Báo cáo Thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

 

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TĨNH 1

1. GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ TỈNH HÀ TĨNH 1

2. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 2

3. LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TĨNH 7

4. CƠ CẤU TỔ CHỨC 16

4.1. Cơ cấu tổ chức: 17

4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 17

PHẦN II: QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 19

I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 19

1. Những tiến bộ và tồn tại của hợat động đầu tư XDCB 20

2. Công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch: 24

3. Phương pháp lập dự án đầu tư 25

4. Vốn và nguồn vốn 26

5. Thẩm định dự án đầu tư 27

6. Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu 38

II: TÌNH HÌNH VẬN ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA NĂM 2007, QUÝ I NĂM 2008 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2009 40

1. Tình hình chung: 40

2. Tình hình vận động nguồn vốn ODA: 41

3. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án: 42

III: TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI HÀ TĨNH 44

1. Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 44

2. Đánh giá hiệu quả và kiến nghị: 45

IV: KẾ HOẠCH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO HÀ TĨNH NĂM 2009 48

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 49

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH NĂM 2006-2010 49

1. Những yêu cầu đặt ra cho kế hoạch 2009 49

2. Mục tiêu của kế hoạch năm 2009: 49

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: 50

1. Mục tiêu: 50

2. Các giải pháp: 51

KẾT LUẬN 53

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã bảo đảm tốt hơn chức năng tổng hợp tham mưu về phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý điều hành công việc chuyên môn trong cơ quan. Trách nhiệm phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng, các đồng chí cán bộ, chuyên viên rõ ràng nên đã từng bước khắc phục được những chồng chéo, giải quyết tốt mối quan hệ trong công tác giữa các phòng. Cơ quan giữ nề nếp giao ban tuần để triển khai Nghị quyết của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.Công tác học tập nghiên cứu đã đi vào nề nếp, các vấn đề vướng mắc về chuyên môn đã được trao đổi bàn bạc đi đến thống nhất, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý công chức viên chức thực hiện theo nguyên tắc quản lý của Nhà nước, triển khai thực hiện chế độ chính sách kịp thời, đáp ứng đầy đủ thông tin, vận dụng tốt chính sách của Đảng và Nhà nước vào công tác kế hoạch. Thực hiện tốt đề án giảm biên chế đã được UBND tỉnh duyệt và thực hiện đúng chỉ tiêu biên chế giao năm 2005. Đảm bảo quyền lợi về chế độ, về chính sách cho công chức viên chức trong các ngày lễ tết, ngày nghỉ. Thực hiện tốt quy chế làm việc và quy chế dân chủ của cơ quan. Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ về mọi mặt cho công chức viên chức : 02 đ/c theo học cử nhân chính trị, 01 đ/c học cử nhân hành chính, 01 đ/c học cao học, 02 đ/c học trung cấp chính trị, nhiều người được tham dự các khoá tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm. Về công tác quản lý chi tiêu tài chính: Thực hiện chi tiêu tiết kiệm đúng chế độ, đúng định mức đáp ứng điều kiện làm việc cho cơ quan. Chứng từ, sổ sách kế toán ghi chép đầy đủ, kịp thời, báo cáo đúng thời gian quy định, thực hiện quá trình hạch toán trên máy vi tính. Thực hiện công khai tài chính trong cơ quan. 1. Những tiến bộ và tồn tại của hợat động đầu tư XDCB 1.1. Những tiến bộ: - Nhiều thủ tục trong đầu tư XDCB đã được cải tiến nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước trong đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí trong XDCB. - Nhà nước đã kịp thời ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với từng thời kỳ giúp cho việc thực hiện các chính sách trong XDCB được đúng hơn, đầy đủ và triệt để hơn. Cụ thể: trong vòng 04 năm, điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng được thay đổi từ điều lệ ban hành kèm theo Nghị định đến 42/NĐ - Chính phủ ( ban hành ngày 11/7/1996) đến 92/ NĐ-CP (23 / 8/ 1997) và sau đó được chuyển thành Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP (18/7/1999) và sửa đổi, bổ sung theo 12/2000/NĐ-CP (19/5/2000).Qui chế đấu thầu được thay đổi từ Qui chế ban hành kèm theo Nghị định 43/NĐ-CP sang 88/1999/NĐ-CP và sửa đổi bổ xung theo 14/2000/NĐ-CP (19/5/2000), hiện đang có dự kiến ban hành Pháp lệnh về đấu thầu. Các bộ ngành ở trung ương cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn, các quyết định nhằm cụ thể hoá các quy định của Chính phủ về thủ tục đầu tư XDCB như: Bộ kế hoạch và đầu tưcó các thông tư 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/ 1999 và Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày 11/9/2000 hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư; Thông tư 01/2000/TT-BKH ngày 10/1/2000 hướng dẫn về nội dung tổng mức đầu tư; Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 01/9/2000 về hướng dẫn thực hiện Qui chế đấu thầu. Bộ xây dựng, Bộ tài chính, bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ giao t hông vận t ải và các bộ ngành khác cũng ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn, quy định một số nội dung về thủ tục trong đầu tư XDCB. - Cải tiến một số thủ tục rườm rà phức tạp, qua nhiều cầu, nhiều cấp gây phiền hà chậm trễ nhưng không mất đi sự kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện các quy định đã ban hành, bằng cách quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, cá nhân tham gia quản lý đầu tư và xây dựng 9 ( như : Qui định thời gian bắt buộc cho một số các công việc, bỏ hội đồng thẩm định dự án ở địa phương, qui định rõ Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thẩm định các dự án do tỉnh quản lý, bỏ một số nội dung cần thẩm định như: Tổng mức đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phương thức huy động vốn đầu tư... đối với các dự án do tư nhân đầu tư,cho phép UBND tỉnh được uỷ quyền quyết định đầu tư cho UBND cấp huyện, thị, Sở kế hoạch và đầu tư đối với các dự án có mức vốn thấp, không quan trọng ) Bổ xụng nội dung giám định đầu tư nhằm tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với từng dự án trong quá trình thực hiện đầu tư, kịp thời điều chỉnh các phát sinh trong quá trình thực hiện, tạm ngưng hoặc đình chỉ các dự án đầu tư có hiệu quả thấp, các dự án có những sai phạm t rong quản lý. - Các ngành đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đầu tư và xây dựng cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh. - Thủ tục đầu tư XDCB ở tỉnh đã có nhiều tiến bộ. Tỉnh đã tuân thủ đúng các qui định của chính phủ và ngành ở trung ương, vân dụng một cách đúng đắn vào hoàn cảnh thực tế của địa phương. - Đã tổ chức triển khai ngay các văn bản pháp qui mà chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương đã ban hành. Chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia quản lý đầu tư và xây dựng, như: đã chỉ đạo sở kế hoạch và đầu tư phối hợp với sở xây dựng tổ chức lớp tập huấn về đầu tư và xây dựng, Sở xây dựng tổ chức lớp tập huấn về giám sát thi công... - Cụ thể hoá các qui định của chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương. Xây dựng các cơ chế, chính sách riêng phù hợp với các quy định của chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương và phù hợp với điều kiện của tỉnh như: Đã ban hành đơn giá XDCB ( theo quyết định 952/QĐ - Uỷ ban nhân dân ), chỉ thị số : 10/CT-UB ngày 10/5/2005 nhằm tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng, chỉ thị về ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương,... - Kiểm tra thực tế các địa phương có nhu cầu đầu tư, chỉ đạo các ngành có liên quan hoàn tất các thủ tục để UBND tỉnh ban hành các văn bản về chủ trương đầu tư. - Quan tâm chỉ đạo các ngành, các huyện thị tập trung giải quyết các vướng mắc, tôn tại về thủ tục của các dự án nhất là các dự án trọng điểm. Đi sát thực tế, trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, giải quyết kịp thời các đòi hỏi của thực tế. - Kiểm tra thực tế, giải quyết ngay các phát sinh trong quá trình thi công như: Cho phép các chủ đầu tư lập điều chỉnh, bổ sung hoặc duyệt lại các dự án, chấp thuận các khối lượng phát sinh, thay đổi một số các thiết kế để phù hợp với thực tế... - Đôn đốc việc hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án đã hoàn thành. Đề ra biện pháp xử lý đối với các dự án chây ì không chịu làm quyết toán. - Một số ngành cải cách các thủ tục hành chính, công khai các thủ tục, qui đih thời gian bắt buộc đối với các công việc phải hoàn thành, như sở kế hoạch và đâu tư đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện so với qui định của nhà nước ở một số công tác: thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục để cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. 1.2. Tồn tại: -Các văn bản qui phạm pháp luật thay đổi nhiều, thời gian áp dụng ngắn đã cho công tác quản lý đầu tư va xây dựng không ít khó khăn. Có văn bản, qui định mới ban hành chưa kịp tập huấn ở địa phương đã bị thay đổi. Sự thay đổi trên kéo theo sự thay đổi hàng loạt các văn bản của các ngành có liên quan ở trung ương ( Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn...) Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc phê duyệt lại các dự án đầu tư. Do các qui thay đổi nên nhiều nội dung ( trong đó đặc biệt phải kể đến nội dung tổng mức đầu tư ) của nhiều dự án đã bị thay đổi so với duyệt lần đầu. Có những dự án chưa có vốn thực hiện hoặc thực hiện kéo dài phải phê duyệt lại nhiều lần. Việc thay đổi nhanh như vậy cũng gây tâm lý kém tin tưởng vào sự phù hợp của các quy định đối với công tác quản lý XDCB. - Có các quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế, ví dụ như: Qui chế quản lý đầu tư vã xây dựng qui định Kế hoạch đấu thầu của dự án được thể hiện trong BCNCKT và nội dung quyết định đầu tư, để có kế hoạch đấu thầu thì phải có kế hoạch vốn, nhưng trong phần điều kiện để ghi vốn kế hoạch thì dự án muốn ghi vốn phải có quyết định đầu tư, như vậy vấn để này rơi vào vòng luẩn quẩn. - Có các qui định của các ngành chưa thông nhất, chưa phù hợp với qui định của chính phủ hoặc của ngành được chính phủ giao, ví dụ; Trong đấu thầu một số gói thầu thuộc dự án trên địa bàn tỉnh ta do Bộ nông nghiệp và PTNT phê duyệt vẫn có giá trần và chào giá trực tiếp, như vậy khác với qui định của qui chế đấu thầu hiện hành. - các qui định được áp dụng chung cho mọi ngành nhưng nếu ngành nào được giao soạn thảo thì chỉ thiên về ngành đó, áp dụng với các ngành khác chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho việc lập và kiểm tra các tính toán kình phí. Ví dụ : Định mức dự toán ban hành theo quyết định 1242/1998/QĐ-BXD của bộ xây dựng còn thiếu nhiều định mức công việc thi công áp dụng công nghệ mới hoặc công việc của các ngành XDCB khác như: Thuỷ lợi, giao thông, điện... - Công tác kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các quy đinh trong đầu tư và xây dựng của cơ quan trung ương đối với cơ quan địa phương chưa được quan tâm nên một số qui định chưa được phù hợp vẫn không sửa đổi. - Tỉnh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức về đầu tư và xây dựng cho các cán bộ quản lý, dẫn đến nhiều cán bộ quản lý chưa nắm bắt kịp các qui định mới thay đổi. Nhiều chủ đầu tư và cán bộ quản lý đầu tư và xây dựng có hiểu biết rất hạn chế về nghiệp vụ quản lý dự án, hiểu biết chưa đầy đủ về trình tự, thủ tục trong XDCB. - Chưa triệt để tuân thủ đúng theo các quy định đã ban hành. Ví dụ : Giao nhiệm vụ thẩm định dự án cho sở khác ngoài Sở kế hoạch đầu tư, trong khi Qui chế Quản lý đầu tư vã xây dựng qui định chức năng thẩm định, trình duyệt các dự án đầu tư thuộc sở kế hoạch và đầu tư, các ngành có liên quan chỉ góp ý kiến. Một ví dụ khác: Trong chỉ thị số 10/CT-UB ngày 10/5/2005 của UBND tỉnh qui định: Các dự án do sở xây dựng chuyên ngành hoặc đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư thì tổng dự toán do Sở xây dựng thẩm định và trỉnh duyệt, nhưng thực tế đến nay chưa có công trình nào thực hiện như vậy. - Nhiều qui hoạch vùng, qui hoạch ngành không có hoặc đã cũ, không đáp ứng yêu cấu phát triển nên chưa có căn cứ đúng cho việc lựa chọn địa điểm, qui mô, giải pháp kỹ thuật cho các dự án. Một số qui hoạch mới xây dựng chất lượng chưa cao, chưa phù hợp, phải thay đổi trong thời gian ngắn, như qui hoạch thoát nước thành phố Hà Tĩnh, qui hoạch giao thông thị xã Hồng Lĩnh. - Việc quản lý giá vật liệu xây dựng chưa được thống nhất, chưa phú hợp, thay đổi chưa kịp theo biến động của thị trường, làm cho công tác dự toán, thanh quyết toán chưa sát thực, điều chỉnh nhiều lần. Cụ thể : Hiện tượng cho phép áp dụng giá riêng đối với một số loại vật liệu phổ biến ( như: Đất đắp nền, đá các loại, cát các loại, ) trên cùng một địa bàn còn xẩy ra. Giá các loại vật liệu ( cát, đá, ….) đối với các vùng xa trung tấm huyện, thị nếu tính theo hệ số quy định chưa sát với giá thị trường, nhiều khi có sự cách biệt rất lớn. Giá một số vật tư vật liệu thông báo tại thành phố Hà Tĩnh không sát với giá thị trường. - Phân công trách nhiệm, quyền hạn trong công tác thanh, quyết toán hiện nay đang có sự trồng chéo giữa hai cơ quan : Kho bạc nhà nước và Sở tài chính Vật giá. Kho bạc Nhà nước thẩm định thanh toán, cấp phát, nhưng khi Sở tài chính quyết toán thì tiến hành thẩm định lại kết quả thẩm định cấp phát của kho bạc, gây phiền hà, mất thời gian cho công tác thanh quyết toán của các chủ đầu tư. 2. Công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch: 2.1. Công tác xây dựng và tổng hợp kế hoạch. Tổ chức tốt công tác xây dựng, tổng hợp kế hoạch từ các Ngành, huyện, thị xã; Cụ thể hoá các chỉ tiêu kế hoạch, trình UBND tỉnh, Thường vụ Tỉnh uỷ để giao kế hoạch năm 2008 cho các đơn vị đúng chỉ đạo về nội dung và thời gian theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kế hoạch 2005 được tổ chức giao cho các ngành, huyện, thị sớm nhất (ngày 31/01/2005), đảm bảo chất lượng, nội dung và hình thức so với các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các huyện thị triển khai thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước. Công tác xây dựng và tổng hợp kế hoạch năm 2006 được triển khai theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo đúng quy trình, kế hoạch được xây dựng và tổng hợp từ dưới lên. Trong quá trình xây dựng kế hoạch sở đã tổ chức làm việc, thảo luận với các huyện, ngành để nghe và tìm hiểu tình hình, phát hiện những yêu cầu và vấn đề mới theo yêu cầu và tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; tích cực khai thác nội lực, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của cơ sở, các ngành các cấp huy động mọi nguồn lực để phát triển KT- XH, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư để thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy báo cáo kế hoạch 2003 đã đề cập nhiều vấn đề mới và được tính toán cân đối cùng với những giải pháp chủ yếu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư đảm bảo chất lượng và thời gian quy định. 2.2. Công tác theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch : Thực hiện chức năng nhiệm vụ Sở kế hoạch và đầu tư đã tổng hợp xây dựng và giúp UBND tỉnh, Tỉnh uỷ chỉ đạo điều hành kế hoạch: Việc theo dõi nắm tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đã làm thường xuyên và có chất lượng. Nắm bắt được tình hình và những khó khăn vướng mắc, những yêu cầu của các đơn vị, giúp các đơn vị giải quyết vốn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đề xuất được những biện pháp, kiến nghị về công tác quản lý và điều hành, tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo và điều hành kế hoạch. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm đã có kết quả rõ rệt về phát triển kinh tế - xã hội, về đầu tư XDCB. Đề xuất các phương án huy động vốn cho đầu tư phát triển, tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành bổ sung tăng vốn đầu tư cho tỉnh cao hơn năm trước (đến tháng 11/2008 tỉnh đã được bổ sung 158 tỷ đồng). 3. Phương pháp lập dự án đầu tư Đối với mỗi nội dung có các phương pháp cụ thể thích hợp. Ngoại trừ các nội dung có quy định pháp pháp luật, còn các nội dung khác để có những phương pháp cụ thể khi lập cũng như khi thẩm định, đánh giá dự án, trrong đó có các dạng phương pháp sau: - Phân tích so sánh, lựa chọn các phương án tối ưu hoặc hợp lý (chọn vị trí xây dựng, chọn công nghệ, chọn thiết bị, chọn giải pháp kỹ thuật và tổ xây dựng...). - Phân tích đánh giá độ tin cậy, mức khả thi của các giải pháp hay của dự án nói chung (các phương pháp tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, phân tích rủi ro...). - Thống kê kinh nghiệm kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên liệu hay chi phí sản xuất nói chung) 4. Vốn và nguồn vốn Đối với 3 chỉ tiêu Nhà nước giao, tỉnh đã hoàn thành vượt mức như: Sản lượng lương thực có hạt 50 vạn tấn, thực hiện 53,4 vạn tấn; vốn đầu tư giao tổng số 135,7 tỷ đồng, thực hiện vượt kế hoạch từ 220 -230 tỷ đồng; chỉ tiêu thu và chi ngân sách vượt kế hoạch. Vốn: Năm 2006, các nguồn vốn đầu tư XDCB được huy động khá hơn năm trước, nhất là vốn từ các chương trình Chính phủ (Phân lũ chậm lũ, du lịch, thể thao, thuỷ sản), vốn bổ sung từ Ngân sách trung ương; tiếp tục triển khai nhiều công trình lớn, trong điều hành có sự tập trung chỉ đạo và xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc xảy ra, do đó đã khắc phục được yếu kém trong quá trình đầu tư và xây dựng. Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn ước đạt 2000 tỷ đồng, vốn đầu tư do địa phương thực hiện đạt trên 1100 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với năm trước, trong đó: vốn ngân sách nhà nước đạt trên 450 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần; vốn tín dụng ưu đãi đạt 410 tỷ đồng, tăng gấp trên 5 lần; vốn huy động của nhân dân đạt trên 60 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm trước. Đối với nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý dự kiến các công trình XDCB đến hết năm 2011: - Kế hoạch 2007 đến nay đã triển khai xây dựng 86 công trình, trong đó đầu năm bố trí 73 công trình (44 công trình chuyển tiếp và 29 công trình khởi công mới), trong năm bổ sung 13 công trình. Các công trình chuyển tiếp, công trình trọng điểm được triển khai đảm bảo tiến độ thi công, như công trình cơ sở hạ tầng khu Vũng Áng, Thạch Khê, đường vành đai chống lũ thượng nguồn sông Ngàn Phố, kênh tưới 12B, sân vận động,, đường 10, vùng phân lũ chậm lũ, các công trình tu bổ đê điều... - Dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ có 43 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, trong đó: 20 công trình hoàn thành cả vốn và khối lượng, 23 công trình hoàn thành khối lượng đưa vào sử dụng và năng lực mới tăng thêm gồm: tưới 4.000 ha, tiêu 710 ha, hoàn thành 15.500 m kênh tưới; 19,2 Km đường; 3 cầu; 26 cống; đưa vào sử dụng 17.248 m2 sàn công trình dân dụng, nâng cấp 50 ha trại giống lúa... Tồn tại chủ yếu của đầu tư XDCB năm 2008 là: + Vốn vay phải trả đến hạn mỗi năm trên 10 tỷ đồng; + Vốn yêu cầu đối ứng cho các dự án do các Bộ duyệt, UBND tỉnh thoả thuận tương đối lớn trên 180 tỷ đồng (trong đó: thuỷ lợi 31,9 tỷ, cấp nước 46,9 tỷ, giao thông 56,7 tỷ, y tế 44 tỷ); + Công trình đến năm 2009 phải hoàn thành theo dự án được duyệt là trên 511 tỷ đồng (trong đó công trình hoàn thành thanh toán khối lượng trên 85 tỷ đồng). + Số lượng công trình đầu tư xây dựng nhiều, khối lượng làm vượt so với nguồn vốn quá lớn trong khi khả năng để thanh toán có hạn, chất lượng 1 số công trình chưa cao, còn thiếu sự phối hợp chỉ đạo giữa các ngành, các cấp. Thật vậy, Trong XDCB vẫn còn những tồn tại, công tác quản lý đầu tư còn nhiều bất cập, các dự án được phê duyệt quá lớn không tương xứng với khả năng về nguồn vốn, tình trạng các dự án xin duyệt để đi chạy vốn còn nhiều, nhiều công trình còn dở dang với khối lượng thực hiện khá lớn (vượt kế hoạch về vốn) nhưng chưa có vốn thanh toán và thiếu khả năng cân đối trong năm 2008, phải chuyển sang năm 2009. 5. Thẩm định dự án đầu tư 5.1. Đặc điểm của các dự án được thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh. Những dự án đầu tư được gửi đến Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh để thẩm định là những dự án thuộc cấp tỉnh quản lý, việc quyết định và phê duyệt dự án là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh có nhiệm vụ lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan để phục vụ cho việc thẩm định dự án trình UBND tỉnh trong việc ra quyết định phê duyệt dự án. Có hai mảng dự án lớn được gửi đến Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh thẩm định là: Thứ nhất: những dự án được cấp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nói chung đây là những dự án nằm trong kế hoạch của tỉnh. Vốn được tài trợ cho những dự án này chủ yếu là: vốn ngân sách trung ương cấp cho tỉnh và vốn ngân sách địa phương để lại. UBND tỉnh dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng năm và vốn ngân sách có trong năm để đưa ra danh mục các dự án sử dụng vốn kế hoạch cho đầu tư xây dựng. Bởi vậy đây là những dự án được UBND tỉnh xem xét, phân tích và chọn lọc kỹ càng. Việc phân tích hiệu quả của dự án là khâu quan trọng bởi những dự án đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh. Nhìn chung, những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách nhà nước là những dự án đầu tư công cộng. Sản phẩm của những dự án là hàng hoá công cộng và mục tiêu chính là nhằm phục vụ lợi ích chung cuả công cộng, của toàn xã hội. Các dự án này không phải hoàn trả vốn cho nhà nước. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội được coi trọng. Thứ hai: Những dự án sử dụng vốn tín dụng ưu đãi. Chủ yếu những dự án này sử dụng vốn vay của Nhà Nước là những dự án đầu tư cho sản xuất, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các nguồn vốn của nhà nước được dùng để cho vay những dự án này là: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, ngoài ra một số dự án còn sử dụng vốn FDI. Khi sử dụng các khoản vốn này, doanh nghiệp phải trả lãi theo quy định của nhà nước nhưng nói chung, lãi suất được sử dụng là lãi suất ưu đãi do nhà nước đưa ra với tính chất hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp nhà nước để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù đây là những dự án vay vốn nhưng những dự án này cũng phải nằm trong kế hoạch cho vay của nhà nước, nằm trong quy hoạch tổng thể của ngành, lãnh thổ. Bên cạnh việc đạt được hiệu quả về kinh tế, các dự án còn phải đạt hiệu quả về mặt xã hội. Quy trình thẩm định hai loại dự án này là hoàn toàn như nhau. * Việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh khác so với ngân hàng thương mại: Đối với ngân hàng thương mại: những dự án được thẩm định là những dự án vay vốn của ngân hàng. Điều mà ngân hàng quan tâm nhất là làm sao bảo toàn và phát triển vốn của mình, do đó khi dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng, ngân hàng luôn quan tâm đến việc trả gốc và lãi cho mình. Phương thức trả gốc và lãi do ngân hàng quy định. Lãi suất các doanh nghiệp phải trả có thể là lãi suất trên thị trường hay lãi suất ưu đãi do nhà nước chỉ định. Việc thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thiên về việc thẩm định hiệu quả tài chính hơn. Đối với Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh: Những dự án được thẩm định là những dự án nằm trong kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành. Những dự án này khi đi vào hoạt động, nó không những ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà điều quan trọng hơn là nó ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, tình hình kinh tế- xã hội của cả tỉnh. Việc thẩm định dự án đầu tư không thể chỉ coi trọng về hiệu quả kinh tế mà coi nhẹ các mặt khác được. Đôi khi, đối với một số dự án, việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội được đưa lên hàng đầu. Do có sự khác nhau như vậy nên việc thẩm định dự án đầu tư giữa Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh và ngân hàng có một số điểm không giống nhau.*** Sau khi xem xét vốn ngân sách trung ương cấp phát cho tỉnh, ngân sách địa phương để lại UBND Tỉnh lên cân đối cơ cấu vốn cho các ngành kinh tế trong tỉnh. Đầu năm, UBND Tỉnh gửi kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách kèm danh mục công trình được đầu tư trong năm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.. Nhìn chung có chín ngành kinh tế được đầu tư bởi vốn ngân sách. Vốn ngân sách chủ yếu là hai nguồn chính: nguồn ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương, bên cạnh đó còn có một số nguồn khác như: các nguồn thu để lại, vốn viện trợ... Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của 3 năm: 2006: 612.4 tỷ tăng 69.2% so với năm 2005,năm 2007 là :1013.5 và năm 2008 là: 2113 tỷ. Điều đó đã chứng tỏ rằng: khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc đầu tư cho các ngành kinh tế có xu hướng tăng lên. Vốn ngân sách ở các năm được phân bố cho các ngành kinh tế nhưng nhìn chung ở cả ba năm vốn tập trung nhiều hơn cho các ngành: Nông, lâm, thuỷ lợi, giao thông và, giáo dục đào tạo. Trong đó ngành nông- lâm - thuỷ lợi vẫn được nhà nước chú trọng hơn bởi vì tỉnh Hà Tĩnh xuất phát là tỉnh nông nghiệp. Do đó việc chú trọng đầu tư cho ngành nông- lâm- thuỷ lợi là cần thiết.Năm 2006: tổng vốn giành cho ngành là: 193.72 tỷ chiếm 21% trong tổng số vốn. Năm 2007: 260.51 tỷ chiếm 26% trong tổng số vốn. Trong khi đó năm 2008: 336 tỷ chiếm 21% trong tổng số vốn. Do định hướng của nhà nước đề ra: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhà nước giảm dần tỷ trọng phân bổ vốn cho ngành nông- lâm - thuỷ lợi để tăng tỷ trọng cho các ngành khác. Ngành giao thông, xu hướng đầu tư tăng dần. Cụ thể là năm 2006: tổng mức vốn cấp cho ngành là: 98.86 tỷ chiếm 15% trong tổng mức vốn; năm 2007: 162.3 tỷ chiếm 16% trong tổng mức vốn ; năm 2008: 400,6 tỷ chiếm 19%. Trong một số năm gần đây, giao thông cũng là một ngành được chú trọng. Bởi muốn cho nền kinh tế của tỉnh phát triển thì cần thiết phải cải tạo hệ thống, mạng lưới giao thông. Khi giao thông thuận tiện, việc đi lại được dễ dàng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu với các tỉnh bạn. Trong năm 2008 có 14 dự án được đầu tư trong ngành giao thông, trong đó có 5 công trình mới, 9 công trình chuyển tiếp. Về giáo dục đào tạo, với mục tiêu của tỉnh là trong năm 2006 xoá nạn mù chữ. Bởi vậy việc đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo năm 2006, 2007,2008 có một bước phát triển đáng kể. Năm 2008: số vốn giành cho các dự án là: 368 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng vốn đầu tư. Trong năm này, vốn được cấp cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Điều đó đã chứng tỏ, giáo dục đào tạo ngày càng được chú trọng. Trong khi đó năm 2007: tổng vốn đầu tư:123 tỷ với 11 dự án: 4 dự án mới, 7 dự án chuyển tiếp. Năm 2006 chỉ có: 81.24 tỷ với:8 dự án. Với những con số trên chứng tỏ tầm quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo, đó chính là bước đệm đáng mừng để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, một số ngành khác: cấp nước, công trình công cộng, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, trụ sở cơ quan quản lý... vốn đầu tư không biến động nhiều giữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21956.doc
Tài liệu liên quan