Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần một LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á 3

1.1 Giai đoạn trước 2004 3

1.2 Giai đoạn từ 2004 đến nay 4

Phần hai ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á 7

2.1 Lĩnh vực hoạt động 7

2.2 Sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 7

2.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 7

2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 8

2.3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 10

Phần ba ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á 12

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12

3.2 Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 13

3.2.1 Giám đốc 13

3.2.2 PGĐ kinh doanh 13

3.2.3 PGĐ kỹ thuật-sản xuất kiêm ĐDLĐ về chất lượng và môi trường 13

3.2.4 Phòng tổ chức-hành chính 14

3.2.5 Phòng kinh doanh 14

3.2.6 Phòng kế toán 15

3.2.7 Phòng quản lý sản xuất. 15

3.2.8 Phòng kỹ thuật 15

3.2.9 Nhà máy Composite 16

Phần 4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSITE VIỆT Á 17

4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 17

4.1.1 Kế toán trưởng 17

4.1.2 Kế toán tổng hợp 18

4.1.3. Kế toán Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng kiêm Thủ quỹ 18

4.1.4. Kế toán vật tư kiêm TSCĐ 18

4.1.5. Kế toán thanh toán 19

4.1.6. Kế toán tiền lương kiêm chi phí giá thành 19

4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán 19

2.2.1 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ: 20

2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản 20

2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán 21

2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo 23

4.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu 24

4.3.1 Kế toán phần hành nguyên vật liệu 24

4.3.2 Kế toán phần hành TSCĐ 28

4.3.3 Kế toán phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương 31

4.3.4 Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 36

4.3.5 Kế toán phần hành tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 40

Phần năm MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 46

5.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán 46

5.1.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh: 46

5.1.2 Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán: 47

5.2 Đánh giá về một số phần hành kế toán cụ thể 49

5.2.1 Kế toán phần hành vật tư 49

5.2.2 Kế toán phần hành TSCĐ 50

5.2.3 Kế toán phần hành tiền lương và các khoản phải trích theo lương 51

5.2.4 Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 51

5.2.5 Kế toán phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 52

KẾT LUẬN 53

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sổ tương ứng với một chứng từ gốc. 2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Quyết định số 15/2006 của Bộ Tài chính, được mở chi tiết thành các tài khoản con theo yêu cầu của quản lý và tổ chức hạch toán kế toán. Việc mã hoá không theo quy luật nhất định mà tuỳ đặc điểm của đối tượng kế toán mà tài khoản phản ánh Ví dụ: Tài khoản 112 sẽ được chi tiết theo các ngân hàng công ty mở tài khoản: TK 1121: Tiền gửi Ngân hàng Mỹ Hào, Hưng Yên TK 1122: Tiền gửi Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương Tài khoản 152 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 theo vai trò và mức độ sử dụng các loại nguyên vật liệu trong sản xuất là: TK 1522: Nguyên vật liệu chính –nhựa Composite TK 1523: Nguyên vật liệu phụ TK 1525: Nguyên vật liệu chính - Công tơ TK 1526: Nguyên vật liệu chính - Aptomat TK 1527: NGuyên vật liệu chính - Cầu đấu. Cũng do đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất nên có một số tài khoản không được công ty sử dụng như: TK 156 (công ty là doanh nghiệp sản xuất thuần tuý và không kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá), TK 157 (công ty tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng kinh tế và không qua ký gửi tại các cửa hàng đại lý)… Hệ thống tài khoản được các nhân viên kế toán nắm rõ và vận dụng thành thạo vào việc hạch toán. 2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán Để tạo thuận lợi cho công tác ghi sổ kế toán và giảm nhẹ lao động kế toán, công ty lựa chọn hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ với sự trợ giúp của phần mềm kế toán Effect và phần mềm vi tính văn phòng Microsoft Excell. Phần mềm effect là một phần mềm khá đơn giản, dễ sử dụng và có khả năng cung cấp hệ thống các báo cáo kế toán đa dạng và phong phú. Theo hình thức này, các loại sổ kế toán của công ty bao gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Hạch toán tổng hợp được khái quát theo sơ đồ sau: Cụ thể: Hàng ngày, kế toán nhập chứng từ kế toán vào máy tính thông qua màn hình nhập liệu của từng loại chứng từ. Phần mềm kế toán tự động kết xuất ra chứng từ ghi sổ, mỗi chứng từ gốc tương ứng với 1 chứng từ ghi sổ. Số liệu từ chứng từ này được phần mềm tự động chuyển vào Sổ kế toán chi tiết và vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, từ đó chuyển vào Sổ Cái tài khoản có liên quan. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Phần mềm kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo cáo tổng hợp Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-2: Hạch toán tổng hợp theo phương pháp chứng từ ghi sổ Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán khoá sổ, máy tính tự động tính ra tổng số tiền trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Tổng số phát sinh Nợ, Có, Số dư của từng tài khoản và lên Bảng cân đối số phát sinh, các Báo cáo kế toán và báo cáo quản trị. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác theo thông tin đã cập nhật trong kỳ, vì thế, tính chính xác của giai đoạn nhập chứng từ là rất quan trọng. Nhân viên kế toán sẽ đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và các báo cáo sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán chi tiết, tổng hợp được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính được lập theo mẫu quy định của Quyết định số 15/2006 bao gồm: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo các lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Các báo cáo này do Kế toán tổng hợp lập dựa trên tổng hợp số liệu của các phần hành, thực hiện định kỳ cuối năm tài chính hoặc bất thường theo yêu cầu. Báo cáo sau khi lập chuyển cho kế toán trưởng và Giám đốc kiểm tra và ký duyệt để nộp cho Tập đoàn hoặc Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Cục thuế huyện… Bên cạnh các báo cáo tài chính, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng kế toán còn lập các Báo cáo quản trị. Số lượng các báo cáo khá đa dạng và tuỳ thuộc vào yêu cầu từng thời kỳ. Mỗi phần hành kế toán lập các báo cáo riêng. Kế toán vật tư lập các báo cáo liên quan đến vật tư như: Bảng tổng hợp Công cụ dụng cụ, Bảng tổng hợp Nguyên vật liệu để tổng hợp tình hình mua sắm sử dụng các loại vật tư trong tháng, xác định số vật liệu tồn kho, trên cơ sở đó lên kế hoạch mua sắm cho tháng tiếp theo. Kế toán chi phí giá thành lập các báo cáo giá thành sản xuất của từng tháng so sánh với giá thành kế hoạch để xem xét tình hình tuân thủ định mức vật tư và tình hình hao phí nguyên vật liệu nhằm không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Kế toán thanh toán lập Bảng tổng hợp phải trả người bán, Bảng tổng hợp công nợ theo thời gian… cung cấp các thông tin về tình hình thanh toán, giúp quản lý đưa ra các quyết định liên quan đến lựa chọn khách hàng để ký kết các hợp đồng kinh tế, phối hợp với kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ lên kế hoạch thanh toán cho tháng tới trình Giám đốc. Phần lớn các báo cáo này được lập dưới sự hỗ trợ của phần mềm máy tính để cung cấp cho quản lý định kỳ hoặc khi có nhu cầu. 4.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu 4.3.1 Kế toán phần hành nguyên vật liệu Là một đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm Nhựa và Composite, chủ yếu là các loại hộp công tơ phục vụ cho khối Điện lực và công nghiệp, vật tư chiếm một phần lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty với tổng số danh điểm vật tư lên đến gần 200 loại. Việc quản lý tốt tất cả các khâu từ thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nội dung công tác tổ chức hạch toán vật tư bao gồm các vấn đề sau: a. Phân loại và tính giá vật tư: Nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, công ty đã tiến hành phân loại vật tư theo vai trò và tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, vật tư gồm các loại sau: *) Đối với NVL: Sản phẩm của công ty phần lớn là các thiết bị điện (hộp công tơ…) được tạo thành từ rất nhiều các chi tiết, bộ phận. Vì thế, số lượng các loại NVL của công ty là rất lớn nhưng đa số có giá trị khá nhỏ. Để đơn giản, công ty phân thành NVL chính và NVL phụ. - NVLC: Là những NVL chủ yếu, cấu thành nên các bộ phận chính, chiếm phần lớn giá thành của sản phẩm, bao gồm 3 loại: Nhựa (nhựa Composite, PVC, PC Singapore,… trong đó nhựa Composite là NVL được sử dụng nhiều nhất), Aptomat (aptomat S232 ABB, aptomat 1P63A….), Gông treo cột (gông treo cột hộp 1 công tơ 1pha loại 1, gông treo cột 2-4 công tơ 1 pha…) - NVL phụ: Các loại bulông, ốc vít, hộp cactôn 3 lớp, mác đề can, băng dính bao gói… Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, cán bộ kế hoạch lên kế hoạch các loại vật tư cần thiết để sản xuất sản phẩm và giao cho cán bộ vật tư tiến hành thu mua. Ngoại trừ Nhựa Composite phải nhập khẩu từ nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc…), các loại vật tư khác đều được mua từ các nhà cung cấp trong nước như: Công ty sx và thương mại nhựa Việt Quang, công ty Dây và Cáp điện Thượng Đình, Công ty hoá chất và vật tư kỹ thuật Sông Lam… *) Đối với CCDC: Các CCDC được sử dụng phần lớn trong giai đoạn gia công các bán thành phẩm và lắp ráp các chi tiết, bộ phận như mũi khoan, mũi Taro, dao cắt, cân, kìm… Đồng thời, trong quá trình sản xuất, lao động công ty được trang bị các dụng cụ bảo hộ công nghiệp như Khẩu trang, găng tay vải bạt, mũ bảo hộ,… Các loại CCDC này thường có giá trị nhỏ nên giá trị CCDC được xuất vào kỳ nào tính hết vào chi phí của kỳ đó. Vật tư mua về được nhập kho theo giá thực tế và xuất theo tiến độ sản xuất khi có giấy đề nghị của Tổ trưởng tổ sản xuất. Giá thực tế xuất được tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ nên mỗi lần xuất chỉ quan tâm đến số lượng NVL xuất dùng. Cuối năm, công ty lập Ban kiểm nghiệm gồm kế toán vật tư, thủ kho và cán bộ vật tư của phòng QLSX.để tiến hành kiểm kê kho nhằm đối chiếu về mặt số lượng vật tư tồn kho giữa thẻ kho với sổ sách kế toán. b) Tổ chức hạch toán ban đầu: Các loại chứng từ được sử dụng trong phần hành vật tư bao gồm: *) Đối với việc nhập vật tư: Hầu hết các loại NVL đều được mua trong nước, khi đó chứng từ nguồn là Hợp đồng thương mại, Hoá đơn thuế GTGT do bên bán cung cấp. Trong trường hợp nhập khẩu (chủ yếu là nhựa Composite) chứng từ nguồn là Hợp đồng thương mại hoăc Hoá đơn thương mại, Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo thuế của hải quan… Trên cơ sở đó, nhân viên thu mua tiến hành lập bảng tính giá hàng nhập khẩu (quy ra VNĐ). Với những lần thu mua vật tư có giá trị lớn, công ty tiến hành kiểm nghiệm và lập Biên bản bàn giao (05 bản) có sự ký nhận của đại diện 2 bên. Các chứng từ nguồn là cơ sở để lập phiếu nhập kho (3 liên). Do các nghiệp vụ mua vào đều được tiến hành theo kế hoạch sản xuất và phòng kế toán ở cách xa Nhà máy sản xuất nên để đơn giản, việc lập phiếu được giao cho cán bộ thu mua vật tư. Trên phiếu nhập đồng thời ghi định khoản Nợ, Có. Sau khi kiểm nghiệm, Thủ kho tiến hành kiểm nhận vật tư, ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho và thẻ kho. Phiếu nhập sau đó được chuyển lên phòng kế toán để vào sổ. *) Đối với nghiệp vụ xuất vật tư: Nghiệp vụ xuất vật tư cũng được tiến hành theo thủ tục như việc nhập vật tư và theo kế hoạch sản xuất. Quy trình luân chuyển chứng từ xuất được khái quát qua sơ đồ sau: Thủ kho Cán bộ vật tư Trưỏng phòng QLSX kế toán vật tư Quản đốc xưởng Ghi sổ và bảo quản xuất kho Ký duyệt Lập phiếu xuất kho Giấy đề nghị xuất vật tư Sơ đồ 4-3: Quy trình luân chuyển Phiếu xuất kho c) Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư: Để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, công ty lựa chọn tổ chức hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song: Phiếu nhập - Bảng cân đối NVL - Bảng cân đối công cụ, dụng cụ Sổ kế toán chi tiết Thẻ kho Phiếu xuất Kế toán tổng hợp Sơ đồ 4-4: Hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song Tại kho, thủ kho mở thẻ kho cho từng loại vật tư ở từng kho để theo dõi tình hình Nhập-xuất-tồn của từng loại theo số lượng. Cơ sở để ghi thẻ kho là các chứng từ Nhập, Xuất. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng trên thẻ kho. Thẻ kho là cơ sở để tiến hành đối chiếu với kế toán vật tư vào cuối kỳ. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu để theo dõi cả về số lượng và giá trị. Mỗi nguyên vật liệu được quản lý thông qua một mã số riêng. Khi có nhu cầu về thông tin của một loại nào đó, kế toán chỉ nhập mã số này tại phần "sổ sách, báo cáo", phần mềm sẽ tự động kết xuất ra sổ chi tiết liên quan. Số liệu trên các sổ này được máy tính tự động kết chuyển từ việc cập nhật các phiếu nhập, xuất kho. Cuối tháng phần mềm tự động lên Bảng cân đối nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để làm căn cứ đối chiếu với thẻ kho và với kế toán tổng hợp. d) Tổ chức hạch toán tổng hợp: Là một doanh nghiệp sản xuất nên số lượng các nghiệp vụ nhập xuất diễn ra tương đối nhiều và thường xuyên, nhưng do quy mô sản xuất không quá lớn nên công ty tổ chức hạch toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên nhằm theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình vật tư. Quy trình ghi số kế toán tổng hợp được khái quát qua sơ đồ sau: Chứng từ nhập xuất Phần mềm kế toán Sổ kế toán chi tiết TK 152, 153 Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 152, 153 Bảng cân đối NVL, CCDC Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-5: Hạch toán tổng hợp vật tư theo phương pháp chứng từ ghi sổ Tài khoản sử dụng trong hạch toán tổng hợp vật tư bao gồm: - TK 152: Nguyên vật liệu: được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 theo vai trò và mức độ sử dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: TK 1522: Nguyên vật liệu chính-nhựa Composite TK 1523: Nguyên vật liệu phụ TK 1525: Nguyên vật liệu chính-Công tơ TK 1526: Nguyên vật liệu chính-Aptomat TK 1527: Nguyên vật liệu chính-Cầu đấu. - TK 153: Công cụ, dụng cụ TK 1531: Công cụ, dụng cụ cho sản xuất (ví dụ: mũi Taro, cân loại 5kg…) TK 1532: Đồ dùng văn phòng TK 1533: Bảo hộ lao động TK 1538: Công cụ lao động khác 4.3.2 Kế toán phần hành TSCĐ a) Đặc điểm TSCĐ của công ty Là một doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ chiếm một giá trị lớn trong tổng Tài sản của công ty và được phân làm 2 loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. *) TSCĐ hữu hình gồm nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải và TSCĐ khác. Trong đó, công trình nhà máy tại Văn Lâm, Hưng Yên là TSCĐHH có giá trị lớn nhất, gần 13 tỷ đồng. Máy móc thiết bị bao gồm các loại TSCĐ được sử dụng tại phân xưởng, phục vụ cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm, gồm: các máy ép nhựa (máy ép thuỷ lực, máy ép nhựa…); Khuôn ép định hình sản phẩm như: khuôn ép loại nắp hộp công tơ, đế công tơ, cầu đấu... Hiện tại công ty có 15 máy ép và nhiều khuôn ép các loại. Phương tiện vận tải bao gồm ôtô tải và ôtô con phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý. Các TSCĐ khác dùng cho văn phòng như: máy tính, photocopy, máy fax… *) TSCĐ vô hình: gồm quyền sử dụng khu đất Nhà máy của công ty, có giá trị 1.2 tỷ đồng. Các TSCĐ được giao cho các bộ phận sử dụng quản lý về mặt hiện vật. Đối với nhà máy, bộ phận bảo vệ và cán bộ kỹ thuật của phòng quản lý sản xuất có trách nhiệm phối hợp với quản đốc phân xưởng để bảo quản các TSCĐ, tiến hành bảo dưỡng thường xuyên và sữa chữa kịp thời khi có sự cố xẩy ra. TSCĐ đồng thời được quản lý về mặt số lượng và giá trị bởi kế toán vật tư kiêm TSCĐ. Theo đó, mỗi TSCĐ hoặc các TSCĐ cùng loại có giá trị nhỏ sẽ được mở một bộ hồ sơ riêng tập hợp toàn bộ các chứmg từ liên quan đến TSCĐ từ khi đưa vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán. b) Tổ chức hạch toán ban đầu Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ chủ yếu gồm: tăng TSCĐ (do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành), giảm TSCĐ (thanh lý), khấu hao TSCĐ và sữa chữa thường xuyên. *) Đối với nghiệp vụ tăng TSCĐ: TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm. Khi có nhu cầu, bộ phận sử dụng lập Phiếu đề xuất. Đối với các TSCĐ dùng cho công tác văn phòng, phiếu đề xuất được gửi lên cho cán bộ phòng tổ chức hành chính để lập Giấy đề xuất xin Giám đốc ký duyệt. Nếu Giám đốc đồng ý, cán bộ tổ chức tiến hành mua TSCĐ dựa trên giấy báo giá của các nhà cung cấp. TSCĐ sẽ được kiểm tra bởi cán bộ kỹ thuật và lập Biên bản bàn giao thiết bị kèm bảo hành, có chứng nhận của người giao hàng, người nhận hàng và bộ phận sử dụng, và giao Hoá đơn GTGT. Trong trường hợp mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất sẽ do phòng QLSX trực tiếp đề nghị Giám đốc và tổ chức mua sắm, tiếp nhận. Các thủ tục được tiến hành tương tự như trên. Các chứng từ liên quan được kế toán TSCĐ tập hợp thành hồ sơ, làm căn cứ để nhập vào phiếu TSCĐ, từ đó các thông tin liên quan sẽ được máy tính tự động kết chuyển vào các sổ sách có liên quan. *) Đối với nghiệp vụ giảm TSCĐ: Công ty chỉ tiến hành thanh lý TSCĐ khi đã khấu hao hết. Do mới thành lập nên các nghiệp vụ thanh lý ít xẩy ra, chủ yếu là đối với các TSCĐ dùng cho văn phòng có giá trị không lớn. Theo đó, bộ phận sử dụng lập Giấy đề xuất thanh lý lên Giám đốc, khi được ký duyệt, bộ phận thanh lý sẽ đánh giá giá trị còn lại của tài sản và lập Biên bản thanh lý tài sản cố định. Dựa trên các chứng từ này, kế toán thực hiện việc xoá sổ tài sản. *) Đối với nghiệp vụ khấu hao: Bảng tính khấu hao TSCĐ được kế toán TSCĐ lập vào cuối mỗi tháng với sự trợ giúp của phần mềm Excel. c) Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ được theo dõi trên một sổ chi tiết TK 211, chi tiết theo từng tài sản. Mỗi tài sản được quản lý thông qua một mã số riêng. Khi có nhu cầu về thông tin của một tài sản nào đó, kế toán chỉ cần nhập mã số này, phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất ra sổ chi tiết tương ứng. Số liệu trên sổ này được phần mềm tự động điền thông qua việc cập nhật các chứng từ tăng giảm TSCĐ trên màn hình cập nhật "Phiếu TSCĐ". Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng tính khấu hao TSCĐ dựa trên sự hỗ trợ của phần mền Excel. Kết quả tính sẽ được cập nhật vào sổ kế toán chi tiết TK 214, chi tiết thành 2141 và 2141 cùng các sổ liên quan thông qua màn hình cập nhật "phiếu TSCĐ"-khấu hao TSCĐ tháng. Cuối kỳ, phần mềm kế toán đồng thời cung cấp các báo cáo TSCĐ cung cấp thông tin về nguyên giá, giá trị khấu hao và giá trị còn lại của tất cả các TSCĐ mà công ty đang sử dụng. Tổ chức hạch toán tổng hợp Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, công ty sử dụng các tài khoản sau: - TK 211 "TSCĐ hữu hình": chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 theo loại TSCĐ TK 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2112 Máy móc, thiết bị TK 2113 Phương tiện vận tải TK 2118 TSCĐ khác - TK 213 TSCĐ vô hình, chi tiết TK 2113 Quyền sử dụng đất. - TK 214 Hao mòn TSCĐ, chi tiết: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình. Hạch toán tổng hợp được khái quát theo sơ đồ: Chứng từ tăng, giảm TSCĐ Bảng tính khấu hao TSCĐ Phần mềm kế toán Sổ chi tiết TK 211, 213, 214 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Báo cáo TSCĐ Sổ cái TK 211, 214 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-6: Hạch toán tổng hợp TSCĐ theo phương pháp chứng từ ghi sổ 4.3.3 Kế toán phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương Là một doanh nghiệp sản xuất nên lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty. Việc hạch toán các khoản chi phí liên quan đến lao động bao gồm tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương là cơ sở để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời phục vụ cho việc quản lý nhân sự của công ty. Đặc điểm lao động và sử dụng lao động tại công ty: *) Số lượng lao động: Tổng số lao động hiện tại của công ty là 120 người theo cơ cấu như sau: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1, Tổng số lao động 73 107 120 - LĐ trực tiếp 50 78 87 - LĐ gián tiếp 23 29 32 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bảng 2: Số lượng lao động của công ty qua các năm Với đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất, lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của công ty, trong đó công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông là chủ yếu do quy trình công nghệ sản xuất không quá phức tạp. Do mới thành lập và đang trong quá trình phát triển nên hàng năm công ty đều tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên mới. Công việc tuyển dụng được giao cho phòng tổ chức-hành chính tiến hành theo quy trình được xây dựng từ trước. Hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động với công ty quy định rõ mức lương cấp bậc (có xét đến trình độ chuyên môn), thời gian lao động, chế độ khen thưởng, tăng lương. BHXH, BHYT… Phòng hành chính chịu trách nhiệm theo dõi số lượng nhân viên hiện có thông qua hồ sơ nhân sự, bao gồm hợp đồng lao động và bảng danh sách nhân sự của công ty. *) Thời gian lao động: Các nhân viên hành chính làm việc theo ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần. Việc theo dõi thời gian lao động của từng người được giao cho trưởng các phòng phụ trách. Đối với công nhân sản xuất, thời gian lao động được tính theo ca, 8h/ca/ngày. Riêng đối với các tổ ép nhựa, do đặc điểm máy ép nhựa phải hoạt động liên tục nên các tổ này phải làm việc cả ca đêm và ngày chủ nhật, liên tục 3ca/ngày. Thời gian lao động của công nhân sản xuất được giao cho quản đốc phân xưởng theo dõi thông qua Bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công của các bộ phận được chuyển lên phòng tổ chức-hành chính để tiến hành tính và trả lương. Ngoài ra, theo quy định của công ty, mỗi công nhân viên được nghỉ phép 12 ngày trong năm, đối với những người làm việc lâu năm thì tăng lên theo thâm niên làm việc tại công ty (cứ 5 năm tăng thêm 1 ngày nghỉ). *) Tính lương công nhân viên: Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian đối với toàn công ty. Theo đó, tiền lương của mỗi công nhân viên được xác định dựa trên mức lương cơ bản và thời gian làm việc của mỗi người. Mức lương cơ bản được thoả thuận trong hợp đồng lao động dựa trên cấp bậc chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề và thâm niên làm việc của từng người. Hiện tại, công ty áp dụng hai hệ thống thang bảng lương cho khối văn phòng và công nhân sản xuất. Đối với các công nhân sản xuất, thang lương được chia thành 3 cấp, mỗi cấp gồm 5 bậc nhỏ. Cuối năm, những công nhân viên có kết quả làm việc tốt sẽ được trưởng các bộ phận đề nghị phòng nhân sự và công ty xét tăng mức lương cơ bản. Lương cụ thể của từng người được tính như sau: = x Với những ngày làm thêm công nhân sẽ được hưởng 150% lương ngày thường và ngày Tết là 200%, công nhân làm ca đêm sẽ có thêm tiền phụ cấp. *) Chế độ khen thưởng và các quy định khác: Cuối mỗi tháng, quý, năm, công ty đều tiến hành đánh giá kết quả công việc thông qua phiếu đánh giá kết quả công việc được xây dựng phù hợp với từng chức vụ, công việc trong công ty, bao gồm 7 tiêu chí tương ứng với 160 điểm là: Báo cáo công tác tuần; Công tác chuyên môn nghiệp vụ; Giải quyết các công việc liên quan; Ý thức trách nhiệm với công việc; Chấp hành nội quy lao động, quy chế làm việc; Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO và Sự phối hợp với các phòng ban, bộ phận có liên quan. Người lao động sẽ tự đánh giá kết quả làm việc của mính, sau đó người trực tiếp quản lý đánh giá và cuối cùng là Hội đồng Thi đua-khen thưởng-kỷ luật. Tổng cộng số điểm đánh giá là cơ sở xếp loại kết quả và hệ số thưởng h, từ đó tính lương thực hưởng: Lương phải trả = Lương tháng * h + Lương phụ cấp + Tiền ăn ca + Lương làm thêm – 6% BHYT, BHXH. Tồng điểm 201-250 161-200 151-160 136-150 dưới 136 Xếp loại A B C D E h 1.3 1.1 1 0.9 0.8 Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính Bảng 3: Xếp loại kết quả làm việc Hàng tháng, phòng tổ chức-hành chính trích nộp BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định: 15% BHXH, 2% BHYT để trích vào chi phí và 6% khấu trừ lương công nhân viên. Riêng với KPCĐ do người lao động tự đóng góp cho công đoàn với mức 10 000đ/người. b) Tổ chức hạch toán ban đầu Chứng từ để hạch toán cơ cấu lao động là các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, sa thải, khen thưởng. Chứng từ nguồn để hạch toán thời gian lao động là Bảng chấm công, Giấy nghỉ phép, phiếu nghỉ ốm… Cuối tháng, các chứng từ này được tập hợp lên phòng tổ chức-hành chính để kiểm tra lại và tiến hàng tính lương cho công nhân viên với sự hỗ trợ của phần mềm Excel, lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng trích nộp BHYT, BHXH. Các bảng này được chuyển lên Giám đốc ký duyệt sau đó chuyển sang kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương kiểm tra lại chứng từ, tiến hành nhập số liệu vào sổ và lập Giấy đề nghị thanh toán. Thũ quỹ tiến hành trích quỹ để thanh toán lương cho công nhân viên. Tổ chức hạch toán chi tiết Kế toán sử dụng sổ chi tiết các tài khoản 334 và 338 để theo dõi chi tiết các khoản tạm ứng, thanh toán… cho công nhân viên trong kỳ, trong đó TK 338 Phải trả, phải nộp khác được chi tiết được thành TK 3383 - BHXH và TK3384 - BHYT Số liệu trên các sổ này được phần mềm tự động kết chuyển từ việc cập nhật các Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và Bảng kê trích nộp các khoản phải trích theo lương do phòng tổ chức-hành chính chuyển lên thông qua màn hình cập nhật "Chứng từ khác" và từ các phần hành kế toán có liên quan. Tổ chức hạch toán tổng hợp Hạch toán tổng hợp phần hành tiền lương và các khoản phải trích theo lương sử dụng các tài khoản: TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác, trong đó có Tài khoản chi tiết được sử dụng trong phần hành này là: TK 3383: BHXH TK3384: BHYT TK 3388: Phải trả, phải nộp khácChứng từ lao động-tiền lương Phần mềm kế toán Sổ chi tiết TK 334, 338 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ - Bảng tính lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp - Bảng trích lập BHXH, BHYT Sổ cái TK 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 4-7: Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương theo phương pháp chứng từ ghi sổ 4.3.4 Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty. Vì thế, tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận rất quan trọng trong tổ chức hạch toán kế toán của công ty. a) Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: *) Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH NHựa Composite Việt Á, chủng loại sản phẩm của công ty là khá nhiều nhưng đều được sản xuất tập trung tại phân xưởng. Vì thế công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nơi phát sinh chi phí là xưởng sản xuất. Theo đó, toàn bộ chi phí s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22520.doc
Tài liệu liên quan