Báo cáo Thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1. Giới thiệu tổng quát về Sở Giao dịch I – ĐT&PTVN 2

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SGDI - NHĐT&PTVN 2

1.2.Chức năng nhiệm vụ của SGDI NHĐT&PTVN 3

1.2.1 Sở Giao dịch có nghĩa vụ: 3

1.2.2 Sở giao dịch có quyền thực hiện các nghiệp vụ sau: 4

1.3 Cơ cấu tổ chức của SGDI Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam 5

1.3.1 Tổ chức bộ máy của SGDI NHĐT&PTVN 5

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 6

1.3.3 Hiệu quả hoạt động các phòng ban 9

1.4 Sản phẩm dịch vụ chính 9

Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam trong ba năm 2006, 2007, 2008. 11

2.1 Đánh giá nguồn vốn huy động 12

2.1.1 Đánh giá tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 12

2.1.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động 13

2.2 Đánh giá tín dụng 14

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng 14

2.2.2 Đánh giá cơ cấu tín dụng 15

2.2.3 Đánh giá các chỉ tiêu khác 16

2.3 Phân tích thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của SGDI trong bối cảnh kinh tế 2009 17

2.3.1. Thuận lợi 17

2.3.2. Khó khăn và thách thức 18

2.3.3 Định hướng phát triển trong năm 2009 19

KẾT LUẬN 22

Danh mục tài liệu tham khảo 23

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHDN 1 Quan hệ K/hàng 3 Quản lý & Dvụ Kho Qũy Quản lý rủi ro 2 Thanh toán quốc tế Dịch vụ KH cá nhân Quản lý rủi ro 1 Tài trợ dự án Quản trị tín dụng Tổ chức nhân sự Văn phòng Các phòng GD Tài chính –kế toán 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 1.3.2.1 Phòng Quan hệ khách hàng 1, 2 -Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng thông qua trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng trong khối Doanh nghiệp. -Thực hiên công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất tín dụng, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm, phát hiện rủi ro, đề xuất biện pháp xử lý với phòng quản lý rủi ro 1. -Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo Sở. 1.3.2.2 Phòng Quan hệ khách hàng 3 -Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân thông qua tư vấn, triển khai và cung cấp các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng cá nhân -Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. -Thực hiên công tác tín dụng: tiếp nhận hồ sơ, phê duyệt tín dụng, soạn thảo hợp đồng, kiểm tra hồ sơ giải ngân... theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, chấm điểm khách hàng giám sát tài sản bảo đảm, phát hiện rủi ro, đề xuất biện pháp xử lý. 1.3.2.3 Phòng Tài trợ dự án -Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng thông qua đề xuất chính sách khách hàng trong lĩnh vực tài trợ dự án, trực tiếp bán sản phẩm tín dụng tài trợ dự án, chịu trách nhiệm thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng… -Thực hiện công tác tín dụng thông qua trực tiếp thẩm định dự án, theo dõi và quản lý tình hình hoạt động đầu tư dự án của khách hàng 1.3.2.4 Phòng Quản lý rủi ro 1 -Thực hiện nhiệm vụ Quản lý tín dụng Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao hoạt động tín dụng, đầu mối phối hợp với các bộ phận đánh giá tài sản đảm bảo. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của SGDI, nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng. Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm khách hang cho phù hợp. Rà soát, kiểm tra thực hiện giới hạn tín dụng, xếp hạng khách hàng của khối quan hệ khách hàng, giám sát việc phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro… -Nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Trình lãnh đạo cấp tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng. Phối hợp với phòng Quan hệ khách hàng phát hiện, xử lý nợ có vấn đề… -Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu thực tiễn. 1.3.2.5 Phòng Quản lý rủi ro 2 -Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp thông qua phổ biến các văn bản quy định về quản lý rủi ro tác nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong việc đánh giá, phát hiện rủi ro tác nghiệp. -Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền. -Thực hiện công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO -Công tác kiểm tra nội bộ và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu thực tiễn. 1.3.2.6 Phòng Quản trị tín dụng -Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và SGDI. -Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro 1, đầu mối lưu trữ và cung cấp thông tin về khách hàng. 1.3.2.7 Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phái sinh theo quy định của Nhà nước và NHĐT&PTVN - Chịu trách nhiệm về tính pháp lý, đầy đủ,đúng của các chứng từ và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác - Trực tiếp quản lý tài khoản và tiến hành giao dịch với khách hàng cá nhân, thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng cá nhân. 1.3.2.8 Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1 - Trực tiếp quản lý tài khoản và tiến hành giao dịch với khách hàng là tổ chức doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng. - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phái sinh theo quy định, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp, và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác. 1.3.2.9 Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2 - Thực hiện nhiệm vụ thanh toán: Là đầu mối thanh toán của SGDI, bao gồm thanh toán trong nước, chuyển tiền nước ngoài (không bao gồm nghiệp vụ thanh toán quốc tế), xử lý và hạch toán kế toán thông qua các kênh thanh toán, thực hiện thanh toán chuyển tiếp cho các ngân hàng tham gia thanh toán liên ngân hàng… - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch, xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp, và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác. 1.3.2.10 Phòng Quản lý & dịch vụ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ. - Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với SGDI về các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ. - Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định, tổ chức tập huấn về công tác tiền tệ, kho quỹ trong toàn SGDI. 1.3.2.11 Phòng Thanh toán quốc tế - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại về xuất nhập khẩu, chuyển tiền quốc tế với khách hàng. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh ngoại hối của SGDI. - Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài trợ thương mại… 1.3.2.12 Phòng Kế hoạch – tổng hợp - Tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho công tác kế hoạch tổng hợp - Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh qua đánh giá thuận lợi và khó khăn của SGDI, tổ chức triển khai và theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị. - Tổ chức và thực hiện điều hành nguồn vốn, phát triển nguồn vốn, và giảm thiểu chi phí vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ… 1.3.2.13 Phòng Điện toán - Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại SGDI, phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin trong triển khai chương trình phần mềm mới… - Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. 1.3.2.14 Phòng Tài chính – kế toán - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của SGD (bao gồm cả các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm). - Thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát tài chính đối với SGDI 1.3.2.15 Phòng Tổ chức nhân sự - Phòng tổ chức nhân sự là đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực cho SGDI 1.3.2.16 Văn phòng - Thực hiện công tác hành chính như công tác văn thư, phục vụ các cuộc họp, hội nghị, quản lý, lưu trữ công văn tài liệu, tổng hợp và lập các báo cáo trong thẩm quyền. - Thực hiện công tác quản trị hậu cần: quản lý khai thác tài sản cố định, trang thiết bị, bảo trì, bảo dưỡng tài sản, đảm bảo công tác hậu cần, an ninh cho hoạt động của SGDI. 1.3.2.17 Các phòng giao dịch - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình cụ thể của BIDV. - Thực hiện các biện pháp phát triển kinh doanh đảm bảo an toàn và hiệu quả. - Tư vấn cho khách hàng sử dụng các dịch vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng nhằm huy động vốn, cấp tín dụng, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác… 1.3.3 Hiệu quả hoạt động các phòng ban Chính thức từ ngày 01/09/2008, SGDI chính thức chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động theo mô hình dự án TA2. Mục tiêu của việc chuyển đổi này là tạo lập một mô hình tổ chức phù hợp với luật pháp, đặc điểm môi trường và tập quán kinh doanh của Việt Nam, đáp ứng được mô thức và yêu cầu quản lý ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế. Đồng thời chuyển đổi sẽ giúp SGDI tăng năng lực cạnh tranh góp phần đưa Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam trở thành ngân hàng thương mại có chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam hoạt động theo thông lệ quốc tế, có chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Dù việc triển khai còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta có thể kì vọng vào hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức này. 1.4 Sản phẩm dịch vụ chính Hiện nay sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất phong phú và đa dạng, chất lượng tốt được khách hàng tin dùng. Các sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng bao gồm: - Tín dụng: bao gồm bảo lãnh: dự thầu, thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trước, bảo hiểm chất lượng sản phẩm, nộp thuế, mua thiết bị trả chậm, vay vốn nước ngoài, thanh toán, đối ứng. tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay ngân hàng không ngừng đa dạng hoá sản phẩm tín dụng của mình như: cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất, cho vay hỗ trợ trong khi chờ thanh toán, cho vay đối ứng bằng tiền gửi, cho vay tài trợ cho xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay mua nhà mua ôtô, đồng tài trợ… - Huy động vốn: bao gồm tiết kiệm thông thường, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang. - Dịch vụ: bao gồm dịch vụ thanh toán quốc tế: LC hàng nhập, LC hàng xuất, nhờ thu, chuyển tiền, chiết khấu, kí hậu đơn, bảo lãnh nhận hàng. Các dịch vụ khác: dịch vụ ATM, homebanking, thanh toán trong nước, trả lương tự động, thấu chi, thu chi hộ, thu đổi ngoại tệ tiền mặt, giữ hộ tài sản, dịch vụ ngân quỹ, chuyển kiều hối… Trong thời gian vừa qua ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt tiêu biểu như việc cung cấp các dịch vụ cho ASEM 5, APEC, tài trợ cho các dự án lớn trong nước: dự án cầu Phu Mỹ, khu liên hợp gang thép Hoà Phát, tài trợ cho các hộ nghèo… - Cơ cấu dịch vụ tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam như sau: + Hoạt động thanh toán chiếm 40% trong tổng số. + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm 10%. + Hoạt động bảo lãnh chiếm 36%. + Các dịch vụ khác chiếm 14%. Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam trong ba năm 2006, 2007, 2008. Thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới với xuất phát điểm là sự sụp đổ hệ thống cho vay dưới chuẩn của Mỹ đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam mà nhất là thị trường tài chính tiền tệ có nhiều diễn biến mang tính phức tạp, điển hình như việc dư thừa vốn khả dụng của các NHTM kéo dài suốt trong năm 2007 và lại thiếu hụt vốn trầm trọng vào đầu năm 2008. Việc chỉ số chứng khoán Việt Nam giảm mạnh, hay việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, NHNN kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với đầu tư chứng khoán và tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, v.v… dường như càng làm tăng lên những khó khăn mà hệ thống ngân hàng gặp phải. Trước những biến động đó, hoạt động của SGD I - BIDV trong thời gian qua cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động, linh hoạt bằng những quyết sách mạnh mẽ, kịp thời của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực chung của toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên, hoạt động của SGD đã đạt được những kết quả rất khả quan, xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong toàn hệ thống NHĐT&PTVN . 2.1 Đánh giá nguồn vốn huy động 2.1.1 Đánh giá tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SGDI. (Đvt: triệu đồng) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của SGDI Tính đến hết ngày 31/12/2007, số dư huy động vốn của SGD đạt 13620.6 tỷ đồng, tăng 34.71% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng như vậy đã đảm bảo cho SGDI lúc nào cũng có nguồn vốn sẵn sàng bổ sung cho nhu cầu thanh khoản. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của năm 2008 (so với năm 2007)theo dự báo là thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2007 (so với 2006) là do cuộc chạy đua lãi suất vào đầu năm 2008 của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát tăng khá cao khiến cho đôi khi dẫn tới mức lãi suất thực âm. Thêm vào đó không thể không kể đến sự biến động của thị trường vàng, sự tăng cao của tỷ giá USD/VND và những tác động tiêu cực đến huy động vốn của các ngân hàng. Đặc biệt kết thúc năm 2008 vốn huy động tăng 88.96% so với năm 2007.Nguyên nhân chủ yếu do việc huy động vốn với lãi suất khá cao trong bối cảnh lạm phát của nền kinh tế. Biểu đồ 2.2: Tốc dộ tăng trưởng vốn thành phần (Đvt: triệu đồng) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của SGDI Tiền gửi tổ chức kinh tế tăng trưởng đều đặn qua các năm, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy SGD dường như đi đúng hướng trong việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, giúp cho việc kiểm soát lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Tiền gửi của dân cư biến động mạnh trong giai đoạn 2006 – 2008, giảm mạnh vào năm 2007 và lại tiếp tục tăng trong năm 2008 dù kinh tế có nhiều khó khăn.Điều đó đã cho thấy SGDI đã năng động và sáng tạo trong việc chọn giải pháp phát triển những sản phẩm và cung ứng dịch vụ huy động vốn linh hoạt, mang tính cạnh tranh cao bên cạnh những dịch vụ truyền thống như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm “ổ trứng vàng”…và chú trọng công tác mở rộng mạng lưới trên các thi trường tiềm năng, khách hàng tiềm năng. 2.1.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động Cơ cấu huy động vốn của SGDI đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực thể hiện ở đối tượng tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thay cho loại hình tiền gửi của cá nhân trong giai đoạn trước đây. Nguồn vốn huy động khác đang dần chiếm tỷ trọng tăng cao thể hiện sự năng động của SGDI trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho sự phát triển của mình. Tính đến 31/12/2008 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 26485,352 tỷ đồng, tiền gửi dân cư đạt 2355,873 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn huy động. Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SGDI Năm Chi tiêu 2006 2007 2008 1.Tiền gửi tổ chức 7.284.959 12.760.106 26.485.352 - TG không kỳ hạn 1.645.390 3.768.506 7.953.210 - TG có kỳ hạn 5.639.569 8.991.600 18.532.142 2.Tiền gửi dân cư 2.791.400 2.491.021 2.355.873 - TG tiết kiệm 2.290.055 2.130.000 1.865.230 - Kỳ phiếu 120.200 125.350 95.023 - CCTG, trái phiếu 379145 235.671 395.620 3. Huy động khác 34.567 53.355 78235 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của SGDI Điều đó cho thấy SGDI dường như đi đúng hướng trong việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, giúp cho việc kiểm soát lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. 2.2 Đánh giá tín dụng 2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng Biểu đồ 2.3: Quy mô tăng trưởng tín dụng 2005 – 2007 (Đvt: triệu đồng) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của SGDI Trong giai đoạn 3 năm 2006 – 2008, dư nợ tín dụng của SGD liên tục tăng. Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao trong nước đã khiến Ngân hàng Trung ương phải thực thi chính sách tiển tệ thắt chặt vào hồi đầu và giữa năm 2008. Theo chính sách đó, toàn bộ hệ thống ngân hàng phải hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, rà soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bỏa sự phát triển an toàn của toàn hệ thống. Dù có sự nới lỏng vào cuối năm 2008 qua việc cắt giảm lãi suất cơ bản nhưng toàn hệ thống ngân hàng đang duy trì một mức tăng trưởng tín dụng vừa phải cho một sự phát triển bền vững. Vì vậy, dự đoán tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2008 được coi là sự phát triển thành công của SGDI trong công tác tín dụng dựa trên xem xet mối quan hệ giữa lợi nhuận_ rủi ro. Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng thành phần. (Đvt: triệu đồng) Thành phần tín dụng 2006 2007 2008 Cho vay ngắn hạn( CV NN) 1.959.934 2.059.282 2.915.623 Cho vay T&D hạn TM(CVTDHTM) 623.713 1.095.379 1.035.021 Cho vay đồng tài trợ (CV ĐTT) 1.894.594 1.512.000 1.584.230 Cho vay KHNN (CV KHNN) 256478 161.000 18.520 Cho vay ủy thác, ODA(CVUT,ODA) 266.034 271.660 253.642 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của SGDI Bảng biểu trên đã cung cấp những số liệu tuyệt đối về tín dụng thành phần của SGDI. Trong giai đoạn 2006 – 2008, cho vay ngắn hạn luôn tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng trưởng bình quân là 48.76%. Cho vay trung và dài hạn thương mại tăng trưởng mạnh vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là 57.17% nhung dự đoán sẽ chững lại trong năm 2008. Điều này là hoàn toàn phù hợp với sự khác nhau về bối cảnh kinh tế giữa năm 2007 và 2008. Cùng với sự sụt giảm của cho vay thương mại trung và dài hạn là sự sụt giảm của cho vay ủy thác, ODA và cho vay kế hoạch nhà nước. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được thông qua mục tiêu phát triển của ngân hàng cũng như sự hình thành của ngân hàng phát triển Việt Nam với vai trò tiếp nhận ủy thác, ODA đề đầu tư cho các dự án phát triển. Cho vay đồng tài trợ tăng thêm là một dấu hiệu tích cực, góp phần cho thấy sự gắn kết và góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính. 2.2.2 Đánh giá cơ cấu tín dụng Cơ cấu danh mục tín dụng của SGDI trong giai đoạn 2006 – 2008 đã có những thay đổi, những chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 12.47% vào năm 2006, tăng lên 18.91% vào năm 2007 và giảm vào năm 2008. Sự tăng tỷ trọng vào năm 2007 được lý giải bởi sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế (với tốc độ tăng trưởng GDP là 8.5%). Tuy nhiên, những bất lợi năm 2008 đã khiến SGDI điều chỉnh tỷ lệ cơ cấu tín dụng. Cho vay theo kế hoạch nhà nước không những không tăng từ năm 2008 mà còn giảm dần qua các năm. Tuy nhiên cũng trong giai đoạn 2006 – 2008, cùng với sự tăng trưởng về quy mô tín dụng, sự thay đổi dần theo chiều hướng tích cực của cơ cấu tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu của SGDI cũng có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nọ vào năm 2006 là 0.21% đã tăng lên tới 0.27% vào năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu như vậy có thể coi là chấp nhận được nếu không muốn nói là khá nhỏ so với các chi nhánh cùng hệ thống và các ngân hàng khác. Để đạt được những kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cũng như hiệu quả của việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ của SGD trong suốt thời gian qua. 2.2.3 Đánh giá các chỉ tiêu khác 2.2.3.1 Thu dịch vụ ròng Biểu đồ 2.4: Thu dịch vụ rong giai đoạn 2006-2008 (Đơn vị tính : triệu đồng) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của SGDI Trong giai đoạn 2006 – 2008, thu dịch vụ ròng luôn luôn tăng trưởng với tốc độ mạnh và đều đặn. Thu dịch vụ ròng tính đến thời điểm 31/12/2008 đạt 115 tỷ đồng, tăng 49.6% so vói năm 2007. Trước thực trạng cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong cung cấp những tiện ích đến khách hàng, đạt được điều này là do SGDI đã tập trung nguồn lực vào đầu tư phát triển hoạt động dịch vụ như tài trợ thương mại, bảo lãnh, dịch vụ ngoại tệ… 2.2.3.2 Kết quả kinh doanh Tính đến hết năm 2007, tổng tài sản bình quân đạt 17999 tỷ đồng tăng 27.28% so với năm 2006. Cùng với đó, tốc độ tăng truởng của lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức bình quân khá cao là 47.06%. Tính đến 31/12/2007, lợi nhuận sau thuế đạt mức 321 triệu đồng, tăng 73.64% so với năm 2006. Năm 2008, mặc dù hoạt động của khối ngân hàng thương mại nhìn chung gặp nhiều khó khăn với tình hình huy động vốn giảm mạnh dẫn đến việc các NHTM muốn thu hút đựợc vốn đã đẩy lãi suất lên cao, kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng mạnh. Đồng thời các NHTM lại phải thực hiện giới hạn tín dụng, gây ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động, làm cho cạnh tranh trong hệ thống càng khắc nghiệt hơn trước. Do vậy những kết quả mà SGDI đạt được là đáng khích lệ, và đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh NHĐT&PTVN chuẩn bị cổ phần hóa thành tập đoàn tài chính ngân hàng vào năm 2009 2.3 Phân tích thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của SGDI trong bối cảnh kinh tế 2009 Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng làm cho kinh tế và xã hội Việt Nam nhìn chung có nhiều cơ hội để hoàn thiện và tăng tốc phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó nền kinh tế vẫn đương đầu với những khó khăn, thách thức hết sức gay go. Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện nhưng nền kinh tế vẫn bộc lộ những dấu hiệu thiếu tính bền vững thể hiện ở thâm hụt cán cân thương mại, lạm phát tăng cao, điều tiết nền kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập. Điển hình là năm 2008, tỷ lệ lạm phát đạt gần 22%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất cơ bản liên tục thay đổi, và tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại. Trong môi trường hoạt động chung đó của hệ thống ngân hàng thương mại VN, cũng giống như các NHTM khác, khả năng phát triển của SGDI được đánh giá qua phân tích những điểm cụ thể sau. 2.3.1. Thuận lợi NHĐT&PTVN là một ngân hàng thương mại quốc doanh uy tín luôn tự hào về mạng lưới hoạt động rộng khắp và ngày càng được mở rộng trên phạm vi cả nước, có mối quan hệ mật thiết với khách hàng đã được xây dựng ổn định và lâu dài. Khách hàng của NHĐT&PTVN bao gồm nhiều doanh nghiệp, công ty thuộc mọi loại hình kinh doanh. Sở Giao Dịch I là đầu mối hoạt động ngân hàng của NHĐT&PTVN. Bên cạnh nguồn tiềm lực tài chính hoạt động lớn, SGDI còn có nhiều sản phẩm truyền thống lâu đời. Tiền thân của NHĐT&PTVN là ngân hàng quốc doanh phục vụ cho lĩnh vực đầu tư xây dựng then chốt của đất nước nên SGDI cũng từ đó mà phát triển mạnh các sản phẩm về tín dụng trung và dài hạn, về trái phiếu huy động vốn. SGDI đã xây dựng cho mình một nền tảng công nghệ vững vàng vào loại hiện đại trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. SGDI đã xây dựng được một hệ thống ngân hàng cốt lõi SIBS và kênh chuyển giao. Hệ thống đó được thiết kế mở, tập trung dữ liệu trực tuyến 24/24 trong phạm vi cả nước cho phép SGDI phát triển và tích hợp nhiều kênh phân phối hiện đại như ATM, Internet- Banking, Phone – Banking, kết nối với các tổ chức thanh toán thẻ quốc tế như Visa, Master… Tiếp đó, SGDI có một thế mạnh nữa không thể không nói đến là đội ngũ cán bộ nhân viên có thâm niên, giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ trẻ năng động và tràn đầy nhiệt huyết. Đây là lực lượng nòng cốt tạo nên sự phát triển của SGDI từ trước đến nay Cùng với sự phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, hệ thống NHĐT&PTVN cùng hệ thống các ngân hàng thương mại khác đã và đang đón nhận những cơ hội mới nhằm tự hoàn thiện bản thân hoạt động của mình trong xu thế chung. - Cơ hội đầu tiên của SGDI có được là khai thác và sử dụng có hiệu quả những lợi thế về hoạt động của một ngân hàng hiện đại, đa năng, tận dụng vốn, công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý của ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, APEC, WTO,…mọi pháp nhân kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều được đối xử công bằng trong cùng một khuôn khổ pháp lý chung đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường tiền tệ. Điều này góp phần thúc đẩy SGDI xây dựng các chương trình cải cách nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. - Bên cạnh đó, SGDI còn có cơ hội tìm hiểu về cơ chế hoạt động của thị trường quốc tế cũng như các quy định, thông lệ của quốc gia khác. SGD sẽ có thêm cơ chế pháp lý và công cụ hỗ trợ trong việc thương lượng và giải quyết các tranh chấp từ các quan hệ kinh tế nhằm mở rộng hợp tác kinh doanh với các ngân hàng trên thế giới, từ đó nâng cao hình ảnh và uy tín của SGD trên thị trường quốc tế. 2.3.2. Khó khăn và thách thức Bên cạnh những thế mạnh thì trong hoạt động của SGDI còn có những điểm yếu cần khắc phục nhanh chóng. - Các sản phẩm dịch vụ dù đã được đổi mới và cải tiến nhưng chủ yếu lại phát triển nặng nề về quy mô mà chưa quan tâm phát triển chất lượng. So với các ngân hàng khu vực và thế giới thì dịch vụ của SGDI còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ còn thấp, chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ truyền thống nên tính cạnh tranh còn kém. - Vốn tự có của ngân hàng có thể được coi là cao so với các ngân hàng thương mại khác ở trong nước nhưng lại chỉ vào khoảng 1/3 so với vốn tự có của các ngân hàng khác trong khu vực. Đồng thời việc nguồn vốn huy động của SGDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của SGDI khi nguồn vốn huy động gặp phải các yếu tố bất lợi. - Nền tảng công nghệ thông tin tuy được chú trọng đầu tư phát triển nhưng nếu đem so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới thì SGD chỉ đạt mức trung bình. Ngoài ra, khả năng vận dụng triệt để, có hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của SGDI cũng cần được xem xét. Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng trong cả hoạt động tín dụng và huy động vốn của SGDI vẫn còn chậm, làm ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tín dụng của SGDI. - Đồng thời, đội ngũ cán bộ nhân viên còn quen với cơ chế làm việc và quản lý cũ, chưa thể thay đổi ngay để thích ứng với tình hình kinh doanh mới. Các chính sách liên quan đến lao động còn nhiều cứng nhắc nên chưa phát huy được tính sáng tạo, tự chủ, tự giác của cán bộ nhân viên. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập đòi hỏi tất cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22613.doc
Tài liệu liên quan