Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1

Trong kết cấu TSCĐ của công ty thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn 76,11%. Máy móc thiết bị thi công là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của doanh nghiệp xây dựng vì chúng là tài sản cố định trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thi công xây lắp. So với năm 2006 thì tỷ trọng máy móc thiết bị thi công đã tăng thêm 1,94% do công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm bớt chi phí nhân công. Tỷ trọng máy móc thiết bị cao là rất tốt, vì nó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao trình độ cơ giới hoá, thúc đẩy quá trình thi công. Phương tiện vận tải cũng chiếm tỷ trọng khá lớn là 22,48% tổng giá trị TSCĐ. Năm 2007 công ty đã đầu tư mua sắm một số phương tiện vận tải có giá trị lớn để phục vụ cho việc vận chuyển như: Xe rơ moóc, xe tải, xe tải thùng Như vậy kết cấu tài sản cố định của công ty là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nhu cầu sản xuất.

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn lại đạt trên 80% giá trị sử dụng nên các công việc thi công sản xuất đều được chuyên môn hoá, chỉ sử dụng rất ít các lao động thủ công để thi công những phần việc máy móc không làm được. Đồng thời trong công ty có sự phân chia rõ rệt công việc cũng như nhiệm vụ của từng phòng ban, từng đội, từng người. Chính vì vậy tính trách nhiệm của mỗi người, mỗi đội trong công việc của công ty giao là rất cao và sự chuyên môn hoá như vậy đã đẩy mạnh hiệu qủa lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. 3. Tình hình hợp tác hoá của công ty. Công ty rất chú trọng việc liên doanh, liên kết giữa các đơn vị trong và ngoài ngành để tham gia thiết kế thi công và nhận thầu các công trình nhất là liên danh trong việc đấu thầu các công trình nhằm tăng năng lực, kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu và phân chia các thành phần công việc cho các đợn vị bạn có năng lực và kinh nghiệm hơn như: liên danh với các công ty chuyên thi công cầu đường bộ lớn để đấu thầu các gói thầu cầu đường bộ có giá trị lớn và sau khi thắng thầu thì giao lại phần việc thi công cầu cho đơn vị đó. Bên cạnh đó bằng những thành công và sự khẳng định thương hiệu của mình trong thời gian qua, công ty đã nhận được sự ủng hộ của các ban quản lý dự án ở trong và ngoài Bộ GTVT tạo được vị thế trong cạnh tranh đấu thầu các dự án, mở ra các thị trường xây lắp trên toàn quốc. CHƯƠNG 2 Tình hình hoạt động của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. 2.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 Là một doanh nghiệp từ hình thức doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên không vì thế mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị giảm sút mà ngược lại công ty đang ngày một phát triển hơn. Số liệu trong bảng 2-1 sẽ chỉ ra một cách rõ ràng hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 Bảng 2-1 Chỉ tiêu Năm 2006 Kế hoạch năm 2007 Năm 2007 Chênh lệch năm 2007 so với Năm 2006 (%) KH 2007 (%) Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành (đồng) 50.000.000.000 62.000.000.000 64.200.000.000 28,40 3,55 Tổng doanh thu (đồng) 42.535.445.612 50.550.000.000 54.805.163.195 28,85 8,42 Giá vốn hàng bán (đồng) 39.236.258.331 44.505.000.000 48.702.399.302 24,13 9,43 Tổng lợi nhuận trước thuế (đồng) 573.233.621 785.540.000 1.195.741.933 108,60 52,22 Tổng lợi nhuận sau thuế (đồng) 389.798.862 785.540.000 1.195.741.933 206,76 52,22 Số lao động (người) 250 280 310 24,00 10,71 Tổng quỹ lương (đồng) 5.868.800.000 7.025.000.000 8.094.450.000 7,92 15,22 Thu nhập bình quân (đồng/ng-tháng) 1.300.000 1.400.000 1.500.000 15,38 7,14 Bảng 2-1 Bảng 2-1 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Do công ty mở rộng quy mô sản xuất, đưa ra giá đấu thầu hợp lý, sản phẩm có chất lượng… nên giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đã tăng từ 50 tỷ đồng lên 64,2 tỷ đồng. Chính vì khối lượng xây lắp hoàn thành tăng nên doanh thu cũng tăng. Doanh thu của năm 2007 tăng 28,85% so với năm 2006 tức là tăng thêm 12.269.717.583 đồng. Tuy doanh thu tăng 28,85% nhưng giá vốn hàng bán của công ty năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 24,13% do công ty thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Năm 2007 công ty đã tuyển thêm 60 lao động nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng tổng hợp thấy thu nhập của người lao động cũng được cải thiện hơn so với năm 2006, làm động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2007, do khối lượng công tác hoàn thành nhiều, công ty thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm… nhờ đó mà lợi nhuận cũng tăng cao. Nhìn chung công ty đã đạt được một kết quả khá khả quan, hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đã đề ra. Đây là điều rất đáng mừng đối với một công ty vừa chuyển từ loại hình doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. 2.2. Phân tích tình hình thực hiện công tác xây lắp và các nhân tố ảnh hưởng ở công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 năm 2007 2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện công tác xây lắp ở công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 năm 2007 2.2.1.1. Phân tích tình hình bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch bàn giao công trình và hạng mục công trình xây dựng hoàn thành được bắt đầu bằng việc đánh giá theo số lượng công trình và thời hạn bàn giao. Chỉ tiêu để phân tích theo khía cạnh này đó là: Mức độ hoàn thành kế hoạch bàn giao công trình về mặt số lượng. * 100% Số công trình và hạng mục công trình xây dựng đã bàn giao trong kì Số công trình và hạng mục công trình cần bàn giao trong kì theo kế hoạch Chỉ tiêu trên cho phép đánh giá một cách khái quát về tình hình hoàn thành kế hoạch bàn giao công trình xây dựng đồng thời cũng chỉ ra sự cần thiêt phải tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc không thể bàn giao các công trình và hạng mục công trình để đưa vào sử dụng theo kế hoạch. Theo bảng 2-2 cho thấy: Về số lượng hạng mục công trình bàn giao được đưa vào sử dụng trong năm 2007 chỉ đạt 71%, còn hai công trình chưa được bàn giao là công trình đường Hồ Chí Minh và công trình D10 Thanh Hoá. Về thời hạn bàn giao, trong 6 hạng mục đã bàn giao chỉ có ba hạng mục là đúng thời hạn như: Công trình đường 12 Hà Tĩnh, công trình N1 Kiên Giang và công trình Cầu Nậm Lệ. Còn lại đều là chậm hơn so với thời hạn quy định trong đó chậm nhất là công trình kè Bình Phước chậm tới năm tháng. Về thời gian xây dựng cũng chỉ có bốn hạng mục là chấp hành đúng thời gian so với kế hoạch. Có hai nguyên nhân dẫn đến việc bàn giao công trình chậm đó là: Nguyên nhân khách quan: Do bàn giao mặt bằng thi công chậm so với hợp đồng thi công. Nguyên nhân chủ quan: Do những thiếu sót của công ty trong việc thực hiện kế hoạch bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Điều này được thể hiện ở mọi mặt, cả về số lượng hạng mục cũng như thời hạn bàn giao và thời gian xây dựng các hạng mục công trình. Như vậy việc lập kế hoạch của công ty vẫn còn mắc nhiều sai sót. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc công ty còn thiếu sự quan tâm đầy đủ tới việc thực hiện kế hoạch bàn giao, vì thế chưa thể tập chung nhân lực, vật liệu, máy móc cho thi công dứt điểm các hạng mục công trình bàn giao. Ngoài ra sự kết hợp không chặt chẽ giữa các đội thi công với công ty dẫn đến tình trạng phải chờ đợi lẫn nhau cũng là nguyên nhân làm kéo dài thời gian xây dựng. Hơn nữa việc chuẩn bị không tốt đã dẫn tới việc khởi công muộn so với dự kiến cũng dẫn tới sự chậm chễ trong việc bàn giao. Với số liệu ở bảng 2-1 cũng cho thấy rằng các hạng mục không bàn giao và bàn giao chậm đều có hiện tượng khởi công muộn. Chính vì thế công ty nên có các biện pháp cải tiến thích hợp. Tình hình thực hiện kế hoạch bàn giao công trình và hạng mục công trình của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. Bảng 2-2 STT Danh mục công trình và hạng mục CT Kế hoạch Thực hiện Thời gian xây dựng ( Tháng) Chênh lệch về thời gian XD Chênh lệch về thời hạn bàn giao Khởi công Bàn giao Khởi công Bàn giao Kế hoạch Thực hiện 1 Công trình ADB Gia Lai 2/2/2006 2/9/2007 1/3/2006 1/11/2007 20 21 1 Chậm 2 tháng 2 CT đường Hồ Chí Minh 1/7/2006 1/12/2007 4/6/2006 - 18 - - - 3 CT đường 12 Hà Tĩnh 21/6/2006 21/7/2007 15/6/2006 15/7/2007 14 14 0 Đúng thời hạn 4 CT N1 Kiên Giang 1/12/2006 1/5/2007 4/11/2006 4/4/2007 6 6 0 Sớm 1 tháng 5 CT kè Bình Phước 12/2/2006 12/5/2007 1/3/2006 1/10/2007 16 20 4 Chậm 5 tháng 6 CT D10 Thanh Hoá 1/9/2007 1/12/2007 4/9/2007 - 4 - - - 7 CT cầu Trại Cau 1/10/2006 1/4/2007 15/12/2006 15/6/2007 7 7 0 Chậm 2 tháng 8 CT cầu Nậm Lệ 5/2/2006 5/2/2007 5/2/2006 5/2/2007 12 12 0 Đúng thời hạn 2.2.1.2. Phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp trong kỳ. a). Đánh giá chung tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp trong năm 2007 của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. Hoàn thành khối lượng công tác xây lắp trong kì là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành kế hoạch bàn giao đưa công trình và hạng mục công trình vào sử dụng của doanh nghiệp xây dựng. Hoàn thành khối lượng công tác còn có ảnh hưởng quan trọng tới sự hoàn thành các kế hoạch khác của doanh nghiệp như: kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch giá thành, kế hoạch lợi nhuận…. Để đánh giá khái quát tình hình hoàn thành công tác xây lắp trong kì của doanh nghiệp trước hết cần đánh giá chung tình hình thực hiện tổng kế hoạch công tác của doanh nghiệp xây dựng. Sự đánh giá này được tiến hành bằng cách so sánh tổng khối lượng công tác đã thực hiện trong kì so với năm trước và so với dự kiến kế hoạch. Số liệu để đánh giá được tập hợp trong bảng 2- 3 như sau: Bảng tổng hợp khối lượng xây lắp hoàn thành trong năm 2007 Bảng 2-3 ĐVT1.000.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh năm 2007 với Kế hoạch Thực hiện TH năm 2006 KH năm 2007 ± % ± % Tổng khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ 50.000 62.000 64.200 14.200 128,40 2.200 103,55 Trong đó: Do doanh nghiệp tự làm 42.500 53.000 54.500 12.000 128,24 1.500 102,83 Do đơn vị thầu phụ hoàn thành 7.500 9.000 9.700 2.200 29,33 500 105,43 Với số liệu trong bảng 2-3 đã cho chúng ta thấy rằng công ty đã hoàn thành 103,55% kế hoạch về khối lượng công tác xây lắp trong kì, vượt mức kế hoạch 2.200 triệu đồng. Tuy nhiên nếu xét riêng về phần khối lượng do chính doanh nghiệp tự thực hiện thì chỉ đạt 102,83% kế hoạch hay vượt mức 1.500 triệu đồng. Trong khi đó đối với phần khối lượng do các tổ chức thầu phụ thực hiện lại hoàn thành kế hoạch với mức độ cao hơn so với năm 2006 là 105,43% hay vượt mức 500 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ công ty và tổ chức thầu phụ đã có sự phối hợp tốt trong việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, đặc biệt là các đơn vị thầu phụ thể hiện nhiều cố gắng trong việc thực hiện hợp đồng nhận thầu đối với công ty. Và điều này cũng chứng tỏ công ty đã có mối quan hệ ngày càng tốt hơn đối với các nhà thầu phụ. Nhìn chung công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì. Bảng 2-3 cũng cho thấy rằng khối lượng công tác xây lắp hoàn thành năm 2007 tăng 28,4% so với năm 2006 tức là tăng 14.200 triệu đồng. Hiện tượng này xảy ra là do rất nhiều nguyên nhân như: nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đang ngày một gia tăng, năm nay công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng, do năng suất lao động tăng…. Để có được kết quả này là do công ty đã xây dựng được mô hình hoạt động phù hợp không những chủ động trong công tác sản xuất mà còn chủ động trong quá trình phát triển thị trường, luôn lấy chất lượng, tiến độ thi công làm mục tiêu để xây dựng thương hiệu và uy tín của mình. Nhờ vậy mà các công trình do Công ty thi công đều đạt chất lượng tốt, được các chủ đầu tư đánh giá cao, sẵn sàng đặt niềm tin và tạo điều kiện cho các công trình tiếp theo. Như vậy công ty đã có một bước tăng trưởng rất đáng kể, thúc đẩy việc mở rộng thị trường. Và khối lượng công tác xây lắp hoàn thành mà doanh nghiệp tự thực hiện năm 2007 cũng tăng 28,24% tương ứng với 12.000 triệu đồng. b) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì do chính bản thân công ty tạo ra. Sau khi phân tích chung tình hình thực hiện tổng kế hoạch công tác của doanh nghiệp xây dựng cần đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp do chính bản thân doanh nghiệp xây dựng hoàn thành nhằm thấy rõ những ưu điểm và thiếu sót của doanh nghiệp xây dựng trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp. Theo số liệu bảng 2- 4 có thể nhận thấy rằng: Công ty đã hoàn thành 102,83% kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì tức là vượt mức kế hoạch 2,83% hay 1.500 triệu đồng. Trong khối lượng công tác xây lắp do công ty xây dựng hoàn thành thì phần khối lượng công tác đã bàn giao cho chủ đầu tư hoàn thành vượt mức kế hoạch là 2.600 triệu đồng hay 4,98%, trong khi đó khối lượng thi công dở dang cuối kì lại giảm 1100 triệu đồng hay 11,22%, điều đó đã dẫn đến làm giảm chênh lệch khối lượng thi công dở dang cuối kì so với đầu kì. Việc hoàn thành vượt mức kế hoạch phần khối lượng công tác bàn giao thể hiện sự cố gắng lớn của công ty trong việc tập chung thi công dứt điểm công trình. Việc hạ thấp khối lượng thi công xây lắp dở dang cuối kỳ không thể đánh giá là không tốt vì quá trình sản xuất thi công xây lắp cần thiết duy trì khối lượng thi công dở dang ở mức độ và cơ cấu hợp lí nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của công ty trong kì sau. Sự giảm khối lượng công tác thi công dở dang cuối kì so với kế hoạch là tốt do công ty đã đã hoàn thành đúng tiến độ thi công, công trình sớm được hoàn thành bàn giao. Tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp do lực lượng lao động của công ty tạo ra trong năm 2007 Bảng 2- 4 ĐVT 1.000.000đ Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành KH + Khối lượng công tác xây lắp dở dang đầu kỳ 9.000 9.000 100,00 + Khối lượng công tác xây lắp đã bàn giao cho chủ đầu tư 52.200 54.800 104,98 Trong đó - ở các hạng mục bàn giao 47.500 48.800 102,74 - ở các giai đoạn công tác bàn giao 4.700 6.000 127,66 + Khối lượng công tác xây lắp dở dang cuối kỳ 9.800 8.700 88,78 + Khối lượng công tác xây lắp thực hiện trong kỳ 53.000 54.500 102,83 c) Phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp do công ty hoàn thành theo các loại công tác chủ yếu. TT Các loại công tác chủ yếu Khối lượng hiện vật Khối lượng tính bằng tiền Chênh lệch năm 2007 so với Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Kế hoạch năm 2007 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ± % ± % 1 Đắp đất các loại m3 200.000 378.000 390.000 1.314.000 3,09 1.952.000 3,68 2.250.000 4,13 936.000 71,23 298.000 15,27 2 Đào đất các loại m3 200.000 300.000 332.000 950.000 2,24 1.452.000 2,74 1.552.000 2,85 602.000 63,37 100.000 6,89 3 Đào cống, rãnh m3 35.800 42.100 45.000 4.280.000 10,07 5.145.000 9,71 5.225.000 9,59 945.000 22,08 80.000 1,55 4 Bê tông cốt thép m 20.000 240.000 25.000 9.521.000 22,40 11.925.000 22,50 11.925.000 21,88 2.404.000 25,25 0 0,00 5 Lắp kết cấu bê tông m3 26.700 32.000 39.000 6.675.000 15,71 7.920.000 14,94 8.420.000 15,45 1.745.000 26,14 500.000 6,31 6 Lắp kết cấu thép kg 525.000 652.000 652.000 5.250.000 12,35 6.585.000 12,42 6.585.000 12,08 1.335.000 25,43 0 0,00 7 Làm móng m3 67.000 80.000 82.000 11.515.000 27,09 13.620.000 25,70 13.850.000 25,41 2.335.000 20,28 230.000 1,69 8 Công tác khác 2.995.000 7,05 4.401.000 8,30 4.693.000 8,61 1.698.000 56,69 292.000 6,63 Tổng cộng 42.500.000 100,00 53.000.000 100,00 54.500.000 100,00 12.000.000 28,24 1.500.000 2,83 Tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo các loại công tác chủ yếu. Bảng 2-5 Với số liệu dẫn ra ở trong bảng 2-5 cho thấy trong 7 công tác chủ yếu xét theo chỉ tiêu hiện vật thực hiện năm 2007 thì hầu hết khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đều tăng so với năm 2006 và so với kế hoạch. Trong các công tác chủ yếu thì công tác làm móng và bê tông cốt thép, lắp kết cấu bê tông chiếm tỷ trọng lớn. So với năm 2006 thì do khối lượng công tác hoàn thành tăng nên khối lượng các công tác chủ yếu cũng tăng theo. Trong đó công tác đắp đất tăng nhiều nhất, tăng thêm 71,23% so với năm 2006 tức là tăng thêm 936 triệu đồng, lắp kết cấu bê tông tăng thêm 26,14% hay 1.745 triệu, làm móng tăng 20,28%, đào đất tăng 63,37%... So với kế hoạch thì hầu hết là hoàn thành vượt mức kế hoạch. Như vậy công tác thực hiện kế hoạch ở công ty được thực hiện tốt. Về mặt giá trị, toàn bộ khối lượng công tác xây lắp hoàn thành vượt mức 1.500 triệu đồng hay 2,83% so với kế hoạch nhưng theo loại công tác thì mức độ hoàn thành kế hoạch là rất khác nhau. Nhìn chung các loại công tác có giá trị thấp và hao phí lao động cao đều tăng cao còn những công tác có giá trị cao và hao phí lao động thấp lại tăng lên không đáng kể. 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp của công ty. 2.2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động. Lao động của con người trong quá trình sản xuất là nhân tố quan trọng nhất. Khai thác và sử dụng triệt để các yếu tố thuộc về lao động (số lượng, thời gian, năng suất lao động) là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm trong điều hành sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây dựng việc hoàn thành hay không hoàn thành tốt kế hoạch về lao động sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện khối lượng xây lắp. Mặt khác, lao động và tiền lương trong quá trình sản xuất là hai vấn đề có mối quan hệ khăng khít, sử dụng hợp lý hay không hợp lý quỹ tiền lương sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và sử dụng sức lao động cả về số lượng, thời gian và năng suất lao động. a) Phân tích tình hình sử dụng lao động về số lượng. Tình hình sử dụng lao động của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 được thể hiện qua số liệu của bảng 2-6 như sau: số lượng lao động của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. Bảng 2- 6 Lao động bình quân trong kì Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2007 Kế hoạch Thực hiện so với năm 2006 so với KH 2007 ± % ± % Tống số lao động 250 280 310 60 124,00 30 110,71 1.Công nhân xây dựng 202 221 243 41 120,3 22 109,5 2.Học nghề - - - - - - - 3.Nhân viên kĩ thuật 32 37 41 9 128,13 4 110,81 4.Nhân viên quản lý kinh tế 8 12 14 6 175,00 2 116,67 5.Nhân viên quản lý hành chính 8 10 12 4 150,00 2 120,00 Với số liệu trong bảng 2-6 cho thấy rõ rằng tổng số lao động của công ty năm 2007 đã tăng một cách đáng kể so với năm 2006 là 60 người tương ứng với tăng 24%, chủ yếu là công nhân xây dựng tăng lên 9,5% tương ứng với 41 người. Trong tổng số lao động thì số lượng công nhân xây dựng chiếm tỷ trọng cao: chiếm 78,38% tổng số lao động. Số công nhân xây dựng tăng là do năm 2007 khối lượng công trình phải hoàn thành bàn giao nhiều, công ty mới chuyển sang là công ty cổ phần nên cũng muốn mở rộng kinh doanh hơn. Và đặc biệt là để nâng cao chất lượng công trình hơn nữa thì năm 2007 số nhân viên kĩ thuật cũng tuyển thêm 9 người và cũng để quản lý kinh tế cho tốt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì công ty cũng đã tuyển thêm một số nhân viên quản lý kinh tế. Để đánh giá chính xác tình hình sử dụng lao động của công ty, giả sử năng suất lao động so với năm 2006 là không thay đổi thì số lao động cần sử dụng thêm được xác định theo công thức: ; người (2-1) Trong đó DNI: Số lao động tăng giảm tương đối, người. DQ: Số % tăng khối lượng công tác xây lắp, %. NI : Số công nhân xây dựng theo năm 2006, người. = 57 ; người Tuy nhiên trên thực tế thì công ty lại chỉ tăng thêm có 41 công nhân xây dựng. Như vậy là công ty đã tiết kiệm tương đối 16 người. Đó là do năng suất lao động tăng lên, trình độ chuyên môn hoá cao, máy móc đã dần dần thay thế cho lao động thủ công. b) Phân tích chất lượng lao động. Chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm xây lắp. Chính vì vậy cần phân tích chất lượng lao động để thấy rõ được tình hình đảm bảo số lượng lao động có trình độ thành thạo nghề nghịêp. Số liệu thống kê về chất lượng lao động của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 năm 2007 đã thể hiện thông qua bảng 2- 7 sau: Trình độ lao động của công ty năm 2007. Bảng 2 -7 Loại thợ Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2007 so với KH TH Năm 2006 KH năm2007 Số lượng Tỷ trọng (% ) Số lượng Tỷ trọng (% ) Số lượng Tỷ trọng (% ) ± % ± % Tổng công nhân xây dựng 202 100 221 100 243 100 41 120,30 22 109,95 Thợ bậc 1 - - - - - - - - - - Thợ bậc 2 6 2,97 9 4,07 15 6,17 9 250,00 6 166,67 Thợ bậc 3 42 20,79 45 20,36 48 19,75 6 114,29 3 106,67 Thợ bậc 4 75 37,13 78 35,29 82 33,74 7 109,33 4 105,13 Thợ bậc 5 52 25,74 60 27,15 70 28,81 18 134,62 10 116,67 Thợ bậc 6 20 9,90 23 10,41 25 10,29 5 125,00 2 108,70 Thợ bậc 7 7 3,47 6 2,71 3 1,23 -4 42,86 -3 50,00 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 có một đội ngũ công nhân khá lành nghề và nhiều kinh nghiệm. Tỷ trọng công nhân bậc 4, bậc 5 chiếm tỷ lệ cao. Năm 2007 số công nhân xây dựng của công ty đã tăng thêm 41 người. Tuy nhiên có 4 công nhân bậc 7 là những người giàu kinh nghiệm đã nghỉ hưu vì thế nên công ty đã tuyển thêm một số công nhân trẻ để bù đắp đồng thời cũng tổ chức cho công nhân đi học thêm để nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó thì công ty cũng thường xuyên chăm lo đến đời sống, đảm bảo mức lương thoả đáng, tạo môi trường làm việc hiệu quả cho người lao động nên đã thu hút được rất nhiều thợ lành nghề gia nhập công ty. Chính vì thế mà số lượng thợ bậc 4 và thợ bậc 5 đã tăng lên. Và với cấp bậc thợ bình quân năm 2007 là 4,21 thì ta thấy công ty cũng đã đảm bảo tương đối tốt số lượng lao động theo trình độ thành thạo. Nhìn chung với bậc thợ là 4,21 đã đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. c) Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt thời gian lao động. Thời gian lao động là thước đo lượng hao phí trong quá trình thi công xây lắp. Vì vậy, phân tích tình hình sử dụng lao động của công nhân xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện các khả năng tiềm tàng làm tăng khối lượng công tác xây lắp. Tình hình sử dụng thời gian lao động của Công ty năm 2007. Bảng 2-8 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 So sánh Kế hoạch Thực hiện ± % 1 Số công nhân bình quân theo danh sách Người 280 310 30,0 110,71 2 Tổng số ngày công theo chế độ Ngày công 85.400 94.550 9150,0 110,71 3 Tổng số ngày công có hiệu quả Ngày công 77.000 79.050 2050,0 102,66 4 Tổng số giờ công có hiệu quả giờ /năm 600.600 624.495 23895,0 103,98 5 Số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong năm Ngày / ng-năm 275 255 -20,0 92,73 6 Số giờ làm việc bình quân trong một ngày làm việc có hiệu quả giờ / ng-ngày 7,80 7,90 0,1 101,28 7 Số giờ làm việc bình quân cả năm của một công nhân giờ / ng-năm 2.145 2014,5 -130,5 93,92 Theo bảng 2-8 ta thấy số ngày công làm việc có hiệu quả của một công nhân thấp chỉ đạt 92,73% so với kế hoạch. Tuy nhiên chúng ta không thể nói là do công ty đã lãng phí thời gian lao động vì do đặc thù của ngành xây dựng là hoạt động ngoài trời nên khi thời tiết xấu, mưa bão nhiều thì việc thi công sẽ bị gián đoạn cho đến khi hết mưa bão. Thêm vào đó việc hỏng hóc máy móc, thiết bị, mất điện bất thường… cũng làm cho sản xuất bị ngừng trệ. Chính do những nguyên nhân khách quan như vậy đã khiến công ty không thể đảm bảo đủ số ngày công làm việc có hiệu quả như kế hoạch ban đầu đã đề ra được. Nhưng để bù lại thì công ty đã tăng số giờ công làm việc có hiệu quả của công nhân từ 7,8 giờ/ người-ngày lên 7,9 giờ/ người-ngày. Đây là một sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao năng suất lao động và hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. d) Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt năng suất lao động. Năng suất lao động của công nhân phản ánh chất lượng lao động của lực lượng lao động đồng thời phản ánh kết quả của quá trình tổ chức quản lí sản xuất thi công của doanh nghiệp xây dựng. Phân tích tình hình năng suất lao động của doanh nghiệp xây dựng nhằm góp phần cải tiến công tác tổ chức sản xuất, công tác quản lí sử dụng lao động của doanh nghiệp, phát hiện tới các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động và tìm biện pháp nhằm nâng cao không ngừng năng suất lao động. Các chỉ tiêu được dùng để phân tích tình hình năng suất lao động. Năng suất lao động bình quân của một công nhân viên xây lắp trong kì (2-2) Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành (Q) Số lượng công nhân viên xây lắp bình quân (SCNVXL) WCNVXL = WCNXL = == WCNVXL = Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành (Q) Số lượng công nhân xây lắp bình quân (SCNXL) (2-3) Năng suất lao động bình quân của một công nhân xây lắp trong kì Năng suất lao động bình quân một ngày công xây lắp WNC = Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành (Q) Tổng số ngày công xây lắp trong kỳ (TXL) (2-4) Năng suất lao động bình quân một giờ công xây lắp WGC = Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành Tổng số giờ công xây lắp trong kỳ (tXL) (2-5) Năng suất lao động bình quân một một năm của công nhân xây lắp W = WGC x Số giờ công một ngày x Số ngày làm việc trong năm (2-6) Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 2- 9. Qua số liệu ở bảng 2- 9 cho thấy rằng: So với năm 2006 cho thấy tất cả các chỉ tiêu năng suất lao động đều tăng lên chứng tỏ công ty đã có nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11886.doc
Tài liệu liên quan