Báo cáo thực tập tại Xí Nghiệp than Hà Ráng

MỤC LỤC

 

I. Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Xí Nghiệp than Hà Ráng 2

1.Quá trình ra đời và phát triển của Xí Nghiệp than Hà Ráng 2

2. Điều kiện sản xuất chủ yếu của XN 3

A.Điều kiện địa chất - tự nhiên 3

B.Quy trình công nghệ sản xuất 12

II. Cơ cấu tổ chức 15

1.Tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp than Hà Ráng 15

2.Bộ máy tổ chức quản lý chức năng, sản xuất 18

III. Đánh giá hiệu quả kinh doanh 22

A.Tình hình thực hiện và xây dựng kế hoạch SXKD. 22

B.Chế độ làm việc, Lương, thu nhập bình quân 25

IV. Khó khăn, thuận lợi, định hướng phát triển 27

1. Thuận lợi. 27

2. Khó khăn. 28

3. Định hướng phát triển 29

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Xí Nghiệp than Hà Ráng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp cao, có độ tin cậy cao thông qua các công trình thăm dò và hiện trạng khai thác lộ vỉa bao gồm: Vỉa 12, 13, 14 và vỉa 16. *Vỉa 10: có lộ vỉa phát triển theo phương Đông Bắc-Tây Nam, chiều dầy vỉa lớn nhất ở khu giữa và có xu hướng giảm dần về hai phía Đông Bắc và Tây Nam. Tại H.2551 vỉa dầy 10,20m với 3 lớp kẹp sét kết có chiều dầy là 1,2m. Tại H.205 chỉ còn gặp sét than. Vỉa 10 có cấu tạo phức tạp, vách trụ vỉa là sét kết. *Vỉa 11: Chạy song song với vỉa 10. Phần trung tâm vỉa có chiều dầy ổn định nhưng vát mỏng về hai phía Đông Bắc và Tây Nam. Tại H.2655 vỉa dầy 6,32m, ở LK4 vỉa đã gặp chiều sâu 38,30m, chiều dầy than 2,15m. Vỉa 11 có cấu tạo phức tạp, chiều dầy không ổn định, vách trụ vỉa là đá bột kết mầu xám. *Vỉa 12: Lộ ra từ Đông Bắc - Tây Nam. Phần trung tâm của vỉa có chiều dầy ổn định và dầy hơn ở phía Đông Bắc, còn từ hào 141 về Tây Nam vỉa bị vát đột ngột và chỉ còn lớp sét than mỏng ở H.150. Chiều dầy lớn nhất của vỉa 6.66m (H.2519), chiều dầy nhỏ nhất là 2.08m (LK29). Vỉa 12 có cấu tạo phức tạp, vách trụ vỉa là sét , bột kết. *Vỉa 13: Vỉa lộ ra chủ yếu ở phần trung tâm và chạy về phía Tây Nam, LK 27-TV gặp vỉa ở chiều sâu 214.0m, có chiều dầy 4.33m vách trụ vỉa là sét kết, bột kết, vỉa có chiều dầy tương đối ổn định, duy trì theo đường phương khá liên tục. Chiều dầy max của vỉa là 12.35m(H.2504), chiều dầy min = 0.81m (H.2528). Đa số các hào gặp vỉa không có lớp kẹp, vỉa có cấu tạo tương đối đơn giản. *Vỉa 14: Vỉa này được lộ suốt Đông Bắc-Tây Nam, chiều dầy lớn nhất của vỉa là 10.72m (H.2538) nhỏ nhất là 0.51m (LK 11b). Vỉa 14 có cấu tạo phức tạp, số lớp kẹp nhiều nhất là 7 lớp. Vách trụ vỉa thường là bột kết có lúc là cát kết. *Vỉa 16: Chạy song song với vỉa 15, phần trung tâm vỉa 16 có chiều dầy tương đối ổn định , chiều dầy lớn nhất là 13.60m ( H2636 ), nhỏ nhất là 1.00m (H2038). Vỉa có cấu tạo phức tạp, nhiều lớp kẹp, trụ đá lẫn trong vỉa và vát mỏng dần về 2 đầu vỉa, vách trụ vỉa thường là sét kết, bột kết. a.7. Đặc tính chất lượng than. *Đặc tính vật lý. Than ở Xí nghiệp than Hà Ráng có vết vạch đen, ánh kim loại, đến bán kim loại nhẹ. Vết vỡ vỏ sò, mặt vỡ bậc thang. Thường có các khe nứt theo 3 hướng vuông góc với nhau, dòn, dễ vỡ, có cấu tạo đồng nhất, phân lớp dạng dải. Loại than bị phong hoá, màu đen, ánh đất và thường bị vụn nát. *Đặc tính hoá học. +Độ tro (Ak ): Độ tro của vỉa được tính cả AkHH và Ak TBC. Nếu tỷ lệ lấy mẫu được 60% cũng như kết quả phân tích chỉ đại diện cho 60% chiều dầy vỉa thì không tính độ tro trung bình cân cho điểm đó. +Chất bốc (VCH ): Than ở Hà Ráng cũng như ở các khu vực lân cận đều thuộc loại biến chất cao nên có V CH thấp. +Độ ẩm phân tích (Wpt ): Than biến chất càng cao thì độ ẩm càng giảm. Than Hà Ráng thuộc loại biến chất khá cao. +Nhiệt lượng (Qch ): Nếu than có AK và Wpt cao, thì Q giảm. Than Hà Ráng có nhiệt lượng cao, Q = 6000 -:- 8000 kcalo. +Ô xít tro than: Các ô xít của tro than gồm: SiO2, Al203, TiO2, CaO, MgO số lượng mẫu phân tích mẫu còn ít. +Tỷ trọng (d ): Tỷ trọng than Hà Ráng cao so với các khu thăm dò lân cận. Hầu hết các tỷ trọng lớn hơn 1,5 tấn/m3. Tỷ trọng dùng tính trữ lượng trong báo cáo này lấy 1,5 tấn/m3. a.8. Đặc điểm địa chất thuỷ văn - địa chất công trình. *Đặc điểm địa chất thuỷ văn. +Tầng chứa nước đệ tứ (Q): Tầng chứa nước này nằm trên cùng của cột địa tầng, phân bố rộng khắp trong khu mỏ. Bao gồm các loại nham thạch cát, cuội sỏi, cát bột lẫn mùn thực vật kết cấu rời rạc. Nước được tồn tại trong các lỗ hổng của đất đá nằm trong các thung lũng và suối có địa hình thấp còn trên các đỉnh đồi và sườn đồi thường không có nước. Nguồn cung cấp là nước mưa, miền thoát là các tầng chứa nước tầng dưới. Quan hệ thuỷ lực giữa tầng chứa nước đệ tứ Q với tầng chứa nước Jura Hà Cối và tầng chứa nước Triat có quan hệ mật thiết với nhau. +Tầng chứa nước Jura Hà Cối (Jhc): Tầng chứa nước này phân bố ở phía Tây - Tây Bắc của khu mỏ với diện lộ khoảng 0,6km2. Bao gồm các loại nham thạch cuội kết, sạn kết, cát và bột kết, mầu tím thẫm gắn kết chắc vừa đến chắc phân lớp dầy. Nước được tồn tại trong các lỗ hổng và kẽ nứt của các lớp cuội, sạn và cát kết. Qua tài liệu lộ trình đã phát hiện ra 3 điểm lộ nước và đo được lưu lượng Qn như sau: -Tại điểm lộ số 1 cho Qn = 0,21 l/s -Tại điểm lộ số 2 cho Qn = 0.11 l/s -Tại điểm lộ số 3 cho Qn = 0.20 l/s Dựa vào lưu lượng của một số điểm lộ nước nằm trong tầng chứa nước này cho ta sơ bộ đánh giá nước chứa trong tầng này không lớn. Thành phần hoá học của nước trong tầng này dựa vào kết quả phân tích nước qua 3 mẫu lấy ở các điểm 0 lộ cho thấy nước không màu , không mùi, không vị, nước có tên gọi bi các bô nát natri kali. Quan hệ thuỷ lực giữa tầng chứa nước này với tầng chứa nước đệ tứ Q và tầng chứa nước Triat rất mật thiết với nhau. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nước ngầm là nước mưa, miền thoát là các điểm lộ nước và thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nằm dưới. +Tầng chứa nước Triat thống thượng điệp Hòn Gai (T3(n-r)hg) Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp trong khu mỏ trừ phần phía Tây và Tây Bắc nó nằm dưới tầng chứa nước Jura. Tầng chứa nước này có chứa các vỉa than có giá trị công nghiệp. Đây là tầng chứa nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác lộ thiên cũng như hầm lò. Các loại đá chứa nước bao gồm cuội kết, sạn kết và các lớp cát kết từ thô đến mịn, nước tồn tại trong các lỗ hổng và khe nứt. Do đặc điểm trầm tích là các lớp chứa nước, các lớp cách nước và các vỉa than nằm xen kẽ nhau tạo thành các chu kỳ trầm tích khá đều, mỗi chu kỳ trầm tích lại tạo thành một vỉa than. Qua việc xác định lưu lượng của các điểm lộ cho thấy độ chứa nước ở tầng chứa này không lớn. Nhưng mực nước dưới đất lại rất gần mặt đất qua tài liệu quan trắc lâu dài ở hai lỗ khoan cho như sau: Tại LK.22 có độ cao miệng là +15.22, nhưng mực nước dưới đất Hmax = 15.22 nghĩa là lúc cao nhất thì bằng miệng lỗ khoan và lúc thấp nhất Hmin = 8.72. Tại LK.12 cho Hmax = 20.13 và Hmin = 18.63. Nguồn cung cấp nước là nước mưa, quan hệ thuỷ lực giữa tầng chứa nước này với sông Diễn Vọng chưa được xác định. Thành phần hoá học của nước ở địa tầng này có độ PH từ 6.5 đến 7, hiện tượng ăn mòn của nước đối với thiết bị khai thác ít hoặc không có hiện tượng ăn mòn, nước có tên gọi bi Cácbônát Natri Kali. * Đặc điểm địa chất công trình. Thành phần vật chất của đất đá vây quanh. +Sạn kết: Màu xám trắng đến xám sáng, thành phần chủ yếu là hạt thạch anh mầu trắng đục, độ lựa chọn và mài mòn tương đối tốt, đường kính hạt từ 0.5 đến 1cm. Cấu tạo khối gắn kết chắc chắn, mảnh vỡ sắc cạnh ghồ ghề và nhám. Các lớp sạn kết thường nằm cách xa các vỉa than và có bề dày không ổn định, có chỗ rất dày gặp ở LK5 tới 12m, chỗ rất mỏng chỉ vài chục cm. Thường thấy các lớp sạ kết ở dạng thấu kính. +Cát kết: Các lớp cát kết từ hạt thô đến hạt mịn phân bố rộng khắp trong khu mỏ có màu xám sáng, xám tro, xám tối. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh có lẫn vẩy mica, cấu tạo khối phân lớp dày. Các lớp cát hạt thô và hạt trung gắn kết chắc hơn lớp cát hạt mịn, mảnh vỡ không sắc cạnh bằng các lớp đá hạt thô, kẽ nứt phát triển không đồng đều, mặt kẽ nứt nhiều chỗ thấy vết bám ôxít sắt màu nâu. +Bột kết: Màu xám, xám tối đến xám đen, thành phần chủ yếu là sét lẫn ít mùn thực vật. Các lớp bột kết phân bố rộng khắp trong khu mỏ và có chiều dày tương đối ổn định, chúng thường nằm gần vách và các trụ vỉa than, phân lớp dày gắn kết chắc, mảnh vỡ không sắc cạnh, chiều dày trung bình các lớp này thường từ 3 - 5m hoặc từ 6-8m, chỗ dày nhất lên tới 45m gặp ở LK29. Các lớp nằm gần vách, trụ các vỉa than thường xuất hiện có háo thạch thực vật dạng lá bảo tồn tương đối tốt, kẽ nứt phát triển không đều và thường cắt chéo mẫu. +Sét kết: Màu xám đen đến toàn đen, thành phần chủ yếu là sét lẫn mùn thực vật, các lớp này thường nằm áp sát vách, trụ hoặc kẹp xen kẽ trong các vỉa than, chiều dày mỏng không ổn đĩnh xuất hiện thất thường và luôn ở dạng thấu kính, đôi chỗ có chứa hoá thạch thực vật dạng lá. a.9. Trữ lượng than địa chất. Ranh giới tính trữ lượng: + Phía Bắc giáp sông Diễn Vọng. + Phía Nam giới hạn là đứt gãy A-A + Phía Đông giới hạn là đứt gãy F.5 + Phía Tây giáp khu mỏ Hà Tu B.Quy trình công nghệ sản xuất Từ năm 1988 đến năm 1995 Xí nghiệp sản xuất khai thác than bằng phương pháp lộ thiên tận thu lộ vỉa nhỏ. Từ năm 1996 đến nay Xí nghiệp chuyển dần sang khai thác bằng phương pháp hầm lò. Sản lượng sản xuất - tiêu thụ hàng năm tăng dần từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn trong những năm 1988 - 1995; 60.000 - 70.000 tấn trong những năm 1996 - 2001 và đạt 300.000 tấn vào năm 2003, năm 2005 đã đạt 500.000 tấn, kế hoạch năm 2006 xây dựng 550.000 tấn, chiến lược SXKD đến năm 2010 đạt sản lượng 1.000.000 tấn, tham gia vào câu lạc bộ ngành than 1.000.000 tấn/năm. b.1. Quy trình công nghệ khai thác than lộ thiên. Quy trình công nghệ khai thác than lộ thiên bao gồm các bước sau: Bước 1: Thăm dò chuẩn xác tài nguyên. Bước 2: Khoan nổ mìn làm tơi đất đá. Bước 3: Xúc bốc vận tải đất đá đổ ra bãi thỉa quy định. Bước 4: Làm sạch bề mặt than và bốc xúc vận tải than nguyên khai đổ về kho chứa (kho bán thành phẩm). Bước 5: Sàng tuyển, chế biến phân loại than nguyên khai và nhập về kho than sạch (kho thành phẩm). Bước 6: Xuất bán than sạch qua cảng xuống phương tiện đường thuỷ. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất than lộ thiên Hình 1 - 1 Thăm dò chuẩn xác tài nguyên Khoan nổ mìn Xúc bốc - vận tải Đất đá Than Ng.khai Bãi thải đất đá Kho chứa than nguyên khai Sàng tuyển chế biến phân loại Đất đá lẫn trong than bị loại bỏ Tiêu thụ Nhập kho than thành phẩm b.2. Quy trình công nghệ khai thác hầm lò. Tuỳ theo điều kiện địa chất vỉa để lựa chọn sơ đồ mở vỉa và hệ thống khai thác cho phù hợp. Có nhiều dạng hệ thống khai thác khác nhau, song về cơ bản đều trải qua một số bước công việc chính như sau: Bước 1: Khảo sát, thăm dò chuẩn xác tài nguyên. Bước 2: Kiến thiết cơ bản và đào lò chuẩn bị sản xuất. Bao gồm: Lò thông gió, lò vận tải và các lò thượng nối. Lò chuẩn bị sản xuất có thể đào lò trong đá hoặc trong than. Một chu kỳ đào lò bao gồm khoan nổ mìn, xúc bốc vận tải trong lò ra bãi chứa ngoài mặt bằng, dựng khung chống. Bước 3: Khai thác than (khấu than) kết hợp khai thác thủ công và cơ giới để khai thác, vận chuyển than từ gương khấu ra bãi chứa ngoài mặt bằng. Các công việc phụ trợ như thông gió, thoát nước , chiếu sáng, cung cấp khí nén, cung cấp điện … được thực hiện đồng thời trong bước 2 và bước 3. Bước 4: Bốc xúc vận tải ngoài: than ở bãi chứa ngoài mặt bằng được bốc xúc lên xe ô tô vận tải về kho chứa than nguyên khai (kho than bán thành phẩm). Bước 5: Sàng tuyển, chế biến phân loại than nguyên khai và nhập vào kho than sạch (kho thành phẩm ). Bước 6: Xuất bán than sạch qua cảng xuống phương tiện đường thuỷ Sơ đồ dây chuyền sản xuất than bằng công nghệ hầm lò. Hình 1 - 2 Khảo sát, thăm dò chuẩn bị tài nguyên Đào lò chuẩn bị sản xuất Khấu than (khai thác than) Vận tải trong lò Vận chuyển ngoài mặt bằng về kho Đá xít Than Ng.khai Sàng tuyển chế biến phân loại Bãi thải đất đá Đất đá lẫn trong than bị loại bỏ Tiêu thụ Nhập kho than thành phẩm II. Cơ cấu tổ chức - Năm 1988 : Có 21 CB – CNVC trong đó + Đại học , cao đẳng : 2 người +Trung cấp : 4 người +Công nhân kỹ thuật : 8 người + Lao động phổ thông : 7 người - Tháng 3 năm 2008 tổng số CB-CNVC là 1059 (theo kế hoạch sản xuất năm 2008 là 1270 người ) + ĐH : 76 người + Cao đẳng : 63 người + Trung cấp : 73 người + CN kỹ thuật : 817 người + Lao động phổ thông : 23 người 1.Tổ chức sản xuất ở Xí nghiệp than Hà Ráng Quá trình tổ chức sản xuất của Xí nghiệp than Hà Ráng là quá trình bắt đầu từ khâu khảo sát thăm dò tài nguyên chuẩn bị sản xuất, đầu tư xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị kỹ thuật, tổ chức khai thác, vận tải, gia công chế biến đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Kiểu cơ cấu sản xuất của Xí nghiệp than Hà Ráng là: Doanh nghiệp - Phân xưởng - Nơi làm việc. a, Bộ phận sản xuất chính. Bộ phận sản xuất chính thực hiện nhiệm vụ khai thác tại 04 địa bàn khác nhau, Xí nghiệp than Hà Ráng hiện có: 04 phân xưởng khai thác hầm lò: Thực hiện nhiệm vụ khai thác tại 04 địa bàn khác nhau. 01 phân xưởng khai thác Lộ thiên: Thực hiện nhiệm vụ khai thác tận thu các đầu vỉa trên phạm vi ranh giới quản lý khai thác của XN được giao. Các phân xưởng trên có quan hệ ngang cấp với nhau và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Xí Nghiệp. b, Bộ phận sản xuất phụ trợ. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo đảm cho bộ phận sản xuất chính có thể tiến hành được đều đặn và liên tục. Bao gồm các bộ phận như sau: 01 đội sửa chữa cơ điện, cơ khí: Thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng các loại thiết bị máy móc, quấn động cơ, thiết bị điện cho các phân xưởng sản xuất chính, trực thuộc Phân xưởng Vận tải cơ khí 01 đội thông gió, đo thử khí: Thực hiện nhiệm vụ thông gió, kiểm tra khí mỏ tại các nơi làm việc trong hầm lò, trực thuộc Phòng an toàn 01 đội cung cấp điện, khí ép: Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện, khí ép, lắp đặt các thiết bị điện cho các phân xưởng khai thác, trực thuộc Phòng Cơ điện mỏ. 01 đội xây dựng mặt bằng: Thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình mặt bằng, gia công chế biến vật liệu chống lò bằng Bêtông, trồng rừng, trực thuộc Phòng KHTH. Hệ thống kho tàng: Do phòng KHTH quản lý để cung ứng vật tư, thiết bị thường xuyên phục vụ sản xuất. c, Bộ phận phục vụ sản xuất. Bộ phận phục vụ sản xuất có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, dụng cụ lao động và cấp dưỡng, chăm lo sức khoẻ cho người lao động, bao gồm: 01 Trạm y tế: Thực hiện nhiệm vụ khám sơ cấp cứu, khám sức khoẻ định kỳ, môi trường sinh hoạt của người lao động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Xí Nghiệp. 01 Ngành Đời sống: Thực hiện nhiệm vụ quản lý các bếp ăn tại các phân xưởng, khu quản lý ĐHSX, tăng gia vườn - ao - chuồng, cấp nước, nhà tắm giặt cho công nhân lao động hầm lò, trực thuộc Giám đốc Xí Nghiệp. 01 phân xưởng chế biến than: Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận than nguyên khai, chế biến phân loại than và tiêu thụ than xuống phương tiện thuỷ, trực thuộc Giám đốc Xí Nghiệp. 01 phân xưởng vận tải: Thực hiện nhiệm vụ quản lý xe trung xa, vận tải toàn bộ than nguyên khai của cả 05 phân xưởng về kho than XN, vận tải đất đá, vận tải tiêu thụ, quản lý duy tu đường nội hạt mỏ, phục vụ vận tải khác. Các đơn vị trên có quan hệ ngang cấp với nhau và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Xí Nghiệp. Sơ đồ cơ cấu sản xuất Xí nghiệp than Hà Ráng. Hình 1 - 3 Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ Đội sửa chữa cơ điện, gia công cơ khí Phân xưởng khai thác Đông Núi khánh Đội thông gió, đo khí mỏ Phân xưởmg khai thác Tây Núi khánh Đội trạm cung cấp điện, cung cấp khí ép Phân xưởng khai thác Đá bạc Đội xây dựng mặt bằng công nghiệp Phân xưởng khai thác Hà Trung Hệ thống kho tàng Phân xưởng khai thác Lộ thiên Phân xưởng vận tải cơ khí Phân xưởng chế biến than Trạm Y tế Xí Nghiệp Ngành đời sống Bộ phận phục vụ sản xuất 2.Bộ máy tổ chức quản lý chức năng, sản xuất a. Bộ máy tổ chức quản lý chức năng. Xí nghiệp than Hà Ráng là một đơn vị trực thuộc có hai cấp quản lý: Tập đoàn CN than - Khoáng sản Việt Nam và Công ty than Hạ Long. Mô hình bộ máy tổ chức Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. *Cơ cấu quản lý trực tuyến - chức năng là kiểu cơ cấu trong đó có nhiều cấp quản lý (nhiều cấp thủ trưởng) và các bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấp cao. Thủ trưởng trực tuyến là người có quyền cao nhất - quyết định trong quá trình điều hành và chịu trách nhiệm trước hết về kết quả điều hành ở cấp của mình phụ trách. Cấp quản lý càng cao thì càng phải tập trung giải quyết nhiều hơn các vấn đề chiến lược. Theo cơ cấu quản lý này phát huy được các ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là phân quyền để chỉ huy kịp thời và các ưu điểm của cơ cấu chức năng là chuyên sâu nghiệp vụ. b.Bộ máy quản lý Xí nghiệp than Hà Ráng, bao gồm; b.1. Ban lãnh đạo Gồm 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 01 Kế toán trưởng *Giám đốc Xí Nghiệp: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tất cả mọi hoạt động SXKD của Xí nghiệp theo luật định và điều lệ phân cấp quản lý của Công ty than Hạ Long *Phó Giám đốc Kỹ thuật - Sản xuất: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất, xây dựng kế hoạch kỹ thuật dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và trình cấp trên phê duyệt *Phó Giám đốc AT-BHLĐ: Chịu trách nhiệm đặc trách quản lý, điều hành công tác an toàn, bảo hộ lao động, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ toàn Xí nghiệp *Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán, tài chính theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ phân cấp quản lý của Công ty chủ quản *Các trưởng phòng chuyên môn: Trực tiếp được Giám đốc Xí nghiệp phân công có nhiệm vụ tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp về toàn bộ công việc được giao quản lý. b.2.Các phòng quản lý Kỹ thuật - Nghiệp vụ. *Phòng Kỹ thuật - Đầu tư (KTĐT). *Phòng An toàn - Bảo hộ lao động (AT-BHLĐ). *Phòng Cơ điện vận tải (CĐVT). *Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương (TCLĐ-TL). *Phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH). *Phòng Kế toán tài vụ (KTTV). *Phòng Điều hành sản xuất (ĐHSX). *Phòng Bảo vệ - Quân sự (BVQS). *Phòng Hành chính quản trị (HCQT). *Trạm y tế Xí nghiệp (YTXN). C . Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất. Bao gồm các đơn vị thuộc bộ phận sản xuất chính và bộ phận phục vụ sản xuất, tên gọi là cấp phân xưởng. Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Xí nghiệp được bố trí thành các phân xưởng theo từng khu vực, ngành nghề. Xí nghiệp bố trí mỗi đơn vị sản xuất có Chánh phó quản đốc lãnh đạo chỉ huy phân xưởng, bộ phận thống kê kinh tế - kế toán theo dõi quá trình hoạt động sản xuất của phân xưởng. Các phân xưởng được tổ chức thành các tổ sản xuất chuyên môn phụ trách một công việc nhất định trong một lĩnh vực nhất định, các tổ đội sản xuất lại được luân phiên đổi ca sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất được nhịp nhàng. Giúp việc cho Quản đốc phân xưởng là các Phó quản đốc trực ca, cơ điện (PQĐ), hàng ca các PQĐ trực tiếp nhận lệnh của Quản đốc để làm căn cứ ra lệnh sản xuất trực tiếp cho các tổ sản xuất. Các tổ đội sản xuất thực hiện nhiệm vụ của mình theo nhật lệnh của PQĐ phân xưởng, Các PQĐ chỉ huy xuyên suốt trong cá sản xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động và tình hình sản xuất thông qua sổ giao ca với Quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ, công tác được giao, như sau: -Trực tiếp điều hành, chỉ huy tổ chức sản xuất theo kế hoạch, phương án kỹ thuật giao theo từng kỳ tác nghiệp tháng, quý, năm; tuân thủ đúng đủ các quy trình, quy phạm ban hành của ngành và Nhà nước. -Chịu trách nhiệm về công tác an toàn, bảo vệ quản ký và khai thác tài nguyên trong ranh giới, về con người được Giám đốc giao. -Quản lý lao động, giao việc, bình công chấm điểm, chia sản phẩm, đào tạo kèm cặp tại chỗ và các chế độ khác cho người lao động được Giám đốc giao. -Chịu trách nhiệm quản lý về tài sản, vật tư, thiết bị máy móc công tác, định mức kinh tế kỹ thuật, khoán quản chi phí của Xí Nghiệp giao. -Khi đưa CB-CN vào nơi sản xuất phải đảm bảo điều kiện môi trường làm việc an toàn, người lao động phải được huấn luyện an toàn, huấn luyện quy trình và trang cấp đủng đủ BHLĐ và dụng cụ làm việc. -Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, vật tư, kỹ thuật an toàn, lao động và tiến bộ sản xuất. -Chăm lo, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động và gia đình người lao động và động viên kịp thời. -Chịu trách nhiệm về Vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường nơi sản xuất và sinh hoạt nghỉ ngơi của người lao động. III. Đánh giá hiệu quả kinh doanh A.Tình hình thực hiện và xây dựng kế hoạch SXKD. a.1. Cơ sở lập kế hoạch của Xí nghiệp, bao gồm: -Giao chỉ tiêu kế hoạch năm của Công ty chủ quản. -Căn cứ vào tình hình thực tế khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm. -Đặc điểm hiện trạng tài nguyên, công nghệ khai thác. -Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm trước. -Năng lực sản xuất của các khâu sản xuất chính như khoan nổ, bốc xúc, vận tải, sàng tuyển. -Tình hình biến động về giá cả và nhu cầu than trên thị trường trong nước và ngoài nước. -Trình độ kinh nghiệm, tay nghề người lao động, cơ cấu lao động. a.2. Trình tự phương pháp xây dựng kế hoạch. Trước khi kết thúc một năm hoạt động sản xuất kinh doanh, để chuẩn cho năm tiếp theo. Từ kế hoạch SXKD năm của năm kế hoạch dã được Công ty duyệt. Xí nghiệp xây dựng kế hoạch cho từng quý, tháng công việc này được các phòng chức năng, gồm: Phòng KT-ĐT, KHTH, CĐVT, KTTV phối hợp thực hiện. Để tiến hành xây dựng kế hoạch thì trước tiên phải căn cứ vào yếu tố thực tế của thị trường và điều kiện khả năng huy động tài nguyên, công nghệ thực tế của Xí nghiệp, dựa trên các yếu tố đó Xí nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm, kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch doanh thu trong đó xây dựng kế hoạch lập giá thành sản phẩm là quan trọng nhất. Từ việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch trên Xí nghiệp lập kế hoạch khoán chi phí và cân đối doanh thu trên cơ sở kỹ thuật, công nghệ khai thác để đảm bảo lợi nhuận là cao nhất, cụ thể: Từ kế hoạch huy động tài nguyên Xí nghiệp đã xác định được khối lượng sản phẩm theo từng loại, từ những nhu cầu về dự đoán về thị trường và giá cả. Xí nghiệp có thể xác định được sản lượng tiêu thụ và doanh thu than sau đó Xí nghiệp tiến hành lập kế hoạch cân đối các chỉ tiêu ảnh hưởng đến giá thành, gồm: +Hệ số bóc xúc đất đá Lộ thiên, m3/tấn than khai thác lộ thiên. +Hệ số mét lò chuẩn bị sản xuất, m/103 tấn than khai thác hầm lò. +Tỷ trọng than sản xuất hầm lò trên tổng sản lượng than, %. +Các chi phí cố định (khấu hao). Từ đó trên cơ sở kế hoạch tổng thể, Xí nghiệp xây dựng kế hoạch khoán chi phí sản xuất theo phương pháp cân đối. -Để hoàn thành kế hoạch chung của Xí nghiệp. Xí nghiệp đã căn cứ vào tình hình sản xuất cụ thể của các phân xưởng và năng lực sản xuất để giao kế hoạch cho các phân xưởng sản xuất. -Hàng quý Xí nghiệp tổng hợp đánh giá, phân tích thực hiện làm cơ sở điều chỉnh để giao kế hoạch cho các đơn vị và cân đối lại kế hoạch SXKD toàn XN cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch thì kế hoạch được coi trọng nhất là "Kế hoạch phẩm cấp sản phẩm". Qua số liệu tập hợp tình hình tiêu thụ và sản xuất của Xí nghiệp từ năm 1998 - 2005 ta thấy sản lượng than sạch sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Về tổng doanh thu cũng tăng đều qua các năm riêng năm 2005 tổng doanh thu đạt cao nhất. Như chúng ta đã biết trong một vài năm vừa qua (1997 - 2002 ) do có khó khăn về xuất khẩu nên Tập đoàn than Việt Nam nói chung và Công ty than Hạ Long nói riêng đã gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ chính vì vậy trong thời gian đó hầu hết các doanh nghiệp mỏ chỉ sản xuất ở dạng cầm chừng đã có giai đoạn mỏ phải nghỉ luân phiên để giảm sản lượng than khai thác ra, đứng trước những khó khăn đó Xí nghiệp đã cố gắng duy trì sản xuất khắc phục mọi khó khăn để tạo việc làm cho người lao động. Mặt khác với dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sảm phẩm nên Xí nghiệp luôn chủ động trong kế hoạch khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy trong năm 2003-2005 khi tình hình than trên thị trường không còn khó khăn như các năm trước nữa, đặc biệt là có sự điều tiết thị trường nội địa của Tổng Công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn CN than - khoáng sản Việt Nam) và Công ty than Hạ Long. Xí nghiệp đã đẩy mạnh kế hoạch tiêu thụ, mở rộng thị trường than tự bán, chế biến nhiều loại sản phẩm mà thị trường cần, nâng cao uy tín của Xí nghiệp với các bạn hàng. Vì vậy trong năm 2004, 2005 sản lượng than sản xuất khá cao nhưng sản lượng than tiêu thụ đã bình ổn theo sự điều tiết của Công ty than Hạ Long, điều đó chứng tỏ khâu tiêu thụ của Xí nghiệp đã có chiều hướng mở, tuy còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý của cấp trên, vậy việc tăng được sản lượng tiêu thụ sẽ tăng doanh thu, tức là tăng thu nhập cho người lao động và duy trì sự phát triển lâu dài. Mặt khác trong điều kiện tự nhiên của vùng khoáng sản Xí Nghiệp được giao quản lý và khai thác là vùng khoáng sản có điều kiện địa chất phức tạp, tích chất cấu tạo, phẩm cấp than không cao (chủ yếu là than cám 5, cám 6) trong đó cám 6 chiếm 60% trên tổng số, vì vậy việc đẩy mạnh tăng trưởng sản lượng khai thác đồng nghĩa với việc tăng trưởng sản lượng tiêu thụ. Trong khi đó Công ty than Hạ Long nói chung và Xí Nghiệp than Hà Ráng trong những năm gần đây đã tích cực tìm nhiều giải pháp, tích cực tìm bạn hàng để tự tiêu thụ loại than cám 6 (chỉ tiêu tiêu thụ cám 5 trở lên do Tập đoàn bao tiêu tiêu thụ hết cho các Nhà máy Điện, Đạm, Xi măng, Giấy trong nước), tuy nhiên trong điều kiện tăng trưởng chung của ngành than, với giá bán than khống chế của Nhà nước, của ngành việc tiêu thụ tham cám 6 trở xuống luôn khó khăn. Vì chủng loại than này chỉ gồm 2 thị trường (nội địa: Dân sinh đốt gạch; xuất khẩu: Trung Quốc), trong đó thị trường nội địa chiếm 40%, xuất khẩu sang Trung Quốc là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22863.doc
Tài liệu liên quan