Báo cáo Thực tập tổng hợp chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ 4

I. Lịch sử phát triển chi nhánh Láng Hạ 4

II. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. 5

1. Sơ đồ tổ chức 5

2. Chức năng của một số phòng ban 7

2.1. Ban giám đốc 7

2.2. Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo 7

2.3. Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn 8

2.4. Phòng Tín dụng 8

2.5 Phòng Thẩm định 9

2.6. Phòng Thanh toán quốc tế 9

2.7. Phòng Nghiệp vụ thẻ: 9

2.8.Phòng Marketting: 9

2.9. Phòng Kiểm tra và Kiểm toán nội bộ: 10

2.10. Phòng Hành chính quản trị 10

III. Chức năng và lĩnh vực hoạt động chính của chi nhánh ngân hàng Láng Hạ 10

1. Dịch vụ tiền gửi 11

2. Dịch vụ tín dụng 11

3. Dịch vụ thanh toán trong nước 11

4. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại 12

5.Các sản phẩm dịch vụ khác 12

 

Chương II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo &PTNT LÁNG HẠ NHỮNG NĂM 2005- 2008 13

I. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005- 2008 13

1. Hoạt động huy động vốn 13

2. Hoạt động tín dụng 14

3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 16

5. Tổng quan kết quả hoạt động Kinh doanh của chi nhánh AGRIBANK Láng Hạ. 18

II. Công tác quả trị rủi ro cho vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ những năm vừa qua 19

1. Tình quản trị rủi ro tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ 19

2. Những kết quả đạt được 21

3. Những tồng tại và nguyên nhân 22

3.1. Những tồn tại. 22

3.2. Nguyên nhân 23

Chương III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ SUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG 25

I. Đánh giá tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong thời gian qua. 25

2. Một số vấn đề tồn tại 29

II. Phương hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 29

1. Mục tiêu cho năm 2009 29

2. Chiến lược phát triển trong thời gian tới. 30

III. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng 32

KẾT LUẬN 34

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế thông qua mạng lưới SWIFT của NHNo&PTNT Việt Nam; thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. 2.7. Phòng Nghiệp vụ thẻ: Phụ trách việc phát hành thẻ ATM, quản lý thẻ và bảo mật cho thẻ, phát triển đa dạng loại hình thẻ. 2.8.Phòng Marketting: Tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh chi nhánh, mở rộng thị trường, nghiên cứu phát triển thị trường tín dụng cho chi nhánh. 2.9. Phòng Kiểm tra và Kiểm toán nội bộ: Phòng có nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán hoạt động tài chính, sổ sách của chi nhánh hàng tháng và hàng quý và báo cáo cuối năm. 2.10. Phòng Hành chính quản trị III. Chức năng và lĩnh vực hoạt động chính của chi nhánh ngân hàng Láng Hạ Chi nhánh Ngân hàng Nông  nghiệp và phát triển thôn Láng Hạ (Gọi tắt là Chi nhánh Láng Hạ) là Chi nhánh Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là một trọng những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Láng Hạ đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử hiện đại - an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tính đến nay Chi nhánh Láng Hạ đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. 1. Dịch vụ tiền gửi Chi nhánh Láng Hạ thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn 2. Dịch vụ tín dụng Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác 3. Dịch vụ thanh toán trong nước Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước. Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị. Chi trả lương qua tài khoản,..... 4. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR). Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại. Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu. Thanh toán, chuyển tiền biên giới Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế Thu đổi ngoại tệ. 5.Các sản phẩm dịch vụ khác Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi. Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt 100 triệu đồng. Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc tế VISA, MASTER CARD. Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác.... Chương II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo &PTNT LÁNG HẠ NHỮNG NĂM 2005- 2008 I. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005- 2008 1. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ có đóng góp không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm qua. Từ bản báo cáo kết quả kinh doanh các năm, qua xử lý số liệu cho ra bảng số liệu sau: Bảng1: Kết quả Hoạt động huy động vốn trong năm 2005-2008 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) I- Phân theo TPKT 4,023 100 5,905 100 7,275 100 6,463 100 1. Tiền gửi các TCKT 1,444 35.894 2,458 41.626 4,528 62.241 4,068 62.942 2. Tiền gửi dân cư 1,491 37.062 2,355 39.881 2,367 32.536 2,075 32.105 3. Tiền gửi các TCTD 88 2.1874 92 1.558 380 5.2234 320 4.9512 4. Tiền gửi ủy thác đầu tư 1,000 24.857 1000 16.935 0 0 0 0 II- Phân theo nội tệ, ngoại tệ 4,023 100 5,905 100 7,275 100 6,463 100 1. Nguồn vốn VNĐ 3,136 77.952 4,853 82.185 6,23 85,6 5,45 84,326 2. Nguồn vốn ngoại tệ 887 22.048 1,052 17.815 1,045 14.364 1,013 15,674 III- Phân theo kỳ hạn 4,023 100 5,905 100 7,275 100 6,463 100 1. Nguồn vốn không kỳ hạn 985 24.484 1,278 21.643 1,982 27.244 985 15.2406 2. Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng 820 20.383 859 14.547 291 4 466 7.2102 3. Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng 2,218 55.133 3,768 63.81 5,002 68.756 5,012 77.549 (Nguồn Báo cáo Tổng kết các năm 2005- 2008, Chi nhánhNHNo&PTNT Láng Hạ) Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Láng Hạ là khá lớn dẫn đầu trong các chi nhánh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong những năm qua, với mức tăng trưởng khá ổn định. Các năm 2005, 2006 đều ở mức cao. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh Láng Hạ tính đến cuối năm 2006 đạt 5905 tỷ đồng, tăng 1882 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2005, tương đương 146,8%, đạt 121% kế hoạch năm. Sang đến năm 2007, mặc dù nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng có nhiều biến động nhưng Chi nhánh Láng Hạ vẫn đảm bảo tổng nguồn vốn huy động không những không giảm mà còn tăng 123,1% so với năm 2006, vượt kế hoạch 6350 tỷ đồng. Năm 2008, chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước có sự suy giảm mạnh. Tuy nhiên tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 đạt 6,463 tỷ đồng, bằng 125% so với cùng kỳ năm 2007, bằng 120% so với kế hoạch. Không tăng mạnh như các năm trước nhưng trước tình hình đầy biến động như hiện nay, nhiều ngân hàng tăng trưởng giảm. Thì thành tích của ngân hàng là rất đáng ghi nhận, sứng đáng là Chi nhánh lớn nhất thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. 2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo của ngân hàng. Với Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ thì đây là hoạt động đạt được nhiều thành tích suất sắc. Điều đó được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 2; Cơ cấu Dư nợ tại NHNo&PTNT Láng Hạ N¨m ChØ tiªu 2005 2006 2007 2008 Gi¸ trÞ (tû ®ång) Tû träng (%) Gi¸ trÞ (tû ®ång) Gi¸ trÞ (tû ®ång) Tû träng (%) Tû träng (%) Gi¸ trÞ (tû ®ång) Tû träng (%) I. Ph©n theo TPKT 1.876 100 2.057 100 2.841 100 2.172 1. Kinh tÕ quèc doanh 1.161 61,9 1.244 60,5 1.519 53,5 2. Kinh tÕ ngoµi quèc doanh 660 35,2 757 36,8 1.167 41 3. Cho vay tiªu dïng 55 2,9 56 2,7 155 5,5 II. Ph©n theo thêi h¹n vay 1.876 100 2.057 100 2.841 100 2.172 100 1. D­ nî ng¾n h¹n 988 52,7 1.269 61,7 1.731 61 1.370 63,08 2. D­ nî trung, dµi h¹n 888 47,3 788 38,3 1.110 39 802 36,92 III. Ph©n lo¹i theo lo¹i tiÒn 1.876 100 2.057 100 2.841 100 2.172 100 1. D­ nî néi tÖ 1.101 58,7 978 47,5 1.451 51,1 1.547 71,23 2. D­ nî ngo¹i tÖ 775 41,3 1.079 52,5 1.389 48,9 625 28,78 (Nguồn Báo cáo Tổng kết các năm 2005- 2008, Chi nhánhNHNo&PTNT Láng Hạ) Qua phân tích bảng số liệu ta nhận thấy tổng dư nợ của ngân hàng qua 4 năm 2005-2008 có sự ra tăng đáng kể. Năm 2005 là 1.876 tỷ đồng, tăng đều qua các năm. Đến năm 2008 thì tổng dư nợ đã lên tới 2.172 tỷ đồng bằng 96% so với năm 2007, giảm 4% (số tuyệt đối giảm 97 tỷ đồng), vẫn đạt 114% kế hoạch. Nguyên nhân của sự suy giảm trong năm 2008 là do những tháng cuối năm 2008 tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp tới nền kinh tế nước ta, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, thấp hơn kế hoạch đã điều chỉnh. Tình hình khó khăn trong và ngoài nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói cung và của Chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Bên cạnh sự tăng trưởng của những năm trước, thì dư nợ nội tệ vẫn có sự giảm sút từ 1101 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 987 tỷ đồng năm 2006, dư nợ trung và dài hạn cũng giảm từ 888 tỷ đồng năm 2005, xuống còn 788 tỷ năm 2006. Dư nợ phân theo thời gian chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Điều này đảm bảo an toàn trong kinh doanh vì rủi ro đối với cho vay trung và dài hạn là rất lớn. Còn năm 2008 dư nợ nội tệ đạt 1,547 tỷ đồng , bằng 137% so với cùng kỳ năm trước, bằng 103% kế hoạch năm. Dư nợ ngoại tệ đạt 625 tỷ đồng, bằng 146% so với kế hoạch năm. 3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế đã được đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ tác hợp góp phần phát triển nhanh chóng hoạt động này trong ngân hàng. Cùng với đó là các mối quan hệ xuất nhập khẩu truyền thống đã tạo điều kiện tăng doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Và phí dịch vụ thu được ngày càng tăng cũng là một nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho ngân hàng. Bảng 3: Kết quả hoạt động Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế. Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh số mua ngoại tệ 299 369 366 449 2. Doanh số bán ngoại tệ 313 372 380 482 3. Doanh số thanh toán ngoại tệ 442 550 540 618 (Nguồn Báo cáo Tổng kết các năm 2005- 2008, Chi nhánhNHNo&PTNT Láng Hạ) Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế 4 năm 2005- 2008 đều tăng. Năm 2006, chuyển tiền kiều hối là 3,9 triệu USD đạt 205% so với năm 2005, bằng 117% kế hoạch năm 2006. Trong đó Western Union là 1,2 triệu USD đạt 388% so với năm 2005 đạt 240% kế hoạch năm 2006. Đạt được thành tích vượt bậc đó là do Chi nhánh Láng Hạ đã triển khai một số dự án lớn với các khách hàng truyền thống. Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế có phần giảm sút. Doanh số chuyển tiền kiều hối Western Union là 896 nghìn USD, giảm 304 nghìn USD so với năm 2006. Năm 2008, doanh số mua ngoại tệ 449 triệu USD bằng 122,8% so với cùng kỳ năm 2007. Doanh số bán ngoại tệ năm 2008 đạt 482 triệu USD bằng 126,8% so với năm 2007. Và thanh toán ngoại tệ 618 triệu USD bằng 114% so với năm 2007. Có được sự tăng trưởng trở lại đó là do Chi nhánh dã thực hiện hàng loạt các hoạt động xúc tiến khách hàng, tim kiếm đối tác mới, dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng truyền thống. 5. Tổng quan kết quả hoạt động Kinh doanh của chi nhánh AGRIBANK Láng Hạ. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ trong nhiều năm liên đều dẫn đầu toàn Ngân hàng. Với lợi nhận hàng năm đều tăng cao, trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Tương ứng với kết quả đó là tổng thu và tổng chi của chi nhánh tăng đều qua các năm. Bảng số liệu: Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1. Tổng thu 406 576 808 985 2. Tổng chi 340 498 728 896 3.LN trước thuế 66 78 80 89 (Nguồn Báo cáo Tổng kết các năm 2005- 2008, Chi nhánhNHNo&PTNT Láng Hạ) Tử bảng biểu trên ta có thể nhận thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh đạt được là khá cao so với các chi nhánh trong Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và so với các chi nhánh của các ngân hàng khác. Chi nhánh Láng Hạ vẫn xứng đáng là chi nhánh cấp I. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng đều cho thấy chi nhánh làm ăn có lãi và đủ khả năng tự chi trả cho hoạt động của nội bộ Chi nhánh, và có đầu tư mới cho phát triển trong năm 2009. Tổng thu của Cho nhánh Láng Hạ có sự tăng vọt qua các năm 2005- 2008 từ mức 406 triệu đồng năm 2005, lên tới 808 triệu đồng năm 2007, chỉ trong 2 năm tăng gấp đôi . một kết quả rất đáng khích lệ. Tổng chi còn tăng 2,14 lần sau 2 năm 2005- 2007. Năm 2005 mới là 340 triệu đồng, năm 2007 đã là 728 triệu đồng. Kết quả năm 2008 không có bước tiến nhảy vọt nhưng vẫn giữ mức tăng trưởng khá. Nguyên nhân là do biến động trên thị trường tài chính sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. II. Công tác quả trị rủi ro cho vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ những năm vừa qua 1. Tình quản trị rủi ro tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để đánh giá khả năng xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn, trong đó có vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết là phân loại nợ quá hạn theo thời gian. Tổng quan về nợ quá hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ phân theo thời gian bằng số liệu phân tích tại bảng sau; Bảng 5: Nợ quá hạn tại Chi nhánh Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (triệu đồng) Tỉ trọng Số tiền (triệu đồng) Tỉ trọng Số tiền (triệu đồng Tỉ trọng (%) (%) (%) Nhóm II 285186 97.69 351141 97.29 102276 82.56 Nhóm III 355 0.12 171 0.05 3807 3.07 Nhóm IV 6185 2.12 5927 1.64 12314 9.94 Nhóm V 210 0.07 3687 1.02 5483 4.43 Tổng nợ xấu 6750 9785 21604 Tổng nợ quá hạn 291936 100 360926 100 123880 100 (Nguồn: Báo cáo phân tích nợ quá hạn theo thời gian và khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ) Năm 2005, tổng nợ xấu trên tổng dư nợ: 0,34%. Nhìn chung nợ xấu của chi nhánh rơi vào một số đối tượng khách hàng là các công ty TNHH và vay tiêu dùng mà nguồn trả nợ chủ yếu là tiền lương. Nguyên nhân do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, tiềm lực kinh tế kém và công ty còn non trẻ thiếu kinh nghiệm. Năm 2006, tổng nợ xấu trên tổng dư nợ chiếm 0,47%, cơ cấu nợ xấu chủ yếu tập trung vào đối tượng nhóm II. Nhưng sang năm 2007 tổng nợ xấu lại có xu hướng chuyển sang nhóm III, IV, V; giảm dần tỷ trọng nợ quá hạn ở nhóm II, tuy nhiên nhóm này vẫn chiếm tới 82,56% trong tổng nợ quá hạn. Biểu đồ: Nợ quá hạn 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nhóm V Nhóm IV Nhóm III Nhóm II 2. Những kết quả đạt được Trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã thực hiện các giải pháp nhằm chủ động kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các giới hạn tín dụng NHNo&PTNT giao, kiểm soát được rủi ro tín dụng. Đồng thời chi nhánh nghiêm túc thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc, từ đó đánh giá chính xác hiệu quả và xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống. Năm 2006, nợ xấu trong toàn chi nhánh là 9,8 tỷ, chiếm 0,48% trên tổng dư nợ, thấp hơn so với tỷ lệ được giao. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu là 21,6 tỷ đồng chiếm 0,76% tổng dư nợ, thấp hơn kế hoạch đề ra là 3% /tổng dư nợ. Và năm 2008 dư nợ xấu Chi nhánh là 41,2 triệu đồng, chiếm 1,9% tổng dư nợ. Tỷ trọng nợ xấu/ tổng dư nợ có chiều hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy Ngân hàng đang thực hiện tăng cường quản trị rủi ro, giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro vay nợ. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thông tin khách hàng , thực hiện nghiêm túc việc phân loại khách hàng để lựa chọn cho vay những khách hàng có tín nhiệm và phân quyền phán quyết cho từng chi nhánh cấp II, phòng giao dịch, từng loại khách hàng cụ thể đảm bảo an toàn vốn và hạn chế rủi ro ngay từ khi mới cho vay. Do là tốt công tác thẩm định trước khi cho vay, quản lý, kiểm tra trong khi cho vay và sau khi cho vay nên vố tín dụng đầu tư mang lại hiệu quả cao. 3. Những tồng tại và nguyên nhân 3.1. Những tồn tại. Thứ nhất, một số Chi nhánh cấp II chưa quan tâm đúng đến công tác thông tin tín dụng, chưa bố trí cán bộ phù hợp và ổn định, trình độ tin học của cán bộ làm công tác tín dụng còn nhiều bất cập và chưa quán triệt về sự cần thiết và khả năng khai thác sử dụng nguồn thông tin thu được, chưa có sự phối hợp giữa các cán bộ làm tín dụng và cán bộ làm vi tính, kế toán. Vì vậy chất lượng thông tin thu được chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Thứ hai, chât lượng và hiệu quả tín dụng nhìn chung còn thấp, nợ quá hạn có xu hướng tăng lên làm cho nguy cơ rủi ro tăng, trong khi đó có không ít các khoản vay không có khả năng trả nợ gây thât thoát tín dụng cho Ngân hàng. Thứ ba, công tác kiểm tra sau khi cho vay không triệt để nên đã phát hiện ở một vài nơi chất lượng tín dụng chưa tốt, hồ sơ vay chưa đủ các yếu tố quy địn, các đoàn kiểm tra còn phải nhắc nhở. Thứ tư, trình độ, năng lực của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là trình độ vi tính phục vụ công tác thẩm định. Thứ năm, sai phạm trong quy trình nghiệp vụ, trong chỉ đạo điều hành còn diễn ra khá phổ biến, kéo dài, chậm được chỉnh sửa, khắc phục, đã và đang là lực cản rất lớn, gây mất an toàn trong kinh doanh. 3.2. Nguyên nhân 3.2.1. Nguyên nhân về phía khách hàng Một là, kỹ thuật, trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao, tính toán chọn phương án kinh doanh thiếu thông tin, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lợi nhuận thấp có khi còn thua lỗ gây khó khăn cho việc trả nợ cho Chi nhánh. Hai là, khả năng tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, một đối tượng cho vay của ngân hàng, nên khi có sự biến động nhỏ cũng sẽ làm mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ba là, tư cách đạo đức của người đi vay. Các hiện tượng chốn nợ, đôi khi là lừa đảo làm hồ sơ vay vốn khinh doanh nhưng cuối cùng chủ doanh nghiệp lại chiếm đoạt khoản vay đó. Đây là một thực tế vẫn diễn ra với mọi ngân hàng và vẫn chưa có biện pháp nào giải quyết triệt để. 3.2.2 Nguyên nhân về phía ngân hàng Một là: khâu thẩm định khách hàng ban đầu chưa đầy đủ và đúng, không lắm được tình hình kinh doanh sản xuất, tình hình tài chính của khách hàng. Vì vậy khả năng trả nợ khách hàng không có mà ngân hàng vẫn cho doanh nghiệp vay vốn. Hai là: việc đánh giá tài sản thế chấp của khách hàng chưa chặt chẽ. Ngân hàng đã không thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá đúng giá trị tài sản hoặc giấy tờ mang tính hợp pháp của tài sản thế chấp. Đến khi khách hàng không trả nợ được ngân hàng buộc mang tài sản cầm cố đi phát mại thì khó khăn trong việc thu hồi vốn và cũng không thu hồi đủ khoản vay của khách hàng. Ba là, Cán bộ tín dụng chưa thực sự lỗ lực trong công tác thu thập thông tin nên đưa ra những thông tin sai lệch về khách hàng, không đánh giá đúng thực trạng năng lực tài sản của khách hàng nên đã cho vay khoản lớn hơn khả năng hoàn trả của khách hàng, dẫn đến rủi ro cho khoản vay Ngân hàng. Bốn là: Mảng thẩm định kĩ thuật, công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu cho dự án còn gặp nhiều khó khăn hạn chế do trình độ của cán bộ tín dụng còn non trẻ, hầu hết đều mới ra trường và không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mảng đó. Hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định, dẫn đến rủi ro cho vay cao. Công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã được quan tâm xong do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mang lại nên tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng dần theoo tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Để giải quyết vấn đề này Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm trích lập và xử lý rủi ro hàng năm cho Ngân hàng. Chương III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ SUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG I. Đánh giá tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong thời gian qua. Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,17%, cao hơn mức bình của 20 năm đổi mới. Hoạt động ngân hàng trong năm 2006 cũng có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động tiền tệ, tín dụng tiếp tục phát triển tốt góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng TMQD tạo động lực mạnh mẽ, đòi hỏi từng tổ chức tín dụng phải đổi mới để nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế. Nhận thức được những thuận lợi và thách thức trên, tập thể CBVC Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao nhằm thực hiện có kết quả Kế hoạch kinh doanh năm 2006. Tính đến 31/12/2006, tổng nguồn vốn đạt 5905 tỷ đồng, tăng 1882 tỷ (tương đương 47%) so với năm 2005, vượt 21% so với kế hoạch trên giao. Cơ cầu nguồn vốn từng bước được cải thiện theo hướng hiêu quả và ổn định hơn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm gần 64% tổng nguồn. Vốn huy động ngoại tệ tăng trưởng vững chắc, đạt 1052 tỷ VND (quy đổi), tăng 164 tỷ so với 2005, đạt 117% kế hoạch năm 2006. Tổng dư nợ đạt 2057 tỷ, tăng 10% so với năm 2005, tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ chiếm trên 51%, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,48% tổng dư nợ. Bên cạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tín dụng phát triển bền vững, hiệu quả, Chi nhánh cũng chú trọng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoài tín dụng, tăng cường thu nhập từ các hoạt động này. Năm 2006, doanh số thanh toán quốc tế đạt hơn 550 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 741 triệu USD, đạt 110% kế hoạch năm. Chi nhánh cũng không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tư vấn giúp khách hàng sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng tiên tiến… qua đó đã có thêm 26947 thẻ ATM phát hành mới trong năm 2006, tăng 70% so với năm 2005, với số dư trên 28 tỷ đồng. Thực hiện mục tiêu đã đề ra, Chi nhánh đã động viên, khuyến khích toàn thể CBCNV đang ở bất kỳ vị trí công tác nào, chức vụ nào cũng đều phải có ý thức tiếp cận các nguồn vốn huy động, phát huy tối đa các mối quan hệ với các cơ quan TW, các đơn vị kinh tế xã hội địa phương, các tổ chức có nguồn vốn lớn, có màng lưới hoạt động trong cả nước để tranh thủ nguồn vốn và mở rộng dịch vụ thanh toán. Đến nay, AGRIBANK Láng Hạ đã tiếp cận và khai thác phục vụ nhiều dự án có vốn ODA, trong đó riêng năm 2006 Chi nhánh đã được chỉ định phục vụ các dự án: Dự án Quản lý rủi ro thiên tai, Dự án Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ĐBSH … đưa thêm về chi nhánh nguồn vốn 10,9 triệu USD phục vụ hoạt động kinh doanh. Để làm tốt hoạt động marketing, AGRIBANK Láng Hạ đã tích cực mở rộng màng lưới hoạt động tại các khu vực kinh doanh có môi trường thuận lợi, mạnh dạn tiếp thị vào các địa bàn mới như khu đô thị mới, trường học… và luôn coi trọng nguồn vốn ổn định từ dân cư. Đến nay, Chi nhánh đã có 2 chi nhánh cấp II và 8 phòng giao dịch kinh doanh có hiệu quả, có tổng nguồn vốn tới 1174 tỷ đồng. Xác định thị trường của chi nhánh mới ra đời trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt, AGRIBANK Láng Hạ xây dựng định hướng cho công tác tín dụng dựa trên nguyên tắc an toàn - bền vững khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thời cương quyết đối với khách hàng có thái độ không đúng trong quan hệ tín dụng. Chủ trương coi trọng chất lượng tín dụng thể hiện ở tỉ lệ nợ xấu rất thấp (0,48%), các khoản nợ có vấn đề đều có khả năng xử lý được. Ngân hàng cũng có chính sách khách hàng linh hoạt như phân loại khách hàng, ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ… Xác định hướng ưu tiên là phát triển các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, chi nhánh đã triển khai nhiều dịch vụ và tiện ích mới, đa dạng hoá loại hình sản phẩm như: dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, Collect-Call, Phone-banking, thanh toán biên mậu, chi lương…  Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh AGRIBANK Láng Hạ năm 2008 Về nguồn vốn Những tháng đầu năm 2008, thị trường tài chính tiền tệ có những diễn biến xấu, xuất hiện những yếu tố bất lợi, tỷ giá vàng, ngoại tệ, giá vàng tiệp bến động, xu hướng chuyển dịch từ tiền đồng sang dự trữ vàng; ngoại tệ chuyển từ ngân hàng có lãi suất huy động thấp sang ngân hàng có lãi suất huy động cao; cùng sự cạnh tranh của các ngân hàng về huy động vốn. Tuy nhiên nguồn vốn Chi nhánh vẫn ổn định, đạt và vượt mức chỉ tiêu được giao từ NHNo&PTNT Việt Nam. Đặc biệt, chi nhánh vẫn duy trì được trên một ngàn tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn lãi suất thấp có lợi cho kết quả hoạt động kinh doanh. Ngay từ nửa năm đầu, Chi nhánh dự toán và đề ra những giải pháp hạn chế được rủi ro tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng thông qua huy động ngắn hạn 1- 3 tháng. Về dư nợ tín dụng Thực hiện nghiêm túc kỷ luật kế hoạch: Không vi phạm kế hoạch dư nợ, hạn mưc dư nợ, dư có, trạng thái ngoại tệ. Cung ứng vốn kịp thời cho khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống, doanh nghiệp nhỏ và vừa. dư nợ đạt kế hoạch giao, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức cho phép của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện tốt công tác quảng bá thương hiệu AGRIBANK với nhiều hình thức và các loại hình dịch vụ đã cung cấp như: Dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ MSM Banking, chuyển khoản qua SMS, nối mạng thanh toán thành công với Ngân hàng Liên Việt, là đầu mối thu tiền cước toàn quốc cho Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel. Những tháng đầu năm lãi suất đầu vào tăng cao, Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, vì vậy đã hạn chế tăng cườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21947.doc
Tài liệu liên quan