Báo cáo thực tập tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

MỤC LỤC

Trang

A. Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội 2

B. Một số vấn đề trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. 6

C. Quá trình kiến tập của sinh viên tại trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 8

D. Những ý kiến đề xuất với Phân viện về tổ chức kiến tập sư phạm và khả năng đảm nhận giảng dạy sau này 10

Tài liệu tham khảo 10

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang A. Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội 2 B. Một số vấn đề trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. 6 C. Quá trình kiến tập của sinh viên tại trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 8 D. Những ý kiến đề xuất với Phân viện về tổ chức kiến tập sư phạm và khả năng đảm nhận giảng dạy sau này 10 Tài liệu tham khảo 10 Báo cáo thu hoạch kiến tập Theo quyết định 151 QĐ/BC-TT về việc cử sinh viên đi kiến tập của giám đốc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội và yêu cầu nội dung, kế hoạch học tập của Khoa Kinh tế chính trị. Thời gian kiến tập vừa qua (12/04/2004 - 14/05/2004) sinh viên đã về trường ĐTCB Lê Hồng Phong - Hà Nội và hoàn thành nhiệm vụ. Với tinh thần nghiêm túc và được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu và đặc biệt là khoa Quản lý kinh tế của trường ĐTCB Lê Hồng Phong. Qua đợt kiến tập này, bản thân em đã lĩnh hội được một số kiến thức sư phạm quý báu về phương pháp giảng dạy của trường. Đồng thời hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội. Sau đây là một số vấn đề em thu nhận được qua đợt kiến tập: Bài thu hoạch gồm: A. Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. B. Một số vấn đề về trường ĐTCB Lê Hồng Phong. C. Quá trình kiến tập của sinh viên tại trường ĐTCB Lê Hồng Phong. D. Những ý kiến đề xuất với Phân viện về tổ chức kiến tập sư phạm và khả năng đảm nhận giảng dạy sau này. Tài liệu tham khảo. A. Tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý - Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 20053' đến 21023' vĩ độ bắc đến 105044' đến 106002' kinh độ đông. - Điểm cực Bắc là thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. Điểm cực Đông là thôn Cổ Giang, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Điểm cực Tây là thôn Tu Hoàng, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Điểm cực Nam là thôn Nhị Châu, xã Liên Minh, huyện Thanh Trì. - Tổng diện tích tự nhiên của Hà Nội là 927,3km2, dân số (1997) là 2490 ngàn người, chiếm 0,28% diện tích và 3,15% dân số cả nước. 1.2. Phân chia hành chính - Hà Nội bao gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với trên 200 phường xã. Đó là các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai. Các huyện là: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì. - Vị trí địa lý của Hà Nội cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, là trung tâm của vùng Bắc bộ. Là trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ... hàng đầu trong cả nước. 2. Tình hình kinh tế - xã hội - Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của cả nước từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Hà Nội đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị lớn và vô cùng năng động của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và nhạy bén của Đảng ủy và chính quyền thành phố, Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, điều đó phần nào được thể hiện qua việc tổng kết 10 sự kiện nổi bật trong năm 2003 của thủ đô. 10 sự kiện kinh tế - xã hội năm 2003 của Hà Nội 1. Hầu hết các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch năm 2003 đều đạt và vượt: nhịp độ tăng trưởng GDP rất ổn định và khả quan, năm 2000 Hà Nội đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP là 10%, năm 2001 là 10,02%, năm 2002 là 10,08% thì năm 2003 đã đạt mức tăng trưởng là 11,11%. Trong năm 2003, giá trị sản lượng công nghiệp của Hà Nội tăng 25%, thu ngân sách đạt xấp xỉ 20 nghìn tỷ đồng (vượt 2,3% so với chỉ tiêu). Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 24-25 nghìn tỷ đồng trong đó có 80-85% là huy động từ nội lực. Cũng trong năm 2003, Hà Nội xây dựng được 1,2 triệu m2 nhà ở và đã thực hiện xóa hết các hộ nghèo trong diện chính sách, gia đình có công với cách mạng. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,7% trong khi chỉ tiêu đặt ra cho tới năm 2005 là 5%. 2. Góp phần khống chế thành công bệnh viêm đường hô hấp cấp (Việt Nam là nước đầu tiên khống chế thành công căn bệnh nguy hiểm này). 3. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan Trung ương, Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ trước tình hình phức tạp của thế giới và sự chống phá của các thế lực thù địch. 4. Góp phần cùng cả nước thực hiện thành công rực rỡ Đại hội thể thao Đông Nam á lần thứ 22 (Sea Games 22), ASEAN Para Games 2. Trong đó lễ khai mạc và bế mạc do Hà Nội tổ chức khá hoành tráng và ấn tượng, các vận động viên Hà Nội đạt 91/158 huy chương vàng của đoàn Việt Nam, góp phần quan trọng trong vị trí dẫn đầu của thể thao Việt Nam. 5. Góp phần phát hiện và bảo vệ hàng triệu di vật vô giá của các tầng văn hóa từ triều Đại La - Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê - Nguyễn... trong hoàng thành Thăng Long. 6. Xây dựng và quản lý đô thị, giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu tạo được dấu ấn tốt trong các tầng lớp nhân dân. 7. Chất lượng cuộc sống của nhân dân được xếp thứ nhất trong cả nước; 4 học sinh tiểu học của Hà Nội đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên tham gia dự thi khối ASEAN đã đứng đầu 9 nước tham gia. 8. Ra đời 2 quận mới: Long Biên và Hoàng Mai. 9. Phối hợp có hiệu quả với các ban ngành Trung ương; ký kết hợp tác toàn diện với 9 tỉnh, thành, bước đầu hình thành vùng kinh tế mở rộng, công tác đối ngoại được tăng cường; tổ chức thành công Hội nghị toàn thể mạng lưới các thành phố lớn châu á thế kỷ 21 và liên hoan du lịch quốc tế 2003, hội chợ thương mại quốc tế 2003. 10. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố và các cấp tiếp tục được đổi mới theo hướng: tập trung, quyết liệt, dứt điểm, kỷ cương và hiệu quả. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 1. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP từ 10 - 11%, tập trung nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà tăng trưởng kinh tế năm 2005 toàn diện, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhằm chuyển dịch nhanh cơ chế thị trường theo hướng CNH, HĐH. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế và sức cạnh tranh. Tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ có trình độ và chất lượng cao, tạo điều kiện cho các ngành đó chuyển sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở giai đoạn sau. Phấn đấu giữ mức tăng giá trị sản xuất: công nghiệp tăng 15-16%, dịch vụ 8,5 - 10%, kim ngạch xuất khẩu 10 - 12%, nông nghiệp 2,5 - 3%. 2. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển thủ đô, phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư của xã hội khoảng 27.400 tỷ đồng, tăng 10% so với ước thực hiện năm 2003. Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thị trường trên địa bàn, quản lý chặt chẽ thị trường BĐS và tăng cường quản lý đất đai. 3. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý, khai thác tốt hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị với đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng theo quy hoạch. Tiếp tục giữ vững và nâng cao kỷ cương, văn minh đô thị, duy trì và đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường... Phấn đấu vận chuyển khoảng 200 triệu lượt khách bằng xe bus, triển khai tích cực dự án phát triển xe điện. Xây dựng nhanh một số công trình hạ tầng quan trọng để phát triển khu đô thị bắc sông Hồng. 4. Triển khai tích cực chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, tách chức năng quản lý SXKD ra khỏi chức năng quản lý nhà nước. Xã hội hóa các loại hình dịch vụ công. Thực hiện có hiệu quả luật ngân sách; đẩy mạnh phân cấp ngân sách một cách hợp lý gắn với phân cấp quản lý. 5. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Rèn luyện, chăm sóc sức khỏe gắn với xây dựng con người Hà Nội văn minh - thanh lịch - hiện đại. Phổ cập THPT và tương đương đạt tỷ lệ 70%. Hoàn thành xóa phòng học cấp 4 ở bậc tiểu học và THCS; nâng tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày lên 77-78% trong năm học 2004-2005. Đẩy mạnh đào tạo nghề chất lượng cao, quan tâm ứng dụng nhanh công nghệ tiên tiến, CNTT vào quản lý, sản xuất và đời sống. 6. Bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa, đánh giá các bài học lịch sử và giá trị truyền thống. Nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa". 7. Phát triển kinh tế gắn với các mục tiêu xã hội, trước hết là giảm nghèo, tạo việc làm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị còn 6,4 - 6,5%; giải quyết có hiệu quả các vấn đề đô thị, dân sinh bức xúc, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Quan tâm khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường. 8. Củng cố, nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Chuẩn bị và tổ chức tốt bầu cử HĐND các cấp và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thủ đô 1954 - 2004. B. Một số vấn đề về trường ĐTCB Lê Hồng Phong 1. Lịch sử hình thành ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Căn cứ quyết định số 92/QĐ-TƯ ngày 17/09/1993 của thành ủy Hà Nội về việc đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Xét đề nghị của trưởng ban tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội quyết định: Thành lập trường ĐTCB Lê Hồng Phong, trên cơ sở hợp nhất trường Đảng Lê Hồng Phong, trường Quản lý nhà nước thành phố, trường đoàn trung cấp thành phố. Địa điểm của trường đặt tại số... đường Láng - Đống Đa - Hà Nội. Trường ĐTCB Lê Hồng Phong là đơn vị sự nghiệp do ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp quản lý, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước được sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước, có vị trí ngang với các Sở, Ban, Ngành của thành phố. Trường chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia theo quy định của Đảng và Nhà nước. Thành ủy chỉ đạo về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đối với cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng của trường. ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp quản lý trường và tổ chức bộ máy, quy định biên chế, xây dựng cơ sở vật chất, cấp mọi kinh phí hoạt động của trường. 2. Nhiệm vụ, chức năng chung của trường Thứ nhất là đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn, xí nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp và tương đương), các trưởng, phó phòng ban của quận, huyện, trưởng phó phòng và chuyên viên của các Sở, Ban, Ngành thành phố theo chương trình trung cấp chính trị hoặc trung cấp quản lý nhà nước. Thứ hai là bồi dưỡng cán bộ đương chức chủ cốt cấp cơ sở do không đủ điều kiện theo học lớp đào tạo (như quá tuổi, chưa đủ trình độ văn hóa hoặc các điều kiện khác) về lý luận chính trị hoặc lý luận nhà nước theo chương trình rút gọn. Bồi dưỡng các đối tượng trên các vấn đề mới về lý luận, các nghị quyết của Đảng, nghiệp vụ công tác Đảng, quản lý Nhà nước và xã hội, công tác đoàn thể về kiến thức quản lý về kinh tế. Thứ ba là tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở quận, huyện và cơ sở để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đào tạo và phục vụ cho công tác lãnh đạo của thành ủy, UBND thành phố. Thứ tư là tùy theo yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của thành phố và năng lực của trường, Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố có thể giao thêm nhiệm vụ khác cho trường. Căn cứ nghị quyết, các chỉ thị, đề án của thành ủy. Phương hướng và nhiệm vụ chung của Đảng bộ trường trong thời gian tới là: "Tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, trí tuệ, tích cực chủ động sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phấn đấu xây dựng Đảng bộ trường ĐTCB trường Lê Hồng Phong trong sạch, vững mạnh xuất sắc, trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được thành ủy và UBND thành phố giao, góp phần xây dựng thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại. 3. Cơ cấu bộ máy hoạt động của trường Từ khi thành lập trường cho đến nay, nhìn chung bộ máy hành chính của trường rất hoàn thiện, hoạt động có hiệu quả. Gồm 01 hiệu trưởng, 02 hiệu phó, 01 trung tâm tin học - ngoại ngữ, 03 phòng là: Phòng đào tạo, phòng tổ chức hành chính, Phòng Tài vụ - Kế toán, gồm 05 khoa, đó là: Khoa Cơ sở lý luận, khoa Quản lý kinh tế, khoa Công tác Đảng, Nhà nước và Pháp luật, khoa Dân vận. Mỗi ban, Phòng, khoa có một chức năng nhiệm vụ khác nhau. Khoa QLKT là một trong năm khoa của trường ĐTCB Lê Hồng Phong. Nhiệm vụ của khoa là giảng dạy các bộ môn: KTCT, QLKT, quản lý nhà nước, khoa có 7 thành viên: 1. Thầy Bùi Quốc Thám (trưởng khoa) - đã chuyển đi. 2. Thầy Trương Đình Núi (phó khoa) - Nay quản lý khoa. 3. Cô Đinh Thị Ngân Hà (giảng viên). 4. Thầy Thắng. 5. Thầy Nguyễn Như Khánh. 6. Thầy Đàm Văn thường. 7. Cô Tăng Thị Thanh Thu. Khoa Quản lý một số lớp đặc thù: Đào tạo Giám đốc và Phó giám đốc doanh nghiệp... và nghiên cứu các đề tài khoa học. 4. Kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình của bộ môn KTCT Kế hoạch, nội dung và chương trình giảng dạy của khoa KTCT được sự chỉ đạo của phòng đào tạo của Trường. Giáo trình được sử dụng trong trường là Giáo trình trung cấp chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có một học phần là những nguyên lý cơ bản của KTCT gồm 6 bài sau: Bài 1: Sản xuất giá trị thặng dư. Bài 2: Đặc điểm KTCT của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Bài 3: CNTB ngày nay. Bài 4: Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Bài 5: Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Bài 6: Một số vấn đề về quá trình phát triển của CNTB. C. Quá trình kiến tập của sinh viên tại trường ĐTCB Lê Hồng Phong 1. Tên bài, nội dung, thời gian dự giờ Theo yêu cầu của trường Phân viện Báo chí và Tuyên truyền và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường ĐTCB Lê Hồng Phong. Đã tạo điều kiện cho sinh viên dự đủ 9 buổi giảng bài với thời gian của mỗi buổi giảng là khoảng 4 tiếng đồng hồ, cụ thể những bài dự giảng sau: Bài 1: Sản xuất giá trị thặng dư. Bài 2: Đặc điểm KTCT của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Bài 3: CNTB ngày nay. Bài 4: Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Bài 5: Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Bài 6: Một số vấn đề về quá trình phát triển của CNTB. Ngoài ra nhà trường và khoa QLKT còn tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế tại trang trại của anh hùng lao động: Nguyễn Văn Cường ở huyện Sóc Sơn. Với một buổi thực tế đó mặc dù chưa phải là nhiều nhưng đã giúp cho sinh viên phần nào nắm bắt được tình hình kinh tế - chính trị của địa phương. Đặc biệt là cách quản lý, những giải pháp trong việc phát triển kinh tế, các chính sách Như xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định tình hình an ninh chính trị... của huyện, từ đó giúp cho sinh viên có được những kiến thức thực tiễn quý báu nhằm phục vụ tốt cho chuyên ngành học và giảng dạy sau này. 2. Những thu hoạch sâu sắc nhất trong kiến tập giảng dạy Trong thời gian hơn một tháng kiến tập tại trường ĐTCB Lê Hồng Phong, được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô trong khoa QLKT đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thời gian kiến tập tại Trường đã giúp cho em có được những kiến thức thực tiễn của địa phương, được trực tiếp tham gia dự giờ giảng của trường em đã nâng cao được nhận thức về vai trò, vị trí của người giảng viên lý luận chính trị, từ kiến thức lý luận phải gắn với thực tiễn của một người giảng viên cho đến phương pháp và hình thức giảng dạy. Từ đó định hướng cho bản thân một cách rõ ràng hơn về tầm quan trọng của người giảng viên lý luận và phải liên tục học hỏi và trau rồi kiến thức để phục vụ tốt cho chuyên ngành giảng dạy sau này. Qua kỳ kiến tập này, đó chính là bước chuẩn bị quan trọng, đặt nền tảng cho kỳ thực tập tiếp theo của em. Do bước đầu còn bỡ ngỡ, qua đợt kiến tập em cũng chỉ có những thu hoạch đã trình bày như trên và những cảm nhận ít ỏi về đợt kiến tập này. Mong quý thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ em, để em có thể khắc phục được những thiếu sót trong lần thực tập tới. Em xin chân thành cảm ơn! D. Những ý kiến đề xuất với phân viện về tổ chức kiến tập sư phạm và khả năng đảm nhận giảng dạy sau này Qua đợt kiến tập tại trường ĐTCB Lê Hồng Phong, em xin có ý kiến đề xuất về khả năng đảm nhận giảng dạy của bản thân về chuyên ngành kiến tập của mình sau này. Em tự thấy có thể đảm nhận được chức năng giảng dạy bộ môn xã hội chủ nghĩa sau này của mình. Phấn đấu là một người giảng viên lý luận tốt trong tương lai. Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ 13, Thành ủy Hà Nội, 2001. Văn bản pháp quy Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tháng 1, 2, 3 năm 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao.doc
Tài liệu liên quan