Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu Khí

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM 3

1.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam. 3

1.1.1 Quá trình hình thành 3

1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí ( PVEP ) 4

1.1.3. Nhiệm vụ và chiến lược của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí 5

1.2 Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Thăm dò và Dầu Khí Việt Nam 5

1.2.1 Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí 5

1.2.2 Hoạt động đầu tư 8

1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam 9

1.4 Lực lượng lao động của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí 11

1.5 Thành tích và mục tiêu của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam 13

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM 19

2.1 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty Thăm dò và Khai Thác dầu khí ( PVEP ) 19

2.1.1 Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển 19

2.2 Thực trạng hoạt động Lập dự án của PVE 24

2.2.1 Quy trình lập dự án đầu tư 24

2.2.2 Nội dung lập dư án đầu tư: 25

2.2.3 Kết quả hoạt động lập dự án của PVEP 26

2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án 27

2.3. Thực trạng quản lý dự án của PVEP 28

2.3.1 Quy định về quản lý các hoạt đông của dự án dầu khí. 28

2.3.2 Nội dung về quy định quản lý dự án 29

2.4 Thực trạng về công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu của PVEP 32

2.4.1 Tổng quan về công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu của PVEP 32

2.4.2 Nội dung Quy trình tổ chức đấu thầu của PVEP 35

2.5 Thực trạng thẩm định dự án của PVEP 36

2.5.1 Qui trình thẩm định dự án đầu tư của PVEP 36

2.5.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư của PVEP 38

2.5.3 Kết quả thẩm định dự án của PVEP 39

2.6 Thực trạng quản lý rủi ro của PVEP 39

2.6.1 Qui trình đánh giá rủi ro khi xem xét đến kinh tế đề án giai đoạn thăm dò 39

2.6.2 Nhận diện các rủi ro thường gặp phải trong dự án dầu khí 41

2.7 Thực trạng hoạt đông chuyển giao công nghệ của PVEP 43

2.7.1 Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài của PVEP 43

2.7.2 Chuyển giao công nghệ 43

2.8 Đánh giá về hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của PVEP 44

PHẦN 3 : CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ 46

3.1 Giải pháp chung 46

3.1.1 Giải pháp về đầu tư 46

3.1.2. Giải pháp về tài chính 46

3.1.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý và điều hành 47

3.1.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 48

3.2 Giải pháp riêng 48

3.2.1 Giải pháp cho hoạt động đàu tư phát triển 48

3.2.2 Giải pháp cho hoạt động lập dự án 50

3.2.3 Giải pháp cho hoạt động quản lý dự án 51

3.2.4 Giải pháp cho hoạt động tổ chức đấu thầu và tham gia dự thầu của tổng công ty PVEP 52

3.2.5 Giải pháp cho hoạt động thẩm định dự án 53

3.2.6 Giải pháp cho hoạt động quản lý rủi ro 54

3.2.7 Giải pháp cho hoạt động chuyển giao công nghệ 55

KẾT LUẬN CHUNG 57

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2677 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu Khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong và ngoài nước. Chiến lược của PVEP sẽ mở rộng khai thác dầu và khí cả trong và ngoài nước, dự kiến đến năm 2015 sẽ có tổng cộng trên 40 mỏ dầu, khí được đưa vào khai thác. Sản lượng khai thác dự báo trong giai đoạn 2009-2010 là trên 20 triệu tấn dầu và trên 10 tỷ m3 khí, trong giai đoạn 2011-2015 tổng sản lượng dầu khí khai thác qui đổi dự kiến trên 130 triệu tấn và trong giai đoạn 2016-2025 tổng sản lượng dầu khí khai thác qui đổi dự kiến trên 400 triệu tấn. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty Thăm dò và Khai Thác dầu khí ( PVEP ) 2.1.1 Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển * Đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản: Đầu tư cho xây dựng cơ bản là hoạt động tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua săm máy móc thiết bị. Đối với PVEP, việc đầu tư cho xây dựng cơ bản là hết sức quan trọng. Tổng công ty làm việc trong tòa nhà 18 Láng Hạ, một trong 10 toà nhà đẹp và hiện đại nhất Thủ đô Hà Nội, với hệ thống trang thiết bị kĩ thuật như: máy tính, mạng internet, máy quét, máy in... cơ sỏ vật chất thuận tiện cho công việc của cán bộ công nhân viên. Hàng năm, tổng công ty bỏ ra khoảng 700 triệu VNĐ cho việc mua sắm mới và tu sửa trang thiết bị, đặc biệt Tổng công ty có hẳn một phòng chuyên viên kĩ thuật chuyên sửa chửa và cài đặt phần mêm cho hệ thống máy tính, điều này chứng tỏ việc Đầu tư XDCB được tổng công ty hết sức quan tâm. * Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của PVEP - Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của PVEP: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí. PVEP thực hiện nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đào tạo trong nước và ngoài nước, đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ, đào tạo kèm cặp và tự đào tạo .. Tổng Công ty cũng khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho CBCNV tự xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học phù hợp với công việc của mình.  PVEP đang triển khai kế hoạch tiến hành xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cho mỗi kỹ sư, chuyên viên, sau đó sẽ áp dụng hình thức học trực tuyến trên mạng (e-Learning) để có thể thực hiện công tác đào tạo cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo nên một môi trường học tập năng động trong toàn Tổng Công ty..  - Chế đọ và chính sách phát triển nguồn nhân lực của PVEP: Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí luôn cập nhật, hoàn thiện và nâng cao các chế độ, chính sách dành cho người lao động, thể hiện trách nhiệm của lãnh đạo PVEP cũng như sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Là một doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí duy trì hệ thống lương cơ bản theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 theo đó hệ số lương cơ bản chủ yếu dựa theo số năm công tác và mức lương cơ bản được lĩnh được tính theo mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.  Song song với hệ thống lương cơ bản, PVEP xây dựng hệ thống lương chức danh trên nguyên tắc làm công việc nào hưởng lương công việc đó. Tổng Công ty cũng đang triển khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn chức danh nhằm chuẩn hóa những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho mỗi bậc lương chức danh, nhằm xác định trả lương đúng người, đúng việc, tạo điều kiện và mạnh dạn giao cho lực lượng lao động trẻ có năng lực, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đảm nhận những công việc khó khăn phức tạp và được hưởng mức lương tương xứng. Đặc biệt trong hệ thống lương chức danh, ngoài các ngạch lương thông thường như nhân viên, cán sự, chuyên viên/kỹ sư, còn có ngạch lương chức danh chuyên gia với mức tương đương ngạch lương dành cho các vị trí quản lý cao nhất của Tổng Công ty nhằm tạo điều kiện cho những chuyên viên/kỹ sư có trình độ chuyên môn xuất sắc được hưởng mức lương thỏa đáng để toàn tâm toàn ý cho công tác chuyên môn.   Hệ thống lương chức danh của PVEP được sửa đổi, bổ sung hàng năm nhằm tiếp cận dần và tiến tới có tính cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và châu lục. PVEP còn có chế độ trả thưởng đi đôi với chế độ trả lương. Ngoài các khoản thưởng theo luật định vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh …, tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh CBCNV còn có những khoản thưởng vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày thành lập Tổng Công ty, đón mừng phát hiện mỏ dầu mới, đón mừng khai thác dòng dầu đầu tiên v.v… Đặc biệt PVEP có chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.  Đồng thời với chế độ tiền lương, tiền thưởng, PVEP còn xây dựng hệ thống các chính sách phúc lợi cho bản thân CBCNV và các thành viên gia đình, bao gồm các chế độ phúc lợi hàng tháng như phụ cấp ăn trưa, đi lại, cước phí điện thoại … và các chế độ phúc lợi hàng năm như phụ cấp trang phục, chỗ ở, trợ cấp giáo dục cho con CBCNV.  Ngoài các chế độ phúc lợi cho mỗi CBCNV, Tổng Công ty còn có các chế độ phúc lợi cho tập thể lao động, khuyến khích các hoạt động giao lưu theo nhóm ngoài giờ làm việc, trong nội bộ các Ban/Đơn vị hoặc giữa các Ban/Đơn vị với nhau để tạo điều kiện thiết lập và tăng cường những mối quan hệ đồng nghiệp, hỗ trợ và hợp tác cùng nhau làm việc vì lợi ích chung * Đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển hoạt động thăm do và khai thác dầu khí Tổng công ty luôn rất quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí như: hàng năm cử cán bộ nhân viên di học hỏi bổ sung kiến thực tại các nước tiên tiến, thành lập các phòng ban nghiên cứu, tìm kiếm và thăm dò, và tìm mua các công nghệ mới, hiện đại. Với tính chất đặc thù của công việc thăm dò và khai thác các dự án dầu khí ở khắp các lục địa, thì máy móc thiết bị là mối quan tâm hàng đầu của Tổng công ty, có máy móc và thiết bị tối tân thi công tác thăm dò và khai thác mới chính xác, tăng hiệu quả kinh tế. Hàng năm, tổng công ty bỏ ra gần 200 triệu USD cho việc đấu thầu, mua sắm và tu sửa máy móc thiết bị. Ví dụ như mua các tàu địa chấn 2D, 3D nhằm đạt các mục tiêu: thực hiện chiến lược, kế hoạch tự chủ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; tham gia cung cấp dịch vụ thu nổ địa chấn ngoài khơi cho các nhà thầu dầu khí trong và ngoài nước và phát triển năng lực kỹ thuật, nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ thu nổ địa chấn. Và thực tế việc đầu tư vào các tàu địa chấn đã thu được các thành tích về thu nổ địa chấn như : Tính đến 31/12/2008, PVEP đã/đang thực hiện 15 dự án (đã kết thúc 07 dự án 2D và 07 dự án 3D, đang triển khai 01 dự án) với số lượng thu nổ 38.862 km 2D và 6.815 km2 3D, trong đó: Các dự án/HĐ dầu khí do PVEP điều hành và điều hành chung: - Địa chấn 2D: 16.498 km (trong nước 9.749 km, nước ngoài 6.749 km), - Địa chấn 3D: 6.815 km2 (trong nước 6.590 km2, nước ngoài 225 km2 ) Dự án thu nổ địa chấn không độc quyền (TGS-Nopec và PGS) - Địa chấn 2D trong nước: 18.923 km. Dự án thu nổ ban biên giới (CSL-08): - Địa chấn 2D đạt 3.441 km. Trong năm 2008, ước thực hiện đầu tư cho hoạt động TDKT của PVEP như sau (triệu USD): Hạng mục Trong nước Nước ngoài TỔNG Thăm dò thẩm lượng 99,05 69,2 168,25 Phát triển mỏ 582,6 66,2 648,8 Khai thác 283,7 15,6 299,3 TỔNG 965,35 151,0 1.116,35 Bảng 3 : Các hạng mục đầu tư TDKT của PVEP năm 2008 * Đầu tư cho hoạt động marketing của PVEP Hoạt động Marketing là hoạt động quan trọng của bất kì một doanh nghiệp nào, chính vì vậy PVEP rất chú trọng cho việc quảng cáo thương hiệu và xây dựng thương hiệu của mình trên toàn thế giới. Việc đầu tư quảng cáo cho thương hiệu của mình sẽ giúp cho PVEP nâng cao uy tín của mình ở các nước, do đó sẽ nâng cao khả năng thắng thầu đối với các dự án dầu khí, tạo sự phát triển cho Tổng công ty. Các hoạt động marketing diễn ra như: quảng cáo, tham gia đấu thầu ở nhiều dự án, tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức nhiều buổi diễn đàn và tham gia diễn đàn dầu khí, tạo trang web, mở các văn phòng và chi nhánh của minh ở trong nước và nước ngoài.... 2.2 Thực trạng hoạt động Lập dự án của PVE 2.2.1 Quy trình lập dự án đầu tư * Quy trình lập dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PVN ): LẬP DỰ ÁN DẦU KHÍ ( Tổ dự án Dầu khí ) ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI ĐẦU TƯ ( Cấp có thẩm quyền) TÌM KIẾM CƠ HỘI ĐẦU TƯ (Tổ dự án Dầu khí) Thông tin về CHĐT Báo cáo đầu tư (BCĐT) Văn bản cho phép tham gia dự án Xem xét Thông qua Hình 4: Qui trình lập dự án của PVN * Qui trình lập dự án Dầu khí của Tổng công ty thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP ) Đánh giá cơ hội đầu tư (Tổ dự án ) Tìm kiếm cơ hội đầu tư Xây dựng kế hoạch tìm kiếm CHĐT Thông tin về CHĐT đi tiếp Chiến lược KH Tổng GĐ Báo cáo đánh giá cơ cấu DA Báo cáo nhanh/ báo cáo tóm tắt Báo cáo môi trường đầu tư Báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư Hình 5: Qui trình lập dự án của PVEP 2.2.2 Nội dung lập dư án đầu tư: - Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện của dự án đầu tư : Nêu lên vị trí địa lý, điều kiện chính trị, kinh tế- xã hội, công nghiệp dầu khí, pháp lý hợp đồng. Đánh giá các thuận lợi & khó khăn và biện pháp giảm thiểu rủi ro của môi trường đầu tư - Nghiên cứu tiềm năng dầu khí của dự án + Tìm hiểu về ví trí và lịch sử thăm dò + Đặc điểm địa chất khu vực + Hệ thống dầu khí + Tiềm năng dầu khi + Chương trinh tìm kiếm thăm dò/ thẩm lượng/ khai thác - Nghiên cứu Công nghệ mỏ & ý tưởng/ kế hoạch phát triển mỏ + Công nghệ mỏ + Phương án phát triển mỏ + Hiện trạng khai thác và kế hoạch khai thác mỏ ( khi áp dụng) + Dự kiến chi phí & tiến độ đầu tư - Nghiên cứu về Pháp lý hợp đồng + Đánh giá chung + Quy định chính của hợp đồng & thỏa thuận liên quan - Nghiên cứu khía cạnh tổ chức và quản lý nhân sự của dự án - Phân tích khía cạnh tài chính của dự án + Phương pháp đánh giá + Thông số đầu vào + Hiệu quả dự án + Phân tích độ nhạy ( Theo thông số chính và điều kiện đầu tư chính ) + Đánh giá - Nghiên cứu phương án đàm phán/ chào hàng / đấu giá/ đấu thầu + Đề xuất các tham số chính + Hiệu quả đầu tư dự kiến + Kế hoạch triển khai đàm phán/ chào hàng/ đấu giá/ đấu thầu - Phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án. 2.2.3 Kết quả hoạt động lập dự án của PVEP Trong năm 2008, tổng số sự án đã được nghiên cứu đánh giá là 60 cơ hội (khu vực châu Mỹ Latinh: 10 cơ hội, khu vực Trung Đông: 06 cơ hội, Nga & các nước SNG: 10 cơ hội, khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương: 13 cơ hội, khu vực Châu Phi: 11 cơ hội và trong nước: 10 cơ hội), tạo tiền đề thuận lợi để ký kết các dự án mới trong năm 2009. Trong năm 2008, PVEP đã tập trung nguồn lực để đánh giá các cơ hội đầu tư mới; ở các thị trường lớn là Nga và Venezuela, PVEP/PVEP đã tranh thủ tối đa sự chỉ đạo/hỗ trợ tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị quốc gia để có được những dự án quan trọng. PVEP đã ký được 12 hợp đồng dầu khí mới trong 2008, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra (09 dự án). Cụ thể: - Trong nước: 04 dự án ((1) Khí than MVHN-KT01; (2) Khí than MVHN-KT02, (3) Lô 123; (4) Lô 129,130,131& 132); - Nước ngoài: 08 dự án nước ngoài ((1)Lô Champasak & Saravan - Lào; (2)Lô Savanakhet - Lào; (3)Lô Tanit, (4) Lô Guellala - Tunisia; (5) Lô Marine XI - CH Congo (chưa có hiệu lực); (6) Lô Danan - Iran; (7) Lô Junin - Venezuela; (8) Lô M2 - Myanmar); 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án - Chất lượng đội ngũ nhân viên lập dự án Chất lượng đội ngũ nhân viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác lập dự án. Những người tham gia công tác lập dự án phải am hiểu về dự án, về quy trình và sự cân thiết phải lập dự án, phải có kiến thức chuyên môn sâu đối với lĩnh vực mà dự án tham gia. Đội ngũ nhân viên của phòng dự án của PVEP là kĩ sư địa chất, hay cử nhân kinh tế, là những tiên sĩ hay chuyên viên đầu ngành trong viêc thăm dò và đánh giá kinh tế các dự án dầu khí, do vậy chất lượng các dự án của PVEP phần lớn được đảm bảo. Tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót là do đội ngũ nhân viên của tổng công ty không được cung cấp những trang thiết bị tối tân nhất, không được đi thực tế nhiều, thiếu sót trong viêc thu thập thông tin dẫn đến sự thiếu hiểu biết về môi trường nơi diễn ra dự án, đánh giá tiềm năng dầu khí của các dự án. - Công nghệ sử dụng cho việc lập dự án Công nghệ là công cụ hữu dụng giúp cho người lập dự án thuận tiện hơn trong việc trình bày dự án, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của dự án, giúp người lập dự án tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tính toán, phân tích độ nhạy, trình bày bảng biểu…và đảm bảo độ chính xác của các phép tính, độ tin cậy đối với việc ra quyết định đầu tư. Tổng công ty đã quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho dự án như hệ thống máy tính hiện đại, mạng interner, các hệ thống thu thập thông tin về dự án…phục vụ cho công tác lập dự án. Nhưng những điều kiện công nghệ này là chưa đủ đối với những dự án phức tạp đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại và độ chính xác cao, dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu của dự án là sai, và dự án thất bại sau khi thẩm định, hoặc khi tham gia đấu thầu ở các nước gây ra lãng phí. Việc đầu tư công nghệ cho việc lập dự án đã và đang được Tổng công ty ngày càng quan tâm - Nguồn thông tin sử dụng cho việc lập dự án Nguồn thông tin cung cấp cho việc lập dự án có đầu đủ và tin cậy thì mới đảm bảo độ chính xác trong công tác lập dự án. Nguồn thông tin có phong phú thì mới tránh được các nhận định chủ quan của người lập dự án, dẫn đến những sai lầm làm dụ án thất bại. Nguồn thông tin thường được lấy từ mạng Internet, từ các đối tác, từ các tổ chức Chính phủ của các nước, từ các công ty dịch vụ, từ sách báo…do vậy đáp ưng được phần nào đối với công tác lập dự án của Tổng công ty. - Nguồn kinh phí sử dụng cho việc lập dự án Nguồn kinh phí sử dụng sao cho vừa đủ không dư thừa, và không thiếu hụt là điều rất khó khăn. Do tính chất phức tạp của các dự án dầu khí, hàng năm Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí đã tri ra 450 triệu USD cho việc đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ, trả lương cho công nhân viên và các chuyên gia, mua thông tin và hoạt động thăm dò và tìm kiếm dầu…Việc đáp ứng đủ kinh phí sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho công tác lập dự án, và độ chính xác của các dự án của Tổng công ty. 2.3. Thực trạng quản lý dự án của PVEP 2.3.1 Quy định về quản lý các hoạt đông của dự án dầu khí. Quản lý hoạt động tìm kiếm thăm dò. - Quản lý hoạt động phát triển - Quản lý hoạt động khai thác - Quản lý hoạt động gọi vốn và cấp vốn - Quản lý hoạt động mua sắm và thuê mua dịch vụ - Quản lý về hoạt động bảo hiểm - Quản lý an toàn- sức khỏe môi trường - Các vấn đề pháp lý 2.3.2 Nội dung về quy định quản lý dự án * Quản lý về thời gian và tiến độ thực hiện dự án Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch , phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Việc quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án là hết sức quan trọng, khi dự án hoàn thành đúng thời hạn sẽ đảm bảo hiệu quả chi phí, không đánh mất cơ hội sản phẩm ra đời đúng thời điểm và kế hoạch. Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí thường xuyên cử các cán bộ chuyên ngành đi theo các dự án ở các nước, hay có văn phòng đại diện ở các nước, giám sát và khắc phục ngay những sự cố nảy sinh. Việc quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án được thể hiện ngay từ khâu lập dự án, xây dựng chương trình dự án, xác định các công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc các công viêc đó. Việc quản lý dự án này được đặt vào phòng quản lý dự án Dầu khí của Tổng công ty. * Quản lý chất lượng của dự án Mỗi một dự án thăm dò và khai thác dầu khí có số vốn lên đến hang chục triệu $, do vậy cần phải luôn kiểm tra giám sát chất lượng của các dự án. Khi các dự án đang trong thời gian khoan thăm dò nếu không phat hiện thấy mỏ dầu thì cần phải kết thúc ngay dự án, vì mỗi một mũi khoan thăm dò tới hàng mấy triệu $. Do vậy công tác khảo sát, đánh giá địa chất trước khi thực hiện khoan thăm dò là vô cùng quan trọng. Mặt khác, trong quá trình khoan thăm dò và phát triển mỏ phải chú ý đến chất lượng mũi khoan, và chất lượng mỏ, tránh tình trạng đánh giá sai tiềm năng dầu khí của mỏ sẽ đưa ra những phương án phát triển sai mỏ với thực tế gây lãng phí tiền của. Nhận biết được tầm quan trọng đó, Tông công ty đã đầu tư hàng trăm triệu $ vào máy móc thiết bị tìm kiếm thăm dò như tàu địa chấn 2D, 3D, thuê đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi đối với những dự án phức tạp đảm bảo chất lượng của các dự án. * Quản lý chi phí của dự án Với số vốn lón như vậy, việc quản lý chi phí cho dự án càng phải sát sao hơn, chi sao cho đủ và đúng với kế hoạch đã đề ra. Việc quản lý chi phí được thể hiện như: việc quyết định tham gia dự án hay chi bao nhiêu cho dự án phải do quyết định của các cấp cơ thẩm quyền Thẩm quyền phê duyệt các dự - Theo dự thảo của PVEP TGĐ HĐTV Tập đoàn Dự án làm chủ PVEP PVEP đầu tư 300 tỷ VNĐ 500 tỷ VNĐ 1000 tỷ VNĐ 1500 tỷ VNĐ Dự án sử dụng vốn của các thành phần Tổng giám đốc PVEP HĐTV Tập kinh tế PVEP đoàn Hình 6: Qui định thẩm quyền phê duyệt của PVEP - Theo quy định của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam TGĐ tập đoàn phê chuẩn HĐTV PVEP TGĐ VSP HĐTV PVEP, Tổng giám HĐQT tập đoàn phê duyệt ( sau Dự án đốc VSP khi được Thủ tướng chấp thuận do PVEP, VSP làm Chủ đầu tư 500 tỷ VNĐ 1000 tỷ VNĐ Dự án do PVN làm Chủ đầu tư Tổng giám đốc tập đoàn phê duyệt HĐQT tập đoàn phê duyệt ( sau khi được Thủ tướng chấp thuận ) Hình 7: Qui định thẩm quyền phê duyệt của PVN 2.4 Thực trạng về công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu của PVEP 2.4.1 Tổng quan về công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu của PVEP Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí PVEP đã tham gia đấu thầu 95 dự án, nhưng số dự án trúng thầu và hiện nay đang tham gia là 48 dự án, được chia như sau: Phân loại theo phạm vi dự án: Trong nước: 30 Nước ngoài: 18 (04 khu vực, 14 nước) Phân loại theo loại hình hoạt động: TKTD: 27 (trong nước 13, nước ngoài 14) Phát triển khai thác: 21 (trong nước 17, nước ngoài 04) Phân loại theo loại hình điều hành: PVEP điều hành: 15 (trong nước: 05; nước ngoài: 10) Điều hành chung: 11 (trong nước: 09; nước ngoài: 02) Tham gia góp vốn không điều hành: 22 (trong nước: 16; nước ngoài: 06) Nội dung các dự án tham gia đâu thầu như: STT Giá trị gói thầu USD Tr. VNĐ 1 2 3 4 Tổng cộng (A+B) 6 754 364,2 20 192,0 A - Phần công việc do PIDC tự thực hiện 0,0 2 424,32 1 Căn cứ hậu cần 1 284,9 KSTK kho kín căn cứ hậu cần Cải tạo kho kín Thuê lái xe nâng cho căn cứ Thuê xe cẩu, xe tải cho căn cứ Lắp đặt hệ thống thông tin cho căn cứ 2 Thử vỉa, hoàn thiện GK THC-04 (XNDK Thái Bình) 947,8 3 Xử lý rác thải 32,2 4 Bảo vệ 64,9 5 Cứu hoả 75,2 6 Cấp cứu y tế 19,4 B - Phần công việc thông qua đấu thầu 6 754 364,2 17 767,6 I/ Dịch vụ thông qua đấu thầu Quốc tế 6 754 364,2 0,0 1 Giàn khoan 2 986 700,0 2 Ống chống (bgồm Tubing cho Hoàn thiện GK ĐQD) 501 601,0 Ống chống (bgồm Tubing cho Hoàn thiện GK ĐQD) Mua ống chống của Vietgasprom Kiểm tra ống chống Vietgasprom Vận chuyển ống chống Vietgasprom Kiểm tra ống chống Petechim 3 Choòng khoan 204 660,0 Mua phụ kiện đầu giếng Dịch vụ bảo dưỡng đầu giếng Thuê xe vận chuyển đầu giếng vào Vũng Tàu kiểm tra và thuê xe nâng 5 Đầu treo ống lửng và chuyên gia (Chào giá cạnh tranh) 50 113,0 6 Hoàn thiện GK ĐQD-1X (ko tính Tubing,cây thông) 68 800,0 7 Dung dịch khoan 531 013,2 8 Bơm trám xi măng, kích thích vỉa 422 049,1 9 Carota khí 174 030,0 10 Đo địa vật lý - Chắc chắn 423 991,7 - Dự phòng 6 660,0 11 Tư vấn khoan 172 800,0 12 Thử vỉa GK ĐQD-1X 514 284,0 13 Thuê dụng cụ khoan, tubing cho thử vỉa, thiết bị cứu kẹt 146 552,8 14 Thả ống chống 91 174,8 15 Thiết bị động cơ đáy, thiết bị đo độ lệch 103 500,0 16 Thuê thiết bị tách lọc chất rắn từ dung dịch khoan 139 488,7 Bảng 4: Nội dung các dự án tham gia đấu thầu của PVEP 2.4.2 Nội dung Quy trình tổ chức đấu thầu của PVEP Bảng 5: Nội dung quy trình đấu thầu của PVEP 2.5 Thực trạng thẩm định dự án của PVEP 2.5.1 Qui trình thẩm định dự án đầu tư của PVEP * Hồ sơ thẩm định dự án - Đối với dự án dầu khí : + Tờ trình xin phê duyệt Báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư/ Dự án đầu tư + Báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư/ Dự án Dầu khí + Các văn bản, tài liệu làm cơ sở để lập Báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư/ Dự án Dầu khí - Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: + Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Nghị định 16/2005/ NĐ- CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; + Dự án Đầu tư bao gồm phần thuyết minh và cơ sở; + Văn bản cho phép chủ trương tham gia đầu tư của cấp có thẩm quyền; + Các văn bản, tài liệu làm cơ sở để lập dự án đầu tư. - Đối với các dự án mua sắm : + Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư; + Dự án Đầu tư bao gồm Báo cáo khảo sát các nhà cung cấp; + Câc văn bản, tài liệu làm cơ sở để lập dự án đầu tư. - Đối với dự án đầu tư gián tiếp + Tờ trình phê duyệt phương án đầu tư; + Phương án đầu tư, Dự án Đầu tư ( nếu có ); + Các văn bản, tài liệu làm cơ sở để lập phương án đầu tư… * Trình tự thẩm định dự án - Tiếp nhận hồ sơ: Đơn vị chủ trì lập dự án nộp 5 bô hồ sơ, trong đó có ít nhất 1 bản gốc cho ủy viên thường trực. Ngay sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy viên thường trực tổ chức sao gửi để lấy ý kiến xem xét và đánh giá của các Ủy viên theo từng loại hình dự án. - Nội dung hồ sơ dự án: như quy định ở trên - Thời gian xem xét, đánh giá: Hội đòng Thẩm định xem xét, đánh giá dự án không quá 95 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Ủy viên thường trực có trách nhiệm tổng hợp và lập Báo cáo thẩm định và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định phê duyệt. Đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp : tùy thuộc quy mô và tính chất phức tạp của dự án, thời gian thẩm định của dự án không quá 10 ngày làm việc. Trong trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có thể quyết định thời hạn của từng giai đoạn thẩm định dự án và thông báo đến tất cả các Ủy viên để triển khai 2.5.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư của PVEP - Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược quy hoạc, kế hoạch đã được duyệt của Tổng công tư Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư . môi trường đầu tư và phân tích rủi ro . Các vấn đề kĩ thuật của dự án Tổng mức đầu tư của dự án . Khả năng tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư, hoàn trả vốn vay và phương án trả nợ của dự án Hiệu quả đầu tư . Phương thức và tiến độ thực hiện dự án đầu tư Các nội dung khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền quyết định đầu tư Đối với dự án đầu tư gián tiếp, nội dung báo cáo thẩm định cần bổ sung đánh giá tư cách pháp lý của chủ dự án, tình hình hoạt động tài chính của chủ dự án, khả năng thu xếp vốn, phương án trả nợ, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của chủ dự án 2.5.3 Kết quả thẩm định dự án của PVEP STT Khu vực Số lượng dự án được thẩm định 2005 2006 2007 2008 1 Trong nước 6 5 8 10 2 Châu Á- Châu Đại Dương 10 12 15 13 3 Trung Đông 4 6 5 6 4 Đông Âu và SNG 7 4 7 10 5 Nam Mỹ 6 9 11 10 6 Châu phi 5 6 8 11 Tổng 38 42 54 60 Bảng 6: Số các dự án được thẩm định qua các năm Hình 8: Biểu đồ thể hiện số dự án Dầu khí được thẩm định qua các Năm 2.6 Thực trạng quản lý rủi ro của PVEP 2.6.1 Qui trình đánh giá rủi ro khi xem xét đến kinh tế đề án giai đoạn thăm dò ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI XEM XÉT ĐẾN TÍNH KINH TẾ ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN THĂM DÒ Ước tính quy mô phát hiện Ước tính chi phí, thời gian tìm kiếm – Thăm dò Lý thuyết sự hữu ích Lý thuyết người đánh bạc Có Đầu tư bao nhiêu ? Không Quyết định đầu tư? Giá trị kì vọng EMV Đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá rủi ro địa chất, kỹ thuật Đánh giá Rủi ro chính trị 2.6.2 Nhận diện các rủi ro thường gặp phải trong dự án dầu khí * Rủi ro về địa chất Là rủi ro liên quan đến khả năng thành công trong công tác tìm kiếm thăm dò đối với các phát hiện hay khu vực tiềm năng không được như tính toán. Rủi ro nếu xảy ra sẽ dẫn đến khả năng tính kinh tế của đề án nói chung và của các bên tham gia nói riêng khác xa với nhận định khi thành công * Rủi ro về kỹ thuật và công nghệ Là rủi ro liên quan đến tính khả thi khi triển khai thực tế các công việc cụ thể của đề án. Khi xảy ra các rủi ro này làm phát sinh chi phí và chậm tiến độ. * Rủi ro về chính trị Là rủi ro liên quan đến khả năng thay đổi trạng thái chính trị của quốc gia nơi đang tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Các hành động của quốc gia khi thay đổi chính quyền hay chính sách dẫn đến khả năng sung công hay quốc hữu hóa sở hữu đề án. * Rủi ro về tác hại từ thiên nhiên Là rủi ro gắn với các hoạt động thiên nhiên gây ra các tác hại đến hoạt động đề án. Khi xảy ra các rủi ro này dẫn đến tiến độ dự án thậm chí làm dừng toàn bộ hoạt động dự án. Rủi ro cũng có thể được chia làm 3 nhóm chính Rủi ro về kỹ thuật: địa chất, công nghệ, an toàn.. Rủi ro về quản lý: đầu vào cho dự án, trình độ nhân lực, hậu cần, thông tin… Rủi ro về thương mại: luật pháp, thị trường, tiến đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22756.doc
Tài liệu liên quan