Báo cáo thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

Lời mở đầu 2

Tính tất yếu của báo cáo 3

Mục đích -đối tượng của báo cáo 3

Phạm vi của báo cáo 3

Phương pháp báo cáo 3

CHƯƠNG1: VỊ TRÍ CHỨC NĂNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TÂY 4

1.1 VỊ TRÍ CHỨC NĂNG 4

1.2 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 4

1.3 VỀ TỔ CHỨC BIÊN CHẾ 9

1.3.1 Lãnh đạo sở 9

1.3.2 Văn phòng Sở 10

1.3.3 Phòng tổng hợp 11

1.3.4 Phòng quy hoạch 12

1.3.5 Phòng Văn hoá -xã hội 13

1.3.6 Phòng phát triển kinh tế ngành 13

1.3.7 Phòng thẩm định xây dựng cơ bản 14

1.3.8 Phòng đầu tư và kinh tế đối ngoại 14

1.3.9 Phòng đăng ký kinh doanh 15

1.3.10 Thanh tra sở 16

1.3.11 Trung tâm xúc tiến đầu tư 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THAM MƯU CỦA SỔ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHO LÃNH ĐẠO TỈNH HÀ TÂY 18

2.1. HÀNH CHÍNH 18

2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 20

2.3.DÂN CƯ 20

2.4. LỊCH SỬ 20

2.5.KINH TẾ 21

2.6. VĂN HOÁ – XÃ HỘI 22

2.7. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 24

2.7.1.CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 24

2.7.3. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI PHÂN BỐ THEO QUỐC GIA VÀ LÃNH THỔ 24

2.7.4. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TIÊU BIỂU TẠI TỈNH HÀ TÂY 24

2.8. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ODA 28

2.8.1. ĐÁNH GIÁ VỐN ODA. 29

2.8.2. CÁC DỰ ÁN CẦN TÀI TRỢ 30

2.9. VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI (NGO) 31

2.9.1.TÌNH HÌNH HIỆN TẬI 31

2.9.2. CÁC DỰ ÁN CẦN TÀI TRỢ 32

2.10. NGOẠI THƯƠNG 34

2.10.1. HÀNG XUẤT TỪ HÀ TÂY 34

2.10.2. HÀNG NHẬP VÀO HÀ TÂY 35

2.11. DU LỊCH 35

2.11.1GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH HÀ TÂY 35

2.11.2. DU LỊCH LỄ HỘI 35

2.11.3. DU LỊCH VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ TÔN GIÁO 36

2.11.4. DU LỊCH LÀNG NGHỀ 37

2.11.5. DU LỊCH SINH THÁI 37

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ TÂY GẮN VỚI CÁC CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TÂY 38

3.1 VỀ DU LỊCH 38

3.1.1. Đầu tư xây dựng đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam 38

3.1.2. Quan tâm quy hoạch phát triển làng nghề 39

3.1.3. Định hướng và chính sách phát triển du lịch tỉnh Hà Tây 42

3.1.4 Hà Tây: Chiến lược phát triển du lịch sinh thái 62

3.1.5 Dự án đầu tư 65

3.2 VỀ GIÁO DỤC 68

3.3 VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 69

3.3. Trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 7 doanh nghiệp 69

3.3.2 Thực hiện Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng-Hòa Lạc 71

3.3.3 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu tái định cư thuộc dự án Sân Golf hồ Văn Sơn 72

3.3.5 Xây dựng Khu đô thị An Khánh – An Thượng 74

3.4 VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 75

3.4.1.Phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch - làng nghề tạc tượng Sơn Đồng 75

3.4.2. Phát triển làng nghề Hà Tây bền vững trong hội nhập quốc tế 76

3.5 VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC 79

3.5.1 Làm việc với Hiệp hội Bản mạch điện tử Đài Loan (TPCA) 79

3.5.2 Chủ tịch UBND tỉnh tiếp Tập đoàn Tài chính Oaktree (Hoa Kỳ) 80

3.6 VỀ NÔNG NGHIỆP 82

3.6.1 Chương trình phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2015 82

3.6.2 Ban hành chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2015 83

3.6.3 Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Hà Tây năm 2008 83

3.6.4 Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Xuân 2008 84

KẾT LUẬN 87

 

 

doc154 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c biệt các cảnh động Vân Trìu, động Linh Ngưu với vô số tượng lớn nhỏ đều rất sinh động, bày ra như một bộ sử Phật giáo bằng hiện vật có sức truyền cảm mạnh mẽ. Có thể nói đây là một trong những ngôi chùa nhiều tượng Phật nhất trong các ngôi chùa hiện có ở Việt Nam. Hệ thống tượng Phật cùng kiến trúc độc đáo của chùa Mía đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng lịch sử di tích cấp quốc gia, được đáng giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo, mỹ thuật của Việt Nam. 3.      Thắng cảnh hồ Đồng Mô Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía Đông núi Ba Vì, hồ Đồng Mô, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này những nét đặc sắc mà du khách đến đây thường trầm trồ khen tặng là “Hạ Long trên cạn”. Hiện nay, quần thể thắng cảnh hồ Đồng Mô - Ngải Sơn được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong vành đai sinh thái của Thủ đô Hà Nội. 4.      Đền Và Đền Và là hành cung quan trọng phía Đông, thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn - một trong “tứ bất tử” trên điện thần nước Việt. Ngôi đình cổ kính có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ, tọa lạc trên gò đất rộng 5 ha hình con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng là nơi cầu đảo rất linh hiển. Đền Và còn lưu giữ nhiều di sản Hán Nôm, bao gồm 18 đạo sắc phong, 18 bức hoành phi, 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 biển gỗ, 5 bản thần tích và 47 câu đối viết trên vách cột, trên gỗ và cả trên ngọc phả. Gắn liền với Đền Và là hội Đền Và - một hội lế lớn ở xứ Đoài. Hàng năm, hội đền mở vào ngày rằm tháng Giêng. Cứ 3 năm, hội lại được tổ chức một lần hội lớn vào các năm Tý – Mão - Ngọ - Dậu. Ngày đại lễ, người đến dự hội đông như nêm cối. Những năm làng không mở hội lớn, dân làng và khách thập phương cũng hành hương về viếng Đức Thánh Tản rất đông. Hơn 15 tỷ đồng đầu tư mở rộng mạng cáp Viễn thông khu vực thành phố Sơn Tây Hiện nay, trên địa bàn thành phố Sơn Tây đang thi công 6 dự án cáp viễn thông các loại để nâng cấp, mở rộng mạng lưới viễn thông với tổng kinh phí khoảng hơn 15 tỷ đồng. Trong đó có 2 dự án kéo cáp cho 4 khu vực thuộc: Tổng đài Sơn Tây với 11,4 km; tổng đài Sơn Lộc với 7.900 m; tổng đài Đồng Mô với 7.800 m và tổng đài Xuân Khanh với 7750 m cáp các loại. Tính đến nay, khu vực Đồng Mô và Sơn Lộc đã thực hiện kéo cáp xong; bên cạnh đó là dự án kéo 37,45 km cáp treo đang được triển khai tại các khu vực thuộc: Tổng đài Sơn Tây với chiều dài 1.400m, tổng đài Sơn Lộc với 7.500m, tổng đài Đồng Mô với chiều dài 10.800m và tổng đài Xuân Khanh với chiều dài 7.750m. Ngoài 3 dự án trên, Bưu điện tỉnh còn đang thực hiện đầu tư 3 dự án xây dựng cáp cống bể trên địa bàn để từng bước nâng cao chất lượng của mạng. Các dự án này hoàn thành sẽ giúp Đài viễn thông thành phố Sơn Tây mở rộng mạng cáp để phát triển máy điện thoại, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Bên cạnh việc đầu tư phát triển mạng cáp viễn thông cho khu vực thành phố Sơn Tây, Bưu điện tỉnh còn mở rộng dung lượng các tổng đài trong khu vực như: Mở rộng dung lượng tổng đài Sơn Tây thêm 6.272 số, tổng đài Đồng Mô thêm 1.536 số, tổng đài Xuân Khanh thêm 3.072 số và tổng đài Sơn Lộc thêm 2.048 số, giúp cho Đài Viễn thông Sơn Tây có điều kiện đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện thoại của nhân dân trong các năm 2007-2008, giải quyết được tình trạng thiếu cáp, thiếu số ở khu vực này. Cải cách hành chính để cải thiện môi trường đầu tư cho phát triển bền vững Cột cờ Thành cổ Sơn Tây Trong chương trình xây dựng đô thị văn minh, một trong những định hướng quan trọng cần tập trung lãnh đạo của Thành phố Sơn Tây là cải tạo bộ mặt hành chính của các cấp chính quyền, nâng cao năng lực quản lý, điều hành theo hướng thực sự thực chất, có hiệu lực và hiệu quả cao. Là một trong 2 trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của tỉnh Hà Tây, mọi hoạt động của 15 xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn Tây phản chiếu tình hình phát triển kinh tế-xã hội và kết quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong tỉnh. Do đó, thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây khóa XIV về cải cách hành chính là khâu đột phá của năm 2006, lãnh đạo thành phố Sơn Tây xác định 4 mục tiêu tập trung. Đó là: cải cách thể chế hành chính; rà soát công tác tổ chức, bộ máy hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đổi mới công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân. Để cải cách thể chế hành chính, một mặt UBND thành phố tiến hành rà soát, hoàn thiện quy chế làm việc của thường trực UBND thành phố; kiểm tra việc xây dựng, thực hiện quy chế làm việc của UBND các xã, phường; mặt khác tiến hành xác lập cơ chế phối hợp, mối quan hệ giữa các phòng, ban cơ quan chính quyền cùng cấp và cấp cơ sở để đảm bảo thông thoáng, đúng kỷ cương. Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, phường rà soát các thủ tục hành chính đã ban hành, kịp thời điều chỉnh, thay đổi hoặc loại bỏ các thủ tục rườm rà, gây cản trở hoạt động và quan hệ giữa chính quyền với các chủ thể pháp lý và công dân. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm việc triển khai hoạt động của bộ phận “một cửa” của thành phố sau 2 năm hoạt động (từ 3/6/2004) về 5 lĩnh vực: chứng thực, xây dựng, đất đai, đăng ký kinh doanh và TBXH; kết quả hoạt động của bộ phận “một cửa” ở 15 xã, phường sau 1 năm thực hiện (từ tháng 3/2005) về 4 lĩnh vực: đất đai, xây dựng, hộ tịch, chứng thực; tăng cường kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên môn cho bộ phận “một cửa” ở cả 2 cấp, cải tiến lề lối làm việc, giảm phiền hà cho dân. Phân công công việc cụ thể, xác định trách nhiệm cá nhân từng cán bộ lãnh đạo UBND và trưởng các phòng, ban chức năng của thành phố và các xã, phường; tăng cường việc chỉ đạo trực tiếp, hạn chế tối đa cơ chế lấy ý kiến liên ngành trong quyết định các công việc cụ thể. Để thực sự nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, bên cạnh việc kiện toàn bộ máy, biên chế theo quy định, UBND ban hành quyết định, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị, khắc phục sự chồng chéo, lẫn lộn giữa đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan đơn vị và mối quan hệ với cán bộ, công dân trong quản lý, điều hành. Trong công tác cán bộ, bên cạnh việc đánh giá lại năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từng cán bộ-công chức, là việc đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc, đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng. Mặt khác, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ phù hợp với yêu cầu công tác; chú ý chính sách cán bộ phù hợp; xây dựng cơ chế, chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài; xây dựng quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí, biên chế cho các cơ quan đơn vị; gắn trách nhiệm cá nhân với hiệu quả công việc của cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ; duy trì kỷ cương, kỷ luật; áp dụng chế độ thưởng phạt công minh, công khai, công bằng với tất cả cán bộ, công chức. Để thiết thực đổi mới công tác tiếp dân, nâng cao chất lượng việc giải quyết KNTC của công dân, cấp ủy, chính quyền thành phố Sơn Tây chủ trương tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị trong việc đảm bảo quyền dân chủ cho người dân. Tăng cường công tác nắm tình hình, xây dựng và phát huy tác dụng tích cực các tổ hòa giải ở cụm dân cư để kịp thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc, khiếu kiện ngay từ cơ sở. Duy trì thành nền nếp lịch tiếp dân, bố trí cán bộ đủ thẩm quyền, có kiến thức quản lý nhà nước và pháp luật phù hợp để giải quyết ngay mọi ý kiến, kiến nghị của công dân. Tiếp nhận và kịp thời giải quyết mọi phản ánh, tố cáo của người dân. Kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ vi phạm cho dù đó là ai. Xác định rõ vai trò của Bí thư các cấp ủy đối với vấn đề giải quyết KNTC; đưa kết quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC vào xếp loại thi đua của các cơ quan nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định về xử lý KNTC, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm. Với 4 mục tiêu trọng tâm này, Ban chỉ đạo cải cách hành chính thành phố Sơn Tây đang quyết tâm làm chuyển biến căn bản bộ mặt hành chính của thành phố, làm lành mạnh hơn các quan hệ xã hội. Với quyết tâm này, công tác cải cách hành chính sẽ giúp thành phố Sơn Tây cải thiện một bước quan trọng môi trường đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, đưa thành phố nhanh chóng trở thành đô thị giàu mạnh, văn minh. TX Sơn Tây phải sớm trở thành thành phố mạnh về dịch vụ-du lịch Quang cảnh buổi làm việc. Chiều 23/8, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, UVTV, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo TX Sơn Tây bàn về định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; cán bộ chủ chốt Thị ủy, HĐND, UBND và các ngành chức năng của thành phố Sơn Tây. Đại diện lãnh đạo thành phố đã báo cáo với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2006. 7 tháng qua, giá trị tổng sản lượng công nghiệp – xây dựng trên địa bàn đạt 139 tỉ 178 triệu đồng (53% KH năm); tình hình sản xuất ổn định và phát triển; Đã kiểm tra, đôn đốc 52 dự án thuê đất được tỉnh và thành phố phê duyệt; Tổ chức hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; Hoàn thành việc thanh toán cho các công trình được bố trí vốn năm 2005 với tổng số tiền gần 20 tỉ đồng; Thi công 5 công trình điện chiếu sáng ở các xã, phường với giá trị 2,5 tỉ đồng; Hoàn chỉnh công trình chợ tạm giá trị gần 3 tỉ đồng, san nền giai đoạn 1 khu tái định cư Trung Hưng giá trị gần 3 tỉ đồng; Tổ chức đấu thầu rộng rãi 3 công trình: Gói thầu 1 đường Đinh Tiên Hoàng – đê Đại Hà, trụ sở phường Sơn Lộc, đường nội bộ điểm công nghiệp Phú Thịnh; Trong 7 tháng qua, tổng doanh thu về thương mại  - du lịch, dịch vụ trên địa bàn đạt 318,3 tỉ đồng (đạt 66,5% KH năm); Đồng thời, hoàn thành cơ bản việc xây dựng chợ tạm và chuẩn bị bố trí sắp xếp các hộ kinh doanh vào chợ tạm và tiến hành GPMB khu vực chợ Nghệ cũ, thông qua hồ sơ thiết kế xây dựng chợ Nghệ mới và nâng cấp các chợ khác trên địa bàn... Về sản xuất nông – lâm nghiệp: Đã gieo trồng 2.601ha vụ đông xuân; cấy được 1.830ha lúa mùa... Tổng thu NSNN thực hiện 7 tháng qua đạt 24 tỉ 457,5 triệu đồng...   Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương những mặt tích cực mà cán bộ và nhân dân TX Sơn Tây đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời, đồng chí cũng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Trong định hướng phát triển của thành phố, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Với những lợi thế về giao thông, con người và tiềm năng du lịch, TX Sơn Tây nên phát triển theo hướng thành phố du lịch. Để thực hiện được điều đó, ngay từ bây giờ, thành phố cần phải làm tốt công tác quy hoạch tổng thể, khoa học với tầm nhìn xa hơn nữa theo hướng du lịch – dịch vụ thương mại. Trước hết, đồng chí yêu cầu TX Sơn Tây cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng tập trung tìm các nhà đầu tư tầm cỡ, tương xứng với tiềm năng của thành phố, đồng thời cần có cơ chế thỏa đáng cho các nhà đầu tư... Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành chức năng cùng thành phố Sơn Tây tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, công tác đấu giá đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng... Bên cạnh đó, tập trung mạnh cho các dự án quan trọng như: Xử lý rác thải, cứng hóa mặt đê, kênh mương, cầu Vĩnh Thịnh, các tuyến đường giao thông... nhằm đưa Sơn Tây sớm trở thành thành phố du lịch – dịch vụ thương mại của tỉnh Hà Tây, góp phần tạo nên “sân sau” quan trọng của Thủ đô Hà Nội... PHỤ LỤC 3 PHU LUC 3 HUYEN BA VI  Đặc trưng văn hóa, du lịch, làng nghề Huyện Ba Vì... Vườn Quốc gia Ba Vì Khu du lịch Ao Vua Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên Khu du lịch Thác Đa Hồ Suối Hai Vườn cò Ngọc Nhị Đình Tây Đằng Đình Chu Quyến GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BA VÌ Ba Vì cao ngất từng mây Sơn Tinh chuyện cũ đến nay vẫn còn Nói đến Ba Vì người ta nhớ ngay đến huyền thoại về thần núi Tản Viên - Sơn Tinh, vị thần tượng trưng cho ý trí kiên cường, bất khuất chống thiên tai của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính tại mảnh đất này, truyền thuyết, lịch sử và thực tại đã quyện hòa vào nhau, tạo nên vẻ đẹp riêng sống động, nên thơ và rất đỗi oai hùng. Kế thừa truyền thống của cha ông, người dân Ba Vì hôm nay đã từng bước vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong sự nghiệp xây dựng quê hương. Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây, cách tỉnh lỵ và thủ đô Hà Nội 53 km. Ba Vì nối liền với các tỉnh và thủ đô Hà Nội bằng các trục đường chính như: quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A,… và các tuyến đường thủy qua sông Hồng, sông Đà có tổng chiều dài 70 km. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Biến tiềm năng thành sức mạnh nội lực Một nét đặc thù rất riêng của Ba Vì là địa hình ở đây được chia ra làm ba vùng rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng ven sông. Vùng đồng bằng lại được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ. Những lợi thế ấy đã tạo đà cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất chính của địa phương. Với quỹ đất nông nghiệp hiện lên tới 14 nghìn ha. Ba Vì chủ trương phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng cụ thể của từng vùng. Về trồng trọt, ở các vùng bãi ven sông, các giống lúa có năng suất cao được đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 1996, đến năm 2003 đã đạt 95% diện tích lúa của toàn huyện. Mô hình sản xuất giống lúa của nhân dân cũng được áp dụng rộng rãi tại 28/31 xã của huyện, cộng thêm sự đầu tư về thủy lợi, giống phân bón đã góp phần đưa năng suất lúa đạt bình quân 51 tạ/ha vào năm 2003, tổng sản lượng lương thực đạt 89.216 tấn, giá trị sản xuất bình quân đạt 24,5 triệu đồng/ha canh tác. Ở các vùng núi, huyện Ba Vì chú trọng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Toàn huyện hiện có 1.200 ha chè, cung cấp nguồn nguyên liệu khá ổn định cho các nhà máy chế biến chè ở địa phương. Những năm qua, thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp hóa ở các xã miền núi, huyện Ba Vì đã trồng và cải tạo 2.000 ha cây ăn quả các loại, tập trung vào hai loại cây chính là cây vải và cây nhãn. Riêng cây dâu tằm được ưu tiên phát triển trên vùng đồi gò. Cuối năm 2002, huyện Ba Vì đã chú trọng đến chương trình đưa cây tre vào trồng lấy măng, mục đích vừa phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vừa cung ứng nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biển măng xuất khẩu của một số doanh nghiệp. Về chăn nuôi, thế mạnh của huyện là chăn nuôi bò. Theo kết quả khảo sát tháng 8-2003, đàn bò của huyện có 23 nghìn con, được chăn nuôi theo mô hình kết hợp lấy thịt và sữa. Từ năm 1998 đến 2003, huyện đã mở rộng triển khai chương trình phát triển đàn bò sữa tại các hộ nông dân. Đến hết năm 2003, toàn huyện có 1.800 con bò sữa, trong đó 50% nuôi tại các hộ gia đình. Sản lượng sữa đạt 1.800 tấn làm tăng nguồn cung cấp trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích các mô hình chăn nuôi công nghiệp như chương trình phát triển lợn sữa, lợn hướng nạc với quy mô 300 - 600 con, phát triển đàn trâu 10 nghìn con, đàn gia cầm thả vườn, đàn ong lấy mật ở các xã miền núi. Cùng với phát triển ngành nông nghiệp. Ba Vì đặc biệt chú ý khai thác tiềm năng về du lịch - dịch vụ. Có lẽ hiếm ở nơi đâu. những cảnh sắc sông nước, núi non, rừng già lại quyện hòa, gắn bó với nhau như ở đây. Vùng núi Ba Vì chiếm 42% diện tích toàn huyện, với trung tâm là ngọn núi Ba Vì cao 1.296 m, cùng hệ động thực vật phong phú, quý hiếm. Tập trung xung quanh núi là hàng trăm con suối, hàng trục các hồ lớn nhỏ khác nhau như: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, suối Tiên, hồ Suối Hai, đặc biệt suối khoáng nóng Thuần Mỹ có thể khai thác phục vụ du lịch dưỡng bệnh, nghỉ ngơi. Ngoài ra, Ba Vì còn có một loạt những di tích, địa danh đã đi vào lịch sử như khu căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây, vùng rừng thông Đá Chông, khu tưởng niệm Bác Hồ và hàng loạt các đình, đền, chùa đã được Nhà nước xếp hạng (đình Tây Đằng được xếp hạng là môt trong 12 di tích đặc biệt quan trọng). Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được đưa vào khai thác có hiệu quả. Tổng doanh thu từ du lịch năm 2003 đạt 13 tỷ đồng, đạt 145% so với kế hoạch đề ra. Trong thời gian sắp tới, huyện chủ trương tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này, đẩy mạnh khai thác du lịch vườn quốc gia Ba Vì và du lịch suối Hai, hướng tới phát triển các mô hình du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần, du lịch tâm linh. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất trong kinh tế huyện Ba Vì là lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa tạo được dấu ấn đậm nét. Hiện nay huyện Ba Vì chỉ có một số nhà máy như Nhà máy Sữa Nestle, Nhà máy chế biến hoa quả Sanam, Công ty Chè Chính Nhân (liên doanh với Đài Loan), phần lớn phục vụ trị trường nội địa và một phần dành cho xuất khẩu. Để nâng cao vị thế của ngành công nghiệp, hướng phát triển sắp tới của huyện là tập trung quy hoạch, kêu gọi thu hút đầu tư vào phát triển các loại hình công nghiệp - thủ công nghiệp vừa là nhỏ, phù hợp với điều kiện của địa phương. Cùng với những bước tiến trong phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác cũng đạt được nhiều thành tựu khả quan. Chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao. Hệ thống trường lớp ổn định và phát triển, chương trình xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở được giữ vững. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp năm sau luôn cao hơn năm trước. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm thường xuyên. Toàn huyện có một bệnh viện trung tâm, 3 bệnh viện khu vực, 32 trạm xá xã, thị trấn. Chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh được nâng cao không ngừng, thực hiện vượt chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,02%. Các mục tiêu chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt. Tình hình an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội luôn được giữ vững, ổn định, không có điểm nóng phức tạp. Những trăn trở đầy tâm huyết Thế mạnh đã có, tiềm năng là thế, thêm vào đó Ba Vì còn có sự đồng lòng, đồng sức của từ Đảng bộ, chính quyền đến toàn thể nhân dân trong huyện. Nhưng làm thế nào để khơi dậy và phat huy hiệu quả những tiềm năng đó để xây dựng Ba Vì trở thành huyện văn minh, giàu đẹp? Câu hỏi đó luôn được đặt ra trong mỗi kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện. Thử đi tìm một vài nguyên nhân cơ bản nhất của những trở ngại mà Ba Vì đang gặp phải để từ đó tìm ra những giải pháp và định hướng phát triển cụ thế. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005 và năm 2010 Chỉ tiêu chính GDP Tốc độ tăng trưởng GDP Tổng sản lượng lương thực Thu nhập bình quân Đơn vị tính Tỷ đồng % Tấn Triệu đồng 2005 1.500 11,4 88.000 3,5 2010 2.358 9,5 92.000 6,0 Việc thông đường thì thông thương tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại vô cùng khó khăn đối với một huyện thuộc vùng bán sơn địa Ba Vì. Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông của huyện chưa được xây dựng đồng bộ. Các tuyến đường dẫn đến các địa điểm du lịch tuy đã được Nhà nước quan tâm đầu tư một cách cơ bản nhưng muốn thu hút được nhiều nguồn lực hơn nữa thì vẫn cần phải được nâng cấp thường xuyên. Có như vậy mới tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Bên cạnh đó, việc nâng cao dân trí giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đồng chí Đỗ Văn Quang - Chủ tich Ủy ban nhân dân huyện khẳng định: “Muốn Ba Vì phát triển không thể thiếu yếu tố con người. Trong thời kỳ mới, muốn theo kịp nhịp độ phát triển của các vùng, miền trong tỉnh và đất nước, đưa quê hương thoát nghèo, Ba Vì rất cần những con người có tri thức. Nhất là trong tương lai, các ngành du lịch - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ, vì thế Ba Vì rất cần những người thợ có tay nghề cao, được trang bị kiến thức vững vàng về khoa học - kĩ thuật. Do đó điều mong mỏi lớn nhất của Ba Vì lúc này là Nhà nước nên mở thêm nhiều trường đào tạo nghề với nhiều loại hình đào tạo khác nhau để con em Ba Vì có cơ hội học tập, tiếp thu tiến bộ khoa học - kĩ thuật, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” Nhìn lại bức tranh toàn cảnh Ba Vì hôm nay, có thế thấy, đây không phải là niềm trăn trở của riêng đồng chí Chủ tịch huyện mà còn là nỗi băn khoăn của các cấp lãnh đạo địa phương. Nhưng với một địa phương biết nhìn thẳng vào thực tế, thừa nhận những khó khăn, hạn chế, việc tháo gỡ những vướng mắc đó không phải là chuyện xa vời. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 Với những lợi thế vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và con người, Ba Vì đã được những thành công đáng ghi nhận: tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2003 đạt 9%/năm (so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 7,8%/năm). Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, chính trị ổn định. Những thành tựu này đã thể hiện quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ba Vì phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, huyện mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như lời đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Đức Kiên tâm sự. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Ba Vì đã đề ra một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, theo đó: - Về nông nghiệp, huyện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng diện tích gieo trồng lên 28.567 ha; tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình điểm và cánh đồng 50 triệu đồng/ha. Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện chủ trương phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng hóa vật nuôi, tăng đàn bò lên 30 nghìn con, hàng năm cung cấp 4.200 tấn sữa và 1.000 - 1.400 tấn thịt cho thị trường; đồng thời, tổ chức thăm quan, học tập và triển khai mô hình nuôi bò sữa kết hợp với vệ sinh môi trường bằng hầm khí biôgas; đẩy mạnh công tác thú y, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo định kỳ; kết hợp chặt chẽ giữa các khâu cung ứng giống, vốn và tiêu thụ sản phẩm. - Đối với lĩnh vực du lịch - dịch vụ, huyện chủ trương tiếp tục đổi mới phương thức họat động theo cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý mạng lưới kinh doanh, xây dựng các chợ mới. Với ngành du lịch, huyện kêu gọi đầu tư, quản lý chặt chẽ các điểm du lịch theo quy hoạch đã duyệt. Khi các dự án du lịch được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, dự báo hàng tuần sẽ có hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến đây nghỉ ngơi, vui chơi. Qua đó doanh thu từ du lịch - dịch vụ sẽ tăng hàng trăm lần, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 1.600 đến 6.000 dân. - Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư trong, ngoài huyện, thành lập các chương trình, kế hoạch hoạt động nhằm tháo gỡ những khó khăn cho ccs doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, từng bước thực hiện quy hoạch đất đai, dành quỹ đất thích hợp cho các điểm công nghiệp. Thời cơ và vận hội không bao giờ tự đến, nó đòi hỏi bản thân con người phải tự chủ động phát hiện và nắm bắt. Dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng cùng sự cùng sự quan tâm của các cấp, các ngành Trung ương và của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ba Vì đang nỗ lực vươn lên với tinh thần chủ động, sáng tạo. Trên cơ sở những thành tựu đã và đang đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Ba Vì nhất định sẽ trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, du lịch của Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung. Các tuyến du lịch Ba Vì đến 2010 1)      Xuất phát từ Hà Nội - Hà Đông theo hướng cao tốc lên Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, du khách có thế đến với điểm du lịch Khoanh Xanh - Suối Tiên, lên Vườn Quốc gia Ba Vì, leo núi, tắm ở bể nước khoáng, tắm suối tự nhiên, lên viếng thăm đền Thượng; tổ chức hội thảo, hội nghị ở Công ty Du lịch Ao Vua, nghỉ taih khách sạn Hương Rừng với hệ thống phòng nghỉ sang trọng hoặc những ngôi nhà sàn độc đáo, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông. 2)      Từ Hà Nội - Hà Đông theo quốc lộ 32 hoặc đường cao tốc qua Sơn Tây, theo đường 88 lên trung tâm suối Hai tham gia hoạt động du lịch văn hóa - thể thao trên hồ, thăm đảo cây xanh, tắm và câu cá; đi thăm rừng cò Ngọc Nhị; rừng nguyên sinh Tăng Tạ; đi thăm di tích Tản Đà; thăm cây đa Bác Hồ; lên sườn Tây núi Ba Vì thăm đền Trung; rồi theo quốc lộ 89 lên vùng Tây Bắc - Hòa Bình. 3)      Từ Hà Nội - Hà Đông theo đường 32 lên Sơn Tây thăm đền Và, đất hai vua ở Đường Lâm, chùa Mía (Sơn Tây) rồi lên Ba Vì thăm miếu Mền (Cam Thượng), lên đỉnh Chu Quyến, đình Tây Đằng, những di tích đặc biệt quan trọng được Nhà nước công nhận; qua làng lụa Vân Sa, lên làng họa sĩ Cổ Đô, từ đây qua ngã ba sông (nơi xưa cụ Nguyễn Bá Lân viết bài thơ nôm - Ngã ba Hạc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12505.doc
Tài liệu liên quan