vụ được giao, thái độ làm việc nghiêm túc và khẩn trương. Trong quá trình làm việc, một không khí thân thiện, gần gũi và dễ chịu giữa các thành viên cũng là liều thuốc tinh thần giúp mọi người làm việc tốt hơn. KẾT LUẬN Sở Công Thương Thanh hóa là đơn vị đầu ngành, là đầu tầu trong ngành Công Thương tỉnh Thanh Hóa. Sở luôn là một đơn vị gương mẫu với những sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, đội ngũ nhân viên có năng lực và trình độ thực sự góp phần đưa ngành Công thương tỉnh Thanh hóa đi lên ngày một phát triển, xứng đáng với vai trò của mình. Là một bộ phận trong tổ chức Sở, phòng Kế hoạch – Tổng hợp luôn ya thức được tầm quan trọng của mình và luôn nỗ lực để đóng góp vào thành quả chung. Tuy hiện tại còn những mặt hạn chế về cơ sở vật chất cũng như năng lực, nhưng các cán bộ của phòng luôn có ya thức khắc phục những khó khăn yếu kém, phát huy thế mạnh và ngày càng hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6629.DOC
Tài liệu liên quan