Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và ngân hàng Á Châu-Chi nhánh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 1

Chương 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và ngân hàng Á Châu-chi nhánh Vĩnh Phúc. 2

1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). 2

1.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). 2

1.1.2 Quá trình hình thành. 3

1.1.3 Quá trình phát triển 4

1.1.4.Cơ cấu tổ chức: 7

1.1.5. Nhân Sự Và Tiền Lương. 8

1.2. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh Vĩnh Phúc 8

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. 8

1.2.2 Cơ cấu tổ chức: 9

Chương 2: Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và ngân hàng Á Châu-chi nhánh Vĩnh phúc 15

2.1. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). 15

2.1.1. Nghành nghề kinh doanh chính. 15

2.1.1.1. Chủng loại và chất lượng sản phẩm. 15

2.1.1.2. Huy động vốn. 17

2.1.1.3. Sử dụng vốn. 18

2.1.2. Tình hình hoạt động. 20

2.1.3. Các thành tích đạt được. 22

2.2. Ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Vĩnh Phúc 23

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh: 23

2.2.2. Một số chỉ tiêu về tín dụng: 23

Chương 3: Phương hướng và những kế hoạch của ngân hàng Á Châu-chi nhánh Vĩnh Phúc 24

3.1. Phương hướng và kế hoạch chung của ngân hàng ACB 24

3.2. Phương Hướng Và Kế Hoạch Của Ngân Hàng ACB-chi nhánh Vĩnh Phúc 25

Kết Luận 27

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và ngân hàng Á Châu-Chi nhánh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. - Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. - Năm 2000: ACB, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, đã thực hiện cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000-2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, và Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP.HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. - Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. - Năm 2005: ACB và ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần: (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM. - Năm 2006: ACB niêm yết tại trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. - Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. - Năm 2008: kỷ niệm 15 năm ngày thành lập ACB và được đón nhận cờ thi đua của chính phủ. Đồng thời, mở rộng mạng lưới kênh phân phối lên tới 186 chi nhánh và phòng giao dịch. - Năm 2009: Được nhiều tạp chí quốc tế bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Được NHNN Việt Nam trao tặng huân chương lao động hạng nhì và cờ thi đua 1.1.4.Cơ cấu tổ chức: Hội Đồng Quản trị Ban Tổng Giám Đốc Các Hội Đồng Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban kiểm soát Văn phòng HĐQT Ban đảm bảo chất lượng Ban Chiến lược Ban kiểm tra- Kiểm soát Nội bộ Phòng Quan hệ Quốc tế BanChính sách& Quản lý Tín dụng Phòng Thẩm định tài sản Khối Khách hàng cá nhân Khối Khách hàng Doanh nghiệp Khối Ngân quỹ Khối Phát triển kinh doanh Khối Giám sát điều hành Khối Quản trị Nguồn lực Khối Công nghệ thông tin Phòng Huy động Vốn và DV Tài chính cá nhân Phòng Kinh doanh Phòng Tín dụng Phòng Ngân hàng Điện tử Phòng Phân tích Thông tin Phòng Phân tích Tín dụng Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng Phân tích Sản phẩm & Khách hàng Bộ phận Bao Thanh toán Phòng Kinh doanh Vốn Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Kinh doanh Vàng Phòng Quản lý Quỹ Phòng Hỗ trợ & Phát triển Chi nhánh Phòng Marketing Phòng Nghiên cứu Thị trường TT chuyển tiền Nhanh ACB-Western Union Phòng Kế toán Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tổng hợp Ban Pháp chế Bộ phận Giám sát & Quản lý Danh mục đầu tư Phòng Nhân sự Phòng Hành chính Trung tâm Đào tạo Phòng Kỹ thuật Công nghệ Thông tin Phòng Hệ thống Công nghệ thông tin Phòng Phát triển Công nghệ thông tin Phòng Kỹ thuật Thẻ TT Dịch vụ Khách hàng Tổng đài 247 Sở Giao dịch, Các chi nhánh, Phòng Giao dịch & Trung tâm Thẻ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Á Châu 1.1.5. Nhân Sự Và Tiền Lương. ● Số lượng cán bộ, nhân viên: Tính đến 30/9/2009, tổng cán bộ nhân viên của ACB là 6.587 người, trong đó 93% là trình độ đại học Bảng 1: Số lượng cán bộ, nhân viên Theo cấp quản lý Theo trình độ học vấn Cán bộ quản lý 762 Nhân viên 5.825 Sau đại học 115 Đại học 6.126 Cao đẳng, trung cấp 180 Phổ thông 166 Tổng cộng 6.587 6.587 Nguồn ACB Bảng 2:Mức lương bình quân 12/2005 4.628.000 đồng/tháng 12/2006 5.763.862 đồng/tháng 12/2007 8.456.000 đông/tháng 12/2008 7.180.000 đồng/tháng 09/2009 8.236.000 đồng/tháng Nguồn ACB 1.2. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh Vĩnh Phúc 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. - Ngày 01/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 2224/NHNN-CNH chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được mở chi nhánh tại tỉnh Vĩnh Phúc. - Chi nhánh ACB-Vĩnh Phúc được đặt tại số: 251 Mê Linh, P. Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Là vị trí trung tâm của thành phố nên tiềm năng phát triển của chi nhánh trong tương lai là rất lớn - Với lịch sử là phòng giao dịch thuộc chi nhánh ACB Hà Nội bắt đầu hoạt động vào tháng 12/ 2008. Thời gian hoạt động chưa lâu, chỉ mang tính chất thăm dò một thị trường mới nên kết quả đạt được là không nhiều. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức: Là Sở giao dịch thuộc hệ thống Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh ACB Vĩnh Phúc nên cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch có phần đơn giản và gọn nhẹ. Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức của ACB chi nhánh VPGiám Đốc Phó Giám Đốc DĐốc Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp DoanHàng Doan Phòng Hành Chính Phòng Kế Toán Phòng Công Nghệ Thông Tin Phòng Thẩm Định Tài Sản Phòng Khách Hàng Cá Nhân Bộ phận tín dụng doanh nghiệp Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận dịch vụ khách hàng DN Bộ phận tín dụng cá nhân Bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân Bộ phận Wester Union - thẻ ● Giám đốc chi nhánh: Hoàng Ngọc Thắng- Thạc sĩ quản trị kinh doanh ● Phòng khách hàng doanh nghiệp: trưởng phòng: Nguyễn Mạnh Cường- Cử nhân học viện tài chính, chuyên nghành ngân hàng - Bộ phận tín dụng doanh nghiệp: xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh, theo dõi quá trình cho vay để luôn quản lý tốt được nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời tư vấn đối với các khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp và tổ chức vay và sử dụng nguồn vốn vay một cách hợp lý, đúng mục đích, tránh những rủi ro cho ngân hàng. Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Sở, của Ngân hàng Á Châu; Lập các báo cáo về tín dụng theo quy định. Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định và quản lý tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng Á Châu. - Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu. Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm nâng cao dịch vụ khách hàng. Lập các báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của SGD với các ngân hàng trong và ngoài nước. Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế. Thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế. - Bộ phận dịch vụ khách hành doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức khác như: thực hiện việc giải ngân vốn vay; mở tài khoản tiền gửi khách hàng và chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng; thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền; thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ ngay đối với khách hàng doanh nghiệp;thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền…; tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. ● Phòng khách hàng cá nhân: - Bộ phận tín dụng cá nhân:Xem xét các quyết định cho vay, bảo lãnh, tư vấn cho các khách hàng cá nhân vay và sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả và hợp lý. Chuẩn bị các báo cáo về các khoản cho vay và lập các báo cáo về tín dụng theo quy định. - Bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân như sau: + Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được quyết + Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. + Thực hiện tất cả các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ ngay đối với khách hàng theo thẩm quyền của Giám đốc. + Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền và rút tiền bằng nội và ngoại tệ của khách hàng. + Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, thẻ ATM, thẻ tín dụng… Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. + Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. + Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm đối với khách hàng. - Bộ phận western union-thẻ: Bộ phận Western Union là dịch vụ chuyển tiền nhanh từ nước và chuyển tiền đi nước ngoài. Dịch vụ chuyển tiền nhanh này được ACB– chi nhánh Vĩnh Phúc thực hiện giao tận nhà cho khách hàng, hiện tại ở Việt Nam chỉ duy nhất có ngân hàng Á Châu thực hiện giao tiền tận nhà. Và dịch vụ chuyển ngoại tệ từ Việt Nam đi nước ngoài chỉ có tại ACB và VP Bank. Bộ phận thẻ chuyên thực hiện mở thẻ các loại bao gồm các loại thể nội địa và quốc tế, các loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thực hiện các giao dịch về thẻ cho khách hàng. ● Phòng thẩm định tài sản: Là nơi đưa ra giá trị của tài sản đảm bảo bao gồm cả bất động sản thông qua việc xây dựng đơn giá bất động sản thị trường, đồng thời là nơi kiến nghị các rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo. ● Phòng hành chính: -Tham mưu cho Giám đốc trong công việc thực hiện các chủ trương chính sách, chế độ Nhà nước và của Ngành: tổ chức, đào tạo, lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương… - Quản lý về mặt hiện vật đối với tài sản, công cụ, phương tiện kinh doanh của SGD. - Quản lý, tiếp nhận, lưu trữ công văn giấy tờ đi và đến. - Đề xuất việc mở rộng, sắp xếp mô hình tổ chức phù hợp; nghiên cứu đề xuất ý kiến về công tác cán bộ, tuyển dụng…; tham mưu với Giám đốc việc thực hiện các chính sách đối với người lao động, các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…. ● Phòng kế toán: - Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. - Kiểm tra lại các chứng từ giao dịch phát sinh tại các phòng. - Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ. - Lập các báo cáo tài chính, kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm và các báo cáo khác theo yêu cầu thực tế. - Thực hiện nộp thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. - Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh. - Cung cấp thông tin về tình hình tài chính - Tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện chế độ kế toán tài chính - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. ● Phòng công nghệ thông tin: - Chức năng: Quản lý kỹ thuật và sử dụng toàn bộ hệ thống máy tính, thiết bị tin học và một số các hệ thống khác liên quan trực tiếp hoặc kết nối vào hệ thống mạng máy tính; hướng dẫn và hỗ trợ tất cả các cán bộ nghiệp vụ khác; tiếp nhận, triển khai và hướng dẫn sử dụng các thiết bị tin học, ứng dụng tin học cho các bộ phận có liên qua; nghiên cứu và phát triển hệ thống công nghệ thông tin tại SGD. - Nhiệm vụ: + Quản trị mạng: đảm bảo an toàn mạng, an toàn dữ liệu, lưu trữ và dự phòng hệ thống. + Tổ chức vận hành, quản lý và bảo dưỡng thiết bị tin học + Tổ chức quản lý và vận hành chương trình phần mềm ứng dụng + Công tác phát triển ứng dụng công nghệ phần cứng và phần mềm + Công tác đào tạo + Công tác lưu trữ, quản lý văn bản, quan hệ giữ liệu với NHNN, TW, các ngân hàng khác… Chương 2: Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và ngân hàng Á Châu-chi nhánh Vĩnh phúc 2.1. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). 2.1.1. Nghành nghề kinh doanh chính. 2.1.1.1. Chủng loại và chất lượng sản phẩm. Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao. - Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. - Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối rải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và thu hẹp khoảng cách với các NHTMNN. - Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v... Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ. Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua nhà và người bán, ACB cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB. - Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay. - ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường. Danh mục các sản phẩm phái sinh ACB cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng. - ACB tiên phong trong hợp tác với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng. - ACB cũng là ngân hàng đi đầu cung cấp dịch vụ quản lý tiền gửi cho các công ty chứng khoán. - Với và ngoài nước bình bầu đánh giá cao qua các năm. Nhiều giải thưởng lớn nguồn vốn huy động khá lớn, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các loại trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng/năm. Các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS. Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB được các khách hàng đón nhận, được nhiều tổ chức trong do khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài dành cho ACB là một minh chứng quan trọng cho điều này. 2.1.1.2. Huy động vốn. Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, tính đến năm 2005 là 22.341 tỷ đồng, năm 2006 là 38.086 tỷ đồng, năm 2007 là 74.943 tỷ đồng và tính đến 30/09/2008 tổng vốn huy động là 87.864 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn duy trì ở mức cao, đạt 55,65% trong năm 2005; 70,47% trong năm 2006; 96,77% trong năm 2007. Bảng 3 : Tình hình huy động vốn của ACB Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 30/09/2008 Tiền vay từ NHNN 967.312 941.286 654.630 2.097.435 Tiền gửi và vay các TCTD trong nước 1.123.576 3.249.941 6.994.030 5.617.304 Vốn nhận từ cp, các tổ chức quốc tế 265.428 288.532 322.512 318.837 Tiền gửi của KH 19.984.920 33.606.013 55.283.104 64.044.505 Tổng vốn huy động 22.341.236 38.086.772 74.943.672 87.863.063 Nguồn: -Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của ACB năm 2005, 2006, 2007 và báo cáo tài chính 30/09/2008 chưa hợp nhất và chưa kiểm toán 2.1.1.3. Sử dụng vốn. ● Hoạt động tín dụng: Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. tính đến 30/09/2008, dư nợ cho vay đạt 36.532 tỷ đồng. Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay sinh hoạt tiêu dùng… Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng (ĐVT: nghìn tỷ đồng) Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (ĐVT: triệu đồng) Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 30/09/2008 Số dư % tăng Số dư %tăng Số dư % tăng Số dư Tổ chức TD 181.681 196,6% 350.444 48,16% 163.523 -114,3% 34.791 Khách hàng 9.381.52 40,06% 17.014.4 44,8% 31.810.9 45,51% 36.497.47 Tổng dư nợ TD 9.563.2 41,47% 17.364.9 44,9% 31.974.38 45,69% 36.532.26 Nguồn:-Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của ACB năm 2005, 2006, 2007 -Báo cáo tài chính đến hết ngày 30/09/2008 chưa hợp nhất và chưa kiểm toán. ● Tiền gửi của các tổ chức trong và ngoài nước: Nằm trong cơ cấu của phần nguồn vốn huy động được gửi tại các TCTD, tiền gửi tại các TCTD trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2005 là 5.926 tỷ đồng, tương đương 93,258%, năm 2006 là 13.212 tỷ đồng , tương đương 82,31%, năm 2007 là 24.602 tỷ đồng và đến 30/09/2008 là 23.548 tỷ đồng. Tiền gửi tại các TCTD nước ngoài cũng tăng rất cao, năm 2005 là 427 tỷ đồng, năm2006 là 2.839 tỷ đồng năm 2007 là 4.400 tỷ đồng, đến 30/09/2008 là 4.992 tỷ đồng. Bảng 5: Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 30/09/2008 Trong nước 5.926.745 13.212.586 24.601.922 23.548.054 Không kỳ hạn 209.387 169.708 386.422 324.468 Có kỳ hạn 5.717.358 13.042.878 24.215.500 23.223.586 Nước ngoài 427.153 2.839.850 4.399.799 4.991.614 Không kỳ hạn 109.918 784.705 912.870 805.378 Có kỳ hạn 317.235 2.055.145 3.476.929 4.186.236 Tổng tiền gửi 6.353.898 16.052.436 29.001.721 28.539.668 Nguồn:-Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của ACB năm 2005, 2006, 2007 và báo cáo tài chính chưa hợp nhất và chưa kiểm toán 30/09/20008 ● Đầu tư chứng khoán: Năm 2005, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 4.823 tỷ đồng, trong đó trái phiếu của TCTD chiếm 61,82%, trái phiếu chính phủ chiếm 38,18%. Năm 2006, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 4.288 tỷ đồng trong đó trái phiếu chính phủ chiếm 38,67%, còn 25,25% là của các tổ chức kinh tế trong nước. Năm 2007, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 7.474 tỷ đồng. Đến 30/09/2008, tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu là 13.282 tỷ đồng. Bảng 6 : Đầu tư chứng khoán (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 30/09/2008 Trái phiếu chính phủ 1.841.953 1.635.322 2.810.480 4.657.762 Tổ chức tín dụng khác 2.981.814 1.525.499 2.880.868 5.128.459 Tổ chức kinh tế trong nước - 1.067.800 1.783.000 3.495.565 Tổng đầu tư chứng khoán 4.823.767 4.228.621 7.474.348 13.281.786 Nguồn:-Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2005, 2006, 2007 -Báo cáo tài chính đến hết ngày 30/09/2008 chưa hợp nhất và chưa kiểm toán. 2.1.2. Tình hình hoạt động. Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác của thế giới, kéo theo suy thoái, thậm chí đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong nỗ lực phục hồi kinh tế và hoạt động thị trường tài chính, Ngân hàng trung ương nhiều nước đồng loạt cắt giảm lãi suất đến mức kỷ lục cũng như liên tục đưa ra các gói cứu trợ và kích thích kinh tế khổng lồ. Đặc biệt, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã lần đầu tiên đưa lãi suất về mức 0%. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với các nước khác; xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến; hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bị đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc... Những biến động khó lường nêu trên của môi trường kinh doanh làm cho việc cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng của các ngân hàng thương mại trong đó có ACB rất khó khăn. Cụ thể, lãi suất cơ bản thay đổi liên tục đã làm cho lãibsuất huy động tăng đến 18%/năm rồi giảm xuống còn 7,5-8%/năm trong vòng 4-5 tháng, từ đó ảnh hưởng mạnh đến giá vốn huy động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất trần cho vay cũng thay đổi với tốc độ nhanh làm lãi suất cho vay thực tế giảm từ 21%/năm xuống còn 12,75%/năm và 10,5%/năm chỉ trong vòng 4-6 tháng đã tác động bất lợi đến thu nhập ròng từ lãi của toàn hệ thống. Các chỉ tiêu tăng trưởng cũng bị ảnh hưởng khi vốn huy động toàn hệ thống ngân hàng cả năm 2008 chỉ tăng 20,5%, còn tổng dư nợ tín dụng tăng 23,4%, mức tăng trưởng cả hai chỉ tiêu này chỉ gần bằng 1/2 tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước. Bảng 7: Tổng hợp tình hình hoạt động năm 2008 chỉ tiêu thực hiện 2008(tỷ đồng) kế hoạch 2008(tỷ đồng) % so với kế hoạch thực hiện 2007(tỷ đồng) % tăng trưởng so với 2007 Lợi nhuận trước thuế 2.561 2.500 102,4% 2.117 20.4 Tổng tài sản 105.306 145.000 72,6% 85.392 23.3% Dư nợ cho vay khách hàng 34.833 59.000 59,0% 31.811 9.5% Huy động khách hàng 75.113 94.500 79,5% 62.252 20.7% Thu dịch vụ 680 465 146,2% 343 98.3% 2.1.3. Các thành tích đạt được. Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến ngày 08/12/2008 đã đạt trên 6.355 tỷ đồng, tăng 317,75 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến ngày 30/09/2008 là 110.666 tỷ đồng, tăng gần 354,7 lần, dư nợ cho vay cuối năm 1994 là 164 tỷ đồng, tính đến thời điểm 30/09/2008 đạt 36.497 tỷ đồng, tăng 222,5 lần. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2008 là 1.388 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của thị trường tài chính Mỹ nên năm 2008 vừa qua kế hoạch đặt ra của năm 2007 đối với năm 2008 đã không đạt được như mong muốn những cũng không có gì ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động và phát triển của ngân hàng trong những năm tiếp theo. ACB vẫn đang duy trì vị thế ngân hàng đứng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần về lợi nhuận, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, và tiền gửi khách hàng ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng sự nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “ Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện. 2.2. Ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Vĩnh Phúc 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh: Chi nhánh ACB Vĩnh Phúc, tiền thân là phòng giao dịch Vĩnh Phúc thuộc chi nhánh ACB Hà Nội chính thức đi vào hoạt động tháng 12/2008. Thời gian hoạt động chưa lâu, hiểu biết về địa bàn mới chưa kĩ càng, nên kết quả đạt được có phần khiêm tốn. Trong thời gian tới, với những lợi thế của mình ACB Vĩnh Phúc chắc chắn sẽ là một chi nhánh tiềm năng. Bảng 8: Một số chỉ tiêu về hoạt động năm 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26270.doc
Tài liệu liên quan