Báo cáo Thực tập tổng hợp ở Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2

1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 5

1.2.1. Quy định chung 5

1.2.2 Nhiệm vụ của Sở giao dịch 6

1.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp 8

1.2.3.1 Các dịch vụ ngân hàng hiện đại 8

1.2.3.2 Các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. 9

1.2.3.3 Các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp 10

PH ẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 11

VIỆT NAM 11

2.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 11

2.2 CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 12

2.2.1 Phòng tín dụng (TD) 12

2.2.2 Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp (NV&KHTH) 12

2.2.3 Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế (KDNT&TTQT) 13

2.2.4 Tổ chức kiểm toán nội bộ(KTNB). 13

2.2.5 Phòng thẩm định(TĐ) 14

2.2.6 Phòng kế toán ngân quỹ(KTNQ). 14

2.2.7 Phòng hành chính nhân sự (HCNS). 14

2.2.8 Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới ( Tổ TTNV). 15

2.2.9 Phòng giao dịch (PGD). 15

PHẦN III: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN TỚI. 17

3.1 KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG 17

3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 17

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 18

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 19

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN TỚI 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp ở Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gân hàng.Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng phải nỗ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm ,dịch vụ kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có mạng lưới ngân hàng đại lý lớn, là ngân hàng tích cực đầu tư vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với chức năng là sở giao dịch đầu mối đã thực hiện các kế hoạch và chi tiêu của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam giao cho. Đồng thời cũng là một đơn vị kinh doanh trực tiếp hoạt động hiệu quả và có kết quả kinh doanh cao. Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, em viết bài báo cáo thực tập tổng hợp nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Tháng 8/1990, Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã xét duyệt và lựa chọn mẫu biểu trưng lôgô với 9 hạt lúa vàng uốn cong theo hình đất nước chữ S trên nền khung vuông hai màu xanh lá cây và mầu nâu đất với dòng chữ viền 2 cạnh: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết kỳ họp lần thứ XXIV Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT VN đã công bố chính thức việc lựa chọn lôgô kể trên là biểu trưng của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam trong nước và quốc tế. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.  Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.  Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT VN ) sau này. Hiện nay, NHNo & PTNT VN là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối năm 2003, vốn tự có của AGRIBANK là 5200 tỷ. Tổng tài sản có trên 120 nghìn tỷ VND. 1800 chi nhánh được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với 28000 cán bộ công nhân viên Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, NHNo & PTNT VN  đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC BỘ PHẬN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG QUẢN HỆ THỐNG CÁC BAN, PHÒNG CHỨC NĂNG TẠI TRỤ SỞ CHÍNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC BỘ PHẬN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC BỘ PHẬN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG QUẢN HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRỤ SỞ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH CÔNG TY TRỰC THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH CHI NHÁNH CẤP 1 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CHI NHÁNH CẤP 2 PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH CẤP 2 PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH CẤP 3 1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 1.2.1. Quy định chung Sở giao dịch NHNo & PTNT VIỆT NAM (sau đây viết tắt là sở giao dịch ) là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt dộng của NHNo & PTNT Việt Nam và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo phân cấp uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, chịu sự rang buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo & PTNT Việt Nam. Sở giao dịch có chức năng làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Đồng thời trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Tp Hà Nội. Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam có: Con dấu riêng; Bảng cân đối tài khoản; Tên gọi : tên đầy đủ bằng tiếng việt là Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam, tên gọi tắt bằng tiếng Việt là Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp, tên tiếng Anh là Banking Operation Center of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Trụ sở: đặt tại toà nhà số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình, Tp Hà Nội. Điện thoại: 048.313.729 Fax: 844.8313.761 Nguyên tắc tổ chức và điều hành: Sở giao dịch được điều hành bởi giám đốc. Điều hành phòng (tổ) nghiệp vụ là trưởng phòng (hoặc tổ trưởng). Sở giao dịch chịu sự quản lý, kiểm tra của NHNo& PTNT VN về tổ chức và nhân sự, về nội dung và phạm vi hoạt động, chịu sự quản lý, thanh tra. kiểm tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước, của các cơ quan chức năng Nhà nước khác có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. 1.2.2 Nhiệm vụ của Sở giao dịch Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo& PTNT VN. Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của của NHNo & PTNT VN khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản. Tiếp nhận các ngồn vốn uỷ thác đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia vào các dự án đồng tài trợ. Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ thác đầu tư của NHNo & PTNT VN. Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt nam và ngoại tệ. Phát hàng chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn kháctheo qui đ của NHNo & PTNT VN. Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN cho phép. Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo qui định của NHNo & PTNT VN. Cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tu phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sóng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quĩ gồm: Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ. Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của ngân hàng nhà nước và của NHNo & PTNT VN. Kinh doanh ngoại hối: huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hội theo chính sách quản lỳ ngoại hốin của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và NHNo & PTNT VN. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng: kinh doanh các dịch vụ ngân hang theo luật cá TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước, NHNo & PTNT cho phép. Thực hiiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo qui định của NHNo & PTNT VN. Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với cá doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo & PTNT VN cho phép. Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo qui định của NHNo & PTNT VN. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ qui định và theo yêu cầu dột xuất của Tổng giám đốc NHNo & PTNT VN. Phối hợp với trung tâm đào tạo và các ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính NHNo & PTNT VN và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiẹp vụ chuyên đề cho các cán bộ thuộc Sở giao dịch> Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị, tổng giám đốc NHNo & PTNT VN giao phó. 1.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp 1.2.3.1 Các dịch vụ ngân hàng hiện đại Phone banking: Với số máy 19000545454 của dịch vụ phone banking khách hàng có thể: Kiểm tra thông tin tài khoản. Cập nhập thông tin tỷ giá hối đoái. Nắm bắt thông tin lãi suất. Các chức năng thông tin cá nhân. Tìm địa điểm đặt máy rút tiền tự động (ATM) cuảu Agribank soạn và nhắn tin đến số 997 với nội dung: ATM AGRIBANK mã điiện thoại tỉnh/thành phố Tên quận/huyện viết tắt. Home banking: khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tiền gửi ngay tại trụ sở hoặc nhà riêng mà không cần đến ngân hàng. Dịch vụ thẻ: Thẻ Success (ATM), khi có đủ điều kiện khách hàng có thể sử dụng hạn mức thấu chi với số tiền lên đến 5.000.000đ Thẻ tín dụng nội địa đáp ứng cho khách hàng có đủ điều kiện hạn mức tín dụng lên đến 100.000.000đ. 1.2.3.2 Các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. Dịch vụ kế toán thanh toán: Sản phẩm tiền gửi, tài khoản thanh toán Sản phẩm chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh WESTERN UNION Các sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân khác như: chuyển đổi ngoại tệ sang đồng Việt nam hoặc sang ngaọi tệ khác, cung cấp thẻ ATM, thẻ thấu chi và thẻ tín dụng nội địa Sản phẩm tín dụng: Cho vay sinh hoạt tiêu dùng đời sống. Cho vay cầm cố thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản giấy tờ có giá cho các nhu cầu vay sản xuất kinh doanh, xây dựng, mua sắm sưa chữa nhà ở đất ở, hỗ trợ du học. Bảo lãnh tín dụng. 1.2.3.3 Các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp Dịch vụ kế toán: Dịch vụ mở và quản lý tài khoản tiền gửi, thanh toán cho các doanh nghiệp, tổ chức. Dịch vụ chuyển tiền điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ được Sở giao dịch đáp ứng một cách nhanh chóng an toàn. Dịch vụ chi trả lương thông qua thẻ ATM. Dịch vụ nhận tiền gửi của các Doanh nghiệp, tổ chức với các hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh nhiều ưu đãi. Dịch vụ thẻ rút tiền mặt, thẻ rút thấu chi và thẻ tín dụng nội địa cho cán bộ công nhaan viên của các doanh nghiệp tổ chức. Dịch vụ kiểm đếm hộ tiền mặt, kiểm tra ngoại tệ và các nhu cầu khác về hoạt động kế toán ngân quĩ. Dịch vụ thanh toán quốc tế: Cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Thư tín dụng xuất, nhập khẩu các loại. Dịch vụ chuyển tiền. Nghiệp vụ nhờ thu DA, DP. Mua bán ngoại tệ. Bảo lãnh quốc tế. Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay bằng đồng Việt nam và các ngoại tệ mạnh theo yêu cầu của khách hàng. Thực hiện bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh tài chính cho các tổ chức, doanh nghiệp như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, bảo lãnh tạm ứng... PH ẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TD NV & KH TH KD NT & TT QT KT NB TĐ KT NQ PGD TT NV HC SN Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điìe hành mọi hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch, giám đốc thực hiẹn nhĩa vụ quyền hạn của mình đúng qui định của pháp luật và qui định của ngân NHNo & PTNT VN. Giám đốc phân cong, uỷ thác cho các phó giám đốc, trưởng phòng nghiệp vụ giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công uỷ quyền của mình. 2.2 CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 2.2.1 Phòng tín dụng (TD) Nghiên cứu triển khai, xúc tiến khách hàng. Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ hàng tháng, hàng quí, năm theo qui định. Thực hiện các hợp đồng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và dài hạn bằng đồng Việt nam và đồng ngoại tệ đối với khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá. Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo & PTNT VN. Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng. 2.2.2 Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp (NV&KHTH) Xây dựng các đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm. Tổng hợp thông tin kinh tế xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường. Đầu mối quan hệ, tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của chính phủ, các tố chức kinh tế,cá nhân trong và ngoài nước. Nghiên cứu các biện pháp, phương pháp thông tin, tiếp thị, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nhằm mở rộng thị trường, thị phần và mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả. 2.2.3 Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế (KDNT&TTQT) Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng. thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng. Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và các dịch vụ hoán đổi khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ. Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNNo&PTNT VN. Thực hiện các giao dịnh thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhân trong và ngoài nước. Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại sở giao dịch. Tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và thanh toán quốc tế. 2.2.4 Tổ chức kiểm toán nội bộ(KTNB). Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Sở giao dịch. Đầu mối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc tại Sở giao dịch. Xây dựng đề cương, chương trình công tác kiểm tra, phúc tra. Thực hiện tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Thường trực tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban giám đốc trong hoạt động chống tham nhũng. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định. 2.2.5 Phòng thẩm định(TĐ) Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các khoản cho vay do Giám đốc quy định. Thẩm định các khoản cho vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Sở giao dịch đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt. Thẩm định các khoản cho vay do Tổng giám đốc quy định hoặc Giám đốc Sở giao dịch quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Sở giao dịch. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của phòng tín dụng, phòng giao dịch. 2.2.6 Phòng kế toán ngân quỹ(KTNQ). Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và theo dõi các dự án của NHNNo&PTNT VN. Lập kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và yêu cầu phát triển tin học của Sở giao dịch. Đầu mối tiếp nhận và triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các tổ chức khác cung cấp. 2.2.7 Phòng hành chính nhân sự (HCNS). Thực hiện công tác quản trị, hành chính, lễ tân. Tổ chức quản lý văn thư lưu trữ. Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, tuyển dụng, thuyên chuyển cán bộ, nâng lương định kỳ, khen thưởng... Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch quản lý. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đã được duyệt, đề xuất cử cán bộ đi học tập, tham quan, khảo sát, trong nước và nước ngoài. 2.2.8 Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới ( Tổ TTNV). Nghiên cứu, tham mưu đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc các biện pháp, hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch quảng bá thuơng hiệu , thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Sở giao dịch và của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao dịch. 2.2.9 Phòng giao dịch (PGD). Phòng giao dịch thuộc Sở giao dịch, hoạt động theo đúng qui chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. C ó 3 Phòng giao dịch: Phòng giaodịch Cát Linh: 25 D Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 7365541. Phòng giao dịch Kim Liên: Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 2517127. Phòng giao dịch Hai Bà Trưng: 126 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 9362768. Đối tượng phục vụ chủ yếu của Sở giao dịch – NHNN & PTNTVN là các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu nghành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Sở giao dịch cũng đang ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh đối với các ngành, các thành phần kinh tế khác, thoả mãn kịp thời mọi nhu cầu tín dụng và thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. PHẦN III: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN TỚI. 3.1 KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG 3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 Tổng nguồn vốn đến 31/12/2005 đạt 6488 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng ( tăng 1,7%) so với 31/12/2004, bằng 85,4% chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn năm 2004 được giao. Tổng dư nợ đến 31/12/2005/ đạt 2051 tỷ đồng, tăng 542 tỷ đồng (tăng 35,84%) so với 31/12/2004, đạt 105% kế hoạch năm 2005 được giao. Trong đó: dư nợ công ty chứng khoán là 144 tỷ đồng, công ty KDMN vàng bạc đá quí 32 tỷ đồng. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đật 8,592 tỷ đồng đạt 81,26% so với kế hoạch năm 2004. Kết quả tài chính: Tổng thu: 307,5 tỷ đồng. Tổng chi: 274,9 tỷ đồng Chênh lệch thu chi: 95,6 tỷ đồng. Quỹ tiền lương xác lập: 9 tỷ đồng. Hệ số lương đạt: 4,05 lần. Nhìn chung năm 2005, Sở giao dịch đã tích cực thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Nguồn vốn huy động đạt 85.4% , dư nợ cho vay đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2005 được giao.Về tài chính, lợi nhuận tăng trưởng cao, hệ số lương đạt 4,05 lần. Tuy nhiên nguồn vốn tăng trưởng còn thấp, cơ cấu vốn chưa hợp lý.Sở giao dịch là đơn vị thừa vốn lớn, chủ yếu phải điều hoà vốn về trụ sở chính, phí điều hoà vốn thấp hơn so với đâud tư vay vốn nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Cơ cấu đầu tư tín dụng điều chỉnh còn chậm, công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng kết quả chưa cao, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chậm và gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai các dịch vụ, sản pahmmr mới còn chậm và chưa hiệu quả, tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu còn thấp. 3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 8.221 tỷ đồng, tăng 1.733 tỷ đồng (tăng 26,7%) so với đầu năm, vượt 621 tỷ đồng( vượt 8,2%) kế hoạch năm 2006. Tổng dư nợ đạt 2933 tỷ đồng, tăng 882 tỷ đồng (tăng 43%) so với năm 2005. Chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,2% và nợ xấu là 0,18% (năm 2005 nợ quá hạn là 0,44% và nợ xấu 3,85%). Hoạt động thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 470,5 triệu USD, tăng 282, 5 triệu USD (tăng 150%) so với năm 2005. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 37 triệu USD, tăng 22,5 triệu USD (tăng 155%) so với năm 2005. Doanh số mua, bán ngoại tệ đạt 840 triệu USD, tăng 525 triệu USD (tăng 185,7%), thu ngoài tín dụng tăng 28%. Các hoạt động khác: chi trả kiều hối, thẻ... đều tăng từ 1,5 đến 2 lần so với năm 2005, thu ngoài tín dụng tăng 28%. Về kết quả tài chính: vượt 77% so với kế hoạch trung ương giao. Hệ số tiền lương đạt 4,2 lần. Trong năm 2006, Sở giao dịch đã nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và cố gắng khắc phục những hạn chế của năm 2005. Tổng nguồn vốn huy động vượt 8,2% kế hoạch năm 2006. Tổng dư nợ tăng 43% so với năm 2005, hoạt động tín dụng hiệu quả, đã giảm được tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu so với năm 2005. Hoạt động thanh toán quốc tế thu được kết quả cao và đang từng bước phất triển. Kết quả tài chính tốt. hệ số lương cao hơn so với năm 2005. Các hạn chế đã được phát hiện và khắc phục kịp thời. 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 10.990 tỷ đồng, tăng 2.770 tỷ đồng (tăng 33,7%) so với 31/12/2006. Đạt 114,5% so với chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2007 NHNo & PTNT VN giao. Tổng dư nợ đạt 4.2900 tỷ đồng, tăng 1.357 tỷ đồng (tăng 46,3%) so với 31/12/2006. Đạt 114.5% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2006. Chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu là 0.7%. Hoạt động thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 493,4 triệu USD, tăng 22,9 triệu USD (tăng 4,9%) so với năm 2006. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 73,92 triệu USD, tăng 36,92 triệu USD (tăng 100%) so với năm 2006. Doanh số mua, bán ngoại tệ đạt 480 triệu USD. Trong đó mua từ khách hàng 104,6 triệu USD, chiếm 43,6% tổng doanh số mua. Chi trả kiều hối năm 2007 đạt 14,75 triệu USD, tăng 1,25 triệu USD (tăng 9,25%) so với năm 2006. Về kết quả tài chính: vượt 126% so với kế hoạch NHNo & PTNT VN giao cho. Hệ số lương đạt 6,31. Sở giao dịch đã đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao trong năm 2007, vượt mức kchỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. Nhìn chung, nguồn vốn huy đông tại Sở giao dịch tăng trưởng mạnh và ổn định đảm bảo nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng. Tuy nhiên tỷ trọng cơ cấu vốn ngoại tệ thấp, tăng trưởng chậm so với vốn nội tệ và chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng tại Sở giao dịch ở một số thời điểm trong năm.Tổng dư nợ tăng trưởng nhanh, cơ cấu dư nợ được điều chỉnh hợp lý so với năm 2006, tuy nhiên tốc đọ tăng dư nợ ngoại tệ chưa phù hợp với tốc đọ tăng vốn ngoại tệ. Chất lượng tín dung tốt, tỷ lệ nợ xấu là 0.7%, nhưng cũng cần lưu ý đến tỷ lệ nự quá hạn là 0,47% tăng so với năm 2006. Các dịch vụ thanh toán quốc tế đạt doanh số cao, tăng so với năm 2006 và đang từng bước phát triển. Hiện đang thử nghiệm và phát triển các sản phẩm dịch vụ mớ. Tuy nhiên hiệu quả công tác tiếp thị khách hàng còn hạn chế, tỷ trọng dịch vụ vẫn còn thấp. 3.2 PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN TỚI Nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, coi trọng việc phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Xây dựng Sở giao dịch thành đơn vị ngân hàng kiểu mẫu, với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và tác phong giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tâm vì sự thành đạt của khách hàng. Thực hiện tốt các nhiệm vụ uỷ quyền của NHNo & PTNT VN và phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008. Tiếp tục triển khai đề án kinh doanh năm 2006 – 2010 trên địa bàn Hà Nội và các giảp pháp, tổ chức thực hiên, đặc biệt tập trung vào các giải pháp về mở rộng thị phần, giải pháp về nâng cao năng lực tài chính,giải pháp về công nghệ,đào tạo cán bộ, mở rộng nâng cao tiện ích vè các dịch vụ ngân hàng, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ.Cụ thể: Đào tạo nguồn nhân lực: tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất cuă ngân hàng hiện đại ,thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, tin học ngoại ngữ... Nâng cao chất lượng điều hành quản trị kinh doanh. Tăng cường và mở rộng huy động vốn. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Mở rộng thị phần và dich vụ. Nâng cao năng lực tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31028.doc
Tài liệu liên quan