Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty Xây dựng công trình hàng không - ACC

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần I. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng công trình hàng không- ACC 2

1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển công ty công trình hàng không-ACC 2

1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty xây dựng công trình Hàng Không-ACC 3

1.2.1/ Nhiệm vụ kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. 3

1.2.2/ Tình hình kinh tế, tài chính lao động của Công ty ACC. 3

1.3/ Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính- kinh tế đang áp dụng tại doanh nghiệp. 5

Phần II: Tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng công trình hàng không. 11

2.1/ Tổ chức bộ máy kế toán. 11

2.1.1/ Mô hình 11

2.1.2/ Phân công lao động kế toán. 12

2.2/ Tổ chức công tác kế toán. 14

2.2.1/ Chính sách kế toán chung. 14

2.2.2/ áp dụng chế độ kế toán của Công ty ACC. 15

2.3/ Kế toán một số phần hành chủ yếu: 17

2.3.1/Kế toán vốn bằng tiền 17

2.3.1.1/Đặc điểm vốn bằng tiền 17

2.3.1.2/ Sổ sách, chứng từ sử dụng 18

2.3.1.3.Trình tự kế toán 18

2.4/ Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ ở Công ty ACC. 21

2.4.1/ Đặc điểm TSCĐ ở Công ty xây dựng công trình hàng không. 21

2.4.2/ Công tác quản lý TSCĐ của Công ty ACC. 22

2.4.3/ Phân loại và đánh giá TSCĐ của ACC. 23

2.4.3.1/ Phân loại TSCĐ ở Công ty ACC. 23

2.4.3.2/ Đánh giá TSCĐ tại Công ty ACC. 23

2.4.4/ Tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty ACC. 24

2.4.4.1/ Sổ sách, chứng từ sử dụng 24

2.4.4.2/Trình tự kế toán 24

2.5/ Kế toán vật tư-hàng hóa 27

2.5.1/ Đặc điểm vật tư hàng hóa 27

2.5.2/ Sổ sách, chứng từ sử dụng 27

2.6/ Kế toán lao động - tiền lương 29

2.6.1/ Đặc điểm về lao động 29

2.6.2/ Sổ sách, chứng từ sử dụng, trình tự hạch toán 29

2.7/ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 32

2.7.1/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 32

2.7.2/ Sổ sách, chứng từ sử dụng, trình tự kế toán 32

2.8/ Báo cáo tài chính 35

Phần III. 37

Đánh giá khái quát về tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán . 37

3.1/ Đánh giá chung. 37

3.1.1/ Những ưu điểm. 37

3.1.2/ Những tồn tại và biện pháp khắc phục. 37

Kết luận 39

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty Xây dựng công trình hàng không - ACC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề xuất quyết định về việc sử lý các sản phẩm không phù hợp, và đưa ra biện pháp khắc phục… + Tổ chức hệ thống hợp lý, nhân viên làm việc thích hợp duy trì kỷ luật. + Theo dõi quản lý sử dụng xe máy thi công vật tư… + Lập hồ sơ thanh quyết toán hạng mục công trình. Phần II. Tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng công trình hàng không. 2.1/ Tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.1/ Mô hình Xuất phát từ đặc điểm kinh tế kỹ thuật quy mô sản xuất(đã trình bày ở phần 1.2) và yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức tập chung. Bộ máy kế toán của Công ty được xắp xếp bố trí hết sức gọn nhẹ, chỉ bao gồm cán bộ khung thạo một việc biết nhiều việc. Hiện nay bộ máy kế toán tổ chức thành phong tài chính- kế toán gồm 5 người và 1 số nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc và các công trình Ta có Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty ACC như sau : Kế toán trưởng - Trưởng ban tài chính Thủ quỹ Kế toán SXKD phụ Kế toán tổng hợp Kế toán công trình Kế toán chi nhánh Kế toán cửa hàng Quan hệ chỉ đạo Quan hệ nghiệp vụ 2.1.2/ Phân công lao động kế toán. * Ban tài chính – kế toán: Vị trí: - Chịu sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Công ty. - Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng tài chính tổng Công ty bay dịch vụ. - Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng tài chính quân chủng phòng không không quân. Chức năng: - Giúp Giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước và quân đội, làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế- tài chính trong phạm vi toàn Công ty. Nhiệm vụ: - Ghi chép tính toán phản ánh số liệu có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của Công ty. - Phối hợp với ban kế hoạch lập, bảo vệ kế hoạch SXKD và xây dựng đơn vị hàng năm, kế hoạch hay định hướng xây dựng, phát triển Công ty trung và dài hạn. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, sản xuất, kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thu nộp thanh toán kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư tiền vốn, kinh phí phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hoạt động tham ô lãng phí, vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế, tài chính của nhà nước. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế. - Cân đối giữa nhu cầu, khả năng về vốn của Công ty từ đó báo cáo Giám Đốc về việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị, những TSCĐ có giá trị lớn. - Tham mưu cho Giám Đốc trong việc sử dụng các quỹ,các chế độ liên quan như đời sống, điều kiện phúc lợi cho cán bộ công nhân viên. - Thực hiện những công việc có liên quan đến công tác đấu thầu, chỉ định thầu, thực hiện hợp đồng như: Làm bảo lãnh của ngân hàng, cung cấp số liệu về tình hình tài chính của Công ty, làm hồ sơ thanh lý, thủ tục thanh quyết toán với khách hàng. - Phối hợp với ban kế hoạch, ban chính trị thực hiện những công việc về lao động- tiền lương, lập bảng lương, lập báo cáo với cơ quan cấp trên về tiền lương, BHXH, BHYT. * Kế toán trưởng- trưởng ban tài chính. - Chịu sự chỉ huy trực tiếp của Giám Đốc Công ty. Vị trí, trách nhiệm, quyền hạn thực hiện theo “Điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh”. Nghị định 16-HĐBT ngày 18/03/1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là chính phủ. - Phối hợp với ban kế hoạch, bảo vệ kế hoạch SXKD, xây dựng đơn vị hàng năm, kế hoạch trung và dài hạn của Công ty. - Tham mưu cho Giám Đốc trong việc đầu tư, sử dụng ngồn vốn quỹ các chế độ liên quan như đời sống, phúc lợi của công nhân viên. - Giám sát sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho xây dựng và các hoạt động khác, giúp Giám Đốc trong việc sử dụng, bảo toàn tăng vốn của Công ty. * Trợ lý kê toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản: - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng – trưởng ban tài chính. - Thực hiện ghi sổ kế toán trên máy tính và lập báo cáo hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành ( Quyết định số 167/200/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính ) - Theo dõi, đối chiếu, đôn đốc làm thủ tục thanh quyết toán với các đầu mối: Chi nhánh, công trường, các chủ đầu tư, các khách hàng và cá nhân có quan hệ thanh toán với công ty. - Hàng tháng tiến hành kê khai thuế, báo cáo với cục thuế Hà Nội. - Lưu trữ hồ sơ: Sổ sách kế toán, chứng từ chi tiêu của cơ quan công ty và các công trình do Công ty quản lý theo quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài Chính. * Nhân viên kế toán sản xuất phụ Chịu sự chỉ huy trực tiếp của kế toán trưởng- trưởng ban tài chính. - Quản lý, theo giõi, hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, cửa hàng xăng dầu. - Làm thủ tục chuyển tiền cho các khách hàng (chuyển khoản) - Quản lý và cấp phát hoá đơn cho các đầu mối trực thuộc Công ty mà có sử dụng hoáđơn. - Lưu trữ sổ sách và hồ sơ những công việc do mình thực hiện theo quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Làm thủ tục bảo lãnh đấu thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng với ngân hàng. * Nhân viên thủ quỹ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng - Thu chi tiền mặt hàng ngày (rút tiền mặt tại ngân hàng) thu tiền của cửa hàng đại lý xăng dầu, cấp phát tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày tại cơ quan Công ty. - Hàng tháng đối chiếu sổ quỹ với kế toán tổng hợp và lập báo cáo tiền quỹ công việc kiêm nhiệm. * Ngoài ra còn có kế toán lương kiêm kế toán thanh toán. Thực hiện kế toán vốn bằng tiền (thu, chi), thanh toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.. - Tại các công trình, cửa hàng và các đơn vị trực thuộc của Công ty có bộ máy kế toán riêng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi mình phụ trách là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, không hạch toán đên lãi mà chỉ tập hợp chi phí rồi gửi về Công ty còn công trình chỉ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến công trình. Tại đó sẽ sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký-Sổ cái” đó hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến công trình đó. - Tại Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” căn cứ vào các tài liệu kế toán công trình cung cấp (các chứng từ gốc, bản tập hợp chi phí) kế toán Công ty sẽ tiến hành kiểm tra từ đó lập chứng từ ghi sổ rồi ghi vào các sổ kế toán liên quan. 2.2/ Tổ chức công tác kế toán. 2.2.1/ Chính sách kế toán chung. * Niên độ kế toán. Niên độ kế toán của Công ty theo năm, bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N (năm dương lịch) và kỳ kế toán hạch toán theo từng tháng cụ thể. * Phương pháp khấu hao. - Công ty ACC áp dụng Phương pháp khấu hao đường thẳng, hiện tại Công ty đang áp dụng một cách độc lập chứng từ ghi sổ cho cả hai bên có và bên nợ của tài khoản. Việc loại trừ các nghiệp vụ đã ghi để tránh ghi trùng được thực hiện thông qua cách lập chứng từ ghi sổ lần lượt theo thứ tự các nghiệp vụ đã được ghi chứng từ ghi sổ trước sẽ được loại khỏi chứng từ ghi sổ sau. Thứ tự ưu tiên lập chứng từ ghi sổ cho các tài khoản như sau: + Đối với chứng từ ghi sổ của một tài khoản thì bên Nợ lập trước bên Có lập sau. + Thứ tự ưu tiên chứng từ ghi sổ: Nhóm tài khoản tiền – nhóm tài khoản phải thu – nhóm tài khoản phải trả- nhóm tài khoản lập chi phí giá thành – nhóm tài khoản xác định kết quả kinh doanh – các tài khoản còn lại. - Đối với khấu hao đường thẳng Công ty áp dụng nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên tắc nguyên giá và giá trị còn lại. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Công ty ACC áp dụng phương pháp hạch toán HTK theo Phương pháp kê khai thường xuyên và là doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc xác định giá trị HTK theo giá thực tế. 2.2.2/ áp dụng chế độ kế toán của Công ty ACC. Chế độ chứng từ: Công ty áp dụng loại chứng từ bắt buộc theo quy định như: Hoá đơn VAT, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ… . Luân chuyển chứng từ. Hình thức “Chứng từ ghi sổ” được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu kiểm tra. Định kỳ 7 đến 10 ngày, căn cứ vào chứng từ gốc trên bảng tập hợp chứng từ gốc cùng loại, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Loại chứng từ gốc phát sinh thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau đó cuối tháng, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết. Tiếp đến phải kiểm tra, đối chiếu giữa sổ liệu đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối số phát sinh giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải bảo đảm tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng dư Nợ và tổng dư Có của tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. * Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản dành cho doanh nghiệp xây lắp 1864/QĐ-BTC ngày 16/12/1998. * Hệ thống sổ sách: Công ty chủ yếu mở và ghi chép tại phòng kế toán của Công ty, chỉ có một số bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và bảng tổng hợp chi phí giá thành được tập hợp theo dõi ở các công trình. Các tài khoản chi tiết được mở: Tài khoản 131, Tài khoản 138, Tài khoản 141, Tài khoản 311, chi tiết theo từng công trình từng khách hàng của từng công trình. + Tài khoản 334, Tài khoản 338 mở chi tiết cho từng công trình. + Riêng Tài khoản 211 không mở chi tiết cho từng công trình mà theo dõi bởi sổ TSCĐ trên Công ty. Vì đến cuối tháng tất cả các chứng từ liên quan đến máy móc thiết bị thi công đều được tập hợp lên Công ty để kế toán Công ty tập hợp và phân bổ khấu hao. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các hệ thống sổ báo cáo như: Báo cáo thuyết minh tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo thuế. 2.3/ Kế toán một số phần hành chủ yếu: 2.3.1/Kế toán vốn bằng tiền 2.3.1.1/Đặc điểm vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động: đó là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng. Công ty không theo dõi tiền đang chuyển. Vốn bằng tiền có tính chất linh hoạt cao nhất, được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. ACC là doanh nghiệp xây lắp nên thường xuyên mua vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng, do vậy việc đảm bảo vốn lưu động đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay rất quan trọng, quyết định tới tiến độ thi công công trình. Mặc dù gặp khó khăn về vốn nhưng công ty đã đáp ứng khá kịp thời yêu cầu sử dụng vốn bằng tiền. Năm 2003 : tổng TSLĐ là 153.364 triệu VNĐ Trong đó vốn bằng tiền là 18.937 triệu VNĐ, chiếm 12,34 % 2.3.1.2/ Sổ sách, chứng từ sử dụng Các chứng từ liên quan đến vốn bằng tiền gồm: phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, giấy báo Có, giấy báo Nợ, bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc ( ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec chuyển khoản, sec bảo chi...)... Sổ sách: Sổ quỹ tiền mặt Sổ cái TK 111, 112 Sổ kế toán chi tiết TK 111, 112 2.3.1.3.Trình tự kế toán - Phiếu thu, chi do kế toán lập thành 3 liên ( đặt giấy than viết một lần). Sau khi ghi đầy đủ nội dung trên phiếu và ký vào phiếu chuyển cho kế toán trưởng duyệt thì phiếu được chuyển thủ quỹ làm căn cứ nhập, xuất quỹ. Thủ quỹ giữ một liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao người nộp( người nhận), 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày tất cả phiếu thu, chi được thủ quỹ chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán. Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh của các khoản thu chi quỹ tiền mặt, và tính ra số tồn quỹ ở mọi thời điểm. - Hàng ngày, thủ quỹ kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. - Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán phải đối chiếu chứng từ gốc kèm theo. Nếu có chênh lệch phải thông báo cho ngân hàng để đối chiếu, xác minh, và xử lý . Trình tự hạch toán trên hệ thống sổ được khái quát bằng sơ đồ sau: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi... Sổ kế toán chi tiết TK 111, 112 Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 111,112 Bảng cân đối số phát sinh Ghi hàng ngày Báo cáo tài chính Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ - Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thủ quỹ căn cứ vào chứng từ gốc, tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, lập phiếu thu, phiếu chi rồi ghi vào sổ kế toán chi tiết TK 111, 112 và sổ quỹ tiền mặt. - Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ đã tập hợp và phân loại theo nội dung kinh tế, kế toán lập chứng từ ghi sổ ( CTGS ). Căn cứ vào CTGS để ghi Sổ đăng ký CTGS và Sổ cái tài khoản 111, 112, sổ cái các tài khoản liên quan..Tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trong Sổ đăng ký CTGS, tính ra tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư của Sổ cái TK 111, 112. Từ số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Đồng thời căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết lập BTH chi tiết thu chi tiền.Sau đó kiểm tra, đối chiếu giữa Sổ đăng ký CTGS và Bảng cân đối số phát sinh, giữa sổ cái TK 111, 112 với bảng tổng hợp chi tiết thu chi tiền Sổ chi tiết tài khoản Tài khoản 111 – Tiền mặt Từ ngày 01/08/2004 đến 31/08/2004 Đv: 1000đ Số dư nợ đầu kỳ : 925.284 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh NT SH Nợ Có 2/8/04 PC 287 Cấp lương CBCNV tháng 8/04 3341 152.142 2/8/04 PC 288 Tạm ứng mua xăng dầu đi công tác 1412 7.000 5/8/04 PT 76 Thu tiền mặt trong tháng 1122 900.000 5/8/04 PC 289 Trả tiền xi măng cho ctr Nội Bài 1412 4.650 6/8/04 PC 290 Thanh toán tiền tiếp khách 6428 5.125 .......... ........... .................................. .......... ............. ..... Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư nợ cuối kỳ: Ngày... tháng... năm Người ghi sổ Kế toán trưởng * Phần hành kế toán vốn bằng tiền được công ty thực hiện đầy đủ và đúng quy định, luôn có sự đối chiếu thường xuyên giữa các sổ sách, giữa thủ quỹ với kế toán tổng hợp nên xử lý kịp thời, điều chỉnh khi có chênh lệch, giúp cán bộ nắm được tình hình thực tế quỹ tiền mặt, tiền gửi. Tuy nhiên, công ty không theo dõi tài khoản tiền đang chuyển 113 (như khi tiền đã chuyển nhưng chưa nhận được giấy báo của Ngân hàng... ) làm thông tin kế toán chưa phản ánh chính xác 2.4/ Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ ở Công ty ACC. 2.4.1/ Đặc điểm TSCĐ ở Công ty xây dựng công trình hàng không. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp nói chung và ACC nói riêng phải tập chung đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho quá trình sản xuất, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, trong quá trình kinh tế thị trường một số vấn đề có tính chất sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của ACC chính là uy tín và chất lượng sản phẩm. ACC là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản phẩm của ACC có đặc điểm là những công trình vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian dài lại phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Chính đặc điểm này của sản phẩm nên TSCĐ của ACC rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại và số lượng. Máy móc thiết bị của ACC được nâng cấp và mua sắm thêm, hỗ trợ đắc lực vào việc hoàn thành công trình đúng tiến độ. TSCĐ bao gồm: máy móc, trang thiết bị và chủ yếu được phục vụ cho thi công công trình và công tác quản lý. Trong quá trình thi công (sân bay, nhà cửa, đường xá, cầu cống…) các loại tài sản này tham gia vào nhiều công trình hạng mục công trình và giá trị của nó chuyển dịch dần vào các công trình, hạng mục công trình. Việc mua những TSCĐ của ACC không chỉ được thực hiện trong nước mà cả ở nước ngoài. Do nhu cầu hiện nay của khách hàng đòi hỏi các công trình không những có thời gian sử dụng lâu dài, giá cả hợp lý mà đòi hỏi gu thẩm mỹ rất cao. Mặt khác sản phẩm của ACC không những chỉ sử dụng cho sử dụng dân dụng mà còn là những công trình lớn phục vụ cho an ninh quốc phòng (sân bay, trụ sở chỉ huy, đường giao thông…) vì vậy trong những năm vừa qua ACC đặc biệt trú trọng đến công tác tự đổi mới nâng cao trang thiết bị, công nghệ sản xuất thay thế máy móc phục vụ cho thi công các công trình đã cũ và lạc hậu, tạo lập những dây chuyền công nghệ tiên tiến như ở một số nước như: cộng hoà Liên Bang Đức, Pháp… Tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 2003 hơn 50 tỷ đồng trong đó có các máy trôn xi măng và dạng hiện đại nhất nước ta hiện nay. Máy móc thiết bị hiện có của Công ty đủ để đáp ứng nhu cầu thi công. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà Công ty thuê máy bên ngoài nhưng rất hiếm, chi phí máy móc thiết bị thuê ngoài năm 2003 hầu như không phát sinh. Trong năm 2003 ACC đã đầu tư một số TSCĐ như sau: + Búa rung thuỷ lực phá bê tông cũ thay thế cho công nghệ khoan nổ trước đây. + Công nghệ dụng máy cắt khe bê tông khô thay cho công nghệ cắt thanh (ta ly) khe bê tông còn ướt trước đây. Bằng sự đầu tư lớn mạnh như vậy, hiện nay ACC có một lực lượng sản xuất hùng hậu và được trang bị máy móc tốt nhất trong lĩnh vực xây dựng. Tỷ trọng TSCĐ của Công ty năm 2002 chiếm 27,64% tổng tài sản nhưng đến 2003 tăng lên 38%. TSCĐ của ACC chủ yếu là do mua sắm bằng nguồn vốn tự có của Công ty . 2.4.2/ Công tác quản lý TSCĐ của Công ty ACC. ACC là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên hoạt động của ACC có đặc điểm như sau: + Được thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng với đơn vị chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc chỉ định thầu trong hợp đồng 2 bên đã thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác. + Sản phẩm xây lắp là những công trình có quy mô lớn kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sử dụng lâu dài. + Sản phẩm xây dựng được cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện cần thiết cho sản phẩm như máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, các thiết bị quản lý phải được di chuyển theo địa điểm công trình. Mặt khác việc còn chịu tác động của địa chất công trình và điều kiện khí hậu. Chính vì đặc điểm trên cho ta thấy một trong những khó khăn của ACC cũng như ngành xây dựng cơ bản là phải đầu tư rất lớn vào TSCĐ. Do vậy vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ như thế náo để mang lại hiệu quả cao nhất liên quan là vấn đề đặt ra cho ACC. Nhận thức được điều đó ACC đã luôn quản lý TSCĐ chặt chẽ về mặt giá trị và hiện vật bởi ban tài chính và ban vật tư thiết bị. Về mặt hiện vật: Ban vật tư thiết bị trực tiếp lập sổ sách để ghi chép theo giõi về công tác quản lý và điều phối vật tư cơ giới. Ban còn theo dõi và nắm về năng lực máy móc thiết bị tham gia phục vụ thi công các công trình, khả năng khai thác tài liệu và sử dụng ở các công trình đồng thời ban thiết bị phải căn cứ vào các công trình Công ty đang đảm nhận thi công để cân đối năng lực thiết bị động lực, thiết bị công tác, thiết bị vận tải, thiết bị quản lý… nhằm điều phối nhịp nhàng giữa các đơn vị thành viên, giữa các công trình. Ban còn cùng với các đơn vị thành viên lập kế hoạch mua thêm các máy móc thiết bị mới để đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ thi công. Định kỳ phải tìm giải pháp kỹ thuật để sửa chữa nâng cấp TSCĐ thay thế các cơ cấu các bộ phận chi tiết máy móc kịp thời và chi tiết nhất. Về mặt giá trị: ban kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ hiện có ở Công ty theo chỉ tiêu giá trị đồng thời định kỳ tính toán giá trị hao mòn, trích khấu hao và quản lý quỹ khấu hao. Như vậy thông qua việc quản lý TSCĐ của ban thiết bị vật tư và của ban kế toán tài chính tất cả các TSCĐ đều được quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị đảm bảo cho yêu cầu thi công của Công ty. 2.4.3/ Phân loại và đánh giá TSCĐ của ACC. 2.4.3.1/ Phân loại TSCĐ ở Công ty ACC. Để tiến hành hoạt động sản xuất ACC phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào về mặt hiện vật các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất xây lắp bao gồm vật tư, yếu tố về lao động, TSCĐ… TSCĐ ở Công ty là bộ phận tài sản chủ yếu, phong phú về chủng loại và nguồn hình thành việc quản lý từng đối tượng TSCĐ là rất cần thiết do vậy Công ty tiến hành theo 2 cách. * Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật: Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ mà toàn bộ TSCĐ hữu hình của Công ty được chia thành: - Nhà cửa, vật kiến trúc. - Máy móc thiết bị. - Phương tiện vận tải truyền dẫn. - Thiết bị dụng cụ quản lý. - TSCĐ hữu hình khác. Với cách phân loại này cho ta biết được TSCĐ ở Công ty được chia thành những nhóm có đặc trưng kỹ thuật khác nhau đồng thời biết được tỷ trọng của mỗi nhóm TSCĐ chiếm trong tổng TSCĐ của Công ty. Qua đó cho ta thấy Công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ nào. 2.4.3.2/ Đánh giá TSCĐ tại Công ty ACC. Việc đánh giá TSCĐ trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó là điều kiện để kế hoạch hoá và hạch toán TSCĐ. Tính và phân bổ khấu hao chính xác, phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty. Vì vậy muốn thực hiện được công việc đó phải đánh giá TSCĐ. * Công ty ACC đánh giá TSCĐ theo nguyên tắc “nguyên giá và giá trị còn lại” * Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế không hoàn lại + Chi phí liên quan trực tiếp * Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 2.4.4/ Tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty ACC. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình kỹ thuật công nghệ, căn cứ vào yêu cầu quản lý TSCĐ của ACC, Công ty tổ chức hạch toán ghi chép sổ sách kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. 2.4.4.1/ Sổ sách, chứng từ sử dụng Sổ sách: Sổ TSCĐ Sổ cái TK 211, 213, 214 Các sổ kế toán chi tiết TK 211, 213, 214, thẻ TSCĐ Chứng từ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, bảng tính và phân bổ khấu hao... TK 211 không chi tiết cho từng công trình mà theo dõi bởi sổ TSCĐ trên công ty vì cuối tháng tất cả chứng từ liên quan đến máy móc thiết bị thi công đều được tập hợp lên công ty để kế toán công ty tổng hợp, phân bổ khấu hao . 2.4.4.2/Trình tự kế toán Tăng TSCĐ: Thành lập ban nghiệm thu kiểm nhận TSCĐ, ban này cùng với đại diện bên giao tài sản lập, ký vào biên bản giao nhận tài sản. Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ. Với những TSCĐ cùng loại giao nhận cùng lúc, do 1 đơn vị cung cấp thì lập chung 1 biên bản, kế toán lưu 1 bản vào hồ sơ của từng tài sản. Căn cứ vào hồ sơ ( gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho của bên bán nếu có, phiếu chi...) để tiến hành lập chứng từ ghi sổ, vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, mở thẻ TSCĐ và ghi sổ TSCĐ. Giảm TSCĐ: do thanh lý, nhượng bán công ty lập ban kiểm định TSCĐ và cùng với bên nhận TSCĐ ký xác nhận vào biên bản thanh lý TSCĐ. Căn cứ vào biên bản thanh lý và nhượng bán TSCĐ, các chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi kế toán lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký CTGS, ghi vào sổ TSCĐ, ghi ngày, tháng, năm ngừng sử dụng, lí do.. Sau đó vào thẻ xóa sổ TSCĐ đó trên sổ TSCĐ của công ty, lưu lại thẻ TSCĐ giảm. Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán tổng hợp số khấu hao hàng năm của từng đối tượng ghi TSCĐ và xác định giá trị hao mòn cộng dồn để ghi vào phần liên quan trong thẻ và sổ TSCĐ. Ngoài ra công ty còn mở thêm sổ nguồn vốn để theo dõi TSCĐ được hình thành từ nguồn nào( ngân sách, tự có, khác). Trình tự hạch toán trên hệ thống sổ được khái quát bằng sơ đồ sau: Chứng từ gốc tăng, giảm TSCĐ và bảng phân bổ khấu hao Thẻ TSCĐ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TSCĐ Sổ cái TK 211,213,214 BTH chi tiết tăng, Giảm Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Thẻ Tài sản cố định Số : 157 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ngày... ...tháng.......năm Tên, ký mã hiệu, quy cách Mũi khoan kim cương - HQ Số hiệu TSCĐ MM087 Nước sản xuất (xây dựng) Hàn Quốc Năm sản xuất 2004 Bộ phận quản lý, sử dụng CQCT Năm đưa vào sử dụng 2004 Công suất (diện tích) thiết kế Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày....tháng....năm Lý do đình chỉ: Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng từ Ngày, Diễn giải Nguyên giá Năm GTHM Cộng dồn tháng, năm AM/2004B 21/8/2004 Mũi khoan kim cươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12945.doc
Tài liệu liên quan