Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 2

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2

2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long 6

3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 8

4. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của Công ty. 9

4.1. Nguyên liệu: 9

4.2. Máy móc thiết bị, vật tư: 9

4.3. Quy trình công nghệ: 11

5. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty Thuốc lá Thăng Long. 13

5.1. Quy mô nguồn nhân lực. 13

5.2. Cơ cấu tuổi của CBCNV 14

5.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong Công ty. 16

5.4. Tình hình lao động của các đơn vị trong Công ty . 17

6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 19

7. Nhận xét 22

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG ĐẾN NĂM 2015. 22

III. CƠ CẤU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH NGUỒN NHÂN LỰC 24

1. Cơ cấu 25

2. Chức năng ,nhiệm vụ. 25

3. Quyền hạn 26

Đề xuất tên đề tài chuyên đề thực tập. 28

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 29

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạch sản xuất giai đoạn 2001-2005 nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, bước đầu hiện đại hoá, sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (AFTA, WTO). Trước những khó khăn, thách thức của các yếu tố mang tính toàn cầu hoá, của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế Lãnh đạo công ty Thuốc lá Thăng long luôn coi đó là tất yếu, không thể một sớm một chiều khắc phục được, do vậy cần tỉnh táo để “chung sống với khó khăn thử thách” và tìm cách vượt qua, tiếp tục đưa công ty phát triển trong thời kỳ mới. Công ty đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 318/2005/QĐ-TTg ngày 6/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam và sức mạnh nội lực của chính mình, Công ty đã đưa ra những giải pháp tích cực, chủ động trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch: Chiến lược đầu tư theo chiều sâu tiếp tục được thực hiện với phương châm: Đầu tư đúng hướng và có trọng điểm, đạt hiệu quả; phù hợp với nhu cầu thị trường và phương hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như trình độ quản lý của đơn vị; đầu tư đi đôi với việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, chế tạo thiết bị theo kế hoạch phục vụ tốt nhất yêu cầu sản xuất; Trong công tác nguyên liệu, công ty tiếp tục giữ vững chất lượng; Công tác quản lý chất lượng luôn là vấn đề sống còn và danh dự của doanh nghiệp nên trong xu thế hội nhập với kinh tế thế giới việc quản lý chất lượng phải được quốc tế hoá, phải đạt được những chuẩn mực nhất định và đáng tin cậy. Ngay từ năm 2001, công ty đã chủ động có ké hoạch thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 bằng việc đào tạo và tuyển dụng nhân lực cho chương trình này. Năm 2005, Công ty được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế QUACERT công nhận và cấp lại Chứng nhận ISO 9001:2000 với thời hạn đến hết năm 2008. Trong hơn nửa thế kỷ qua, cùng với những thành tựu về sản xuất, kinh doanh, các mặt công tác khác như: công tác chăm lo đời sống của người lao động, công tác an toàn - bảo hộ lao động, phong trào thực hành tiết kiệm, công tác xã hội từ thiện,…. của Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Các phong trào thi đua đều hướng tới mục tiêu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao; xây dựng nếp sống công nghiệp trong mọi hoạt động; xây dựng con người vừa có trình độ chuyên môn vừa có lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và xây dựng gia đình văn hoá, nhằm xây dựng Công ty phát triển cùng với sự phát triển đi lên của đất nước. Đã được nhà nước trao tặng rất nhiều huân chương và bằng khen: Huân chương lao động hạng nhất (năm 1996), Huân chương lao động hạng nhì (năm 1960,1961,1991), Huân chương lao động hạng ba (năm 1964,2000), Bằng khen của Bộ công nghiệp (năm 2004), Huân chương lao động hạng Nhì về thành tích trong phong trào CNVC và hoạt động công đoàn giai đoạn 2000-2004, Bằng khen của Chính phủ về công tác An toàn vệ sinh lao động trong 3 năm 2003-2005, Huân chương độc lập hạng Nhì và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2006),…….. Và nhiều Huân chương, bằng khen của Chính phủ cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. 2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long Công ty Thuốc lá Thăng Long có 11 phòng, ban chức năng, 5 phân xưởng và một số bộ phận phục vụ khác. Cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng như sơ đồ dưới đây (sơ đồ 1). Với mô hình cơ cấu tổ chức này thì mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ riêng, do đó không có sự chồng chéo mà giữa các phòng ban có sự phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. PGĐ Kỹ thuật Chủ tịch Giám đốc PGĐ Kinh doanh P.Hành chính P. TC Kế toán P. Tổ chức -Nhân sự Ban bảo vệ P. KH Vật tư P.Thị trường P. Tiêu thụ P. KT Công nghệ P. QL chất lượng P. KT Cơ điện Phân xưởng Cơ điện Bao mềm Bao cứng Sợi Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long (Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự) 3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Sản phẩm chính của Công ty là thuốc lá bao, thuốc lá sợi xuất khẩu, và các sản phẩm gia công phụ tùng máy cơ khí. Sản phẩm có đầu lọc, gồm đầu lọc cứng như: Dunhil, Vinataba, Hồng hà,…và đầu lọc mềm như Thăng long, Thủ đô, Điện biên,… Sản phẩm thuốc lá không có đầu lọc: Đống đa 85, Điện biên 70, Sapa,… Riêng mặt hàng Vinataba (liên doanh với Singapo) do Tổng công ty quản lý. Tổng công ty giao chỉ tiêu xuống Công ty và lo khâu tiêu thụ. Công ty có nhiệm vụ sản xuất do vậy mặt hàng thuốc lá có những đặc điểm riêng so với các loại mặt hàng khác. Năm 1989, Công ty cho ra đời sản phẩm đầu lọc với sản lượng 6.973.892 bao (4,04% sản lượng). Đến nay, tỷ lệ sản phẩm thuốc lá bao có đầu lọc chiếm trên 90%, thuốc lá không đầu lọc chiếm khoảng 10%. Sợi thuốc lá để cuốn điếu và sợi cho người hút tẩu (pipe). Năng lực sản xuất chung của Công ty là 481,90 triệu bao/ năm (năm 2007). Hiện tại, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có 45 sản phẩm đăng ký nhãn hiệu. Sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc qua 73 nhà phân phối từ Bắc vào Nam: - Miền Bắc: Thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ,… - Miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà,… - Miền Nam: Đắc Lắc, Kom Tum, TP. Hồ Chí Minh,… Sản phẩm của Công ty còn được xuất khẩu sang các nước như: Liên Xô (cũ), các nước trong khối Ả Rập, Cộng hoà Séc. Ngoài ra, Công ty đã và đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và các nước khác. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của Công ty. 4.1. Nguyên liệu: Nguyên liệu thuốc lá có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm (chiếm từ 50-60% giá thành toàn bộ). Việc chọn lựa được nguồn nguyên liệu tốt và giá cả phù hợp cho việc sản xuất và bán cho thị trường không phải là dễ. Hiện nay, nguyên liệu để sản xuất thuốc lá của Công ty Thuốc lá Thăng Long là nguyên liệu lá thuốc lá đã qua chế biến từ nơi cung cấp và nguyên liệu lá thuốc lá đã qua tách cọng tại Công ty. Tương lai sau này Công ty sẽ dùng lá thuốc lá đã tách cọng đựng trong thùng sẵn (200kg/thùng). Nguồn cung cấp nguyên liệu thuốc lá chủ yếu lấy từ Công ty nguyên liệu Bắc và một phần lấy từ Công ty nguyên liệu Nam là thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Nguồn cung cấp này ổn định, đảm bảo nhu cầu về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, Công ty còn mua của một số nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. Lá thuốc lá vàng K mua của Campuchia qua Công ty xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Riêng thuốc lá Trung Quốc, lá thuốc lá vàng K mua qua khách hàng chào hàng trực tiếp, từ nhiều năm nay nguồn cung cấp này vẫn còn ổn định. 4.2. Máy móc thiết bị, vật tư: - Phần lớn các vật tư dùng cho sản xuất thuốc lá mua trong nước. - Chỉ có một số vật tư như giấy cuốn, bóng kính bao, bóng kính tút, chỉ xé là nhập ngoại. Nói về tình hình máy móc thiết bị, ngay từ khi mới thành lập, Công ty Thuốc lá Thuốc lá Thăng Long được trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật tuy còn thô sơ chưa hiện đại nhưng cũng góp phần tạo ra sản phẩm cho Công ty đủ cung cấp cho nhu cầu người dân trong cả nước. Một thời gian sau đó, do nhận thấy vai trò, tác dụng của việc đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ hiện đại tạo số lượng và chất lượng sản phẩm nên Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại bằng nguồn vốn tự có và vốn cấp phát của Tổng công ty. Công ty đã lắp đặt thêm máy cuốn Mak 8 và Mak 3, máy đóng bao Tây đức số 3. Năm 1991, đưa vào sản xuất 1 máy nén khí xe điếu cho bộ phận bao mềm, trang bị nâng hàng. Năm 1993, lắp đặt thêm hệ thống máy nén khí, 2 lò hơi Tây đức. Năm 1995, đưa vào sản xuất 2 máy cuốn điếu đầu lọc. Năm 2001, 2002, đầu tư 1 máy nén khí và chế tạo 6 máy ép sợi phục vụ công tác xuất khẩu Năm 2003, Công ty đã hoàn thành công trình lắp đặt thiết bị nén khí tổng có giá trị 2,2 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu sản xuất của các phân xưởng. Công tác bảo dưỡng thiết bị được bảo đảm. Công ty hoàn thành việc thi công mới đường dây cấp điện cho Phân xưởng Cơ điện nhằm đảm bảo sản xuất an toàn. Năm 2004, công trình đầu tư hệ thống khí nén cho các phân xưởng sản xuất chính được hoàn thành, Công ty còn đầu tư mới 1 máy biến áp công suất lớn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng tăng, Thiết kế và chế tạo thành công dây chuyền máy đóng tút-bóng kính cho phân xưởng bao cứng. Năm 2005 đến nay Công ty vẫn thực hiện tốt công sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, giúp cho số giờ phải ngưng chạy máy giảm đáng kể, các phân xưởng sản xuất được trang bị máy xé điếu do Công ty thiết kế, chế tạo. Gần đây, Công ty còn cho chế tạo máy gia liệu sợi cuộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất. 4.3. Quy trình công nghệ: Sơ đồ 2. Tóm tắt quy trình công nghệ của Công ty Thuốc lá Thăng Long. (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Nguyên liệu Chuẩn bị NL Hấp chân không Cắt ngọn phối trộn Làm ẩm lá đã cắt ngọn Gia liệu Đánh lá tách cuồng Dịu cuộng Thùng ủ cuộng Hấp, ép cuộng Thái cuộng Trương nở cuộng Sấy sợi cuộng Phân ly sợi cuộng Thùng dự trữ sợi cuộng Làm ẩm ngọn lá Thùng trữ ủ lá Thái lá Sấy sợi Phối trộn sợi lá, sợi cuộng Phun hương Thùng dự trữ Cuốn điếu Đóng bao Đóng túi Đóng kiện Kho TP 5. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty Thuốc lá Thăng Long. Con người là một vốn quý trong mọi tổ chức. Con người tham gia vào toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Ngay cả khi máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa, nếu không có con người tất cả cũng chỉ là vật vô tri mà thôi. Nhận thức được vai trò của con người, Công ty Thuốc lá Thăng Long không chỉ quan tâm đến số lượng công nhân mà quan tâm cả đến chất lượng lao động, không phải chỉ đến lao động chân tay, lao động sản xuất trực tiếp mà cả lao động quản lý, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, bảng dưới đây phản ánh cơ cấu lao động của Công ty trong những năm gần đây. 5.1. Quy mô nguồn nhân lực. Bảng1 . Bảng quy mô nguồn nhân lực của Công ty Thuốc lá Thăng Long năm 2005, 2006, 2007. stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lê (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 1227 1122 957 1 Lao động gián tiêp 225 18.34 218 19.43 211 22.05 2 Lao động trực tiêp 1002 81.66 904 80.57 746 77.95 3 Nữ 639 52.08 582 51.87 449 46.92 4 Nam 588 47.92 540 48.13 508 53.08 (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Quy mô nguồn nhân lực của Công ty liên tục giảm qua các năm, trong đó giảm đi về số lượng cả ở lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Có thể giải thích đó là do: Máy móc thiết bị ngày càng hiện đại Dự án di dời Công ty Tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2006 tuy đã giảm so với năm 2005 nhưng laị tăng lên năm 2007. Trong khi tỷ lệ lao động trực tiếp tuy năm 2006 có tăng lên so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm đi và giảm nhiều hơn cả so với tỷ lệ lao động trực tiếp năm 2005. Đây là điều chưa hợp lý vì lao động trực tiếp là những người tạo ra sản phẩm của Công ty, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến NSLĐ trung bình của Công ty; Việc tăng tỷ lệ lao động gián tiếp sẽ làm tăng quỹ tiền lương làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến doanh thu cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tỷ lệ lao động nam và nữ khá đồng đều, và đều giảm qua các năm 2005,2006,2007, trong đó tỷ lệ giảm của nữ cao hơn nam. 5.2. Cơ cấu tuổi của CBCNV Bảng 2. Bảng cơ cấu tuổi của CBCNV Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm 2005, 2006,2007. stt Độ tuổi 2005 2006 2007 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1  < 30 112 9.13 97 8.65 78 8.15 2  31 – 35 92 7.50 88 7.84 82 8.57 3 36 – 40  299 24.37 281 25.04 252 26.33 4  41 – 45 446 36.35 433 38.59 360 37.62 5  46 – 50 196 15.97 158 14.08 135 14.11 6  51 – 55 68 5.54 58 5.17 42 4.39 7  > 55 14 1.14 7 0.62 8 0.84 8  Tổng 1227 100.00 1122 100.00 957 100.00 (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Năm 2005 2006 2007 Độ tuổi trung bình 42,2 42,0 41,8 Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động trong Công ty Thuốc lá Thăng Long qua 3 năm gần đây tuy đã giảm nhưng vẫn là cao. Số lượng lao động ở các độ tuổi cũng có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể, riêng lao động ở độ tuổi 31-35 và 36-40 là tăng lên hằng năm. Số lao động ở độ tuổi 41-45 chiếm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, rồi đến số lao động ở độ tuổi 36-40, rồi đến độ tuổi 46- 50. Cụ thể, năm 2007 số lao động độ tuổi 41-45 là 360 người (chiếm 37,62%), lao động ở độ tuổi 36-40 là 252 người (chiếm 26,33%), lao động ở độ tuổi 41-46 là 135 người (chiếm 14,11%). Như vậy, Công ty luôn có một đội ngũ lao động lớn tuổi, có thâm niên, dày dạn kinh nghiệm trong công tác, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp. Với đội ngũ nhân lực trẻ dưới 30 tuổi- là độ tuổi thuận lợi trong việc học tập, tiếp thu những công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay thì luôn chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm trên. Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành sản xuất thuốc lá là rất khó đào tạo và thời gian đào tạo tương đối lâu nên tỷ lệ lao động như trên cũng không phải là lạ. Công ty cần có những kế hoạch đào tạo lại và đào tạo những kiến thức mới cho phù hợp để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc. 5.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong Công ty. Bảng 3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm 2005,2006,2007. Trình độ  2005 2006 2007 Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Cán bộ quản lý 225 100.00 218 100.00 211 100.00 Trên đại học 5 2.22 5 2.29 4 1.90  Đại học 178 79.11 174 79.82 172 81.52  Cao đẳng 2 0.89 2 0.92 2 0.95  Trung cấp 40 17.78 37 16.97 33 15.64 Công nhân sản xuất 1002 100.00 904 100.00 746 100.00  CN Kỹ thuật bậc 5-7 591 58.98 569 62.94 492 65.95  CN Kỹ thuật bậc 3-4 350 34.93 270 29.87 197 26.41  CN bậc từ 1-2 41 4.09 40 4.42 35 4.69  Lao động phổ thông 20 2.00 25 2.77 22 2.95 (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Qua bảng số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý trong Công ty Thuốc lá Thăng Long có chất lượng tương đối cao, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng qua các năm. Bên cạnh đó thì tỷ lệ cán bộ có trình độ Trung cấp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao chỉ sau tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học. Sau 3 năm thì trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ít có sự cải thiện, Công ty vẫn chưa chú trọng thực sự đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, do đó số cán bộ có trình độ (bằng cấp) không thay đổi so với khi bắt đầu được tuyển dụng vào làm việc chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, Công ty cần có những kế hoạch đào tạo dài hạn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ quản lý. Qua bảng số liệu trên ta cũng có thể thấy phần lớn công nhân sản xuất của Công ty Thuốc lá Thăng Long đều đạt tay nghề cao là bậc 3-4 và 5-7, trong đó số Công nhân có trình độ lành nghề bậc 5-7 chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là chiếm 58,98% (năm 2005), 62,94%(năm 2006) và lên đến 65,95% (năm 2007). Số lao động có trình độ tay nghề thấp là rất ít, số người đạt tay nghề bậc 1-2 chỉ là 4,69% (năm 2007), số người lao động phổ thông là 2,95% (năm 2007). Đặc biệt, số lao động trình độ tay nghề cao hầu hết là lao động có thâm niên trong Công ty nên có trình độ khá đồng đều và nắm bắt thiết bi của Công ty rất sâu. Số lao động phổ thông tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng năm sau lại chiếm tỷ lệ cao hơn năm trước là điều Công ty cần chú ý, nên tiến hành đào tạo nghề cho những người lao động phổ thông này. 5.4. Tình hình lao động của các đơn vị trong Công ty . Qua bảng số liệu tình hình lao động của các đơn vị trong Công ty Thuốc lá Thăng Long ta thấy số lao động trong các phòng ban phân xưởng đều đã giảm theo xu hướng giảm chung của toàn công ty, phòng tiêu thụ có số lao động tăng lên nhưng không đáng kể (năm 2007 tăng lên 1 lao động so với năm 2006). Trong tổng số lao động quản lý thì lao động quản lý Hành chính vẫn chiếm số lượng lớn nhưng vẫn thấp hơn lao động quản lý KHVT điều này là hợp lý, cải thiện được tình hìnhnăm 2005 lao động quản lý Hành chính cao hơn lao động quản lý KHVT. Vì một công ty chủ yếu là sản xuất thì cán bộ quản lý kỹ thuật phải chiếm tỷ trọng cao nhất. Bảng 4. Tình hình lao động trong các đơn vị trong Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm 2005, 2006, 2007. TT Đơn vị trong công ty Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số (Người) Nữ Tổng số  (Người) Nữ  Tổng số (Người)  Nữ  Người % Người % Người % 1  Tổng số lao động 1227 639 52.08 1122 582 51.87 957 449 46.92 2 Trong đó:  -Phòng Hành chính  168 101 60.12 126 58 46.03 84 42 50.00  -Phòng KHVT 164 62 37.80 155 68 43.87 125 28 22.40 -Phòng Thị trường 51 17 33.33 45 16 35.56 34 10 29.41  -Phòng Tiêu thụ 29 17 58.62 29 17 58.62 30 18 60.00  -Phòng Tổ chức Nhân sự 6 2 33.33 6 2 33.33 6 2 33.33  -Phòng TCKT 16 11 68.75 15 11 73.33 12 9 75.00  -Phòng QLCL 34 31 91.18 32 31 96.88 29 28 96.55  -Phòng KTCN 14 7 50.00 13 7 53.85 10 6 60.00  -Phòng KTCĐ 7 0 0.00 7 0 0.00 6 0 0.00  -Ban bảo vệ 27 4 14.81 25 2 8.00 21 1 4.76  -Phân xưởng sợi 150 97 64.67 139 90 64.75 128 75 58.59  -Phân xưởng Bao mềm 252 165 65.48 248 165 66.53 219 135 61.64  -Phân xưởng Bao cứng 245 114 46.53 219 104 47.49 196 86 43.88  -Phân xưởng Cơ điện 64 11 17.19 63 11 17.46 57 9 15.79 (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) 6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm trở lại đây 2005,2006,2007 được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau (Bảng 5): - Số lượng sản phẩm: Liên tục tăng qua các năm tăng mạnh vào năm 2007 (đạt 481,90 triệu bao, tức là tăng 19,84% so với năm 2006, tăng 20,42% so với năm 2005 ), trung bình hàng năm sản xuất được 428,07 triệu bao. Trong đó chủ yếu là sản phẩm nội tiêu (258,53 triệu bao). Trong 3 năm gần đây, sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng, đến năm 2005 khối lượng sản phẩm là 118,88 triệu bao thì đến năm 2007 đã lên tới 229,74 triệu bao, tức là tăng 110,86 triệu bao (tương ứng tăng 93,54%). Sản lượng nội tiêu năm 2007 tuy có tăng so với năm 2006 (tăng 10,05 triệu bao, tương ứng tăng 4,15%) nhưng so với năm 2005 thì đã giảm đáng kể (giảm 29,15 triệu bao, tương ứng giảm 10,36%). Tình hình sản lượng của Công ty là hoàn toàn phù hợp với xu hướng của nền kinh tế hội nhập. - Giá trị SXCN: có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Trung bình mỗi năm là 982,24 tỷ đồng. - Doanh thu: Tương ứng với sự tăng của số lượng sản phẩm sản xuất cũng như giá trị sản lượng thì doanh thu hàng năm của Công ty những năm gần đây tăng lên đáng kể. Doanh thu trung bình hàng năm của Công ty là 982,24 tỷ đồng. Trong đó doanh thu năm 2007 đạt cao nhất (1086,60 tỷ đồng), so với năm 2006 đã tăng lên 135 tỷ đồng (tương ứng tăng 14,19%), so với năm 2005 đã tăng lên 177,60 tỷ đồng (tương ứng tăng 19,54%). - Nộp ngân sách: Hàng năm Công ty đóng góp cho ngân sách Nhà nước một khoản khá lớn, trong 3 năm gần đây trung bình mỗi năm Công ty nộp Ngân sách Nhà nước là 350,13 tỷ đồng. Nộp nhiều nhất vào năm 2007 (392,30 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,05% so với năm 2006, tăng 27,37% so với năm 2005). - Lợi nhuận: Giai đoạn 2005-2007 Công ty làm ăn rất hiệu quả nên lợi nhuận của công khá cao (trung bình hàng năm đạt 20,33 tỷ đồng), và có xu hướng tăng lên: năm 2005, 2006 lợi nhuận Công ty đạt được là 20 tỷ đồng, đến năm 2007 là 21 tỷ đồng, tức là đã tăng lên 1 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% so với năm 2006. Bảng 5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2007/2006 2007/2005 Bình quân 2005-2007 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1 Số lượng sản phẩm Triệu bao 400,19 402,12 481,90 79,78 19,84 81,71 20,42 428,07 Xuất khẩu Triệu bao 118,88 160,01 229,74 69,73 43,58 110,86 93,25 169,54 Nội tiêu Triệu bao 281,31 242,11 252,16 10,05 4,15 -29,15 -10,36 258,53 2 Giá trị SXCN Tỷ đồng 937,68 937,70 945,20 7,50 0,80 7,52 0,81 940,19 3 Doanh thu Tỷ đồng 909 951,60 1.086,60 135 14,19 177,60 19,54 982,24 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 308 350,1 392,3 42,20 12,05 84,30 27,37 350,13 5 Lợi nhuận Tỷ đồng 20 20 21 1,00 0.05 1,00 0,05 20,33 (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) 7. Nhận xét Trong hơn 50 năm kể từ khi thành lập, nhất là trong những năm gần đây Công ty đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo đời sống công nhân viên. Với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, Công ty đã sử dụng có hiệu quả các thiết bị tiên tiến và đã chủ động, năng động sáng tạo, mở rộng hợp tác sản xuất với các hãng thuốc lá nổi tiếng trên thế giới như: Hãng BAT, Hiệp hội thuốc lá Mỹ, xuất khẩu sang các nước Liên Xô (cũ), các nước trong khối Ả rập, Cộng hoà SÉC,… Công ty đã không ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tiến triển tốt: Sản lượng tăng, tiêu thụ trong nước giảm, xuất khẩu tăng mạnh, nộp Ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, Công ty nộp Ngân sách Nhà nước được 392,30 tỷ đồng. II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG ĐẾN NĂM 2015. Công ty Thuốc lá Thăng Long đề ra chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015 như sau: - Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị vượt năng suất thiết kế, nâng cao sản lượng sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao khả nâng cạnh tranh của sản phẩm. - Tăng cường tiếp thị, mở rộng thị phần, nâng cao thị phần ở các địa bàn có lợi nhuận cao, đồng thời cùng với Tổng Công ty Thuốc lá Thăng Long góp phần bình ổn giá cả thị trường. - Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao điều kiện làm việc và mức sống của người lao động. - Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, giáo dục cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, đội ngũ làm công tác tiêu thụ và thị trường năng động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, đội ngũ công nhân lành nghề có tác phong công nghiệp. Để cụ thể hoá chiến lược trên trong những năm tới , Công ty sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, đầu tư mới dây chuyền chế biến sợi với công nghệ hiện đại công suất 6 tấn/h, thay đổi cơ cấu sản phẩm, và tìm hướng xuất khẩu thuốc lá ra thị trường thế giới (vẫn đảm bảo định mức sản xuất tiêu thụ nội địa theo hướng của ngành là 451 triệu bao/ năm); Tiếp thu và ứng dụng sáng tạo những tiến bộ khoa học, đàu tư thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phối chế, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kkỹ thuật trong sử dụng hương liệu nhằm tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, hình thức đẹp để củng cố Thương hiệu Thuốc lá Thăng Long; Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ và công tác thực hiện dân chủ cơ sở tạo nên sức mạnh thống nhất trong toàn Công ty; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đảm bảo đời sống người lao động, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ mọi mặt. Ngoài ra, vấn đề chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động cũng được Công ty chú trọng. Cần có những chính sách động viên khen thưởng kịp thời cho những người đạt thành tích cao trong lao động sản xuất nhằm động viên họ cống hiến công sức và tài năng vào sản xuất kinh doanh. Các chế độ như bảo hiểm xã hội, công tác an toàn lao động, khám sức khoẻ định kỳ,… được quan tâm đầy đủ, tạo tiền đề cho người lao động gắn bó với Công ty như trong một gia đình lớn. Và điều đó tạo nên sức mạnh để Công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, Công ty đang khẩn trương triển khai dự án đầu tư di dời Công ty Thuốc lá Thăng Long về Cum Công nghệp Thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, Tỉnh Hà Tây nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường theo chủ trương của Nhà nước và Thành phố Hà Nội, được Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chấp thuận tại công văn số 321/TLVN-CV-ĐT ngày 21/08/2003. Với tổng diện tích khu đất là: 142.431,88 m2,Tổng mức đầu tư là: 334.127.574.000 đồng,Công suất: 700 triệu bao/năm. Chế độ sản xuất 3 ca/ngày, mỗi ca 8 giờ, làm việc 300 ngày/năm; về thiết bị: sử dụng thiết bị hiện có đang sản xuất tại Công ty Thuốc lá Thăng Long di dời lắp đặt tại địa điểm mới để sản xuất; Về nhà xưởng: Xây dựng toàn bộ các hạng mục công trình sản xuất và phụ trợ phục vụ sản xuất. Hình thức đầu tư: Xây dựng mới với các hạng mục công trình nhà xưởng sản xuất, kho tàng và hạng mục công trình phụ trợ đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc lá điếu với công suất 700 triệu bao/năm, có tính đến các yêu cầu hợp lý hoá sản xuất và khả năng nâng cấp thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền chế biến sợi với công nghệ tiên tiến và các yêu cầu dự kiến phát triển sau này. III. CƠ CẤU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH NGUỒN NHÂN L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC
Tài liệu liên quan