Báo cáo thực tập Tìm hiểu quy trình xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp lò đốt tại công ty cổ phần môi trường Việt Úc

MỤC LỤC TRANG

 

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Phần I: MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục đích thực tập 2

3. Nội dung thực tập 2

4. Phương pháp thực tập 3

5. Chương trình thực tập 3

Phần II: NỘI DUNG

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 4

1.1. Lý thuyết về chất thải nguy hại 4

1.1.1. Định nghĩa 4

1.1.2. Đặc tính của chất thải nguy hại 4

1.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại 5

1.1.4. Phân loại 6

1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại 9

1.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý CTNH 12

1.2.1 Các phương pháp hoá học và vật lý 12

1.2.2 Các phương pháp sinh học 13

1.2.3 Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải) 14

1.2.4 Phương pháp chôn lấp an toàn CTNH 14

1.3. Căn cứ pháp lý 15

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VIỆT ÚC 17

2.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty 17

2.2 Vốn đầu tư 17

2.3 Cơ cấu tổ chức 18

2.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 18

2.3.2 Trình độ, năng lực và số lượng cán bộ – công nhân viên 18

2.4 Nhiệm vụ và chức năng của công ty 19

2.4.1 Xử lý chất thải nguy hại 19

2.4.2 Tái sinh, tái chế chất thải 19

2.4.3 Dịch vụ và tư vấn về môi trường 19

2.4.4 Thiết kế và thi công các hệ thống xử lý 20

2.4.5 Kinh doanh về lĩnh vực môi trường 20

2.5 Địa bàn hoạt động được phép 20

2.6 Quan hệ hợp tác 20

2.5 Điều kiện tự nhiên và quy mô của nhà máy 21

2.5.1 Điều kiện tự nhiên 21

2.5.2 Quy mô nhà máy 21

2.6 Các hạng mục trong nhà máy 21

2.7 Phân khu chức năng trong nhà máy 22

2.8 Cơ sở vật chất 23

2.8.1 Cơ sở vật chất từ nhà máy của công ty 23

2.8.2 Cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm dịch vụ phân tích và thực hiện các nghiên cứu khoa học 24

2.9 Năng lực xử lý của nhà máy 25

2.9.1 Dịch vụ cầu cảng, sân bay 25

2.9.2 Ngành sản xuất, gia công linh kiện thiết bị điện tử,cơ khí chính xác. 25

2.9.3 Sản xuất ơtơ, motor các loại 26

2.9.4 Sản xuất, kinh doanh, phân phối dược phẩm 26

Chương 3

CÔNG TÁC XỬ LÝ CTNH TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VIỆT ÚC 27

3.1 Quy trình xử lý 27

3.2 Các phương pháp xử lý tại công ty môi trường Việt Úc 27

3.2.1 Xay, cắt hủy hình dạng chất thải 27

3.2.2 Công nghệ đốt chất thải 27

3.2.3 Chưng cất thu hồi dung môi phế thải 28

3.2.4 Tái chế dầu và nhớt 29

3.2.5 Tái chế chì 30

3.2.6 Súc rửa phuy, thùng dính chất thải nguy hại 31

3.2.7 Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải 32

3.2.8 Hóa rắn chất thải 33

3.3 Thực tế về phương pháp xử lý CTNH bằng phương pháp lò đốt tại Công ty Môi trường Việt Úc 34

3.3.1 Sơ đồ công nghệ 34

3.3.2 Sơ đồ khối 36

Chương 4

CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 40

4.1 Cơ cấu tổ chức vệ sinh môi trường trong nhà máy 40

4.2 An toàn lao động 40

4.3 Phòng chống cháy nổ và khắc phục sự cố ở nhà máy 42

4.3.1 Những sự cố có thể xảy ra ở nhà máy 42

4.3.2 Nội quy phòng cháy chữa cháy của Công ty CP Môi Trường Việt Úc. 43

4.3.3 Phòng ngừa và chuẩn bị ứng phó sự cố rò rỉ, đổ tràn hóa chất, chất thải 45

4.3.4 Quy trình ứng phó khẩn cấp 46

4.3.5 Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố 50

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận 52

2 Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 54

 

doc61 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu quy trình xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp lò đốt tại công ty cổ phần môi trường Việt Úc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có chứa thành phần thuỷ ngân Bùn xi mạ và bùn kim loại Chất thải amiăng Chất thải rắn có xyanua Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải Trong quá trình chôn lấp cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau, các chất khí sinh ra và nước rò rỉ từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh. Khi vận hành bãi chôn lấp Chất thải nguy hại phải thực hiện các biện pháp quan trắc Môi tường, công việc này cũng phải thực hiện sau khi đã đóng bãi. Sau khi đóng bãi, việc bảo trì bãi cũng rất quan trọng. Do đó công tác quan trắc bãi chôn lấp trong thời gian hoạt động và sau khi đóng cửa bãi chôn lấp cần phải thực hiện nghiêm túc. Căn cứ pháp lý Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”. Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại”. Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 Chị thị số 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp” Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Ban hành danh mục chất thải nguy hại”. Thông tư 114/2006/TTLT/BTC-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 về việc “Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường”. QCVN 07: 2009. Ngưỡng chất thải nguy hại. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2009 về phân loại chất thải nguy hại Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VIỆT ÚC 2.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Môi Trường VIỆT - ÚC Văn phòng giao dịch: - Địa chỉ : 99 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM - Tel : +84.08.38627 596 - Fax : +84.08.38630 519 - Web : www.vinausen.com - Email : vae@vinausen.com Tên cơ sở : Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Môi Trường Việt Úc - Địa chỉ : Lô B4 – B21 KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TP.HCM Lịch sử thành lập và phát triển Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc – VINAUSEN được thành lập theo Giấy phép số 4103000609 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp lần đầu ngày 20/09/2001 và cấp điều chỉnh thay đổi lần thứ 7 ngày 17 tháng 8 năm 2010 với mã số kinh doanh là 0302408148. Cho đến thời điểm hiện nay, công ty đã có trên 9 năm hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và các lĩnh vực khác của môi trường. Giấy phép vận chuyển (số 5-6-7-8.006.V) do Bộ TNMT cấp 06/10/2008 và gia hạn tới 06/10/2011, công ty sẽ gia hạn tiếp khi hết hạn. Giấy phép xử lý (số 5-6-7-8.006.X) do Bộ TNMT cấp 21/08/2007 và gia hạn tới 21/08/2015 . Vốn đầu tư: 70.000.000.000 đồng (bảy mươi tỉ đồng) Cơ cấu tổ chức Tổ xử lý nhiệt Tổ xử lý chất thải lỏng & hóa rắn Tổ giao nhận – phân loại Tổ bảo trì – cơ giới Tổ bếp Tổ kho Tổ nghiên cứu xử lý Tổ phát triển khách hàng Tổ tư vấn Tổ kỹ thuật Tổ hành chính Tổ giao nhận Nhà máy Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng hành chánh tổng hợp Phòng kĩ thuật Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 2.3.2 Trình độ, năng lực và số lượng cán bộ – công nhân viên Bảng 2.1: Số lượng, trình độ CB – CNV trong công ty STT HỌC VỊ CHUYÊN NGÀNH SỐ LƯỢNG 01 Thạc sĩ Quản lý & kỹ thuật môi trường 02 02 Kỹ sư Quản lý & kỹ thuật môi trường 10 Hóa môi trường 02 03 Cử nhân Cử nhân ngành QTKD 02 Cử nhân kinh tế ngành kế toán 02 Cử nhân kinh tế ngành quản lý kinh doanh 01 Cử nhân ngành anh văn 02 04 Cao đẳng Ngành môi trường 06 Ngành hóa môi trường 02 Ngành kỹ thuật cơ khí 10 Kế toán 02 05 Công nhân Công nhân lành nghề >80 (Nguồn: Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc) Nhiệm vụ và chức năng của công ty 2.4.1 Xử lý chất thải nguy hại Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy tất cả chất thải nguy hại của các ngành công nghiệp: Chất thải rắn: giẻ lau dính dầu nhớt và hóa chất, bóng đèn, hóa chất hết hạn sử dụng, mực in, bình acquy, thuốc bảo vệ thực vật, nhựa cản quang… Chất thải lỏng: nước thải nhiễm dầu. Nước thải sản xuất keo, nước thải sản xuất…Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 2.4.2 Tái sinh, tái chế chất thải Tái sinh dầu nhớt Tái sinh chì Tái sinh dung môi các loại Tái sinh và thu hồi kim loại màu và kim loại quý Tái sinh và tái chế các chất thải công nghiệp khác. 2.4.3 Dịch vụ và tư vấn về môi trường Lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, đăng ký chủ nguồn thải, và nghiệm thu môi trường. Lập dự án đầu tư. Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ mời thầu. Tư vấn và thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (CP). Tư vấn về phòng tránh ô nhiễm đối với các chất thải nguy hại và công nghiệp. Tư vấn về công nghệ môi trường. Thực hiện giám sát chất lượng môi trường. Phân tích chất lượng nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp và nguy hại. 2.4.4 Thiết kế và thi công các hệ thống xử lý Thiết kế, xây dựng, lắp đặt và vận hành các hệ thống xử lý: Nước cấp, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Khí thải, bụi, khí lò hơi, khử mùi, tiếng ồn… Lò đốt, bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Bãi chôn lấp chất thải nguy hại… 2.4.5 Kinh doanh về lĩnh vực môi trường Sản xuất, kinh doanh các máy móc, thiết bị môi trường. Kinh doanh hóa chất và vật liệu sử dụng trong ngành môi trường. Mua bán phế liệu (kim loại, bao bì các loại…). 2.5 Địa bàn hoạt động được phép Bảng 2.2: Địa bàn hoạt động của công ty Mã vùng Tên vùng Tỉnh 5 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ “Toàn bộ vùng” 6 Vùng Tây Nguyên “Toàn bộ vùng” 7 Vùng Đông Nam Bộ “Toàn bộ vùng” 8 Vùng đồng bằng Sông Cửu Long “Toàn bộ vùng” (Nguồn: Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc) 2.6 Quan hệ hợp tác Trong nước Viện tài nguyên và môi trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Phát Triển Môi trường Khu công nghiệp và Đô thị Việt Nhật. Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới TP.HCM. Viện Hóa Học TP.HCM. Báo tài nguyên và môi trường. Ban Quản Lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài nước Wageningen University Hà Lan. National research center for environmental and hazardous waste Management Bangkok Thailand… Điều kiện tự nhiên và quy mô của nhà máy 2.5.1 Điều kiện tự nhiên Khí hậu: Khu đất ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh thuộc TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao trung bình 28,1oC và mưa nhiều (lượng mưa từ 1.321 mm – 2.729mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 và 10 chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm). Địa hình: tương đối phẳng, thấp, bị chia cắt bởi rất nhiều sông rạch, kênh mương. Hướng đổ dốc không rõ rệt, cao độ mặt đất phổ biến từ 0,2m – 11m. Thủy văn: Mạng lưới kênh mương ở khu đất khá nhiều bởi các kênh thủy lợi theo hướng Bắc Nam và Đông Tây. Mực nước cao từ 1,39m – 2,4 m. 2.5.2 Quy mô nhà máy (Lô B4 – B21 KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TP.HCM) Tổng diện tích: 4.500m2 - Kích thước: Lô B4-B21: BxL = 25,65m x 80m Lô B5-B20: BxL = 29,37m x 80m - Tỷ lệ sử dụng đất (tỷ lệ sàn xây dựng có mái che/diện tích chiếm đất): 70% Các hạng mục trong nhà máy Nhà máy tái sinh và xử lí chất thải của công ty cổ phần môi trường Việt Úc có diện tích 4374 m2, với các hạng mục công trình được thể hiện trong bảng sau : Bảng 2.3: Các hạng mục công trình trong khu đất của nhà máy TT Hạng mục Chức năng Diện tích(m2) Thiết kế kiến trúc/cấu trúc 01 Khối văn phòng Nơi lưu trữ hồ sơ và làm những công việc văn phòng 116,40 Nhà cấp 4, tường gạch 02 Khu vực phân loại, lưu giữ chất thải Nơi tập trung thực hiện phân loại chất thải sau khi thu gom và lưu giữ 1196,00 Nhà xưởng công nghiệp 03 Khu vực nhận và lưu bùn thải Tiếp nhận và lưu giữ bùn để thực hiện xử lý 36,00 Nhà xưởng công nghiệp 04 Khu vực xử lý chất thải Khu vực xử lý các loại chất thải ( bao gồm các hệ thống xử lý chất thải hiện có của nhà máy) 988,56 Nhà xưởng công nghiệp 05 Khu vực chứa chất thải chờ tiêu hủy Nơi lưu trữ các loại chất thải để xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy 418,22 Nhà xưởng công nghiệp 06 Kho thiết bị, vật tư Nơi lưu trữ các thiết bị, vật tư phục vụ cho quá trình hoạt động của nhà máy 76,40 Nhà cấp 4, tường gạch 07 Nhà nghỉ trưa cho công nhân Nơi nghỉ trưa của công nhân 26,43 Nhà cấp 4, tường gạch 08 Nhà bảo vệ Nơi làm việc của đội bảo vệ 7,40 Nhà cấp 4, tường gạch 09 Nhà ăn Nấu ăn và phục vụ ăn uống cho toàn thể công nhân viên 40,50 Nhà cấp 4, tường gạch 10 Nhà để xe Nơi để xe của cán bộ, công nhân viên và khách hang 37,90 Nhà cấp 4, tường gạch 11 Hành lang chống cháy, sân bãi, cây xanh, đường đi Hành lang an toàn,PCCC, cây xanh và đường nội bộ 1430,19 Đường bê tông và cây xanh TỔNG CỘNG 4.374,00 Phân khu chức năng trong nhà máy Nhà máy tái sinh và xử lý chất thải của công ty CP Môi Trường Việt Úc được quy hoạch và phân khu chức năng như sau: Khu xử lý chất thải bằng phương pháp đốt tiêu hủy. Khu xử lý chất thải lỏng: hệ thống xử lý nước thải. Khu vực xử lý dung môi, dầu nhớt thải: hệ thống tái sinh dầu nhớt; hệ thống chưng cất dung môi. Khu xử lý chất thải bằng phương pháp ổn định hóa rắn. Khu xử lý chất thải bằng phương pháp nghiền, xay, cắt. Khu vực hàng chờ tiêu hủy. Khu vực chứa chất thải tạm thời. Khu vực phân loại chất thải. Khu vực phân khu lưu trữ từng loại chất thải khác nhau. Cơ sở vật chất 2.8.1 Cơ sở vật chất từ nhà máy của công ty Bảng 2.4:Thiết bị xử lý chất thải tại nhà máy xử lý STT THIẾT BỊ XỬ LÝ SỐ LƯỢNG CÔNG SUẤT 01 Lò đốt chất thải I 01 07 kg/ngày 02 Lò đốt chất thải II 01 07 tấn/ngày 03 Lò đốt chất thải III 01 07 tấn/ngày 04 Hệ thống lò sấy 02 04 tấn/ngày 05 Hệ thống tái sinh chì 01 02 tấn/ngày 06 Hệ thống chưng cất chân không 02 01 tấn/ngày 07 Hệ thống tái sinh dầu nhớt 01 01 tấn/ngày 08 Hệ thống xử lý chất thải lỏng 40 m3/ngày + Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu 01 + Hệ thống xử lý nước thải nhiễm hóa chất 01 + Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học   01 09 Hệ thống xay cao su 03 03 tấn/ngày 10 Hệ thống ép thủy lực 03 10 tấn/ngày 11 Hệ thống xay nhựa 03 03 tấn/ngày 12 Hệ thống nghiền 02 02 tấn/ngày 13 Hệ thống hóa rắn các loại chất thải 01 10 tấn/ngày 14 Hệ thống súc rửa áp lực 01 40 phuy/ngày 15 Hệ thống xử lý bóng đèn 01 300 cái/ngày 16 Xe nâng 02 2,5 tấn 17 Xe tải nhỏ 01 1,75 tấn 18 Xe tải nhỏ 01 2,4 tấn 19 Xe tải vừa 01 5,5 tấn 20 Xe tải lớn 01 14 tấn 21 Xe bồn 01 12 m3 2.8.2 Cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm dịch vụ phân tích và thực hiện các nghiên cứu khoa học Bảng 2.5:Các thiết bị phòng thí nghiệm TT MÁY MÓC, THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG XUẤT XỨ 01 Máy điện phân 01 02 Máy khuấy từ 01 D.C Motor Controller 03 Tủ nung 48000 02 Furnace, Đức 04 Tủ sấy 02 MMM- Group, Đức và Kuang Hsin Instrumen, Đài Loan 05 Máy jartest 01 VELP, Đức 06 Tủ hút 01 Việt Nam lắp ráp theo mẫu mã của Ý 07 Máy lắc 01 08 Máy ly tâm 01 Juhua, Đài Loan 09 Lò chưng cách thủy 01 Min Haw, Đức 10 Hệ thống hút chân không 01 New panapower 11 Máy đo pH 01 Mettler Toledo, MP 220, Đức 12 Bình hút ẩm 02 13 Máy tạo ozon OBM 01 OBM, Đức 14 Cân điện tử 01 Sartorius, Đức 15 Bơm định lượng 02 Watson Marlow, Anh 16 Máy quang phổ hấp phụ (so màu) 01 Thermo Spectronic, Đức 17 Tủ lạnh lưu mẫu 01 LG 18 Dàn Kendan 01 Gerhardt, Đức 19 UV – 2450 01 Shimadzu Năng lực xử lý của nhà máy Với nguồn nhân lực và cơ sở vật chất hiện có như trên, Vinausen có khả năng tiếp nhận và xử lý nhiều chủng lọai chất thải từ nhiều ngành họat động sản xuất công nghiệp khác nhau. Tất cả các phương án xử lý được thực hiện tại nhà máy đều là kết quả của các nghiên cứu triển khai từ phòng nghiên cứu của công ty. Danh sách các chủng lọai chất thải của các ngành được trình bày như sau: 2.9.1 Dịch vụ cầu cảng, sân bay Hàng hóa tồn đọng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng bao gồm: Thực phẩm quá hạn sử dụng Mỹ phẩm, hóa chất Dược phẩm Văn hóa phẩm đồi trụy,.... 2.9.2 Ngành sản xuất, gia công linh kiện thiết bị điện tử,cơ khí chính xác. Bao bì, thùng chứa đưng hoá chất các loại Lon, thùng sơn, mực in Bình mực máy in, máy photo Bình accquy chì Chai lọ hóa chất bằng thủy tinh, nhựa Nylon nhiễm hóa chất Dung môi thải các loại Dung dịch bôi trơn Dung dịch acid và kiềm thải Bùn thải Dầu nhớt thải Nước thải nhiễm dầu Pin thải 2.9.3 Sản xuất ôtô, motơ các loại Bùn thải Dung môi hữu cơ thải Dầu giải nhiệt thải Dầu nhớt thải Bao bì, thùng chứa các loại Giẻ lau dính sơn, dung môi hữu cơ, hóa chất, dầu mỡ Cặn sơn Chì và Xỉ chì Thiết bị bơm dầu nhớt, pin Bột xử lý chống sét Bột phủ sơn, mực in, bột đá mài Dung dịch giải nhiệt Chất Halogen hữu cơ thải (dung dịch 102, TCW - no7) Dung môi hữu cơ không Halogen hóa thải (MB2, Prima) Keo và alkothol thải 2.9.4 Sản xuất, kinh doanh, phân phối dược phẩm Dung dịch hoá chất phòng thí nghiệm (PTN) Dược phẩm, nguyên liệu quá hạn sử dụng Nguyên liệu và thuốc quá hạn sử dụng Bao bì, vĩ nhựa, Bùn thải Chương 3 CÔNG TÁC XỬ LÝ CTNH TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VIỆT ÚC 3.1 Quy trình xử lý Kho lưu giữ Thủ kho Triển khai thực hiện xử lý Xuất chất thải theo yêu cầu Phiếu đề nghị xuất kho Phân loại Xay, cắt hủy hình dạng Đốt tiêu hủy trong lò đốt 02 cấp Chưng cất dung môi Hệ thống súc rửa Xử lý chất thải, hóa chất thải Nghiền, hóa rắn Tái sinh dầu nhớt Tái sinh chì Cặn tro Nước thải Hình 3.1: Sơ đồ quy trình triển khai thực hiện xử lý chất thải 3.2 Các phương pháp xử lý tại công ty môi trường Việt Úc Chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý. Sau đó, dựa theo thành phần của mỗi loại chất thải, sẽ được tiến hành phân loại, lưu trữ trước khi xử lý. Các công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại công ty Việt Úc: 3.2.1 Xay, cắt hủy hình dạng chất thải Đối với những chất thải có kích thước lớn sẽ được xay, cắt hủy hình dạng chất thải nhằm giảm thể tích, hủy hình dạng chất thải theo yêu cầu của khách hàng và tiết kiệm diện tích lưu trữ trước khi xử lý. 3.2.2 Công nghệ đốt chất thải Dùng để đốt các chất thải nhiễm các thành phần nguy hại.Đốt là phương pháp nhằm giảm thiểu các thành phần không cháy hết khi quá trình cháy kết thúc, những chất vô cơ và chất phát xạ tương tự như các chất không kiểm soát được như các axit, kim loại, dioxin và furan khi tồn tại ở mật độ đáng kể nên sử dụng lò đốt 2 cấp cùng với các thiết bị nhưhệ thống giải nhiệt, thiết bị xử lý bụi như cyclon ướt, tháp hấp thụ, và được nói rõ ở phần 3.3. 3.2.3 Chưng cất thu hồi dung môi phế thải Dung môi sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý và tái chế chất thải sẽ được đem chưng cất và thu hồi dung môi. cặn 1 6 7 5 4 3 2 đốt tiêu hủy thu hồi dung môi Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ chưng cất thu hồi dung môi. Bồn chứa dung môi Nồi gia nhiệt Tháp chưng cất Thiết bị ngưng tụ Thiết bị phân tách Bơm cấp liệu Bơm hòan lưu Dung môi các loại sẽ được đưa vào hệ thống chưng cất thu hồi dung môi với nhiệt độ gia nhiệt khoảng 40 ÷ 200oC. Dung môi từ bồn chứa (1) được bơm vào nồi gia nhiệt (2) đến thể tích nhất định. Hệ thống điện trở sẽ cấp nhiệt cho hỗn hợp đến nhiệt độ bay hơi, hơi dung môi được dẫn vào thiết bị ngưng tụ (4) (dùng nước để làm ngưng tụ sản phẩm dung môi). Phần cặn sẽ được xả đáy theo chu kỳ và tiến hành xử lý bằng phương pháp đốt trong lò đốt hai cấp có hệ thống xử lý khí. Sản phẩm sau khi chưng cất sẽ được dẫn qua thiết bị phân tách (5), phần dung môi chưa tinh khiết sẽ được bơm hoàn lưu (7) trở lại tháp chưng cất, phần dung môi tinh khiết được thu hồi và tái sử dụng. 3.2.4 Tái chế dầu và nhớt Dầu nhớt thải sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải sẽ được tiến hành xử lý thu hồi dầu và nhớt. Hỗn hợp nước và cặn Dầu nhớt Cặn Phuy chứa dầu tái sinh Đốt tiêu hủy Bể tách pha chế phẩm đông tụ Chôn lấp Hóa rắn Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ chưng cất dầu nhớt thải. Dầu nhớt thải lẫn nước sẽ được bơm vào bể tách pha gồm (1) pha dầu và (2) pha nước. Phần dầu đã được tách pha được dẫn qua bể khuấy trộn, tại bể khuấy trộn chế phẩm động tụ sẽ được châm vào với liều lượng và nồng độ thích hợp và khuấy trộn trong thời gian từ 30 – 60 phút (tốc độ 20 vòng/phút). Phần dầu bên trên sẽ được thu hồi tái sử dụng, phần cặn phía dưới được tháo vào phuy 200 lít và được phối trộn với mạc cưa và mang đi đốt tiêu hủy trong lò đốt hai cấp có hệ thống xử lý khí thải. 3.2.5 Tái chế chì Xỉ chì và chì từ bình acquy thải được thu hồi và tái chế bằng phương pháp nóng chảy ở nhiệt độ cao. Nguyên liệu chì Nấu chảy Đổ khuôn Chì tái chế Hơi chì, bụi chì Thu hồi hơi chì - bụi chì Cyclon Khí đã xử lý Thu hồi – hoá rắn Tạp chất nổi Tháp hấp thụ Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ tận dụng xỉ chì Chì phế thải sẽ được cho vào lò nấu chảy đến nhiệt độ nóng chảy khoảng 400oC bằng lò đốt bằng gas có hệ thống xử lý khí thải. Sau khi chì nóng chảy, phần tạp chất nổi lên trên sẽ được tách ra. Phần chì nóng chảy còn lại sẽ được đổ vào khuôn đúc thành từng thỏi chì nguyên liệu. Toàn bộ lượng khói, bụi phát sinh trong quá trình nung chảy chì sẽ được thu vào hệ thống xử lý bằng cyclon để tách bụi và tháp hấp thụ với dung dịch hấp thu là NaOH nhằm loại bỏ hơi Pb trước khi được thải bỏ ra môi trường không khí bằng ống khói cao 10m. Phần hơi chì và bụi chì ngưng tụ lại trong dung dịch hấp thu sẽ được thu gom và nấu chảy lại trong các mẻ tiếp theo. Các tạp chất phát sinh trong quá trình nấu sẽ được ổn định hóa rắn và chôn lấp an toàn. Như vậy, với công nghệ thu hồi chì thải trên lượng chì thu được có độ tinh khiết 90% và lượng chì thất thoát ra môi trường là rất thấp. 3.2.6 Súc rửa phuy, thùng dính chất thải nguy hại Hệ thống súc rửa Bể ngâm Nước thải sau khi ngâm thùng phuy, thùng nhựa Cặn Chôn Trung hòa – Keo tụ Nước Nước thải Oxy hóa Ổn định hóa rắn Kiểm Hệ thống thoát nước Dung dịch NaOH, H2SO4 H2O2 Phuy, thùng dính CTNH như dầu, nhớt, sơn và hóa chất các loại sẽ được súc rửa và thu hồi tái sử dụng. Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ súc rửa thùng phuy chứa hóa chất Các loại phuy, thùng dính chất thải nguy hại… sau khi vận chuyển về nhà máy xử lý và tái chế chất thải của công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, được phân loại trước khi lưu kho chờ xử lý. Quá trình xử lý các loại phuy, thùng này được thực hiện thủ công. Đối với các loại thùng phuy không thể tái sử dụng được đưa qua hệ thống cắt, nghiền nhằm giảm thể tích chất thải trước khi đưa vào đốt hay súc rửa để tái sử dụng phần sắt và nhựa. Đối với các loại thùng phuy còn khả năng tái sử dụng được đưa qua dây chuyền súc rửa chuyên dụng. Các thùng phuy sắt bị rỉ sét được đưa qua hệ thống tẩy sét. Hệ thống này dùng để súc rửa bên trong thùng phuy chứa các chất rắn hay các vết sét rỉ bằng cách cho xăng, dầu, toluen, nước… và các chất tạo ma sát như: phôi sắt vuông, dây xích, gạch… Nhờ chuyển động quay của thùng phuy các chất rắn sẽ tróc ra khỏi bề mặt thùng phuy. Tiếp sau đó thùng phuy được đưa qua hệ thống rửa, hút chân không, làm sạch bên ngoài và sơn theo yêu cầu của khách hàng. Phần vụn rỉ sét được thu gom và đưa qua xử lý đốt. Các loại thùng phuy nhiễm các thành phần nguy hại được đưa qua hệ thống súc rửa. Hệ thống này sử dụng dung môi như acetone, toluen, MEK và IPA hay chất oxy hoá như KMnO4, H2O2. Dung dịch hoá chất được phun vào với áp lực lớn để rửa trôi hoàn toàn các chất ô nhiễm bám bên trong thùng. Sau khi hoàn tất quá trình súc rửa, các loại can, thùng được dẫn qua hệ thống hút chân không để loại bỏ hơi dung môi, và cuối cùng thùng phuy được đưa vào hệ thống làm sạch bề mặt. Hóa chất sau súc rửa lẫn nhiều cặn bẩn được lọc sạch và tái sử dụng cho các mẻ tiếp theo. Sau khi sử dụng nhiều lần, phần dung môi không còn khả năng hòa tan chất bẩn được thu gom và xử lý đốt ở lò đốt 02 cấp hay chuyển qua hệ thống xử lý nước thải, xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn loại C, TCVN 5945:2005 trước khi thải ra HTTN của KCN. 3.2.7 Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải Bóng đèn huỳnh quang sau khi được thu gom, vận chuyển về Nhà máy xử lý và tái chế chất thải được tiến hành xử lý. Thiết bị cắt bóng Thiết bị chưng cất Bóng đèn các loại Thủy tinh Nhôm & sắt Bột huỳnh quang Ngưng tụ Thu hồi Hg Hơi Hg Phân loại Hóa rắn Tái chế Tái chế Thành phần khác Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang thải Theo sơ đồ trên, quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang thải được thực hiện trong thiết bị xử lý kín gồm có 3 giai đoạn : (1) cắt bóng ; (2) chưng cất và (3) phân loại, thu hồi. Đầu tiên, bóng đèn được cho vào thiết bị cắt bóng nhằm phá vỡ lớp vỏ thuỷ tinh của đèn để giải phóng các chất có trong đèn gồm bột huỳnh quang, Hg và các khí trơ, trong quá trình cắt hơi thuỷ ngân phát sinh được dẫn vào hệ thống hấp phụ bằng than hoạt tính. Hỗn hợp thuỷ tinh, đầu đèn, dây tóc và bột huỳnh quang được đưa qua thiết bị chưng cất ở nhiệt độ 375oC nhằm bay hơi hoàn toàn lượng Hg được hấp thu trong hỗn hợp. Toàn bộ Hg bay hơi tiếp tục dẫn qua thiết bị ngưng tụ thu hồi lại Hg. Phần hỗn hợp sạch không chứa Hg được dẫn qua sàn phân loại phân loại riêng biệt ba thành phần: thủy tinh, nhôm và sắt, và bột huỳnh quang. Thủy tinh, nhôm và sắt được thu hồi và tái chế, riêng phần bột huỳnh quang được tiếp tục mang đi hóa rắn và chôn lấp an toàn. 3.2.8 Hóa rắn chất thải Cặn tro nguy hại phát sinh từ lò đốt, bột huỳnh quang từ hệ thống đập bóng đèn, đèn màn hình vi tính,… được xử lý bằng phương pháp hóa rắn. Khối hóa rắn sau đó sẽ được kiểm tra mức độ rò rỉ ra môi trường, lưu trữ. Đổ khuôn/hóa rắn KHỐI RẮN Kiểm tra Lưu kho Chất thải Nước Nghiền Ximăng Cát, đá Thiết bị trộn Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ hoá rắn Công thức hóa rắn đã được nghiên cứu đối với từng loại chất thải được xử lý bằng phương pháp hóa rắn. Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn. 3.3 Thực tế về phương pháp xử lý CTNH bằng phương pháp lò đốt tại Công ty Môi trường Việt Úc 3.2.1 Sơ đồ công nghệ Chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý. Sau đó, dựa theo thành phần của mỗi loại chất thải, sẽ được tiến hành phân loại để thu hồi các thành phần có thể tái chế được, phần không thể tái chế được mang đi xử lý. Đối với những chất thải có kích thước lớn sẽ được xay, cắt trước khi đưa vào lò đốt. Các chất thải nhiễm các thành phần nguy hại được đưa vào lò đốt theo cửa của vùng đốt nằm ở hai bên hông của lò đốt sơ cấp. Sau đây là sơ đồ công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp đang được sử dụng ở công ty Việt Úc: Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp Buồng đốt sơ cấp. Buồng đốt thứ cấp. Béc phun. Thiết bị giải nhiệt. Xiclon ướt. Bể chứa nước. Bể chứa dung dịch hấp thụ Bể chứa dung dịch hấp thụ Ống khói 3.dầu DO H2O không khí Lò đốt sơ cấp Lò đốt thứ cấp Hệ thống giải nhiệt Cyclon ướt Tháp hấp thụ Quạt giải nhiệt Dung dịch NaOH Chất thải khí thải đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN19÷2009/BTNMT 2.1 Sơ đồ khối Hình 3.3: Sơ đồ khối công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp Giải thích sơ đồ khối Các loại chất thải đã được phối trộn để tạo một hỗn hợp có nhiệt trị 3500-5000 kca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO_CAO_THUC_TAP.doc
  • docBIA.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docPHỤ LỤC HÌNH ẢNH.doc
Tài liệu liên quan