Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX

Mục lục

Nền tảng VINACONEX

Chương I: Tổng quan về Tổng công ty CP VINACONEX:

1.Vài nét về Tổng công ty CP VINACONEX . Trang 2

2. Hoạt động kinh doanh của tổng công ty: Trang 4

3. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty: Trang 7

II. Những khó khăn và thách thức trong quá trình đầu tư của Tổng công ty VINACONEX:

1.Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng công ty trong những năm gần đây: Trang 10

2. Những khó khăn và thách thức trong quá trình đầu tư của tổng công ty: Trang19

3. Những thách thức trên con đường hội nhập quốc tế của VINACONEX : . Trang 22

III.Giải pháp đề xuất để tăng hiệu quả đầu tư của Tổng công ty

1. Giải pháp về vốn: Trang 24

2. Giải pháp về nguồn nhân lực: Trang 25

Tổng kết

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y liên kết tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Để mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con được phát triển bền vững, bên cạnh việc xác định tôn chỉ hoạt động xây dựng các mục tiêu chiến lược, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm của tổng công ty thì việc xác định cơ cấu tổ chức tối ưu để nâng cao tính tương thích trên thị trường, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp bao gồm việc chuyển đổi hình thức hoạt động với một cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với đặc điểm của Tổng công ty. b. Chức năng của Ban Đầu tư. Quy chế tổ chức và hoạt động của ban đầu tư TCT cổ phần XNK & XD Vinaconex. Điều 1: quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cơ cấu tổ chức hoạt động và mối quan hệ của Ban đầu tư tổng công ty cổ phần XNK & XD Việt Nam. Điều 3: chức năng Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc công ty tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định rõ mục tiêu đầu t6ư, tổ chức và tập trung nhân lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư cac dự án đầu tư của TCT. Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc TCT trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác đầu tư nhằm từng bước đưa mọi hoạt động đầu tư của TCT hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới. Tham gia trong việc đính hướng hoạt động cho các công ty con và công ty thành viên liên kết (nếu có). Các chức năng khác do lãnh đạo TCT giao. II. Những khó khăn và thách thức trong quá trình đầu tư của Tổng công ty VINACONEX: 1.Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng công ty trong những năm gần đây: Công tác đầu tư bắt đầu được chú trọng từ năm 1996. Thực hiện phương châm đa doanh đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh, tăng cường đầu tư để nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới, tăng hàm lượng trí tuệ trong trong kết cấu sản phẩm, công tác đầu tư đã được chú trọng cả trong đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng. Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thông qua các hoạt động đầu tư và cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đã từng bước phát triển. Nhà máy bê tông Xuân Mai được tách ra khỏi công ty xây dựng số 1 để trực thuộc Tổng Công Ty đã thoát ra khỏi tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, mạnh dạn áp dụng công nghệ mới để chuẩn bị cho ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngành sản xuất bê tông bằng các trạm trộn bê tông hiện đại, đồng bộ từ khâu sản xuất vận chuyển và bơm bê tông kết hợp với hệ thống ván khuôn thép hiện đại cho ra những sản phẩm bê tông tai chỗ được đánh giá cao tại các công trình Đại sứ quán Úc, khách sạn Melia, Guoman Hotel, Tháp Hà Nội Tower, Hoàng viên Quảng Bá… Sau thành công của dự án đầu tư công trình H2 tại số 2 Láng Hạ, Tổng công ty đã xúc tiến đầu tư các dự án Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, khu đô thị mới Trung Hoà Nhân Chính, các dự án đầu tư nhà điều hành sản xuất của công ty Xây dựng số 3, công y xây dựng số 1…và nhiều dự án đầu tư chiều sâu khác về năng lực thiết bị. Thông qua hoạt động đầu tư của giai đoạn này năng lực sản xuất của Tổng công ty đã tăng lên rõ rệt, tạo điều kiện để Tổng Công ty đứng vững và phát triển vững trên thương trường. Động lực để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh là hoạt động đầu tư. Các hoạt động đầu tư được phát triển mạnh từ năm 1999. sau khi có sự chuẩn bị từ giai đoạn trước, Tổng Công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư nhằm tạo ra cơ sở sản xuất mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có một số dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà máy nước Dung Quất giai đoạn I công suất 15.000m3/ ngày tại Quảng Ngãi (1999), trung tâm thương mại Tràng Tiền cuối năm 2001… Đến nay, Tổng Công ty đã triển khai và và chuẩn bị triển khai đầu tư hàng loạt các dự án với tổng vốn đầu tư cho đên 2010 lên đến hàng tỉ USD. Hoạt động đầu tư thực sự là động lực cho sự phát triển và tạo cơ sở vật chất cho Tổng Công ty thực hiện hoài bão của mình. Tóm tắt các lĩnh vực đầu tư của VINACONEX: · Phát triển đô thị mới và bất động sản · Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp. · Đầu tư sản xuất công nghiệp: Xi măng Kính dán cao cấp Gạch ốp lát cao cấp Cấu kiện bê tông dự ứng lực cao cấp Sản phẩm trang trí nội thất Đá xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác Thuỷ điện Nhiệt điện Năng lượng gió Cấp nước sạch Sản xuất nhôm định hình, thép Đường ống và phụ kiện ngành nước Hàng tiêu dùng. Với quá trình 20 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty VINACONEX hiện là Tổng công ty đa doanh, đa ngành với chức năng chính là xây lắp, tư vấn đầu tư, thết kế, khảo sát quy hoạch, kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệpvà vật liệu xây dựng, giáo dục đào tạo, xuất khẩu lao động và chuyên gia ra nước ngoài…đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm chuyển đổi cơ cấu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hướng tới một tập đoàn kinh tế mạnh. Thực hiện phương châm đa doanh đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh, tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thay đổi vị thế và sức cạnh tranh trên thương trường hướng tới tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hàng loạt các dự án đầu tư đã được Tổng công ty từng bước thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh doanh, thay đổi vị thế và sức cạnh tranh trên thương trường hướng tới tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hàng loạt các dự án đầu tư đã được tổng công ty đã và đang triển khai với tổng vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỉ đồng như: dự án xi măng Cẩm Phả công suất 6000 tấn clinker/ ngày, với tổng mức đầu tư là 380 triệu USD; dự án cấp nước Sông Đà giai đoạn 1công suất: 300.000m3/ngày với tổng mức đầu tư là 62.4 triệu USD; dự án cấp thuỷ điện, nhiệt điện, dự án đường cao tốc Láng Hoà Lạc; các dự án khu công nghiệp như Bắc Phú Cát, khu công nghiệp CNC Hoà Lạc, dự án khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị mới Thảo Điền, dự án Cái Giá Cát Bà, dự án Đông Nam Trần Duy Hưng NO5… Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp bằng việc tăng cường công tác đầu tư, một loạt các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Một số các sản phẩm được biết đến như: Kính dán cao cấp, đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông dự ứng lực, xi măng, sản xuất nhôm định hình, đường ống và các phụ kiện ngành nước, thuỷ điện, cấp nước,…và tới đây sẽ có sản phẩm cửa cuốn, cửa chống cháy lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tông công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hoạt động đầu tư thực sự là động lực cho sự phát triển và tạo cơ sở cho Tổng công ty thực hiện hoài bão của mình. Bên cạnh lĩnh vực xây lắp và đầu tư, các lĩnh vực như xuất khẩu lao động, Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá cũng được tổng công ty quan tâm và phát triển. Một mạng lưới khách sạn, trung tâm thương mại đã được triển khai và đã đưa vào sử dụng như: Trung tâm thương mại Tràng Tiền, Trung tâm thương mại Thanh Hoá, Trung tâm thương mại Hà Đông, khách sạn Suối Mơ, khách sạn Hà Đông, khách sạn Suối Mơ, khách sạn Holiday View… Hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây lắp, xuất khẩu lao động, thương mại và đầu tư đã thực sự là động lực cho phát triển, tạo cơ sở vật chất, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo đà cho Tổng công ty phát triển sang giai đoạn mới. VINACONEX luôn luôn nhận thức được rằng điều kiện quan trọng để phát triển ổn định, bền vững là phải gắn liền giữa phát triển quy mô, chất lượng hoạt động, sản xuất kinh doanh với quá trình đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Tổng công ty CP VINACONEX tiếp tục xác định ngành xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liẹu xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động là các lĩnh vực then chốt. Lĩnh vực xây lắp tiếp tục là thế mạnh và là cơ sở cho VINACONEX chủ động trong việc đầu tư vào các dự án công nghiệp và hỗ trợ mạnh mẽ cho việc kinh doanh bất động sản. Tổng công ty chủ trương xây dựng một hệ thống quản lý xây lắp từ công ty Mẹ đến các công ty Con, tạo mối liên kết và sức mạnh tổng hợp của toàn tổng công ty để thực hiện dự án quy mô lớn. VINACONEX không chỉ là nhà thầu xây dựng hàng đầu của Việt nam mà còn là một trong những nhà thầu có tầm cỡ khu vực để thực hiện các dự án lớn. VINACONEX không chỉ là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà còn là nhà đầu tư, quản lý bất động sản của các khu đô thị cao cấp mang tầm cỡ quốc tế…Lĩnh vực đầu tư tài chính cũng được Tổng Công ty xác định là lĩnh vực quan trọng, xây dựng một công ty tài chính của Tổng Công ty để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng và tham gia vào thị trường tiền tệ. Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế nước ngoài, các nhà đầu tư quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sớm hội nhập vào thị truờng quốc tế và khu vực. Thành tựu công ty đã đạt được: Tình hình tài chính Tổng Công ty trước cổ phần hoá Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005 Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005 TT Chỉ tiêu Đvt 2001 2002 2003 2004 2005 1 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 100.961 118.876 490.052 615.919 1.072.522 2 Nợ vay ngắn hạn Nt 168.264 913.894 1.071.530 1.379.121 1.603.281 Trong đó Nợ quá hạn Nt 0 0 0 0 0 3 Nợ vay dài hạn Nt 300.099 539.232 446.773 446.773 1.071.293 Trong đó Nợ quá hạn Nt 0 0 0 0 0 4 Tổng số lao động Người 1.789 2.258 1.082 791 810 5 Tổng quỹ lương 1.000 Đồng 26.835 34.818 24.033 22.951 30.977 6 Thu nhập bình quân (triệu VNĐ/ người/tháng) Nt 1,250 1,285 1,851 2,418 3,187 7 Tổng doanh thu Nt 362.657 788.849 1.189.111 760.101 1.562.146 8 Tổng chi phí Nt 348.058 763.502 799.969 689.872 1.372.447 9 Lợi nhuận thực hiện Nt 14.559 25.347 389.142 70.229 189.699 10 Lợi nhuận sau thuế Nt 9.900 17.236 346.323 52.539 145.082 11 Tỷ suất LN sau thuế / Vốn Nhà nước % 9,8 14,5 70,7 8,5 13,5 Nguồn: Báo cáo tài chính của Khối Văn phòng Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam: Báo cáo tài chính năm 2001 là Báo cáo tài chính đã điều chỉnh theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế, Báo cáo tài chính năm 2002, năm 2004 và năm 2005 là Báo cáo kiểm toán. Riêng năm 2003, số liệu bảng cân đối kế toán năm 2003 lấy theo số liệu Bảng cân đối kế toán đầu kỳ năm 2004 có kiểm toán, số liệu Báo cáo kết quả kinh doanh lấy theo Báo cáo kết quả kinh doanh được lập sau thanh tra. Tóm tắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005 Về doanh thu và lợi nhuận Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm của Tổng Công ty trong những năm qua ở mức cao 59,4%, từ 362,657 tỷ đồng năm 2001 lên tới 1.562,1 tỷ đồng năm 2005. Doanh thu của Tổng Công ty bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác (tỷ trọng không đáng kể). Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là nguồn doanh thu chủ yếu của Tổng Công ty trong những năm qua, chiếm trên 90% tổng doanh thu. Trong thời kỳ 2001-2005, doanh thu của Tổng Công ty tăng trưởng mạnh. Biểu đồ 4: Tăng trưởng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005 Đây là nguồn doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty. Khoảng 90% nguồn doanh thu này tới từ các dự án kinh doanh bất động sản do Tổng Công ty làm chủ đầu tư và các dự án Tổng Công ty tham gia với tư cách nhà thầu chính và các đơn vị thành viên là nhà thầu phụ. Doanh thu hoạt động tài chính: tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng dần cả về số tương đối và tuyệt đối qua các năm, từ 2,6% năm 2001 lên 7,8% năm 2004. Biểu đồ 5: Tăng trưởng doanh thu hoạt động tài chính của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005 Nguồn: Báo cáo tài chính Khối Văn phòng Tổng Công ty VINACONEX thời kỳ 2001-2005 Đây là nguồn doanh thu từ hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư-góp vốn của Tổng Công ty vào các công ty thành viên, công ty liên kết. Trong doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia là doanh thu được miễn thuế, có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm 2003-2005 do Tổng Công ty đang trong quá trình đẩy mạnh cổ phần hoá các đơn vị thành viên và thành lập mới các đơn vị thành viên cổ phần. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình của Tổng Công ty trong những năm qua ở mức 427%/năm, từ 9,9 tỷ đồng năm 2001 lên 346,3 tỷ đồng năm 2003 và 137,3 tỷ đồng năm 2005. Sau khi cổ phần hóa. Một năm sau khi cổ phần hoá tổng công ty và bước đầu thực hiện theo mô hình công ty Mẹ- công ty Con, Tổng công ty CP VINACONEX đã có những chuyển biến rõ rệt. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công ty có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2007, giá trị sản lượng toàn Tổng công ty đạt 11.000 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch năm và tăng 34% so với năm 2006; doanh thu toàn Tổng Công ty đạt 8.554 tỷ đồng, bằng 131,6% kế hoạch năm và tăng 49% so với năm 2006; trong đó Công ty mẹ đạt 3.408 tỷ đồng, bằng 39.8% doanh thu toàn tổng công ty. Lợi nhuận đạt 482,703 tỷ đồng, bằng 137,8% kế hoạch năm và tăng 106% so với năm 2006; trong đó công ty mẹ dạt 281,817 tỷ đồng, bằng 58% lợi nhuận toàn Tổng Công ty. Ngoài ra các dự án lớn khác mà VINACONEX làm chủ đầu tư như: Khu đô thị Bắc An Khánh (Hà Tây), khu nhà ở tại No5 Trần Duy Hưng (Hà Nội), Khu đô thị Thảo Điền (Thành Phố Hồ Chí Minh)… đã giải quyết xong thủ tục đầu tư, giá trị xây lắp đạt 30% kế hoạch sự kiến. Ngày 12 tháng 7 năm 2008, Tổng công ty đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, bàn biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008. Tổng công ty đã báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm. Theo đó giá trị sản xuất kinh doanh ước đạt 6.251 tỷ đồng, bằng 48% kế hoạch năm và tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu ước đạt 4.478 tỷ đồng doanh thu, bằng 47,6% kế hoạch năm và tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận toàn ước đạt 280.376 tỷ đồng, bằng 58% kế hoạch và tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư phát triển: thực hiện 2.106 tỷ đồng, bằng 55% kế hoạch năm. Các công trình trọng điểm do Tổng công ty làm tổng thầu hoặc thầu chính xây lắp như Thuỷ điện Buôn Kuốp toàn bộ công trình ước thực hiện 271 tỷ đồng sản lượng xây lắp, bằng 51% kế hoạch dự kiến, trong đó VINACONEX thực hiện giá trị 131 tỷ , bằng 47,3% kế hoạch năm. Thuỷ điện Buôn TuaSrah toàn bộ công trình ước thực hiện 203 tỷ đồng xây lắp, bằng 78% kế hoạch năm 2008 do EVN giao, trong đó VINACONEX thực hiện giá trị 73 tỷ , bằng 63% kế hoạch năm 2008. Thuỷ lợi Cửa Đạt: toàn bộ công trình thực hiện 520 tỷ đồng giá trị xây lắp, bằng 65% kế hoạch dự kiến cả năm, trong đó VINACONEX thực hiện 165 tỷ giá trị xây lắp, bằng 55% kế hoạch năm. Triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2008, Tổng công ty còn khoảng trên 50% doanh thu kế hoạch. Để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của năm 2008 trong bối cảnh nhiều khó khăn, tập trung vào các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm tiến độ, khối lượng và chất lượng thi công các dự án, công trình trọng điểm do Tổng công ty làm tổng thầu và chủ đầu tư như công trình thuỷ điện Buôn Kuốp, thuỷ điện Buôn Tua Srah, thuỷ lợi và thuỷ điện Cửa Đạt, thuỷ điện Ngòi Phát …, đưa nước của nhà máy nước sông Đà về vành đai 3 Hà Nội trong quý 3/2008. Đối với các dự án bất động sản: bảo đảm tiến độ xây dựng trụ sở VINACONEX tại 34 Láng Hạ, khu nhà ở No5 và 15T Trung Hoà - Nhân Chính. Hỗ trợ các công ty thành viên thực hiện các dự án đầu tư như: Dự án Cái Giá - Cát Bà, khu đô thị Bắc An Khánh, đô thị Thảo Điền, Vĩnh Điềm Trung,… Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng: đưa 2 nhà máy xi măng Cẩm Phả và Yên Bình vào sản xuất ổn định nhằm phát huy năng lực sản xuất để cung ứng nhiều sản phẩm ra thị trường. Hỗ trợ các công ty thành viên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: xi măng, đá ốp lát, ống sợi thuỷ tinh, ống nhựa PPR, gạch xây và lát, kính an toàn xây dựng, cấu kiện cơ khí xây dựng,… Bên cạnh đó, Tổng công ty tiếp tục thực hiện đổi mới doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó quan tâm kiện toàn tổ chức sản xuất, sắp xếp bộ máy quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty và các công ty thành viên. Trong bối cảnh giá cả tăng cao (chỉ số giá CPI 6 tháng tăng 18,4%) phải triệt để thực hành tiết kiệm. Kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, các loại chi phí gián tiếp.. Tăng cường hơn nữa quản lý hệ thống định mức và giá cả mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Những khó khăn và thách thức trong quá trình đầu tư của công ty: Khó khăn về tài chính: Trong gần 20 năm hình thành và phát triển, việc xây dựng một nền tài chính lành mạnh và không ngừng mở rộng trong lĩnh vực đầu tư tài chính là một trong những định hướng chiến lược của Vinaconex góp phần đưa Tổng công ty đạt tốc độ tăng trưởng 25-30%, tổng giá trị tài sản tăng gấp gần 13 lần, doanh thu hàng năm tăng hơn 6 lần, vốn chủ sở hữu tăng 9 lần và lợi nhuận tăng hơn 10 lần trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội hiện nay, công ty gặp không ít khó khăn và thách thức trong vấn đề tài chính, đặc biệt trong việc huy động vốn đầu tư. Các dự án đầu tư của VINACONEX có khoảng 30% vốn tự có. Ngoài ra, công ty còn phải huy động vốn từ các hoạt động khác. Một phần vốn quan trọng là từ việc vay ngân hàng. Vinaconex có mối quan hệ rộng khắp và toàn diện với hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước. Vinaconex hiện đang là khách hàng chiến lược của một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Đầu tư (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn (Agri Bank), Ngân hàng Công thương (INCOMBANK), Ngân hàng VID Public Bank, Ngân hàng Kỹ thương (TECHCOMBANK), Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (HABUBANK), The Joint Venture Bank between Industrial and Commercial Bank of Vietnam (INDOVINABANK)... Vinaconex cũng hợp tác với các ngân hàng nước ngoài ngay từ những ngày đầu khi các ngân hàng này tham gia vào thị trường Việt Nam như Ngân hàng SG, Ngân hàng BNPPARIBAS, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Natexis Banques Populairer, Ngân hàng ANZ, Ngân hàngCitibank... Khẳng định uy tín thương hiệu, không ngừng phát triển, Vinaconex đã tạo được sự tin tưởng trong quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, đối tác, huy động và thu xếp được một lượng vốn lớn cho việc đầu tư các dự án như: Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính (Hà Nội), Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đá ốp lát cao cấp (Hà Tây), dự án đầu tư xây dựng nhà máy Ximăng Cẩm Phả (Quảng Ninh), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Láng Hòa Lạc (Hà Nội), Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây), Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy nước Sông Đà - Hà Nội (Hòa Bình Hà Nội, Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Thảo Điền (Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, việc vay vốn ngân hàng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Với số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỉ VNĐ, để vay vốn ngân hàng công ty gặp không ít khó khăn. Lãi suất ngày càng cao. Như chúng ta đã biết, ngay sau khi Quyết định điều chỉnh mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 12%/năm lên 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực từ ngày 11/6/2008, lãi suất cho vay của các ngân hàng đã ở mức 21%/năm, có ngân hàng ngưng cho vay, có ngân hàng thắt chặt thủ tục khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu trước bài toán chi phí. VINACONEX lại càng gặp nhiều khó khăn khi khối lượng vốn vay khá cao. Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí sản xuất, chi phí đầu vào, thậm chí để lâu quá sẽ làm cộng hưởng lạm phát khi giá thành đầu ra cao.Trong suốt năm qua, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng cũng ảnh hưởng không phải là nhỏ tới kế hoạch huy động vốn cuả công ty. Tốc độ huy động vốn qua kênh chứng khoán đã giảm 76% Vậy, làm thế nào để giữ được việc kinh doanh ổn định và huy động vốn kịp thời trước một nền kinh tế biến đổi khó lường ở nước ta hiện nay? Đó là một bài toán khó. Trước áp lực giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao như hiện nay, việc sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn. Giá nguyên vật liệu cao dẫn đến giá thành các công trình cũng tăng cao. Chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, giá nguyên vật liệu đã tăng 30%, giá nhân công cũng theo đó tăng lên. Bên cạnh đó, giá cả của tất cả các sản phẩm khác tăng cao đến chóng mặt như xăng dầu, giá lương thực thực phẩm … khiến cho giá các dịch vụ kèm theo cũng không thể đứng yên tại chỗ. Bài toán huy động vốn là yếu tố cơ bản trong kinh doanh. Để giải quyêt được những khó khăn đó công ty đã không ngừng cố gắng và sử dụng rất nhiều cách huy động vốn hiệu quả. Khó khăn về nguồn nhân lực: Bên cạnh yếu tố tài chính thì yếu tố nguồn nhân lực cũng góp phần quyết định đến thành công của Tổng công ty. Một trong những yếu tố dẫn tới thành công phải kể đến chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực hết sức đúng đắn của Tổng công ty. Chính vì vậy,Tổng công ty cũng rất chú trọng và quan tâm đặc biệt đến nhân sự. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân với tay nghề chất lượng cao làm việc hiệu quả cũng gặp không ít khó khăn và đòi hỏi sự thận trọng cao. Hiện nay, Vinaconex đã xây dựng được một lực lượng lao động lên đến 42.259 người , bao gồm 7.630 người có trình độ đại học và trên đại học, 1753 người có trình độ cao đẳng - trung cấp và 32.876 công nhân kỹ thuật  và từ năm 2002-2007, mỗi năm Vinaconex tuyển dụng được gần 1.000 kỹ sư, cử nhân và khoảng 3.500 công nhân kỹ thuật đảm bảo đủ cả về chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ở nước ta lợi thế rất lớn là chi phí nhân công rẻ. Nhưng, ưu thế này dường như lại đem lại những bất cập khi năng suất lao động thấp, chi phí lao động cao, năng lực thi công xây lắp hạn chế và uy tín quốc tế về chất lượng xây dựng chưa được nâng cao như mong muốn. Hiện nay, công ty mới chỉ xuất khẩu lao động đi làm cho các đối tác xây dựng có công trình làm ở nước ngoài, chưa trực tiếp đầu tư ra ngoài nước. Thực tế cho thấy việc đem nhân công và máy móc đi thi công các công trình ở nước ngoài không đem lại khả thi vì chi phí cao hơn giá thành xây dựng nước ngoài. Đào tạo nhân công nhằm nâng cao tay nghề đội ngũ lao động, chất lượng công trình và uy tín với khách hàng là vấn đề cần thiết với công ty trong mọi giai đoạn và thời điểm. Công việc cũng không thể hoàn thành tốt nếu không có đội ngũ cán bộ điều hành và giám sát hiệu quả. Để đào tạo được cán bộ công chức có phẩm chất, bao gồm cả năng lực, đạo đức và tinh thần trách nhiệm là điều kiện tiên quyết để đảm bảo xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống về thể chế kinh tế thị trường, đồng thời để đảm bảo thi hành đúng đắn thể chế đó trong cuộc sống, đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế mở, các công ty nước ngoài cạnh tranh cao. Chế độ ưu đãi với công nhân viên của các công ty đều rất được coi trọng. VINACONEX cũng phải thiết lập một chế độ ưu đãi hợp lý để có thể tuyển dụng được cán bộ công chức có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao đã khó, nhưng để giữ được niềm tin và sự trung thành của họ lại càng nan giải. Phân bổ hợp lý tài chính của công ty vào vấn đề nhân sự là ca một vấn đề. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện tại, hiện tượng chảy máu chất xám khi mà những nhân tài dễ dàng ra nước ngoài làm việc thì để tìm được những kỹ sư hay những nhà kinh tế giỏi trong nước cũng phải tốn rất nhiều công sức. Công ty cũng phải thuê không it những kỹ sư nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc giá cả sẽ tăng cao, yếu tố thuận tiện và trung thành cũng không thực sự chắc chắn. Hiện nay, các trường đại học mở ra ngày càng nhiều cả về kinh tế và kỹ thuật, nhưng để tuyển được những nhân viên thực sự có năng lực khá khó khăn. Nguyên nhân là do các sinh viên mới ra trường kiến thức thực tế quá it ỏi và khả năng linh hoạt trước những tình huống thực tế không cao. Do đó, công ty phải mất không ít thời gian và kinh phí để đào tạo và hướng dẫn họ làm việc. Hơn nữa, một thực tế là các cán bộ giỏi ở nước ta không nhiều. Các công ty đều rất chú trọng đến vấn đề nhân sự nên chế độ đãi ngộ khá tốt. Họ có rất nhiều dự lựa chọn ở cả trong và ngoài nước. Do đó, phải có chế độ lương thưởng thật sự phù hợp. Bên cạnh đó, do thực tế có nhiều công ty và nhiều sự lựa chọn nên có những nhân viên tuy đã được đào tạo và hướng dẫn song vẫn không thực sự trung thành với công ty và đi tìm những cơ hội ở những công ty khác khiến cho công ty lại phải tuyển dụng lại từ đâu. Điều này làm mất thời gian và kinh phí. 3. Những thách thức trên con đường hội nhập quốc tê của VINACONEX : Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì các quốc gia, mặc dù độc lập với nhau về mặt chính trị và chủ quyền. Ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn về kinh tế. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hay còn lại là toàn cầu hoá đang là một chiều hướng tất yếu mà không quốc gia nào có thể thờ ơ, đứng ngoài cuộc. Nền kinh tế Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5921.DOC
Tài liệu liên quan