Báo cáo Thực tập tại Viễn Thông TP Hồ Chí Minh

Là nơi thực hiện chuyển mạch kết nối tất cả các dịch vụ (thoại, fax, telex, truyền số liệu). SN nối đến nhóm trung kế đường dây LTG và bộ xử lý điều phối CP.

Trong tổng đài SN luôn được trang bị 2 SN (SN0 và SN1) nhằm bảo đảm an toàn. SN giao tiếp vớibên ngoài bằng đường truyền thứ cấp SDC, các đường kết nối điều khiển trong tổng đài là duy nhất.

Thiết kế trong tổng đài theo kiểu module nên có thể mở rộng dễ dàng. Dung lượng của mạng chuyển mạch tuỳ thuộc vào số lựơng LTG trong tổng đài:

 SN:15LTG với dung lượng 7.500 thuê bao (nhỏ nhất của EWSD)

 SN :63LTG với dung lượng 30.000 thuê bao

 SN:126LTG với dung lượng 60.000 thuê bao

 SN:252LTG với dung lượng 125.000 thuê bao

 SN:503LTG với dung lượng 250.000 thuê bao

SN có khả năng hổ trợ 2 loại kết nối: kết nối bán thường trực, kết nối dự phòng.

 

docx44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viễn Thông TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị truyền dẫn thuê bao và Thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp. Về kỹ thuật, thiết bị truyền dẫn được chia thành 2 loại: Truyền dẫn hữu tuyến: cáp kim loại, cáp quang. Truyền dẫn vô tuyến: vi ba, vệ tinh. Cấu hình mạng viễn thông Phương pháp đơn giản nhất đấu nối thuê bao là tập trung tất cả các thuê bao vào 1 tổng đài. Nhưng khi mạng viễn thông phát triển, số lượng thuê bao tăng lên đáng kể thì một tổng đài không thể đáp ứng được nhu cầu cho tất cả các thuê bao, khi đó ta phải sử dụng nhiều tổng đài. Khi thực hiện đấu nối các tổng đài lại với nhau sẽ hình thành nên một mạng lưới. Mạng lưới viễn thông hiện có các dạng cấu hình như: Mạng hình mắc lưới Là mạng mà trong đó mỗi một nút mạng đều được nối đến tất cả các nút mạng còn lại. Mạng hình mắc lưới có các ưu nhược điểm như sau: Ưu điểm Độ tin cậy cao: khi có 1 hoặc 1 vài đường truyền bị hỏng, mạng vẫn có thể đảm bảo được bằng cách chuyển sang các đường truyền khác. Vùng ảnh hưởng hẹp: khi 1 tổng đài có sự cố thì chỉ ảnh hưởng đến các thuê bao của tổng đài đó mà không ảnh hưởng đến các tổng đài vùng khác. Khuyết điểm Khi số lượng tổng đài tăng dẫn đến số lượng kết nối tăng rất lớn, chi phí lớn và việc quản lý trở nên khó hơn nhiều. Khi lưu lượng liên đài thấp thì hiệu quả sử dụng của các trung kế sẽ rất thấp. Chỉ áp dụng phù hợp cho những vùng nhỏ, ít tổng đài, có lưu lượng liên đài cao hoặc những nơi có chi phí truyền dẫn thấp hơn chi phí chuyển mạch. 2.2 Mạng hình mắc lưới Mạng hình sao (hình tia) Tất cả các tổng đài nội hạt sẽ được nối đến tổng đài trung chuyển (tổng đài quá giang Transit) làm nhiệm vụ trung chuyển lưu lượng liên đài. Mạng này thường được sử dụng nhất. Ưu điểm Hiệu suất sử dụng mạch cao, chi phí thấp. Khi một tổng đài nội hạt bị hỏng chỉ ảnh hưởng trong nội bộ của tổng đài nội hạt đó. Khi một trung kế bị hỏng thì chỉ có các thuê bao của tổng đài đó bị ảnh hưởng, tổng đài nội hạt hầu như cô lập với tổng đài khác 2.3 Mạng hình sao Khuyết điểm : Khi tổng đài quá giang bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các tổng đài nội hạt không thể thực hiện gọi liên đài được. Mạng hỗn hợp Mạng này tổng hợp cả 2 cấu hình mạng hình sao và mạng hình mắc lưới tức vẫn sử dụng 1 Host và nối liên đài cho các tổng đài có lưu lượng liên đài cao. Mạng này tổng hợp được ưu điểm của cả 2 lọai mạng trên và được sử dụng rộng rãi trong thực tế. 2.4 Mạng hỗn hợp Mạng vòng kín Tất cả các nút mạng được nối với nhau tạo thành 1 vòng kín. Loại mạng này thích hợp cho các vùng có độ dài mạch bị giới hạn do có suy hao truyền dẫn và các mạng ở biên giới, hải đảo. Ưu điểm Độ tin cậy cao do mỗi một nút mạng đều có đến 2 đường kết nối. Kinh tế và dễ sử dụng mạng vòng kín Mạng viễn thông Việt Nam Mạng điện thoại Việt Nam được tổ chức phân cấp chia làm 4 cấp: Tổng đài cửa ngõ Quốc tế Tổng đài chuyển tiếp liên tỉnh Tổng đài chuyển tiếp nội hạt Tổng đài nội hạt Mô hình mạng có thể được nhìn tổng quát như hình sau: 2.6 Cấu trúc mạng viễn thông Việt Nam CHƯƠNG 3 : CẤU TRÚC TỔNG ĐÀI EWSD Giới Thiệu Về Tổng Đài EWSD Hùng Vương Tổng đài EWSD cho phép dịch vụ qua điện thoại viên, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS), tương thích ISDN. Đồng thời, EWSD có khả năng hổ trợ điều hành và bảo dưỡng tại chỗ hoặc từ trung tâm OMC ở xa. EWSD có thể dùng làm tổng đài nội hạt hoặc tổng đài quá giang, khả năng đáp ứng của EWSD tuỳ thuộc vào vai trò của nó: khi được sử dụng làm tổng đài nội hạt, dung lượng thuê bao có thể lên đến 250.000số; nhưng khi được sử dụng làm tổng đài quá giang, số lượng trung kế có thể lên đến 60.000 trung kế. Phần cứng Phần cứng của 1 hệ thống EWSD được tổ chức trong các phân hệ mà được liên kết với nhau qua các giao tiếp đồng nhất được trình bày trong hình I.2. Gồm 5 phân hệ sau : 3.1 Tổng quan phần cứng DLU (Digital Line Unit) : Đơn vị đường dây số LTG (Line/Trunk Group) : Nhóm đường trung kế SN (Switching Network) :Mạng chuyển mạch CCNC (Common Channel Signalling Network Control): Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung. CP (Coordination Processor) : Bộ xử lý điều phối. Các giao tiếp của tổng đài EWSD Giao tiếp bên trong Tổng đài EWSD có giao tiếp giữa Các DLU và LTG là đường truyền sơ cấp PDC 2Mb/s. Các LTG và SN là đường truyền thứ cấp SDC 8Mb/s. CCNC và SN là đường truyền thứ cấp SDC nhưng giữa CCNC và CP là giao tiếp bit song song 3.2 Sơ đồ giao tiếp bên trong Giao tiếp bên ngoài Tổng đài EWSD giao tiếp ra bên ngoài như: các đường dây thuê bao (subscriber lines), các đường truy nhập sơ cấp ISDN (PBX. . .), đường trung kế số (digital trunks), đường trung kế analog (analog trunks), mạng số liệu (data network, packet network) . . . Giao tiếp bên ngoài Các thành phần chức năng trong tổng đài EWSD Đơn vị đường dây số DLU (Digital Line Unit) a/ Đặc điểm: DLU có khả năng đấu nối được 952 đường dây thuê bao tuỳ loại đường dây thuê bao nào (analog hay ISDN. . .), các đơn vị chức năng và giá trị lưu lượng yêu cầu. DLU được nối đến các LTGB, LTGF hay LTGG bằng 2 hoặc 4 đường PDC (PCM30, PCM24) bằng cách đấu thẳng, đấu chéo đến LTG khác nhằm đảm bảo an toàn cho LTG và DLU. DLU có thể được đặt tại tổng đài (DLU nội đài) hoặc ở xa tổng đài (DLU đài vệ tinh), các đơn vị DLU ở xa có thể được tập trung lại thành 1 đơn vị điều khiển đầu xa RCU (Remote Control Unit). Một RCU có thể chứa đến 6 DLU thông qua bộ điều khiển dịch vụ độc lập SASC. b/. Các thành phần chính bên trong DLU DLUC(DLU Controller): điều khiển hoạt động bên trong DLU, phân phối và tập trung tín hiệu điều khiển giữa mạch đường dây thuê bao và DLU. DLUC tuần tự quét dò tìm các SLMCP để nhận bản tin và gởi trực tiếp lệnh và số liệu đến từng SLMCP. Trong 1 DLU luôn có 2 DLUC làm việc độc lập theo phương thức chia tải. DIUD(Digital Interface Unit for DLU): lấy thông tin điều khiển từ LTG thông qua kênh 16 trong PDC gửi về DLUC và ngược lại. Đồng thời, DIUD cung cấp các chức năng giao tiếp cho DLU qua mạng 4096kb/s, cung cấp các thông tin phân phối từ modul SLM qua 4096kb/s. Ghi nhận tín hiệu đồng bộ của Bộ phát xung clock, đo thử và giám sát phát hiện lỗi. Tạo vòng lặp kiểm tra qua DIUD (kiểm tra chéo). TU (Test Unit): Đo thử máy điện thoại, đường dây và ghi lại số liệu, hoạt động của các TU được vận hành tập trung tại OMT. SLMA (Subscriber Line Module Analog):là card giao tiếp đến các đường dây thuê bao analog, SLMA có 7 chức năng chính: cung cấp nguồn (B), bảo vệ quá áp (O), rung chuông (R), báo hiệu (S), mã hoá (C), hybrid (H), đo thử (T). SLMA nối tối đa 944 đường thuê bao. SLMD (Subscriber Line Module Digital):giao tiếp đến các đường dây thuê bao số. 1 card SLMD có thể nối tối đa 432 đường thuê bao. SLMX (Subscriber Line Module for V.51): dùng cho các thuê bao V.5.1 BDCG (bộ phân tuyến cấp xung đồng hồ ):Bộ phân tuyến BD phục hồi báo hiệu , phân phối báo hiệu đến thiết bị ngoại vi hoặc tập trung báo hiệu từ thiết bị ngoại vi đến. Bộ cấp xung đồng hồ CG cung cấp xung 4096KHz cho DLU và nhận tín hiệu từ DIUD đến (qua khe thời gian TS0 của PDC). Trong DLU thường có hai BDCG làm việc theo nguyên tắc chủ tớ 3.4 Sơ đồ chức năng trong DLU RGMG (Bộ cấp nguồn rung chuông và điện áp): mỗi 1 BD nhận dòng rung chuông và điện áp cho đồng hồ xung tính cước từ 1 trong 2 bộ RGMG, có khả năng phát hiện khi mất dòng rung chuông. Trong DLU cũng có 2 RGMG là việc theo nguyên tắc chia tải. SASC (Stand Alone Service Controller): dùng để kết nối thuê bao trong trường hợp khẩn cấp (đứt đường truyền về trung tâm). EMSP: có khả năng nhận số DTMF trong trường hợp khẩn như đường truyền giữa RDLU và LTG bị đứt (bình thường là LTG nhận thông tin quay số từ thuê bao). Trong trường hợp EMSP được sử dụng, chỉ cho phép tối đa 60 cuộc gọi cùng lúc, không sử dụng các dịch vụ thuê bao, không tính cước. ALEX (Alarm External): dùng để thu thập và chuyển tiếp cảnh báo ra bên ngoài. Nhóm đường dây và trung kế LTG (Line Trunk Group) Là thiết bị giao tiếp giữa mạng chuyển mạch SN và các mạng khu vực như tổng đài analog hay tổng đài số. Chức năng: LTG thực hiện một số chức năng làm giảm tải của bộ CP, gửi và nhận thông tin thoại qua SN0 và SN1. Xử lý cuộc gọi: Nhận và giải mã tin tức nhận được trên đường trung kế và đường dây thuê bao. Gởi và báo hiệu các loại tin tức. Gởi và nhận bản tin từ hoặc đến CP. Tương hợp với vận tốc truyền 8Mb/s của SN Phát hiện lỗi trong LTG Phát hiện lỗi của những giao tiếp bên trong đài, trong quá trình xử lý cuộc gọi. Đánh giá những sai hỏng nói trên và khởi sự tiến trình thích hợp: khoá mạch, khoá LTG. Vận hành và bảo dưỡng LTG: Gởi báo cáo về số đo lưu thoại cho CP. Tiến hành thử đường kết nối. Báo cáo trạng thái vận hành của từng modul Ghi số liệu về cước. Các thành phần chính trong LTG LTU (Đơn vị trung kế đường dây) LTU thay đổi đường dây kết nối và trung kế đến bộ giao tiếp của LTG. LTU còn có các đơn vị chức năng như: Đơn vị giao tiếp số DIU (DIU30, DIU30, DIU:LDIB). Bộ triệt dội DEC Đơn vị hội thoại COUB Thiết bị thông báo OCANEQ Bộ ghi phát mã CR Khối module vận hành đường dây số OLMD Thiết bị đo thử tự động ATE SU (Đơn vị báo hiệu): có các đơn vị như: Bộ cấp âm hiệu TOG Khối kiểm tra sự liên tục của đường truyền RM Bộ ghi phát mã CR GS (Bộ chuyển mạch nhóm): có 16 đường truyền thoại SPHO/I 2048kb/s, trong đó: 8 đường nối đến 8 LTU, 1 đường nối đến SU, 2 đường nối đến SILCB, 1 đường nối đến SPMX, 4 đường nối đến LIU. SPMX (bộ ghép kênh thoại): SPMX được sử dụng trong trường hợp trung kế được nối đến LTGC, LTGD thì SPMX sẽ thay thế cho bộ chuyển mạch nhóm GS. LIU (Đơn vị giao tiếp đường dây): trong LTG có 2 đường thoại SPHO/I 8Mb/s song song nối các kên từ GS và SPMX đến 2 mạng chuyển mạch SN. LIU sẽ đưa thông tin qua SN và đồng bộ thông tin thu được từ SN với xung clock bên trong LTG. Sau khi đường truyền được thiết lập, LIU kiểm tra chéo (COG) xem có kết nối đến SN đúng không. LIU kiểm tra chuỗi bit phát đi và nhận về xem có sai lệch không. GP (Bộ xử lý nhóm) GP có nhiệm vụ biến các thông tin nhận được từ tổng đài và các vùng xung quanh thành các thông tin của hệ thống. GP điều khiển tất cả các đơn vị chức năng trong LTG. Trong LTG có các đơn vị chức năng như: Bộ ghép kênh tín hiệu SMX Bộ đệm tín hiệu SIB Đơn vị xử lý PU Bộ nhớ MU Bộ điều khiển đường số liệu DLC Bộ cấp xung đồng hồ GCG Đơn vị bảo vệ WDU Bộ điều khiển đường báo hiệu SILC Bộ tạo xung đồng hồ cho DIU 1,5Mbit/s CG:DIU Phần mềm ứng dụng GP: Bao gồm tất cả các chương trình ứng dụng đặc biệt và dữ liệu đặc biệt của GP. Phần mềm ứng dụng xử lý cuộc gọi điều khiển và các tiến trình xử lý cuộc gọi tuỳ thụôc vào loại đường kết nối, hệ thống truyền dẫn (tương tự hay số), hệ thống báo hiệu (MFCR2 …), hướng kết nối (incoming hay outgoing). 3.5 các đơn vị chức năng chính của LTG và các kết nối của LTG Chương trình điều hành và bảo dưỡng gồm các chức năng như: lấy số đo lưu thoại, quản lý số liệu cố định, thay đổi trạng thái làm việc. Chương trình bảo an thực hiện các công việc như: tìm lỗi, xử lý lỗi, xử lý cảnh báo, đo chất lượng đường truyền, thực hiện kiểm tra, chạy chương trình đo thử. Các loại LTG LTGA dùng trong mạch analog 3.6 các loại chức năng của LTG trong EWSD LTGB kết nối với DLU và tổng đài nội bộ bằng đường truyền sơ cấp, kết nối đến bàn chuyển mạch số DSN bằng đường truyền số. LTGC kết nối với trung kế đường dài sử dụng báo hiệu MFC, CCS7… LTGC không dùng GS vì không kết nối hội thoại mà chỉ dùng bộ SPMX. LTGD kết nối đến trung kế quốc tế sử dụng báo hiệu số 5, MFC, CCS7… LTGG có chức năng như LTGB và LTGC và có được mọi chức năng của LTG. LTGM được tích hợp cao hơn LTGG nên linh động hơn. Mạng chuyển mạch SN (Switching Network) Là nơi thực hiện chuyển mạch kết nối tất cả các dịch vụ (thoại, fax, telex, truyền số liệu). SN nối đến nhóm trung kế đường dây LTG và bộ xử lý điều phối CP. Trong tổng đài SN luôn được trang bị 2 SN (SN0 và SN1) nhằm bảo đảm an toàn. SN giao tiếp vớibên ngoài bằng đường truyền thứ cấp SDC, các đường kết nối điều khiển trong tổng đài là duy nhất. Thiết kế trong tổng đài theo kiểu module nên có thể mở rộng dễ dàng. Dung lượng của mạng chuyển mạch tuỳ thuộc vào số lựơng LTG trong tổng đài: SN:15LTG với dung lượng 7.500 thuê bao (nhỏ nhất của EWSD) SN :63LTG với dung lượng 30.000 thuê bao SN:126LTG với dung lượng 60.000 thuê bao SN:252LTG với dung lượng 125.000 thuê bao SN:503LTG với dung lượng 250.000 thuê bao SN có khả năng hổ trợ 2 loại kết nối: kết nối bán thường trực, kết nối dự phòng. Kết nối bán thường trực: là kết nối được hình thành từ khi khởi động lại từ đầu hệ thống hoặc khởi động sau khi mở hệ thống. Kết nối bán thường trực thường dùng cho: Kênh truyền bản tin: truyền tin tức trao đổi giữa CP và LTG. Kênh chung truyền báo hiệu: báo hiệu của mọi kênh thoại được truyền trên cùng một kênh chung. Báo hiệu giữa CCNC và LTG được truyền qua kênh bán thường trực trong SN. Kênh dịch vụ: SN có thể cung cấp kết nối bán thường trực cho các loại dịch vụ (vd: các đường truyền dành riêng). Kết nối dự phòng: kết nối cho cuộc đàm thoại luôn được thiết lập đồng thời cho cả 2 mạng SN, tuy nhiên LTG chỉ nhận tin tức từ SN nào đang tích cực do đó có 1 kênh ở trạng thái dự phòng. Kênh dự phòng sẽ không làm gián đoạn kết nối hiện hữu. Bộ xử lý điều phối CP (Coordination Processor) Trong tổng đài EWSD có các phân hệ với tính độc lập cao, mỗi một phân hệ đều có một bộ xử lý riêng làm giảm tải cho CP. Tuy nhiên, CP sẽ điều phối hoạt động của các bộ xử lý này và điều phối việc trao đổi số liệu giữa chúng. EWSD tại đài Hùng Vương sử dụng bộ xử lý điều phối CP113 Các đơn vị chức năng của CP113 Bộ xử lý cơ sở BAP Bộ xử lý cuộc gọi CAP Bộ điều khiển xuất-nhập phần cứng giống BAP và hệ thống bus xử lý xuất-nhập (B:IOC) 3.7 sơ đồ khối bộ xử lý điều phối Hai đường điều khiển cho bộ nhớ chung (B:CMY) Hai bộ nhớ chung CMY chứa nội dung đồng nhất Bộ xử lý xuất-nhập cho xử lý cuộc gọi và điều hành thiết bị ngoại vi IOC. Phương thức làm việc của CP113 Phần mềm của CP113 có thể làm việc theo 2 phương thức: đơn xử lý và đa xử lý Phương thức đơn xử lý: BAP chủ đảm nhận mọi việc, BAP tớ chạy trong chu trình giám sát ở tư thế dự phòng. Phương thức đa xử lý: BAP chủ đảm trách mọi việc trong đó có xử lý cuộc gọi, BAP tớ chỉ phụ trách xử lý cuộc gọi. Cấu hình của CP113 Phần cứng và phần mềm của CP113 có thể thay đổi cấu hình để tương thích với các yêu cầu cụ thể của tổng đài. Phần cứng : cấu hình tối thiểu của CP113 gồm có: 2 bộ xử lý BAP, cấu hình tối đa của CP113 có thể lên đến 16 bộ xử lý gồm: 10CAP, 2 BAP, 4IOC. Bộ đệm bản tin MB ( Message Buffer) MB cũng là một phần nằm trong CP. Dung lượng của bộ đệm có thể thay đổi dễ dàng theo kích thước của tổng đài. MB giao tiếp giữa CP và GP của LTG: MB một đầu nối đến LTG bằng kết nối bán thường trực trong đường truyền SDC, một đầu nối đến CP bằng hệ thống bus. Đồng thời MB cũng giao tiếp giữa CP và SGC trong SN. Có 2 loại MB: loại dùng cho tổng đài EWSD 4.2 hay EWSD 4.5 (MB loại B dùng cho CP113). MB chứa Bộ phát xung clock nhóm (GCCR) phát xung clock cho tổng đài CLK 8192kHz và bis đánh dấu khung FMB (2kHz) điều hành MB. Đồng hồ chủ cấp xung đường dây từ 1 hoặc 2 Bộ phát xung clock trung tâm CCGA. MB được chia thành những đơn vị Bộ đệm bản tin MBU. MBU điều khiển Bộ chuyển mạch nhóm SGC thực hiện các chức năng khác nhau. Để an toàn, mỗi MB có 2 đơn vị MB0 vàMB1. Các loại tin tức được gởi qua MB: Bản tin: phân hệ LTG-DLU và phân hệ SN chuyển bản tin đến CP. MB sẽ kiểm tra thủ tục HDLC của những bản tin này, lưu trữ và chuyển đến CP khi cần. Báo cáo: báo cáo được gởi từ LTG này đến LTG khác. Những báo cáo này được gởi qua CP nhưng CP không xử lý chúng. Chỉ thị: chỉ thị được gởi từ CCNC đến LTG hoặc ngược lại, CP cũng không xử lý chỉ thị mà chỉ chuyển tiếp qua. Lệnh: lệnh được gởi từ CP đến LTG và SN. Các đơn vị chức năng của MB MBU:LTG (Đơn vị đệm bản tin cho đường trung kế): thực hiện các công việc như: 3.8 những quan hệ chức năng MBG Phân chia và chuyển (lệnh, bản từơng thuật) đến ngõ ra rồi đến LTG. Ghi nhận ngõ vào (bản tin, bản tường thuật, mệnh lệnh) từ LTG và chuyển đến IOP:MB và danh sách đưa vào hoặc chuyển đi. Nhận dạng và thi hành cac lệnh từ CP bên trong MBU --> CP Chuyển tiếp bản tin tập trung bên trong MBU à CP Các chức năng truyền đưa đặc biệt: CP gởi các thông tin giống nhau đến các LTG. Phần mềm ứng dụng được nạp vào bộ nhớ RAM trong GP của LTG. Tập hợp lệnh dùng hai lệnh đưa đến MBU:LTG rồi đưa đến từng LTG riêng. MBU:SGC (Đơn vị đệm bản tin cho bộ điều khiển chuyển mạch nhóm): thực hiện các công việc: Đệm, phân chia và chuyển tiếp lệnh từ CP đến nhiều nhất là 3 SGC. Đệm và chuyển tiếp bản tin từ SGC đến CP. Nhận dạng và truyền các lệnh từ CP đến MBU. Chuyển tiếp bản tin bên trong MBU đến CP. GCGR (Bộ phát xung clock nhóm R ) Trong MBG có 1 GCGR phát xung clock 8192kHz và bit đánh dấu khung 2KHz đồng bộ với xung clock chủ của 1 trong 2 CCG(A). Xung clock chuyển đến nhiều nhất 3 MBU:LTG và 1 MBU:SGC trong MBG. MBU:LTG chuyển xung clock cùng với số liệu truyền dẫn đến TSM trong SN. MBU:SGC truyền xung clock vào SGC. SGC dùng xung clock đồng bộ từ GCGR chuyển đến TSM điều khiển MBU:LTG và chuyển qua MBU:LTG. Ra ngoài xung clock 8192kHz trong SGC điền khiển truyền dữ liệu đến MBU:SGC 3.9 các thành phần và các kết nối trong CCG Bộ phát xung đồng hồ trung tâm CCG (Center Clock Generator) CCG đảm bảo việc đồng bộ giữa các bộ phận trong mạng số. Đầu tiên CCG đồng bộ với nguồn xung chuẩn từ bên ngoài, sau đó xung chuẩn này sẽ được phân phối đến các thành phần khác như CP, MB, XN, CDEX (Bộ phân phối xung đồng hồ ra ngoài), CCNC, LTG, DLU, hệ PBX. Nhằm đảm bảo an toàn tốt, CCG cũng luôn được trang bị 2 bộ làm việc theo phương thức chủ tớ. Phương thức làm việc của CCG: Đồng bộ: sai số từ 10-8 đến 10-11, nguồn xung chuẩn được cấp liên tục Cận đồng bộ: sai số từ 10-7 đến 10-8, nguồn xung chuẩn không được cấp liên tục. Cận đồng bộ: sai số từ 10-5 đến 10-6 , không dùng nguồn xung chuẩn. Bảng đèn SYP (System Panel) Bảng đèn cảnh báo hệ thống SYP giúp ta có thể theo dõi được trạng thái hoạt động của đài EWSD. SYP sẽ hiện thị lỗi bằng phương thức nghe (còi) và nhìn (Led). SYP cũng là một thành phần nằm trong CP. Những thông tin hiển thị trên bảng đèn SYP gồm có các dạng cảnh báo: Hiển thị lượng tải của CP Hiển thị thông tin về giờ giấc, ngày tháng Các mức cảnh báo của SYP: có 3 mức Cảnh báo chính: nếu có một đơn vị hư hỏng không có đơn vị dự phòng thay thế. Cảnh báo phụ: một đơn vị hư hỏng có đơn vị dự phòng thay thế. Cảnh báo chỉ thị: cho biết là đơn vị bị khoá để đo thử hoặc sửa chữa. Các thành phần bên trong SYP SYPC (Bộ điều khiển bảng hệ thống) Trong SYP, SYPC không được trang bị dự phòng. SYPC nối đến Bộ xử lý xuất/nhập IOP của bộ xử lý điều phối CP nhằm tiếp nhận các dữ liệu cần thiết từ Bộ xử lý điều phối từ đó quyết định ra loại cảnh báo. Có 2 vị trí để đặt SYPC: trong khung F:SYP hoặc khung F:SYPC(A) + IOC:SYPC điều khiển nhập/xuất cho SYPC + COM:SYPC modul điều khiển cho SYPC + T/RMO:SYPC modul thu/phát cho SYPC, kết nối 4 SYPD + RM:EA modul thu/phát cho cảnh báo bên ngoài, kết nối 24 bộ giám sát bên ngoài. + T/R:AYPD modul thu/phát cho SYPD, kết nối đến SYPC và modul hiển thị SYPD (DYM:SYPD). Ơ khung F:SYPC (A) có thêm 10 card CDEX cung cấp xung đồng hồ hệ thống để điều khiển và đồng bộ với thiết bị bên ngoài. SYPD (Bảng hiển thị cảnh báo hệ thống) SYPD hiển thị những dữ liệu đã được xử lý bởi SYPC, ngoài ra còn có Led 7 đoạn hiển thị trong đường dây chính. Có 2 nhóm hiển thị: Cảnh báo bên ngoài : được đặt tại góc bên phải của SYPD. Với cảnh báo này các cảnh báo ưu tiên được cài đặt trong EPROM. Cảnh báo hệ thống: được cài đặt theo ý muốn. Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC CCNC trao đổi các bản tin báo hiệu chung (CCS7) đến các tổng đài, các công việc của CCNC như: + Thu phát và chứa những bản tin SS7 + Chuyển phát nhanh những tin nào thuộc đài địa phương + Biến đổi bản tin nội bộ trong EWSD thành bản tin SS7 và ngược lại bảo đảm rằng: những bản tin trao đổi qua lại giữa các đài EWSD đều có cùng thể thức và nhận diện được trong các bản tin SS7 thì bản tin là của chính mình. CCNC có cấu trúc theo kiểu module và được xây dựng trên các mạch tích hợp có qui mô lớn nên EWSD cho phép hệ thống CCNC có thể tương thích với các công nghệ đổi mới hay mở rộng các thành phần cũng như các đơn vị chức năng mới. ° Các thành phần bên trong của CCNC: một CCNC có 3 khối chức năng chính thích ứng với 3 mức của CCNC: Bộ ghép kênh (MUXM/MUXS): mỗi bộ nối 1 SN (SN0 hay SN1), mức 1 có khả năng lên đến 254 tuyến báo hiệu. Nhóm kết cuối đơn vị báo hiệu (SILTG): mức 2 tối đa có 32 nhóm, có khả năng lên đến 8 tuyến báo hiệu. bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung (CCNP): mức 3 có khả năng lên đến 254 tuyến báo hiệu. 3.11 các đơn vị con của CCNC Một trong 2 bộ CCNP sẽ giải quyết chức năng mức 3 hay công việc bảo an, vận hành. CCNP còn lại sẽ ở trạng thái dự phòng nóng. Tất cả các dữ liệu bán cố định và tức thời trong 2 CCNP được cập nhật bởi CP và CCNP tích cực. CCNP dự phòng sẽ làm công việc bảo an (kiểm tra thường nhật) để đảm bảo an toàn cao trong trường hợp chuyển mạch chuyển đổi. Mỗi CCNP xử lý giao tiếp với IOP:MB(IOC0), IOP:MB(IOC1) và SILTG0, SILTG1. Mỗi SILTG truy xuất tới 2 mạng chuyển mạch SN thông qua MUXM. Nếu 1 SN hay MUXM bị hỏng, lưu thoại báo hiệu của tất cả SILTD được chuyển qua kênh của SN/MUXM kia. Ngang qua cả 2 SN/MUXM các tuyến báo hiệu giống nhau được kết nối thông suốt, nhưng hoạt động bình thường 50% của SILTG dùng đường qua SN0 và 50% dùng đường qua SN1. ±Các mức xử lý trong CCNC Xử lý mức 1 trong hệ thống MUX Một tuyến báo hiệu đến từ SN trước tiên được chuyển qua hệ thống ghép kênh mức 2 gồm 1 MUXM cho SDC 8Mbit/s và lên đến 32 đơn vị MUXS. Có tối đa 256 kênh của 2 đường 8Mbit/s được phân phối tới 32 đường với 8 kênh (tương ứng tới 32 MUXS). Mỗi MUXS đổi dòng dữ liệu 512Kbit/s này ra 8 kênh riêng 64Kbit/s và chuyển chúng đến 8 SILTD. Xử lý mức 2 trong SILTG Chức năng mức 2 được giải quyết ở thiết bị kết cuối tuyến báo hiệu: Phát hiện lỗi: thực hiện giới hạn và đồng bộ các đơn vị báo hiệu (MSU, LSSU, FISU) vàkiểm tra nội dung của các đơn vị báo hiệu cho các lỗi đường truyền. Điều khiển truyền các đơn vị báo hiệu (MSU, LSSU, FISU). Điều khiển nhận các đơn vị báo hiệu. Điều khiển trạng thái báo hiệu: theo dõi và điều khiển tuyến báo hiệu và thực hiện phục hồi tuyến báo hiệu dưới sự điều khiển quản lý mạng mức 3. Điều khiển tắt nghẽn: giám sát tải của tuyến báo hiệu. Các tuyến báo hiệu được hoạt động trong chế độ nhân đôi, mỗi tuyến báo hiệu có 1 SILT, các tuyến báo hiệu số có thể lên đến tối đa tới 254 SILT có thể được kết nối tới 2 SDC với sự thêm vào của hệ thống ghép kênh. Sự giới hạn đến 254 CSC là do trên mỗi SDC kênh 0 được gán kết nối thông suốt cố định tới MB và vì thế không được dùng cho NUC. 8 SILT hình thành một SILTG mà kết nối tới cả 2 CCNP ngang qua 1 hệ thống thích ứng, do đó có được 32 SILTD Bộ thích ứng báo hiệu (SILTG – CCNP ) Để kết nối đến tối đa 32 SILTC (Bộ điều khiển thiết bị tuyến báo hiệu ) với CCNP, 8 SIPA được cần đến. Mỗi SIPA hoạt động với 4 tuyến dữ liệu nối tiếp tốc độ mỗi tuyến 1,6Mbit/s. Xử lý mức 3 và bảo an CCNC trong CCNP Phân biệt bản tin (MH:SIMP): Các MSU được nhận từ mạng báo hiệu được đưa đến chức năng phân phối MTP hoặc chức năng định tuyến MTP, phụ thuộc vào nơi đến (DPC) trong nhãn định tuyến. Phân phối bản tin (PMU:CPI): Các MSU nhận được từ mạng báo hiệu và được dành cho phần người sử dụng trong tổng đài phải được chuyển đến phần ngừơi dùng tương ứng, tuỳ thuộc vào trường SIO trong bản tin. Chuyển đổi bản tin (PMU:CPI): Chức năng chuyển đổi chỉ có trong MTP của Siemens không được chỉ định bởi CCITT. Nhiệm vụ của nó là đổi mã nhận dạng trung kế CCS7 sang số thiết bị trung kế của EWSD. Định tuyến bản tin (PMU:SIMP) Các MSU từ UP của tổng đài chủ cũng như các MSU nhận được từ các tuyến báo hiệu phải được đưa lên đường báo hiệu để chuyển bản tin tới nơi đến. Quản lý mạng (PMU:SIMP): Điều khiển định tuyến bản tin và cấu hình của mạng báo hiệu. Nó còn khả năng phục hồi MTP trong trường hợp có sự cố trong mạng báo hiệu. Đo thử và bảo dưỡng (PMU:SIMP): Cung cấp các thủ tục đo thử cho việc kiểm tra tuyến báo hiệu. Nhờ vào các chức năng mức 3 này, CCNP còn thực hiện được: + Giám sát và điều khiển các đơn vị của CCNC như SIPA/SILTC/ SILT + Tạo và chuyển đổi cơ sở của CCS7 Phần mềm của CCNP: Phần mềm của CCNP (chương trình và dữ liệu) đựơc chứa trong các file: Chương trình:SY.PSW.T09x SY.PSW.T09y Dữ liệu:SY.SIMP Cơ sở dữ liệu SIMPSY.SEMLIB Cơ sở dữ liệu CPI Trong suốt sự kích hoạt của CCNP các bước sau được thực hiện: SY.PSW.T09x từ MDD tới MU của CPI ngang qua CP Table ALLOCATION từ CMY tới MU của CPI SY.PSW.T09y & SY.SIMP từ MDD tới MU của SIMP ngang qua CP. SIMP có nhiệm vụ nạp dữ liệu vào các đơn vị con của CCNC. Chương 4: Quy Trình Thiết Lập Cuộc Gọi I . Quy trình xử lý và thiết lập cuộc gọi nội đài 4.1 Quy trình xử lý và thiết lập cuộc gọi nội đài : Ringing current and ringing tone : Checks : Voice connection : Control signal : Dial tone and dialed infor

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCD279.docx