Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Cầu 12

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 1

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cầu 12 1

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cầu 12------------------------------------------------------------------------------------3

1.3. Đăc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cầu 12 10

1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cầu 12 trong những năm gần đây 2

Phần 2: THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 2

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Cầu 12 2

2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần Cầu 12 2

2.2.1. Chế độ kế toán chung tại Công ty cổ phần Cầu 12 2

2.2.2. Đặc điểm hệ thống chứng từ tại Công ty cổ phần Cầu 12 2

2.2.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản tại Công ty cổ phần Cầu 12 22

2.2.4 Đặc điểm hệ thống sổ tại Công ty cổ phần Cầu 12 2

2.2.5. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần

Cầu 12 2

2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty cổ phần Cầu 12 2

2.3.1. Kế toán vật tư 2

2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2

Phần 3: NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 46

3.1 Ưu điểm 2

3.2 Tồn tại và kiến nghị 2

KẾT LUẬN ii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iv

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Cầu 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình; lên báo cáo tài chính theo kỳ kế toán theo quy định; theo dõi cổ đông của Công ty. + Kế toán giao dịch ngân hàng: Thực hiện giao dịch thanh toán với ngân hàng; theo dõi tiền vay, trả nợ ngân hàng, thanh toán Quốc tế và các khoản thanh toán khác của Công ty. + Kế toán công nợ, doanh thu: Theo dõi công nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp; tập hợp và theo dõi doanh thu các công trình của Công ty. + Kế toán vật tư: Theo dõi số lượng vật tư nhập và xuất, đối chiếu vật tư cấp cho các công trình, hạng mục công trình của toàn Công ty theo từng quý. + Thủ quỹ: Theo dõi việc thu, chi tiền mặt; đảm nhiệm việc xuất tiền mặt trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi hợp lý. + Nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc: Như mục 1.2 đã nêu công ty gồm 16 đội sản xuất và hai chi nhánh hiện đang hạch toán theo hình thức báo sổ. Do đó, ngoài số người biên chế trong phòng thì mỗi đội có một nhân viên kế toán kiêm thống kê, chịu trách nhiệm thu nhận chứng từ, tập hợp chứng từ gửi về phòng mỗi tháng ba lần. 2.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 2.2.1. Chế độ kế toán chung tại công ty cổ phần Cầu 12 - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán tập trung. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). * Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: + Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm: Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Theo giá trị thực tế; Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: hạch toán theo tỷ giá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm hạch toán. + Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá gốc; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. + Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán “TSCĐ”; Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC. + Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư; ghi nhận các khoản đầu tư tài chính; ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay, chi phí phải trả, các khoản chi phí khác; ghi nhận và lập các khoản dự phòng phải trả,dự phòng rủi ro hối đoái; ghi nhận vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán liên quan. 2.2.2. Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty cổ phần Cầu 12 Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty - mang tính chất phân tán ở nhiều nơi, để tạo ra sự năng động trong công việc điều hành sản xuất, Công ty đã áp dụng phương pháp khoán gọn các công trình, hạng mục công trình cho các đội sản xuất với phương châm Công ty quản lý và cung cấp toàn bộ những vật tư chủ yếu cho các công trình, đồng thời đảm bảo nhu cầu tài chính phục vụ cho các công trình, đội sản xuất được quyền tự quyết định phương án thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật. Về mặt tài chính, mọi chứng từ thu - chi đều được gửi về phòng Tài chính kế toán của Công ty để thực hiện việc phân loại chứng từ hạch toán chung toàn Công ty, đồng thời, sau khi công trình hoàn thành bàn giao sẽ tiến hành quyết toán lãi (lỗ) cho từng công trình, hạng mục công trình. Phòng Tài chính kế toán của Công ty đã vận dụng tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung để phù hợp với cách quản lý trên. Do đó, ngoài số người biên chế trong phòng thì mỗi đội có một nhân viên kế toán kiêm thống kê, chịu trách nhiệm thu nhận chứng từ, tập hợp chứng từ gửi về phòng mỗi tháng ba lần. Sau khi nhận chứng từ ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên, phòng Tài chính kế toán sẽ tiến hành phân loại chứng từ, tập hợp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tổng hợp vào nhật ký tài khoản theo chế độ kế toán mà Công ty áp dụng. Sơ đồ 4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ nội bộ của Công ty cổ phần Cầu 12 Kế toán đội Kế toán tổng hợp Báo cáo quyết toán quí, năm (Chứng từ gốc) Báo cáo quyết toán Đối chiếu công nợ toàn Công ty TM, vật tư Kế toán phần hành Bảng cân đối số PS Một số loại chứng từ chủ yếu được Công ty sử dụng là: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng trích khấu hao, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, hợp đồng thuê máy, biên bản nghiệm thu ca máy, phiếu nhập mua hàng nội địa, phiếu nhập mua hàng xuất khẩu, phiếu xuất điều chuyển kho,… 2.2.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản tại công ty cổ phần Cầu 12 Công ty hiện đang sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC của Bộ Tài chính, một số tài khoản cấp 2 được mở chi tiết cho từng đội, công trình,… chẳng hạn TK 1362 - Phải thu nội bộ dài hạn (Đội thi công cơ giới), TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (công trình cầu Cẩm Lệ)... Công ty không sử dụng tài khoản cấp 3. 2.2.4. Đặc điểm hệ thống sổ tại công ty cổ phần Cầu 12 Như đã nêu ở phần trên, bộ máy kế toán áp dụng ở Công ty theo hình thức tập trung, mọi chứng từ đều được gửi về và hạch toán tập trung tại phòng Tài chính kế toán của Công ty thông qua hệ thống kế toán máy. Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2002 trong công tác hạch toán kế toán. Hiện nay, phòng Tài chính kế toán của Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức này, Công ty sử dụng các loại sổ sau đây: - Sổ Nhật ký chuyên dùng: sổ Nhật ký quỹ, sổ Nhật ký tài khoản... - Sổ Nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty. - Sổ Cái các tài khoản: là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính theo từng tài khoản kế toán tổng hợp. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết khác. Hệ thống sổ kế toán của Công ty được thiết kế trên máy vi tính theo mẫu biểu thống nhất của Bộ Tài chính. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung là việc kết hợp ghi sổ theo trình tự thời gian và phân loại sổ theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế trong sổ Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ (phiếu nhập, phiếu xuất vật tư, phiếu thu, phiếu chi tiền mặt,…), kế toán viên sẽ nhập dữ liệu vào máy tính. Tất cả các dữ liệu này, sau khi được xử lý bằng phần mềm kế toán sẽ tự động được cập nhật vào các danh mục liên quan như sổ chi tiết các tài khoản: TK 152, TK 131, TK 331, TK 154, TK 627,... đã được chi tiết thành những tiểu khoản. Cuối tháng, Bảng cân đối kế toán sẽ được lập dựa trên sổ Cái các tài khoản. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty cổ phần Cầu 12 Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu, kiểm tra. 2.2.5. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán tại công ty cổ phần Cầu 12 - Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập định kỳ 3 tháng một lần bởi một nhân viên kế toán tổng hợp của phòng Tài chính kế toán và được gửi đến Tổng công ty, Cục Thống kê, Cục Tài chính 1 năm 1 lần, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Thuyết minh báo cáo tài chính. - Hệ thống báo cáo quản trị của Công ty được lập bởi thư ký Hội đồng quản trị định kỳ 1 năm 1 lần, bao gồm: + Biểu tính giá thành các công trình. + Báo cáo quyết toán tài chính các công trình. 2.3. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 2.3.1. Kế toán vật tư - Vật tư sử dụng tại Công ty bao gồm: + Nguyên vật liệu chính: sắt, thép, xi măng, cát, đá, sỏi… + Vật liệu phụ: vữa, phụ gia, nhựa đường, que hàn, ôxy, đất đèn… + Nhiên liệu: xăng, dầu… các loại: dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện, máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình thi công tại công trường như máy khoan, xe ô tô, cẩu, máy phát điện… + Phụ tùng thay thế: vòng bi, săm, lốp..., là những chi tiết phụ tùng máy móc dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. + Phế liệu: sắt, thép vụn, dụng cụ rẻ mau hỏng hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản. BẢNG NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH NĂM 2007 Đơn vị tính: 1000đ TT Nguyên vật liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá Nguồn Định mức tiêu hao 1 Thép tròn các loại Tấn 9.972 10.030 Mua 1.02 theo thiết kế 2 Xi măng Tấn 14.531 1.037 Mua 1.01 theo thiết kế 3 Dầu Diezel Lít 49.575 9,250 Mua Theo ca máy 4 Dầu thuỷ lực Lít 2.000 27,000 Mua Theo ca máy 5 Thép hình các loại Tấn 690 10.500 Mua 1.05 theo thiết kế 6 Thép ống các loại Tấn 238 11.900 Mua 1.01 theo thiết kế 7 Cáp dự ứng lực Tấn 772 13.500 Nhập ngoại 1.02 theo thiết kế (Số liệu do phòng Vật tư Công ty cung cấp) Công ty mua nguyên vật liệu chủ yếu ngoài thị trường, phòng Quản lý Vật tư căn cứ yêu cầu thiết kế, lập kế hoạch mua sắm trình Giám đốc duyệt. Khi đầu tư mua sắm nguyên vật liệu, Công ty thực hiện quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá cả và chi phí mua, thực hiện mua sắm theo đúng tiến độ thi công, phù hợp với kế hoạch sản xuất. - Ở Công ty Cầu 12, do đặc thù quản lý có sự giao khoán tới các đội, công trường nên Công ty chỉ cung cấp một số vật tư chính và vật tư đặc chủng, còn lại các vật tư nhỏ lẻ thì các công trường được phép tự mua trong kinh phí đã được giao khoán. Hàng tháng, hàng quý, căn cứ vào bản giao khoán và kế hoạch sản xuất, khi có nhu cầu, Công ty sẽ xuất một số vật tư đặc chủng đã hợp đồng trong bản giao khoán để công trường tiến hành thi công xây dựng. Việc này do phòng Vật tư đảm nhiệm từ khâu lên kế hoạch, tìm nhà cung cấp, ký kết hợp đồng mua vật tư, kiểm tra và nhận vật tư đến khâu viết phiếu xuất kho giao cho các công trường thi công. Định kỳ hàng tháng, nhân viên phòng vật tư kết hợp cùng với kế toán vật tư đối chiếu, giao nhận các tài liệu liên quan đến nhập xuất vật tư như hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ tính hợp lý của chứng từ, kế toán vật tư nhận và nhập vào máy để máy tính xử lý đưa ra các bảng biểu, sổ chi tiết và bảng đơn giá các loại vật tư xuất kho trong quý. Để hạch toán giá trị vật tư đã xuất cho đội công trình, kế toán Công ty căn cứ vào phiếu xuất kho của kho Công ty, các biên bản giao nhận vật tư giữa nhân viên vật tư Công ty và công trường và các tài liệu khác… Công ty áp dụng phương pháp tính giá vật tư xuất kho là phương pháp tính giá bình quân gia quyền nên đến cuối quý hạch toán mới có giá xuất kho thực tế cho phần vật tư Công ty xuất cho các đội, công trình. Toàn bộ việc tính giá vật tư xuất kho do phần mềm máy tính đảm nhận. Căn cứ vào kết quả tính toán của máy, cuối mỗi quý, kế toán vật tư lên được các bảng biểu, sổ theo dõi vật tư cần thiết. Đối với đội công trình, căn cứ vào phiếu xuất kho liên 3 của phòng Vật tư Công ty và số lượng vật tư thực tế, kế toán và thủ kho công trường lập biên bản giao nhận vật tư, phiếu nhập kho và nhập số vật tư này vào kho công trường. Khi nhập và xuất kho đối với phần vật tư do Công ty cấp, trên thẻ kho và phiếu nhập, xuất kho chỉ thể hiện về mặt số lượng, chủng loại vật tư. Đến cuối quý, kế toán công trường sẽ nhận được bảng tổng hợp xuất các loại vật tư đã xuất cho công trường từ phòng kế toán Công ty. Kế toán công trường căn cứ vào tài liệu này để đối chiếu số lượng các loại vật tư nhận của Công ty trong quý và nhập giá trị vào bảng kê nhập - xuất - tồn vật tư của quý đó. Đối với vật tư nhỏ lẻ đội được phép mua trực tiếp tại công trường cũng được nhập kho tại kho công trường và được xuất dùng trực tiếp cho thi công công trình. Trình tự nhập kho, xuất kho cũng như mọi chứng từ sử dụng đều giống như trình tự nhập, xuất kho trên Công ty. Giá trị vật tư nhập, xuất kho không bao gồm phần thuế VAT đầu vào được khấu trừ của vật tư mua vào. Đối với phần vật tư nhận của các đội công trình khác thì căn cứ vào phiếu nhập kho, biên bản giao nhận vật tư và phiếu báo nợ giữa các đội, kế toán đội, công trường cũng thể hiện nhập, xuất bình thường như đối với vật tư đội tự mua. Giá trị vật tư báo Nợ giữa các đội công trình sẽ được kế toán Công ty hạch toán ghi tăng Nợ phải thu của đội công trình nhận và giảm Nợ phải thu của đội công trình xuất vật tư thông qua việc hạch toán trên tài khoản 1362 - Phải thu nội bộ. Đối với giá trị vật tư thu hồi về kho công trường hoặc kho Công ty, kế toán công trường cũng phải làm thủ tục nhập, xuất như đối với vật tư thông thường khác. Tuỳ thuộc từng loại vật tư mà kế toán công trường tính giá vật tư thu hồi cho hợp lý. Nếu những vật tư này đã được tính vào giá thành công trình khi xuất dùng thì khi thu hồi, kế toán Công ty sẽ hạch toán giảm giá thành cho công trình đó. Đối với giá trị phế liệu bán thanh lý, nếu giá trị lớn thì kế toán hạch toán giảm giá thành, nếu giá trị nhỏ thì ghi tăng thu nhập bất thường đồng thời ghi tăng Nợ phải thu của công trình đó. Đối với phần giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong quý của đội, công trường thì căn cứ để kế toán ghi sổ là bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thể hiện trên báo cáo quyết toán của đội thi công công trình đó. - Công ty hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn mua hàng, hoá đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, và các giấy tờ có liên quan khác. - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152 - Nguyên vật liệu, TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường, TK 153 - Công cụ, dụng cụ, và các tài khoản liên quan như TK 136, được mở chi tiết cho các đội, công trình, ví dụ TK 1362 - Phải thu nội bộ dài hạn (Đội thi công cơ giới)… - Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết và sổ Cái TK 151, TK 152, TK 153, các tài khoản khác... và sổ Nhật ký chung. Kế toán chi tiết vật liệu áp dụng phương pháp thẻ song song: Sơ đồ 6: Kế toán chi tiết vật liệu tại Công ty cổ phần Cầu 12 Thẻ kho ở kho và phòng vật tư Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Kế toán tổng hợp Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê nhập Bảng kê xuất Đối chiếu, kiểm tra: Ghi cuối tháng: Ghi hàng ngày: Công ty sử dụng kế toán máy nên quá trình hạch toán tổng hợp vật tư ở Công ty như sau: Sơ đồ 7: Quy trình kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ Dữ liệu đầu ra Sổ NKC, Sổ Cái các TK vật tư, Sổ chi tiết các tài khoản vật tư, Bảng tổng hợp N-X-T Bước chuẩn bị Xác định mã danh điểm vật tư, thu nhập chứng từ gốc Dữ liệu đầu vào Phiếu nhập kho, xuất kho, các chứng từ liên quan đến vật tư Máy tính xử lý thông tin 2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.3.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính như cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép...; Chi phí vật liệu phụ như vữa phụ gia, nhựa đường, que hàn...; Chi phí vật tư kết cấu như vành tôn nối cốt thép, neo cầu, khe co giãn,... - Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn mua hàng, hoá đơn vận chuyển, biên nhận trong trường hợp mua hàng của người dân trực tiếp sản xuất, phiếu xuất kho, và các giấy tờ có liên quan khác. - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoản liên quan như TK 1362, TK 154,... - Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết và sổ Cái TK 621, TK 136, TK 154, các tài khoản khác... và sổ Nhật ký chung. - Phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng: Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. + Đối với phần vật tư công ty cấp, giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ hạch toán được tính theo giá bình quân gia quyền. Đơn giá bình quân của nguyên vật liệu = Giá trị thực tế tồn kho nguyên vật liệu đầu quý + Giá trị thực tế xuất kho nguyên vật liệu trong quý Số lượng tồn kho nguyên vật liệu đầu quý + Số lượng nhập kho nguyên vật liệu trong quý Giá trị xuất dùng thực tế của nguyên vật liệu = Số lượng xuất dùng thực tế trong kỳ của nguyên vật liệu x Đơn giá bình quân quí báo cáo của nguyên vật liệu + Đối với phần vật tư công trường tự mua, giá xuất kho là giá thực tế đích danh. Giá trị NVLTT của công trình, HMCT trong kỳ = Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ - Giá trị NVL xuất cho các mục đích khác ngoài thi công CT - Giá trị phế liệu thu hồi trong kỳ - Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Như đã trình bày ở phần trên, tại phòng Tài chính kế toán của Công ty, sau khi đối chiếu kiểm tra tất cả các chứng từ gốc liên quan như phiếu nhập, phiếu xuất, biên bản giao nhận vật tư, hợp đồng kinh tế, hoá đơn mua hàng, ... với số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán của đội, công trường, kế toán tập hợp chi phí sẽ lập chứng từ ghi sổ để nhập các số liệu về chi phí nguyên vật liệu trong quý của công trường. Mỗi khi có chứng từ về, kế toán nhập chứng từ vào máy và máy tính xử lý phản ánh vào sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 621 và tự kết chuyển sang TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Do Công ty đã giao khoán (khoán gọn) giá thành công trình, hạng mục công trình tới từng đội sản xuất, công trường nên các khoản Công ty cung ứng cấp hoặc cho công trường vay, kế toán Công ty sử dụng TK 136 - Phải thu nội bộ, mở chi tiết cho từng công trường, đội sản xuất, chẳng hạn TK 1362 - Phải thu nội bộ dài hạn (Đội thi công cơ giới)… Đối với các đội công trình được giao khoán thi công nhiều công trình nhỏ lẻ thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được theo dõi và tập hợp riêng cho từng công trình của đội thi công. Đặc biệt, chi phí nguyên vật liệu của đội thi công cơ giới sẽ được hạch toán vào TK 6232 - Chi phí nhiên vật liệu máy như là một khoản chi phí phục vụ máy thi công và sẽ được phân bổ cho các công trình trong phần phân bổ chi phí máy thi công; chi phí nhiên liệu của Xưởng sửa chữa sẽ được tập hợp vào TK 335 - Chi phí phải trả; chi phí nguyên vật liệu của Xưởng gia công cơ khí sẽ được tập hợp và theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm gia công hoàn thành trong kỳ và được hạch toán vào TK 2412 - Xây dựng cơ bản dở dang. Phần chi phí vật liệu chung (nếu có) sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm gia công trong kỳ theo tiêu thức thích hợp (theo chi phí nguyên vật liệu dùng cho gia công trong kỳ) b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Tình hình lao động của Công ty trong 5 năm vừa qua được thể hiện trong bảng sau: BẢNG TỔNG HỢP LAO ĐỘNG CÔNG TY 2003 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 1483 100 1528 100 1590 100 1280 100 1253 100 - LĐ trực tiếp 1200 80.9 1250 81.8 1304 82.0 1062 83 1044 83.3 - LĐ gián tiếp 283 19.1 278 18.2 286 18.0 218 17 209 16.7 + Đại học,trên ĐH 255 17.2 249 16.3 258 16.2 184 14.4 177 14.1 + Cao đẳng 13 0.9 14 0.9 13 0.8 12 0.9 12 1.0 + Trung cấp 15 1.0 15 1.0 15 1.0 22 1.7 20 1.6 (Số liệu do phòng Tổ chức cán bộ lao động Công ty cung cấp) - Do đặc trưng của doanh nghiệp xây dựng cơ bản, mọi chi phí đều phải theo dự toán và giá hóa đơn thầu nên đơn giá lương của từng công việc cụ thể cũng như quỹ lương được hưởng của công trình thi công cụ thể đã được xác định ngay khi bắt đầu thi công công trình. Ở dưới đội, công trường, các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ, ghi vào bảng chấm công. Đến cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công và bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong tháng của đội, kế toán tính ra tổng sản lượng lương khoán mà cả tổ, cả đội được hưởng. Cách tính như sau: Lương khoán của hạng mục công việc (i) hoàn thành = Khối lượng công việc (i) hoàn thành theo khoán x Đơn giá nhân công của công việc (i) hoàn thành theo khoán Đơn giá nhân công khoán được xây dựng trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước và những điều kiện thi công cụ thể của từng công trình, hạng mục công trình. * Lương ở các đội, công trường được tính như sau: - Trước hết thực hiện tính lương theo cấp bậc của từng công nhân: Lương cấp bậc của công nhân (i) = Mức lương tối thiểu theo qui định x Cấp bậc lương của công nhân (i) x Số ngày công lao động thực tế của công nhân (i) Số ngày công theo chế độ quy định - Sau đó thực hiện tính hệ số năng suất theo khoán: Hệ số năng suất theo khoán = Tổng lương khoán được hưởng trong tháng của tổ, đội Tổng số lương cấp bậc của tổ, đội Lương khoán của công nhân (i) = Lương cấp bậc của công nhân (i) x Hệ số năng suất theo khoán Ngoài lương khoán, các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, công tác phí, phép năm,... cũng được tính và trả vào lương. Riêng tiền ăn ca hai, ca ba được chấm theo phiếu báo ca thực tế và được trả riêng ngoài lương. Nhân viên kế toán đội cũng thực hiện tính các khoản giảm trừ như BHXH, KPCĐ, BHYT trích trên tiền lương của công nhân sản xuất theo tỷ lệ 6% do người lao động chịu như chế độ quy định. * Đối với công nhân thuê ngoài (công nhân ngoài danh sách): Do Công ty có nhiều công trình ở xa, khi cần không thể điều động được công nhân ở các công trình khác tới hỗ trợ thi công cho nên để đảm bảo tiến độ thi công, Công ty cho phép các công trường được thuê công nhân ngoài tại địa phương khi cần. Đối với những công nhân ngoài danh sách này, chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công là phiếu nghiệm thu, Công ty thanh toán tiền công theo khối lượng công việc thuê ngoài hoàn thành. Công ty không thực hiện trích BHXH, KPCĐ mà khi kí hợp đồng công ty đã tính toán hợp lý trong đơn giá trả cho khối lượng công việc hoàn thành. - Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp hạch toán trên TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phiếu báo ca, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, TK 334 - Phải trả người lao động và các tài khoản liên quan như TK 1362, TK 154,... - Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết và sổ Cái TK 334, TK 622, TK 1362, các tài khoản khác và sổ Nhật ký chung. - Hình thức trả lương: Hiện nay Công ty áp dụng hai hình thức tiền lương: + Lương khoán (lương sản phẩm): Áp dụng đối với các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá nhân công khoán. + Lương thời gian: Áp dụng cho bộ máy quản lý doanh nghiệp. - Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Khi phát sinh chi lương ở đội, công trường, kế toán không hạch toán ngay vào TK 334, TK 622 mà ghi Nợ khoản vay chi lương vào TK 1362, chỉ có chi lương trên Công ty cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, kế toán mới hạch toán ngay vào TK 334 qua máy tính. Máy tính xử lý và cho ra sổ chi tiết TK 136, sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 622. Máy tự phản ánh vào sổ chi tiết TK 154 và sổ Cái TK 622 và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. c) Kế toán chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: + Chi phí nhân viên quản lý: Chi phí nhân viên quản lý bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công trường như đội trưởng, trưởng ban chỉ huy công trình. Chi phí nhân viên quản lý đội thể hiện trên bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương chỉ bao gồm lương, không bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. + Chi phí công cụ, dụng cụ: Chi phí công cụ, dụng cụ của Công ty là những chi phí về các công cụ, dụng cụ thông thường phục vụ cho thi công và quản lý như: máy mài, máy cắt, bàn xoa,.... ngoài ra còn bao gồm chi phí vật tư thi công (vật tư thi công là những vật tư phục vụ cho thi công, luân chuyển qua nhiều kỳ sử dụng như ống vách, thép U, I, cọc ván thép,...). + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp từ dưới công trường bao gồm: bao gồm tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền thuê nhà, tiền thuê thầu phụ đối với các phần công việc của công trình mà công ty không đủ máy móc thiết bị, không phù hợp chuyên môn, hoặc do tiến độ quá gấp,... như các phần việc về đường, phần khoan cọc,... + Chi phí bằng tiền khác: Yếu tố chi phí này bao gồm các khoản chi như: chi tiếp khách, chi hành chính, chi điện, nước, điện thoại,... và các khoản chi khác không nằm trong các khoản chi đã nói ở trên. - Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương và các giấy tờ có liên quan. - Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán các yếu tố chi phí trên, tương ứng với mỗi yếu tố chi phí, kế toán sử dụng một tài khoản cấp 2 tương ứng là: 6271, 6272, 6273, 6277, 6278 và tập hợp chung vào tài khoản 627. - Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết và sổ Cái TK 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22549.doc
Tài liệu liên quan