Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK

Mục lục

Lời mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng HABUBANK .1

1. Khái quát về lịch sử phát triển Ngân hàng HABUBANK 1

2. Lĩnh vực hoạt động .3

2.1. Huy động vốn .3

2.2. Cho vay đầu tư .3

2.3. Bảo lãnh .4

2.3. Thanh toán và tài trợ thương mại 4

2.5. Ngân quỹ .4

2.6. Hoạt động khác 4

3. Mô hình cơ cấu tổ chức .5

3.1. Phòng kế toán giao dịch .6

3.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp .7

3.3. Phòng khách hàng cá nhân .8

3.4. Phòng tổng hợp tiếp thị 9

3.5. Phòng tiền tệ kho quỹ 10

4. Ban điều hành .11

Chương II: Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng HABUBANK.13

1. Hoạt động huy động vốn .13

2. Hoạt động sử dụng vốn .14

2.1. Hoạt động cho vay khách hàng .14

2.2. Hoạt động đầu tư .16

3. Dịch vụ ngân hàng .18

3.1. Bảo lãnh .18

3.2. Thanh toán quốc tế 18

3.3. Dịch vụ ngân hàng tự động 19

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên. 2. Lĩnh vực hoạt động Cũng giống như hầu hết các ngân hàng, NHTM cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác đối với tất cả các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân...) trên địa Hà Nội với các hoạt động sau: 2.1. Huy động vốn Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ; Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. 2.2. Cho vay, đầu tư Cho vay ngằn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư; Tài trợ xuất nhập khẩu: chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Cho vay, tài trợ, uỷ thác theo chương trình của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp định tín dụng khung; Thấu chi, cho vay tiêu dùng Hùn vốn liên doanh liên kêt với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế; Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. 2.3. Bảo lãnh Với các hình thức: Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh; Ký xác nhận bảo lãnh đối với các hối phiếu, lệnh phiếu; Các hình thức khác theo quy định của Nhà nước và Pháp luật. 2.4. Thanh toán và tài trợ thương mại Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union; Thanh toán uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, sec; Chi trả kiều hối. 2.5. Ngân quỹ Mua bán ngoại tệ; Mua bán các chứng từ có giá ( trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu); Thu, chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ Cho thuê két sắt; cất giữ, bảo quản vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá. 2.6. Hoạt động khác Khai thác Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, bảo lãnh, phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 3. Mô hình cơ cấu tổ chức: Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả. Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở và 24 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần nhà Hà Nội Tổng Giám Đốc Phó TổngGiám Đốc Phòng kế toán giao dịch Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng thông tin điện toán Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng kinh doanh Phòng tiền tệ kho quỹ ëChức năng nhiệm vụ của các phòng,ban: 3.1. Phòng Kế toán giao dịch: 3.1.1.Chức năng Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng. 3.1.2. Nhiệm vụ Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy. Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhât của các chi nhánh HABUBANK. Thiết lập thông sô đầu ngày để thực hiện hay không thực hiện các giao dịch. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: mở, đóng các tài khoản, thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản, bán séc/ấn chỉ thường… cho khách hàng theo quy định, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ/tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền; Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật ký theo quy định; Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định; Làm các công tác khác; Chịu trách nhiệm trước Giám đôc về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được uỷ quyền. 3.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp: 3.2.1.Chức năng Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN. 3.2.2. Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng; Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng; Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý các giao dịch; Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định; Quản lý các khởn cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo; Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, bảo lãnh; Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định; Làm công tác khác; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiềm vụ được giao. 3.3. Phòng khách hàng cá nhân 3.3.1. Chức năng Là phòng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng là các nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của NHNN. 3.3.2. Nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo quy định của NHNN; Tổ chức huy động vốn của dân cư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ của Ngân hàng đến khách hàng; Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền. Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng; Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch; Cập nhật, phân tích toàn diện thông tin về khách hàng theo quy định; Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh. Quản lý tài sản đảm bảo; Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên các hoạt động kinh tế, khả năng tài chình của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả; Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; Là đầu mối hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát các hoạt động của điểm giao dịch; Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm khác theo hướng dẫn của HABUBANK; Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nhiệm vụ, những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc xem xét, giải quyết; Làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, lưu trữ hồ sơ, số liệu theo quy định; Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng Làm công tác khác Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. 3.4. Phòng Tổng hợp tiếp thị 3.4.1. Chức năng Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh. 3.4.2. Nhiệm vụ Là đầu mối triển khai các và tư vấn khách hàng về sản phẩm của ngân hàng; Là đầu mối tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng, chiến lược khách hàng; Tham mưu cho Giám đốc: xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh theo định kì đến các đơn vị trong toàn chi nhánh, theo dõi, phân tích, tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và của toàn chi nhánh theo chỉ đạo của Ban giám đốc, làm đầu mối tổng hợp báo cáo và lập báo cáo theo quy định; Tham mưu cho Ban giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày; Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác thông tin phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản đảm bảo của toàn chi nhánh; Làm công tác thi đua của chi nhánh Nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình lên Giám đốc quyết định; làm đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền; Tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong phòng; Làm một số công tác khác và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao. 3.5. Phòng Tiền tệ kho quỹ 3.5.1. Chức năng Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và HABUBANK. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. 3.5.2. Nhiệm vụ Quản lý an toàn kho quỹ; Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy kịp thời, chính xác, đúng chế độ và quy định; Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn; thu chi lưu động tại các doanh nghiệp; Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch, phòng Tổ chức hành chính thực hiện chuyển tiền giữa quỹ của chi nhánh với NHNN, điểm giao dịch, máy rút tiền tự động an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh; Thương xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hay sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý, lập kế hoạch sửa chữa cải tạo tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn; Thực hiện theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ kịp thời. Làm báo cáo theo quy định của NHNN và HABUBANK; Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển sec du lịch, hoá đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hay các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu; Tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong phòng; Thực hiện các công tác khác và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao. 4. Ban điều hành: - Bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Tham  gia Habubank từ năm 1995, đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 2002, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng. - Ông Đỗ Trọng Thắng - Phó Tổng giám đốc Với  nhiều  kinh nghiệm chuyên viên kinh tế và quản lý  tài  chính doanh nghiệp, được bổ nhiệm giữ chức Phó  Tổng giám  đốc, phụ  trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng. - Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Tổng giám đốc Bắt  đầu  công tác tại Habubank  từ năm 1989; từ ngày 2/6/2003, được  tín nhiệm  bầu  giữ chức Phó Tổng  giám  đốc, phụ  trách tài  chính và cung ứng dịch vụ. - Bà Lê Thu Hương - Phó Tổng giám đốc Thạc sỹ quan hệ đối ngoại, cử nhân kinh tế, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. - Bà Nguyễn Dự Hương - Phó Tổng giám đốc Cử  nhân  kinh  tế,  phụ trách mảng  Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân. - Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Tổng giám Cử nhân  kinh  tế,  phụ trách mảng Nguồn vốn - Ngoại hối - Ngân quỹ. - Ông Nguyễn Tuấn Minh - Phó Tổng giám đốc Cử nhân Quan hệ quốc tế và Cử nhân luật, phụ trách mảng Pháp chế - Tuân thủ - Đầu tư. Chương II Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng HABUBANK 1. Hoạt động huy động vốn Trong năm 2006, mặc dù thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng kết hợp với việc chạy đua về “lãi suất”. Bằng các biện pháp hữu hiệu, HABUBANK đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn huy động như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh; áp dụng các phương thức marketing hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với ngân hàng, mở thêm kênh huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu… Năm 2006 cũng là năm đầu tiên HABUBANK phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước, sau thời gian ngắn (10 ngày) toàn hệ thống huy động được 131 tỷ đôngd tại thời điểm 31/12/2006. Kết quả này tạo đà cho năm 2007 phát triển thêm sản phẩn huy động vốn nhằm thu hút hiệu quả các nguồn vốn trong dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển của HABUBANK. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, HABUBANK cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính, ngân hàng để tăng cường nguồn vốn huy động. Tổng vốn huy động của HABUBANK đến 31/12/2006 đạt 9743 tỷ VND, tăng trưởng 98,76% so với năm 2005 ( tương đương 4841 tỷ đồng), trong đó huy động từ thị trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng 49,02% tổng vốn huy động. Trong năm 2006, HABUBANK vẫn tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Dự án Tài chính Nông thôn II – RDFII do Ngân hàng Thế Giới tài trợ. Số liệu cụ thể: Đơn vị: triệu đồng Số dư nguồn vốn huy động 31/12/2005 % so với tổng nguồn 31/12/2006 % so với tổng nguồn So 31/12/2005 Tiền gửi tiết kiệm 2.486.367 45% 3.595.212 30,77% +144,60% Tiền gửi khách hàng 609.908 11,04% 1.371.878 11,74% +224,93% Huy động LNH 1.806.110 32,69% 4.776.242 40,88% +236,60% Tổng huy động 4.902.385 88,73% 9.743.332 83,39% +198,74% Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 của ngân hàng HABUBANK Đơn vị: triệu đồng Cơ cấu nguồn vốn 2005 % so với tổng nguồn 2006 % so với tổng nguồn Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu 391.464 7,09% 1.756.381 15,03% +348,66% Tiêng gửi của khách hàng 3.096.275 56,04% 4.616.096 39,50% +49,08% Tiền gửi thanh toán, gửi và vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng 1.852.728 33,53% 5.119.006 43,81% +176,29% Các khoản phải trả 184.324 3,34% 193.835 1,66% +5,12% Tổng nguồn vốn 5.524.791 100% 11.685.318 100% +111,51% Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 của ngân hàng HABUBANK 2. Hoạt động sử dụng vốn 2.1 Hoạt động cho vay khách hàng Năm 2006, hệ thống mạng lưới của HABUBANK đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, HABUBANK còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Sự thay đôi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mửo rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. HABUBANK đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng – là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng là 6087,385 tỷ đồng, tăng 82,7% so với năm 2005. Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm 59,63%, dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 26,45% bởi đây là những đối tượng khách hàng được ưu tiên và là mục tiêu lâu dài của HABUBANK. Tuy nhiên, HABUBANK vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm bảo đảm nguồn thu nhập đều cho ngân hàng đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng. Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh của ngân hàng là điều HABUBANK luôn hướng tới. Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2006, HABUBANK còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro, ban hành định hướng cho vay, hoàn thiện các quá trình, quy chế, các quy định nội bộ để thống nhất phương thức quản lý tín dụng trong toàn hệ thống, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rá soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ để phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý. Việc tăng cường công tác quản lý, áp dụng chính sách cho vay hợp lý; tuân thủ đúng quy định của Việt Nam cũng như của Ngân hàng Nhà nước để quản lý rủi ro, vừa đào tạo cho mình đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng chuyên nghiệp, nhạy bén ở mọi thời điểm là những yếu tố giúp HABUBANK luôn chủ động trong mọi tình huống. Mặc dù với tốc độ phát triển ngày càng cao của ngành ngân hàng nói chung và sự phát triển của HABUBANK nói riêng trong năm 2007 cũng như các năm tiếp theo, HABUBANK tự tin có thể đảm bảo sự bền vững trong hoạt động cho vay của mình, tiếp tục là ngân hàng có truyền thống hiệu quả an toàn trong kinh doanh. 2.2. Hoạt động đầu tư 2.2.1. Đầu tư vào thị trường liên ngân hàng và thị trường mở Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của HABUBANK trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên thị trường mở, HABUBANK đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các ngân hàng trên địa bàn mới như Cần Thơ, Long An, Thanh Hoá… và đảy mạnh mối quan hệ với nhiều ngân hàng mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng 3,2 lần so với năm 2005 đạt 139.086 tỷ đồng, tương đương 526 tỷ đồng/ngày. Ngoài ra, HABUBANK cũng tăng cường hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư. Số liệu: Đơn vị: triệu đồng Vay các TCTD Tiền gửi tại TCTD Đầu tư trái phiếu Cho vay CTCTD Số dư quý 1/2006 3.122.680 1.744.121 1.081.564 174.186 Số dư quý 2/2006 4.354.894 3.513.240 1.411.728 167.753 Số dư quý 3/2006 6.454.420 4.694.220 1.780.440 105.369 Số dư quý 4/2006 4.776.242 3.596.710 1.500.334 62.185 Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 của ngân hàng HABUBANK Trong năm 2006, HABUBANK đã được bộ tài chính công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu và đã kết hợp với công ty chứng khoán HABUBANK bảo lãnh phát hành 200 trái phiếu cho tập đoàn Vinashin. Kết quả thu lãi tiền gửi năm 2006 của ngân hàng đạt 422,56 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 2005 và thu từ tham gia thị trường tiền tệ đạt 114,6 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005. 2.2.2. Đầu tư chứng khoán Trong năm 2006, công ty chứng khoán HABUBANK đã hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ của mình và đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phép thực hiện các dịch vụ sau: - Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. - Lưu ký chứng khoán. - Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. - Bảo lãnh phát hành chứng khoán. - Môi giới chứng khoán. Sau 9 tháng đi vào hoạt động, tính đến 31/12/2006, tổng số tài khoản khách hàng đã mở tại HABUBANK SECURITIES là 1500 tài khoản và tổng giá trị khớp lệnh là 2000 tỷ đồng. Mặc dù năm 2006 là năm đầu tiên di vào hoạt động nhưng công ty chứng khoán HABUBANK đã kinh doanh có hiệu quả cao. Lợi nhuận trước thuế của HABUBANK SECURITIES là 18,4 tỷ đồng. 2.2.3. Kinh doanh ngoại tệ Trong năm 2006, bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, HABUBANK cũng đẩy mạnh việc mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây. Tại địa bàn Hà Tây, HABUBANK là ngân hàng đầu tiên mở được đại lý. Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm đạt 3634 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005. Lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch. Ngân hàng đã thiết lập các hạn mức trạng thái cho từng loại ngoại tệ. Trạng thái của các loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và các chiến lược phòng ngừa rủi ro được áp dụng để đảm bảo trạng thái các loại ngoại tệ được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. 3. Dịch vụ ngân hàng 3.1. Bảo lãnh Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt 966,5 tỷ đồng, tăng 72,28% (tương đương 405,5 tỷ đồng) so với năm 2005. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh năm 2006 đạt 11,8 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2005. 3.2. Thanh toán quốc tế Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc về cả chất và lượng trong hoạt động thanh toán quốc tế của HABUBANK. Thực hiện quyết tâm đẩy mạnh dịch vụ thanh toán của Hội đồng quản trị, toàn ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan: hoàn thành vượt mức kế hoach doanh số TTQT và thu phí dịch vụ thanh toán được Hội đồng Quản trị đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động. Doanh số TTQT năm 2006 đạt 349,22 triệu USD, đạt 149% so với kế hoạch đầu năm, tăng 131% so với cùng kỳ năm 2005. Năm 2006 cũng là năm HABUBANK đạt được giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Citigroup trao tặng tháng 4/2006 dành cho ngân hàng có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Tăng cường quan hệ với các ngân hàng đại lý, tăng và sử dụng có hiệu quả hạn mức L/C xác nhận tại các ngân hàng nước ngoài như Citibank, CSB, SMBC, ANZ, BNP, Commonwealth, UOB, Credit Suisse, ING, RZB, Scotia Bank, BHF, Fortis Bank… Thiết lập mã khoá giao dịch trực tiếp với hàng chục ngân hàng ở Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông tạo thuận lợi giao dịch của khách hàng. Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý có quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 85 nước và vùng lãnh thổ. Trong năm, ngân hàng đã tạo nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và thuận tiện như tái cấp vốn L/C nhập khẩu, bao thanh toán hàng xuất khẩu. Mục tiêu của HABUBANK trong năm 2007 là tiếp tục nâng cao doanh số thanh toán quốc tế, đạt tối thiểu 150% doanh số năm 2006, nâng cao mức phí thu từ hoạt động thanh toán, trong đó có thanh toán quốc tế lên 171% so với năm 2005; tiếp tục thắt chặt và mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý nhằm tạo sự thuận tiện cho giao dịch của khách hàng, nghiên cứu và đưa vào cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán mới đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. 3.3. Dịch vụ ngân hàng tự động Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, 2006 là năm HABUBANK tập trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng cụ thể: -Rà soát và kiểm tra các giao dịch thẻ, thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn các giao dịch trên thẻ. - Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24h. -Mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ để tạo tiện ích cho chủ thẻ. -Triển khai dịch vụ SMS Banking, Phone Banking, Email Banking để hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài khoản, thuận tiện trong tra cứu thông tin. -Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hành trung thành và sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho các chủ thẻ khi thanh toán tiền mua hàng hoá và dịch vụ thẻ của ngân hàng. -Phát hành loại thẻ HABUBANK QUICKCARD (phát hành nhanh) cho các chủ thẻ, theo đó khách hàng có thể nhận thẻ ngay sau khi đăng ký mà không cần phải quay lại ngân hàng lần nữa. Trong năm 2007, HABUBANK triển khai dự án mua hệ thống switch mới cho ngân hàng và hoàn thành các công tác chuẩn bị đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng NHTMCP Nhà HN (HabuBank) <NHa>.DOC
Tài liệu liên quan