Báo cáo thực tập tại Thư viện trường Thực hành sư phạm Sóc Trăng

PHỤ LỤC

Trang

Lời giới thiệu 2

I. Giới thiệu 3

1. Trường thực hành sư phạm 3

1.1 Lịch sử hình thành trường 3

1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường 3

1.3 Cơ sở vật chất của trường 4

1.4 Nhiệm vụ chức năng 4

1.5 Thành tích của trường 4

2. Tình hình thâm nhập thực tế 5

3. Thư viện trường Thực hành sư phạm Sóc Trăng 7

3.1 Giới thiệu Thư viện 7

3.2 Hồ sơ chuyên môn 8

II. Nội dung công việc được phân công và cách thức thực hiện 9

1. Trực và sắp xếp trang thiết bị phòng sinh 9

2. Phân loại tranh và bản đồ 9

3. Làm chương trình giới thiệu sách 10

4. Phân loại tài liệu 12

5. Mô tả tài liệu 16

III. Thuận lơi và khó khăn 17

1. Thận lợi 17

2. Khó khăn 17

IV kết quả đạt được qua đợt thực tập 18

V. Đề xuất, kiến nghị 19

Lời cảm ơn 20

Nhận xét của người hướng dẫn 21

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 21135 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Thư viện trường Thực hành sư phạm Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tổ chức của nhà trường Ban giám hiệu (gồm 3 bộ phận) Cô Lý Thị Đào - P.HT CĐSP Hiệu trưởng trường THSP    Cô Dương Cẩm Mười:             P.Hiệu trưởng trường THSP Cô Lâm Ngọc Minh:                P.Hiệu trưởng trường THSP Các cấp học: (3 cấp học) Mẫu giáo và THCS: Cô Dương Cẩm Mười quản lý. Tiểu học:              Cô Lâm Ngọc Minh quản lý.  Các tổ, khối: (7 tổ) Tổ Mẫu giáo:               Tổ trưởng cô Khương Cẩm Tú. Tổ 1 Tiểu học:             Tổ trưởng cô Huỳnh Tường Vân. Tổ 2 Tiểu học:             Tổ trưởng cô Trỉnh Hồng vân. Tổ Tự nhiên(THCS):   Tổ trưởng cô Đỗ Thị Nghính. Tổ Xã hội(THCS):       Tổ trưởng cô Lê Thúy Hằng. Tổ cấp dưỡng:            Tổ trưởng cô Tăng Thị Phượng. Tổ văn phòng:            Tổ trưởng cô Lâm Ngọc Minh. Đoàn thể: Bí thư chi bộ 1:              Cô Dương Cẩm Mười Bí thư chi bộ 2:               Cô Đỗ Thị Minh Hậu Chủ tịch công đoàn:       Cô Điền Huỳnh Phương Thảo Bí thư chi đoàn:              Thầy Nguyễn Văn Giàu Tổng phụ trách:              Cô Lê Hoàng Thơ Cơ sở vật chất của nhà trường 1.3.1 Phòng học: 35 phòng học kiên cố (3 cấp học) a) Phòng làm việc và chức năng: 3 phòng làm việc( phòng gv, BGH), 4 phòng chức năng( Thư viện, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng y tế). b) Phòng phục vụ bán trú: 04 phòng( phòng bếp, phòng ăn, 02 phòng ngủ và khu nhà vệ sinh với 32 phòng) đang xây 01 nhà ngủ với 500 học sinh bán trú) công trình xây dựng trường Mẫu giáo và các phòng chức năng của THCS và hội trường đang khởi công.  Nhiệm vụ, chức năng: Giảng dạy chương trình 2 buổi theo qui chế trường Thực Hành Sư Phạm số 31/1998 của bộ GD&ĐT và dạy tiếng Anh từ lớp Chồi đến lớp 9 có mở lớp 10, 11 dạy Tin học từ lớp 3 đến lớp 10,11 Phục vụ cho công tác thực tập, kiến tập của trường CĐSP ở 3 cấp: MG, TH, THCS. Tổ chức bán trú cho học sinh từ MG, TH, THCS với trên 600 học sinh bán trú. Thành tích của trường: Tập thể: Nhiều năm liền được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cá nhân: 04 cá nhân đạt giải viên phấn vàng và giải Võ Trường Toản. Nhiều giáo viên đạt GVG cấp trường, huyện, tỉnh. Có học sinh giỏi cấp khu vực và quốc gia về tin học và MTCT Các tổ chức đoàn thể: Nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu, công đoàn, chi đàn vững mạnh tiêu biểu, được Đảng, Đoàn Ủy, Dân Chính Đảng khen tặng. Tình hình thâm nhập thực tế Nghe báo cáo của nhà trường Báo cáo sơ lược về tình hình hoạt động của trường của cô Dương Cẩm Mười phó hiệu trưởng trương Thực Hành Sư Phạm: Khối THCS trường Thực Hành Sư Phạm được hình thành từ năm 2000 có  2 lớp với 59 học sinh đến nay đã được  8 lớp với 302 học sinh trung bình 33hs/lớp. Tổng số giáo viên 18 giáo viên tỉ lệ 2,0. Trường thực hiện giảng dạy chương trình 2buổi/ ngày và môn tin học được xem là môn chính khóa. Trường có  tổ chức bán trú cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Thực hiện theo qui chế trường Thực hành Sư phạm, với chức năng phục vụ thực tập, kiến tập, thực tế cho trường CĐSP Sóc Trăng . Thành tích của học sinh: có nhiều học sinh giỏi cấp Tỉnh ở các môn văn hóa và tin học trẻ không chuyên ,giải toán nhanh trên máy tín Casio trong nhiều năm liền. Đặc biệt có học sinh dự thi cấp khu vực và toàn quốc các môn: Tin học, văn hay chữ tốt, giải toán nhanh trên máy tính Casio. Thành tích của giáo viên: Có nhiều giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp trường, 4 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp Huyện và 1 chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh, 1 giáo viên đạt giải “Võ Trường Toản”. 100% tổ đạt lao động tiên tiến. 100% đạt lao động giỏi và 61,1 % đạt lao động tiến tiến xuất sắc được khen thưởng. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý được thực hiện rất tốt. 100% giáo viên đều biết ứng dụng CNTT trong giảng dạy và soạn bài dạy điện tử khá tốt: Có 5 giáo viên đạt từ giải I đến KK trong các lần dự thi bài giảng điện tử do trường CĐSP và trường THSP tổ chức. Mỗi tổ đều có trang Web riêng, một số môn đã sử dụng tốt các phần mền trong giảng dạy như Môn vật lý, Toán, Tin, Mỹ thuật, Sinh, Hóa, Sử,…… Chất lượng giảng dạy: 73,7 % học sinh khá giỏi tỉ lệ học sinh yếu chỉ chiếm <2% Đa số học sinh đều có tinh thần học tập tốt, chấp hành nghiêm túc nội qui nhà trường, lớp qui định. Được sự quan tâm của lãnh đạo trường CĐSP, Phòng GD & ĐT Mỹ xuyên, Sở GD&ĐT Sóc Trăng và sự tín nhiệm của PHHS khối THCS trường Thực hành sư phạm ngày càng lớn mạnh và chất lượng ngày càng nâng cao. Báo cáo của cô Hồng về tình hình hoạt động của thư viện như: vốn tài liệu tham khảo của thư viện 3053 (bao gồm cả tiểu học và trung học cơ sở), tài liệu sách giáo khoa 750 bản, vốn tài liệu của trung học cơ sở là 1633 bản, trang thiết bị và cơ sở vật chất của thư viện. Dự họp hội đồng sư phạm của nhà trường để nghe báo cáo việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường trong tháng 2 và đề ra kế hoạch cho tháng 3, tham khảo ý kến đóng góp của giáo viên và của sinh viên thực tập và ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. Dự sinh hoạt đầu giờ vào mỗi thứ hai đầu tuần để nhge báo cáo về các hoạt động của đoàn, đội, nhắc nhở học sinh chưa ngoan, phát động các phong trào như viết thư quốc tế UPU. Sự chuẩn bị của sinh viên khi thực tập Có ý thức được tầm quan trọng của đợt thực tập này, đem những điều học được trên lí thuyết ở trường để áp dụng vào thực tiễn công tác thư viện. Tích cực ôn luyện kiến thức chuyên ngành và một số kĩ năng phục vụ bạn đọc, có sự chuẩn bị về tâm lí tạo nên những lí thú trong công việc. Thư viện trường thực hành sư phạm Sóc Trăng Giới thiệu Thư viện Thư viện trường Thực Hành Sư Phạm là một hệ thống Thư viện trường học trực thuộc trường Thực Hành Sư Phạm Sóc Trăng, được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên và học sinh của truờng… Được sự quan tâm của nhà trường hiện nay Thư viện hoạt động rất tốt và đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thư viện, nhà trường đã đầu tư để phát triển thư viện ngày càng tốt hơn phục vụ cho trường đạt hiệu quả hơn. Do hiện nay, Thư viện đã tách ra thành hai thư viện đó là Thư viện tiểu học và Thư viện trung học cơ sở nên số lượng tài liệu ở hai Thư viện cũng đã hạn chế và ít hơn. Cơ sở trang thiết bị trong thư viện Vốn tài liệu của thư viện cụ thể như: Lược đồ lịch sử: 38 lược đồ Tranh ảnh lịch sử: 13 ảnh Sách giáo khoa lớp 6: 110 cuốn Sách giáo khoa lớp 7: 125 cuốn Sách giáo khoa lớp 8: 156 cuốn Sách giáo khoa lớp 9: 152 cuốn Sách giáo khoa lớp 10 – 11: 72 cuốn Sách giáo viên lớp 6: 61 cuốn Sách giáo viên lớp 7: 78 cuốn Sách giáo viên lớp 8: 129 cuốn Sách giáo viên lớp 9: 119 cuốn Sách giáo viên lớp 10 – 11: 15 cuốn Sách bài tập từ lớp 6 đến lớp 11: 323 cuốn Băng: 57 băng Sách tham khảo (tự nhiên thiên văn, văn học xã hội, tài liệu nghiên cứu học sinh): 137 cuốn. Tài liệu nghiên cứu của giáo viên: 38 cuốn Thiết kế bài giảng từ lớp 6 đến lớp 9: 25 cuốn Tranh vật lý công nghệ, toán học khối 8 – 9: 66 tranh Tranh hóa học: 19 tranh Tranh sinh học: 204 tranh Lược đồ địa lí: 122 lược đồ Trang thiết bị phục vụ giảng dạy: hiện nay thư viện có 3 máy laptop, trong đó có 2 máy giành cho trung học cơ sở và tiểu học, 1 máy giành cho mẫu giáo, 4 máy casset, 4 phòng chức năng, các loại tranh ảnh bản đồ (địa lí, lịch sử, sinh hóa, công nghệ…), đồ dùng thí nghiệm (vật lí, hóa học, sinh học…). Hiện nay Thư viện sắp xếp tài liệu theo môn loại như: tài liệu nghiên cứu học sinh, tự nhiên thiên văn, sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, văn học xã hội… thuận tiện cho người đọc tìm kiếm theo chủ để mà mình muốn tìm. Hồ sơ chuyên môn Sổ đăng ký cá biệt Sổ đăng kí sách giáo khoa Sổ mượn của giáo viên Sổ thống kê bạn đọc Sổ đăng kí tổng quát Sổ mượn sách của học sinh Sổ mượn trang thiết bị Sổ theo dõi lượt bạn đọc Sổ nhập báo tạp chí Sổ nhập báo tạp chí học sinh NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN Trực và sắp xếp trang thiết bị phòng sinh Hiện nay trường thực hành sư phạm đã được xây dựng mới và trường đã giành riêng một số phòng chức năng như: phòng thực hành sinh, phòng thực hành hóa, phòng thực hành công nghệ lí 6-7, phòng thực hành công nghệ lí 8- 9, mục đích của các phòng chức năng này là giúp học sinh tiếp cận thực tế, biết vận dụng lí thuyết vào trong thực hành và cũng giúp các em ham học hỏi hơn trong tiết học. Trong đó em được phân công trực phòng thực hành sinh, phòng thực hành sinh cũng vậy, phòng này phục vụ cho bộ môn sinh học của khối trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9. Trang thiết bị phòng này khá đầy đủ và những trang thiết bị này vẫn còn mới nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để kết quả của học sinh đạt kết quả tốt nhất. Nhà trường đã mua trang thiết bị khá đầy đủ, các trang thiết bị này phục vụ cho từng khối lớp. Ví dụ: Đối với sinh học 6 có các thiết bị như: cập ép thực vật, chậu trồng cây có đĩa lót, kéo cắt cành, lam kính, khây nhựa, lam men, kiềng ba chân, lưới inox, đèn cồn thí nghiệm... không chỉ riêng lớp 6 mà các lớp khác cũng có khá đầy đủ ngoài ra còn có các mô hình tranh ảnh cụ thể giúp học sinh tiếp cận và thu hút học sinh theo dõi hơn, kích thích khả năng tìm tòi và học hỏi của học sinh khi nhìn thấy những việc mới lạ, các mô hình đó là: mô tình tôm, ếch, cá chép, thằn lằn, chuồn chuồn, thỏ, mô hình ADN, máy ghi hoạt động cơ tim, kính hiển vi, kính lúp... Diện tích phòng khá rộng và được chia làm hai phòng nhỏ, một phòng được sử dụng để cất giữ trang thiết bị, một phòng giành để cho học sinh và giáo viên thực hành. Phòng rộng, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ thuận tiện cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Phân loại tranh và bản đồ Đây là một khâu trong nghiệp vụ Thư viện, qua việc này giúp ta biết được cách thức sắp xếp thiết bị sao cho hợp lí và thích hợp giúp cho việc tìm kiếm thiết bị dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài việc sắp xếp thiết bị phòng sinh em còn biết cách phân loại tranh ảnh và bản đồ địa lí. Trong các môn chuyên ngành Thư viện em chưa được phân loại tranh nên khi bắt tay vào việc như: số lượng tranh ảnh nhiều nhưng lại bị phân tán, bị lẫn lộn vào các tranh ảnh khác nên việc tập hợp tranh cùng chủ để lại rất khó, những tranh ảnh này được giáo viên và học sinh sử dụng xong không để đúng vị trí, do Thư viện mới vừa tách ra nên vẫn chưa sắp xếp hoàn chỉnh, cụ thể như tranh phòng sinh lại đặt trong tranh của phòng công nghệ lí. Vì số lượng tranh nhiều nên không thể treo lên hết nên chúng em đã tập họp những tranh có cùng chủ đề lại, cuộn lại và có dán giấy ghi chú bên ngoài để khi có người tìm sẽ tìm kiếm nhanh chóng hơn. Ví dụ: Sơ đồ cấu tạo cá chép Tranh 1: Cấu tạo ngoài – Bộ xương Tranh 2: Nội quan – Hô hấp Tranh 3: Hệ tuần hoàn – Não bộ - Hệ thần kinh. Làm chương trình giới thiệu sách Trong trường học em đã từng tham gia vào làm chương trình triển lãm sách nhưng đây là lần đầu tiên em được là một chương trình giới thiệu sách cho bạn đọc nên cũng đã gặp không ít khó khăn như: Khó khăn khi chọn sách giới thiệu, khi chọn sách nhiều bạn có nhiều ý kiến khác nhau ý kiến của ai cũng có lí nhưng phải thống nhất trong việc chọn ý kiến chung nhất và phải phù hợp với chủ đề đã chọn. Khi đã chọn được sách phù hợp chủ đề chúng em phải tóm tắt nội dung của sách, khi tóm tắt khó khăn lớn nhất là phải làm sao tóm được nội dung chính của cuốn sách, truyền đạt được chủ ý mà mình muốn truyền đạt lại cho bại đọc, và phải lựa chọn những gì nổi bật nhất trong sách để có thể thu hút bạn đọc theo dõi. Ví dụ: Trong quyển sách “Tuyến điểm du lịch Việt Nam” ta phải chọn những địa danh nào vừa nổi tiếng mà phải có nội dung mới lạ, những thông tin mà bạn đọc chưa biết dù bạn đọc đã biết được địa danh đó. Do nhũng quyển sách này đã được xuất bản khá lâu nên có những thông tin đã được đổi mới. Ví dụ: Trong quyển “Đồng bằng sông Cưu Long đoán chào thế kỉ XXI” có viết “tỉnh Cần Thơ một tỉnh nằm ở phía tây sông Hậu” nhưng hiện nay Cần Thơ đã là thành phố nên đòi hỏi người tóm tắc không chỉ dựa vào sách mà phải chú ý cập nhật những thông tin mới để phù hợp với thời đại. Việc tìm kiếm hình ảnh để minh họa cho nội dung cũng gặp không ít khó khăn. Khi kiếm hình ảnh không phải chỉ cần lên internet là tìm được, khi tìm kiếm hình ảnh cần phải thu thập hình ảnh từ nhiều nguồn khác khau để có thể tìm kiếm được những hình ảnh chính xác và phải rõ khi chiếu lên cho bạn đọc xem có thể nhìn thấy rõ. Do trang thiết bị trong thư viện còn hạn chế nên gặp khó khăn khi xử lí kĩ thuật về âm thanh hình ảnh của bài giới thiệu. Thuận lợi Được sự hướng dẫn và góp ý của cô hướng dẫn nên công việc diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường về hỗ trợ kĩ thuật, trang thiết bị (âm thanh, ánh sáng, máy tính, máy chiếu, âm nhạc,…), địa điểm phục vụ cho buổi giới thiệu sách nên buổi giới thiệu đã diễn ra tốt đẹp. Được sự phối hợp giúp đỡ của nhóm sinh viên thực tập lớp Thư viện thông tin về việc tóm tắt tài liệu, tìm kiếm hình ảnh, nhạc và video. Nội dung của chương trình giới thiệu sách: chương trình giới thiệu sách giới thiệu về chủ đề “Việt Nam đất nước con người” qua 6 tên sách: “Tuyến điểm du lịch Việt Nam của thạc sĩ Bùi thị Hải Yến (nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000), “Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỉ XXI” (nhà xuất bản Giáo dục, 2005), “Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Sóc Trăng”, “Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh (nhà xuất bản Thanh niên, 2004), “Danh nhân Hồ Chí Minh” của Thành Duy, Trần Huỳnh, Đặng Quốc Bảo (nhà xuất bản Lao động,2000), “Ca dao tục ngữ dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (xuất bản năm 1998). Mục đích của buổi giới thiệu sách là giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về quê hương đất nước con người Việt Nam, biết được trang sử vàng hào hùng của dân tộc, cho các em thấy được sự đổi mới từng ngày của quê hương đất nước và sự lao động vất vả từng ngày của người dân Việt Nam. Qua buổi giới thiệu sách em cũng đã có được kinh nghiệm về chuyên ngành của mình, đồng thời qua chương trình này em cũng đã nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của cô Dương Cẩm Mười phó hiệu trưởng nhà trường: Ưu điểm: Làm chương trình khá tốt. Nội dung hay, ngắn gọn, xúc tích phù hợp với chủ đề. Nhân viên Thư viện và các sinh viên thực tập chủ động tiến hành công việc Học sinh tham gia đầy đủ và tích cực trả lời các câu hỏi Rút kinh nghiệm Người thuyết minh cần phải đọc rõ ràng, truyền cảm, và sinh động hơn. Khi giới thiệu sách phải làm sao cho người xem chú ý đến những quyển sách mình đang giới thiệu, ví dụ như khi người thuyết minh giới thiệu đến quyển sách nào thì phải có một người cầm quyển sách đó lên và làm một số động tác như mở quyển sách ra để thu hút bạn đọc vào quyển sách mình đang giới thiệu. Thư viện chưa truyền đạt được chủ đề “Văn hóa đọc” cho học sinh, giúp cho học sinh biết quí trọng những quyển sách, chưa truyền đạt cho học sinh biết được lợi ích của việc đọc sách là bổ sung kiến thức trong các môn học và tăng thêm sự hiểu biết của riêng cá nhân mình như thế nào. Tất cả những lời nhận xét và đóng góp ý kiến này sẽ là hành trang quí giá cho em khi bước vào công tác chuyên môn của mình. Phân loại tài liệu Phân loại tài liệu: Thu hẹp phạm vi của công tác phân loại về phạm vi công tác của các Cơ quan Thông tin Thư viện khi xử lý tài liệu. Như vậy, phân loại tài liệu là quá trình phân tích tài liệu nhằm xác định nội dung chủ yếu và thể hiện nội dung đó bằng những ký hiệu của khung phân loại cụ thể. Ký hiệu này có thể đơn giản hay phức tạp là tùy thuộc vào nội dung tài liệu đề cập. Các tiêu chí để lựa chọn Khung phân loại tài liệu trong hoạt động Thông tin thư viện: Căn cứ vào điều kiện thực tiển của đất nước và xu thế của thời đại: Hệ thống chính trị; Điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng cơ quan Thông tin Thư viện: Vốn tài liệu; Đồi tượng Người dùng tin. Căn cứ vào các tiêu chí quan trọng và căn bản của khung phân loại: Tính tư tưởng; Tính khoa học; Tính dân tộc; Tính hiện đại. Tính tư tưởng: Mỗi khung phân loại được biên soạn bởi một tác giả hoặc một tập thể tác giả. Sự phân chia, sắp xếp các ngành khoa học trong mỗi khung phân loại đều thể hiện một mục đích và một hệ tư tưởng cụ thể của: Cá nhân; Tập thể tác giả; Một quốc gia. Phải xem xét sự phù hợp với hệ thống chính trị của Quốc gia . Tính Khoa học: Thể hiện ở kết cấu của khung phân loại; Ở trật tự sắp xếp lô gic các lĩnh vực tri thức, phản ánh sự phát triển của thế giới khách quan. Kết cấu các kỹ hiệu chặt chẽ và thống nhất, làm cho khung phân loại dễ nhớ, dễ sử dụng. Mối liên quan cũng như ranh giới giữa các bộ môn khoa học Phù hợp với phân loại khoa học hiện đại. Có hệ thống chỉ dẫn hoàn hảo. Tính mềm dẻo và khả năng co giãn, rút gọn hoặc phát triển và không phá vỡ cấu trúc. Tính hiện đại: Thể hiện trong nội dung các lớp và các đề mục, tiểu đề mục của khung phân loại. Thể hiện ở khả năng tiên đoán cho sự phát triển của xã hội Tính dân tộc: Các đề mục thể hiện các lĩnh vực tri thức; Văn hóa; Tôn giáo; lịch sử; Phân chia địa lý có phù hợp với nước áp dụng khung phân loại nào hay không. Đó là các tiêu chí để Thư viện trường Thực Hành Sư Phạm chuyển sang khung phân poại DDC. Hiện nay thư viện trường Thực Hành Sư Phạm Sóc Trăng vẫn còn phân loại theo khung phân loại 19 dãy, nhưng Thư viện đã dần chuyển sang sử dụng khung phân loại DDC, đây là khung phân loại đang được sử phổ biến hiện nay vì DDC là một khung phân loại mang đầy đủ ba tính chất liệt kê, tổng hợp và phân cấp, trong đó phân cấp là tính chất đặc thù của DDC. Do đó việc ấn định số phân loại trong DDC có những đặc điểm sau: Có thể ấn định số phân loại bằng cách chọn số phân loại đã được liệt kê tương đối đầy đủ trong bảng chính. Vì có mang tính chất tổng hợp nên có thể ấn định số phân loại bằng cách cộng vào số căn bản đã được liệt kê trong bảng chính với những ký hiệu khác từ các bảng phụ và từ bảng chính để thiết lập một số phân loại mới. Tuy nhiên tổng hợp chỉ là một tính chất phụ của DDC cho nên việc thiết lập số chỉ phân loại chỉ được thực hiện với sự hướng dẫn trong bảng chính. Vì mang tính chất phân cấp theo cấu trúc và phân cấp theo ký hiệu được thể hiện trong toàn bộ bảng chính, việc chọn chỉ số phân loại trong DDC là dễ dàng. Hệ thống hướng dẫn và chú thích rõ ràng, đầy đủ, chi tiết trong từng mục từ trong bảng chính khiến việc ấn định chỉ số phân loại càng dễ dàng, thuận tiện và chính xác hơn. Thông qua việc phân loại tài liệu trong thư viện em đã được ôn lại các kiến thức chuyên môn phân loại đã học, có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế, gặp những trường hợp phân loại khó có thể tham khảo bạn bè và cô hướng dẫn. Các kiến thức đã được ôn như:   Các bước thực hiện trong tiến trình ấn định chỉ số phân loại bao gồm: Phân tích chủ đề để xác định lĩnh vực hay môn loại chính, chủ đề chính và các khía cạnh phụ của tài liệu. Ấn định chỉ số phân loại bao gồm chọn chỉ số phân loại và thiết lập chỉ số phân loại hay còn được gọi là tổng hợp số phân loại. Phương pháp chung phân loại tài liệu: Sự thống nhất về mặt phương pháp trong quy trình phân loại có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng tổ chức kho tài liệu theo nội dung; Các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện.   Phương pháp phân loại chung bao gồm: quy tắc, quy định cho việc phân loại tài liệu thuộc mọi lĩnh vực tri thức, mọi loại hình thức tài liệu; Không phụ thuộc vào cấu tạo của bảng phân loại tài liệu cụ thể nào. Các nguyên tắc của yêu cầu cơ bản của phân loại tài liệu nói chung: Các nguyên tắc: Phải căn cứ vào dấu hiệu tài liệu thể hiện: Nội dung tài liệu, Hình thức tài liệu; Tác dụng đối với độc giả. Phải trực diện với tài liệu Ưu tiên các vấn đề cụ thể trước, vấn đề trừu tượng sau, cái riêng trước cái chung. Tài liệu nói về ứng dụng lĩnh vực tri thức này trong lĩnh vực tri thức khác thì sắp xếp ở mục Khoa học ứng dụng. Các yêu cầu: Xác định mục đích phân loại tài liệu để làm gì? Đản bảo tính giai cấp và tính đảng trong phân loại. Xác định độ chính xác của bảng phân loại. Xác định nội dung chuyên ngành và diện phục vụ. Chuẩn bị hộp phiếu hướng dẫn phân loại. Quy trình phân loại tài liệu: Phân tích và xác định nội dung tài liệu. Xác định vị trí môn loại trong khung phân loại Định ký hiệu phân loại cho tài liệu, ghi ký hiệu phân loại vào tài liệu, phiếu mô tả tài liệu hoặc biểu ghi. Những khó khăn khi phân loại tài liệu Khi phân loại tài liệu em thường gặp khó khăn khi xác định chủ đề chính. Việc xác lập trật tự trích dẫn trong phân tích chủ đề là quan trọng. Với một thứ tự trích dẫn đã được phân tích, ta sẽ quyết định những khía cạnh phụ nào được đại diện bởi những ký hiệu phân loại sẽ được cộng thêm vào số căn bản. Chọn chỉ số phân loại thích hợp. Khi chọn được chỉ số thì lại gặp khó khăn khi ghép với bảng phụ, những ký hiệu từ các bảng phụ được cộng vào số căn bản theo quy định chặt chẽ khiến cho chỉ số phân loại mang ý nghĩa đầy đủ hơn. Mô tả tài liệu Đây là một môn học trong chương trình học, khi làm việc mô tả này giúp em nắm vững lại những kiến thức đã học và có thêm kinh nghiệm mới trong việc mô tả tài liệu, khi mô tả tài liệu là ta đã phần nào cơ bản nắm được một số thông tin về tài liệu. Qua việc mô tả ta có thể nắm được Thư viện có những loại tài liệu gì và khi bạn đọc có yêu cầu ta có thể giải đáp cho bạn đọc xem tài liệu đó có trong Thư viện hay không. Được sự giúp đỡ của các bạn cùng nhóm nền khi có gì không hiểu hoặc không rõ em cũng có thể tham khảo ý kiến của bạn để có thể mô tả chính xác hơn. Khi mô tả em cũng đã gặp những khó khăn như: khi mô tả sách tập một số sách không đủ bộ nên khi mô tả không thể xác định đúng năm xuất bản đầu và năm xuất bản cuối. Ví dụ: Quyển “Toán nâng cao và các chuyên đề đại số” quyển 2, vì quyển này không có tên riêng cho từng tập nên không thể mô tả sách bộ riêng lẻ từng tập và không có đủ bộ nên khi mô tả sách bộ lại không có đủ thong tin về năm xuất bản đầu và năm xuất bản cuối. Ngoài ra khi mô tả em cò gặp khó khăn khi mã hóa tên tác giả nước ngoài. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Thuận lợi: Thư viện được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, hiện nay Thư viện đã được xây dựng mới và có trang thiết bị, cơ sở vật chất khá đầy đủ. Diện tích phòng Thư viện khá rộng thoáng mát, được trang bị hệ thống đèn, quạt, hệ thống ánh sáng được đảm bảo phục vụ cho người đọc một cách tốt nhất. Vị trí của Thư viện thuận lợi cho học sinh và giáo viên tìm đến thư viện vì hiện nay thư viện được đặt tại vị trí gần phòng học của học sinh và phòng giáo viên nên thuận tiện cho giáo viên và học sinh tìm đến thư viện vào giờ ra chơi. Thư viện phục vụ bạn đọc theo hệ thống kho mở không theo kho đóng. Kho đóng là kho độc giả không được vào tiếp cận với tài liệu, chỉ cán bộ thư viện có liên quan mới được phép ra vào kho. Kho mở có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc chọn lựa tài liệu, đọc ngay tại chỗ, không mất thời gian viết phiếu yêu cầu và chờ đợi, rất thích hợp với phương châm tổ chức và hoạt động của thư viện ngày nay là thư viện mở và nguồn mở. Trong kho mở, việc tài liệu được sắp xếp theo các ngành, lĩnh vực khoa học đã giúp cho người đọc xác định nhanh vị trí tài liệu của ngành mình cần và tiếp cận được nhiều tài liệu của cùng một lĩnh vực. Có đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học, có đủ các phòng chức năng giúp thư viện phục vụ một cách tốt hơn. Khó khăn: Khi phục vụ theo kho mở cũng có những nhược điểm như khó quản lý được chặt chẽ tài liệu trong kho, hay như, phải dồn giãn kho khi tài liệu nhiều lên theo thời gian. Cho nên, nếu không tính toán kỹ có thể gây lãng phí lớn. Vì diện tích Thư viện còn hạn chế nên Thư viện vẫn chưa có được nơi để tổ chức kho đóng. Trong kho đóng, tài liệu được sắp xếp trước hết theo ngôn ngữ, sau đó theo khổ cỡ (chiều cao gáy sách) và cuối cùng là theo thứ tự sách nhập về thư viện. Tổ chức theo hình thức kho đóng có ưu điểm là: quản lý và bảo vệ tài liệu được dễ dàng, trật tự sách trong kho không bị xáo trộn, tiết kiệm được diện tích giá kệ (do sách cùng cỡ xếp cạnh nhau thành từng đợt, không phải dự trữ chỗ). Tuy nhiên, kho đóng có hạn chế là ít thuận tiện cho người đọc, vì họ phải viết phiếu yêu cầu (dựa trên những thông tin ngắn gọn trên phiếu mục lục hay biểu ghi thư mục), chờ đợi lấy sách, không được xem lướt qua nội dung sách trước khi quyết định mượn. Hiện nay do Thư viện mới tách ra nên số lượng tài liệu trong Thư viện còn hạn chế, không đủ tài liệu phục vụ cho bạn đọc. Số luợng sách mới, sách tham khảo vẫn còn thiếu. Khâu phục vụ bạn đọc được quản lí thông qua nhiều sổ sách, gây mất thời gian phục vụ cũng như chờ đợi của người đọc. Một số thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh đã bị hư hỏng và xuống cấp nhiều. Do máy tính trong Thư viện chưa nối mạng internet nên khi phân loại những tài liệu khó không thể tìm kiếm tham khảo từ Thư viện quốc gia và một số Thư viện lớn khác, hệ thống máy tính đã xuống cấp không phục vụ kịp thời cho việc nhập dữ liệu và thống kê tài liệu nên phải làm bằng phương pháp thủ công là chủ yếu. Thư viện chưa được trang bị phần mền Thư viện phục vụ cho nghiệp vụ thư viện. Số lượng báo khoa học phục vụ cho học sinh còn ít. Kết quả đạt được qua đợt thực tập Những nội dung kiến thức lý thuyết được củng cố: Ôn lạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài thu hoạch - Tình hình tổ chức thư viện trong trường học.doc
Tài liệu liên quan