Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng cục hải quan Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

A- MỞ ĐẦU 2

B- NỘI DUNG 3

I- QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM NÓI CHUNG

 VÀ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM NÓI RIÊNG 3

1.Quá trình xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam 3

2. Tổng cục Hải quan Việt Nam 3

II.HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỆNH HẢI QUAN VÀ NGHỊ ĐỊNH 16/CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN 4

1.Khái quát chung về tổ chức bộ máy 5

2.Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan 5

3-Chức năng, nhiệm vụ đối với từng cấp: 8

III.HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY HẢI QUAN VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HẢI QUAN VÀ NGHỊ ĐỊNH 96/2002/NĐ-CP NGÀY 19/11/2002:

1.Khái quát chung về tổ chức bộ máy: 11

2.Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan các cấp 12

3.Mối quan hệ trong quản lý hoạt động hải quan 13

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY:

1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam hiện nay 14

2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy trong tiến trình cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam

3.Chuẩn bị cơ sở cho quá trình đổi mới hải quan 15

4.Những kết quả đạt được 16

V.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2010: 17

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3119 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng cục hải quan Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú đũi hỏi nhất thiết phải cú sự minh bạch và cỏc chớnh sỏch quản lý kinh tế vĩ mụ phự hợp với cụng ước quốc tế . Vỡ vậy, cần phải cú một cơ quan trực thuộc chớnh phủ để quản lý vĩ mụ nền kinh tế và giỏm sỏt sự biến đổi quan trọng của biến động trờn thế giới. Và ngành Hải quan ra đời dựa trờn nhu cầu và những đũi hỏi của xó hội. Việt Nam là một quốc gia cú diện tớch nhỏ, dõn số đụng và cú đường biờn giới đường biển, đường bộ dài tiếp giỏp với nhiều quốc gia, đặc biệt Việt Nam là cửa ngừ giao lưu của nhiều quốc gia cú nền kinh tế lớn mạnh. Chớnh vỡ vậy, ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dõn chủ cộng húa, chớnh phủ lõm thời Việt Nam đăng ký sắc lệnh cho phộp thành lập một cơ quan quản lý đường biờn giới đường biển, hàng húa, phũng chống cỏc tệ nạn… Đú chớnh là tiền thõn của Tổng cục hải quan hiện nay. Tổng cục hải quan Việt Nam trong khỏng chiến chống thực dõn Phỏp và đế quốc Mỹ đó trải qua nhiều thăng trầm trong quỏ trỡnh xõy dựng và hoạt động đó gặt hỏi được rất nhiều thành cụng và được khẳng định là bộ phận khụng thể tỏch rời trong quỏ trỡnh cụng nghiệp húa - hiện đại húa đất nước. Được sự giỳp đỡ của giỏo viờn hướng dẫn PGS-TS: Đoàn Thị Thu Hà và Vụ hợp tỏc quốc tế - Tổng cục hải quan đó giỳp đỡ em hoàn thành bản bỏo cỏo trờn. Trong quỏ trỡnh nghiờn cứu và hoàn thành bản bỏo cỏo tổng hợp này, do cú nhiều nguyờn nhõn khỏch quan lẫn chủ quan nờn vẫn cũn nhiều sai sút. Mong cụ tận tỡnh giỳp đỡ. Em xin chõn thành cảm ơn./. B- NỘI DUNG I-Quá trình thành lập của Hải quan Việt Nam nói chung và của Tổng cục Hải quan Việt Nam nói riêng 1.Quá trình xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 10/9/1945 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu “ để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng Thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam bộ”. Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng , đánh dấu sự ra đời của Hải quan Việt Nam, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của đất nước, mà còn khẳng định Hải quan là một công cụ không thể thiếu của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quá trình xây dựng và phát triển của ngành Hải quan luôn gắn liền với các giai đoạn lịch sử cách mạng trọng đại của đất nước. Trong 60 năm qua, ngành Hải quan đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, thu được những thành tựu quan trọng, rất đáng tự hào, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước, dẫu rằng phải vượt qua được rất nhiều khó khăn và thách thức. Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam trải qua 5 giai đoạn chính : Thuế quan cách mạng thời kì đầu thành lập ( 10/9/1945 – 19/12/1946) Thuế quan Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946 -20/7/1954) Hải quan Việt Nam trong sự nghiệp sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (7/1954- 4/1975). Hải quan Việt Nam thời kì sau ngày đát nước thống nhất và trước đổi mới (5/1975- 1986). Hải quan Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế (1987-2008). 2. Tổng cục Hải quan Việt Nam Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước ra Quyết định số 547/NQ-HĐBT thành lập Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) và ngày 20/10/1984 , Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Nghị định 139/HĐBT quy định nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Theo Nghị định này, Hải quan Việt Nam được tổ chức thành hệ thống bao gồm: Tổng cục Hải quan đóng trụ sở tại TP.Hà Nội và có bộ phận thường trực đóng tại TP.Hồ Chí Minh. Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ở những tỉnh, thành phố, đặc khu có các cửa khẩu do Hội đồng Bộ trưởng quy định. Hải quan cửa khẩu ở những nơi có quy định của Hội đồng Bộ trưởng là cửa khẩu biên giới đường bộ, đường biển , đường sông , ga xe lửa liên vận quốc tế. Các đội kiểm soát là hải quan. Các đội kiểm soát cơ động của Tổng cục đóng tại Hà Nội, Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Hải quan Việt Nam đã được thiết lập trên nguyên tắc tập trung thống nhất với 3 cấp độ cơ bản : Tổng cục Hải quan. Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương. Hứa quan cửa khẩu, đội kiểm soát Hải quan. Ngày 20/2/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh Hải quan quy định chức năng , nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam và quy định chế độ quản lý Nhà nước về Hải quan nhưng cho đến trước khi có Nghị định 16/CP ngày 7/3/1994 thì hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan vẫn tiếp tục được duy trì theo quy định của Nghị định 139/HĐBT. II.Hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và Nghị Định 16/CP của Chính phủ về chức năng , nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và Nghị định 16/CP của Chính phủ về chức năng , nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan là mô hình tổ chức khá ổn định trongt một thời gian khá dài là sự kế thừa của mô hình tổ chức trước đó và đã phát huy được hiệu quả tích cực trong thời kì đầu của kinh tế thị trường với những kinh nghiệm phong phú trong xây dựng tổ chức bộ máy của Ngành. Vì vậy, cần được phân tích đánh giá sâu sắc rút ra những vấn đề cần thiết cho việc hoàn thiện bộ máy tổ chức ở các giai đoạn tiếp theo. 1.Khái quát chung về tổ chức bộ máy: 1.1. Về hệ thống tổ chức: Theo Pháp Lệnh Hải quan và Nghị định 16/CP của Chinh phủ về chức năng , ngiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Chính phủ , được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm 3 cấp : Cấp trung ương ( Tổng cục Hải quan ). Cấp tỉnh ( Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ) Cấp cơ sở ( Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan). 1.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp đến trước khi có luật Hải quan: a- Vụ , Cục , đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục ( có các phòng, đội trực thuộc : Có 12 Vụ , Cục, đơn vị trực thuộc với 57 phòng, đội và đơn vị tương đương). b- Cục hải quan tỉnh , liên tỉnh , thành phố ( có các phòng, Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan trực thuộc) : - Có 30 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố với hơn 218 phòng , 146 Hải quan cửa khẩu và tương đương , 18 đội kiểm soát và 7 trạm kiểm soát liên hợp. - Hải quan cửa khẩu và một số phòng nghiệp vụ có các Đội nghiệp vụ trực thuộc. c- Trường Cao đẳng Hải quan : Có 9 phòng , khoa.( Kể từ năm 2006, Trường Cao đẳng Hải quan được sát nhập với phân viện Tài chính thành phố Hồ Chí Minh. 2.Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan: 2.1 Lãnh đạo Tổng cục Hải quan: Tổng cục trưởng : Lê Mạnh Hùng Phó Tổng cục trưởng : Đặng Thị Bình An Phó Tổng cục trưởng : Vũ Ngọc Anh Phó Tổng cục trưởng : Đặng Văn Tạo Phó Tổng cục trưởng : Đặng Hạnh Thu. Từ ngày 25/4/1984 đến ngày 4/9/2002 theo QQĐsố 113/2002/QĐ-TTg ban hành về việc Tổng cục Hải quan sẽ chuyển sang là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính . 2.3- Chức năng của từng phũng ban: Văn phòng Phòng Tổng hợp Cục Kiểm Tra Sau Thông Quan Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng nghiệp vụ I Miền Bắc Phòng nghiệp vụ II Miền Trung Phòng nghiệp vụ III miền Nam Cục Điều tra chống buôn lậu Phòng kế hoach tổng hợp Phòng nghiệp vụ 1 ( đường biển) Đội nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 ( đường không) Đội nghiệp vụ2 Phòng nghiệp vụ 3 ( đường bộ ) Đội nghiệp vụ 3 Phòng nghiệp vụ 4 ( ma tuý ) Đội nghiệp vụ 4 Bộ phận phía Nam Cục công nghệ thông tin và thống kờ hảI quan Phòng thống kê Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng trung tâm dữ liệu Phòng quản lý đảm bảo hệ thống Phòng công nghẹ thông tin. Vụ tổ chức cán bộ Ban vì sự TBPN Bảo vệ nội bộ Cán bộ Tổ chức biên chế Đào tạo Vụ kế hoạch – tài chính Tài vụ cấp I Tài vụ Quản lý xây dựng cơ bản Vật tư- Kỹ thuật Tổng hợp Vụ kiểm tra thu thuế XNK Phòng chế độ chính sách Giá thuế Vụ giám sát quản lý Phòng mậu dịch Phòng phi mậu dịch Đầu tư gia công Vụ hợp tác quốc tế Hợp tác đa phương Hợp tác song phương Tổng hợp 3-Chức năng, nhiệm vụ đối với từng cấp: 3.1 Tổng cục Hải quan: a/ Chức năng: Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Hải quan và tổ chức thực hiện chế độ quản lý Nhà nước về Hải quan trên phạm vi cả nước . b/ Nhiệm vụ : - Về nghiệp vụ : + Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; + Đảm bảo thực hiện quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. + Tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa , điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. + Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan. - Về xây dựng lực lượng: + Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hải quan; + Hợp tác quốc tế với Hải quan các nước; - Kiến nghị Chính phủ: Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu , xuất cảnh , nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam ; hướng dẫn tổ chức cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về hải quan. c) Địa bàn hoạt động và khu vực kiểm soát hải quan: - Địa bàn hoạt động: Khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế. - Khu vực kiểm soát hải quan: Dọc theo biên giới bờ biển, hải đảo, vùng tiếp giáp lãnh hải và những địa điểm khác ở nội địa ( gắn với phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương ). 3.2. Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố: a/ Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan ở địa phương và những địa điểm khác theo quy định của pháp luật và phân cấp cho các cấp của Tổng cục Hải quan. b/ Nhiệm vụ: - Tổ chức giám sát, quản lý về hải quan; - Tổ chức thu thuế XNK và thu khác; - Tổ chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới và xử lý các vi phạm về hải quan; - Tổ chức thống kê Nhà nước về hải quan; - Kiến nghị, đề xuất với Tổng cục Hải quan những vấn sửa đổi, bổ sung về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động của Hải quan ở địa phương; - Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo; - Tổ chức thanh tra và kiểm tra. c/ Địa bàn hoạt động và khu vực kiểm soát hải quan cụ thể: - Địa bàn hoạt động: + Các khu vực cửa khẩu đường bộ, bao gồm các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dọc theo biên giới quốc gia; + Các cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng biển, cảng sông , có thông thương với nước ngoài bằng đường biển, đường sông ; Đối với cảng biển quốc tế, khu vực này còn bao gồm cả khu vực xung quanh phao số “O” và nơi quy định cho tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển quốc tế và dọc theo các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển quốc. + Các bưu điện quốc tế có chuyển nhận thư từ, bưu kiện với nước ngoài. + Các địa điểm khác ở nội địa : Kho, bãi chuyên dụng chứa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; địa điểm được phép làm dịch vụ XNK, dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ; bưu cục kiểm quan; điểm kiểm tra hải quan và những địa điểm khác ở nội địa mà hải quan phát hiện có dấu hiệu hoạt động buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới. + Các tuyến đường quá cảnh mượn đường Việt Nam tính từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất. - Khu vực kiểm soát hải quan ( thực hiện phối hợp , không phải là lực lượng chủ trì). + Dọc theo biên giới đát liền: Các xã và các đơn vị hành chính tương đương trong khu vực biên giới. + Trên sông suối biên giới là phần sông suối biên giới trong phạm vi các xã và đơn vị hành tương trong khu vực biên giới. + Dọc theo bờ biển và hải đảo: Bao gồm các xã và các đơn vị hành chính tương đương ven biển và hải đảo. + Trên biển: Bao gồm nội thuỷ, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. 3.3.Hải quan cửa khẩu: Hải quan cửa khẩu có chức năng nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện chế độ quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu và đấu tranh chống buôn lậuhoặc vận chuyển trái phép hàng hoá , tiền tệ qua cửa khẩu. 3.4.Đội kiểm soát Hải quan: Đội kiểm soát Hải quan có chức năng , nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới. III.Hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam theo quy định của Luật Hải quan và Nghị định 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002: 1.Khái quát chung về tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ mỏy được sắp xếp theo yêu cầu của Luật Hải quan và Nghị định96/2002/NĐ-CP: - Về căn bản, hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam vẫn được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo 3 cấp : + Tổng cục Hải quan. + Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. + Chi cục Hải quan. - Sau khi Luật Hải quan được công bố , ngành Hải quan đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy bên trong các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi căn bản về quy trình nghiệp vụ; khắc phục sự cồng kềnh của bộ máy gián tiếp. - Qua sắp xếp lại số lượng đàu mối cấp phòng thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố từ 218 còn 118 đầu mối cấp phòng , bỏ cấp đội thuộc thuộc phòng và tăng cường được 714 biên chế gián tiếp xuống các Chi cục cửa khẩu. - Ngày 4/9/2002, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 113/2002/QĐ-CP chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính. - Sau khi có Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 13/11/2002, ngành đã xây dựng và trình Bộ ký ban hành các quyết định quy định về chức năng nhiệm vụ của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp. Thành lập thêm Cục kiểm tra sau thông quan, 3 trung tâm phân tích phân loại hàng hoá; thành lập phòng kiểm tra sau thông quan, phòng Thanh tra và một số phòng Giá tính thuế ở các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Ngày 22/11/2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 6641/QĐ-TTg thành lập Trường Cao đẳng Tài chính –Hải quan trên cơ sở tổ chức lại trường Cao đẳng Tài chính- Kế toán 4, Trường cao đẳng Hải quan và Phan viện TP Hồ Chí Minh thuộc Học viện Tài chính; Ngày 6/1/2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc Tổng cục Hải quan. Về cơ bản đến nay, bộ máy tổ chức của ngành đã được tổ chức khá hoàn chỉnh trên cơ sở các quy định của Luật Hải quan. * Cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp hiện nay: - Vụ, Cục , đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục: 10 Vụ, Cục và văn phòng ( 6 Vụ không có văn phòng) và 6 đơn vị sự nghiệp. - Cục Hải quan tỉnh,liên tỉnh, thành phố có các cấp phòng, chi cục, đội kiểm soát: + Có 33 Cục với 176 phòng, 152 Chi cục , 35 đội kiểm soát. - Các Chi cục Hải quan: Có một số đội nghiệp vụ được sắp xếp theo yêu cầu nghiệp vụ tuỳ theo quy mô và khối lượng công việc. 2.Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan các cấp: Chức năng nhiệm vụ của Hải quan các cấp đã được cụ thể hoá và quy định cụ thể tại các ăn bản : + Nghị định 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về Quy định chức năng nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. + Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 15/2002/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 về chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan. + Các quyết định số 16,17 30,31,32,33,35,36,37 về chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục điều tra chống buôn lậu, Cục công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan , Vụ –Văn phòng- Thanh tra, Viện Nghiên cứu Hải quan , các trung tâm phân tích- phân loại, Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội kiểm soát hải quan, Báo hải quan, Phòng trị giá tính thuế, Phòng Kiểm tra sau thông quan. + Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành Quyết định số 414/TCHQ/TCCB ngày 6/3/2003 quy định chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố + Quyết định 415/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 6/3/2003 về chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh , thành phố. + Quyết định số 1766/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 29/12/2003 quy định về quyền hạn và mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chỉ cục Hải quan cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phjô. Trước yêu cầu hội nhập mạnh mẽ với thế giới, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật bổ sung sửa đổi một số điều của Luật Hải quan. Nhằm nỗ lực cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam , ngày 6/1/2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các Quyết định số 3/2006/QĐ-BTC sửa đổi, bbổ sung Quyết định số 15 và số 17/2003/QĐ-BTC ngày 10/2/2003 dẫn trên. Trong đó có nội dung rất quan trọng là thành lập phòng thu nhập , xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan thuộc Cục đièu tra chống buôn lậu- Tổng cục hải quan. Ngày 10/1/2006 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành các quyết định số 25,27/QĐ-TCHQ bổ sung , sửa đổi các Quyết định số 1766 và số 415 dẫn trên; Quyết định số 26 /QĐ-TCHQ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cở cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Phòng Thu nhập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu. 3.Mối quan hệ trong quản lý hoạt động hải quan: a- Mối quan hệ “dọc” ( mối quan hệ trong nội bộ Ngành ) : Hải quan Việt Nam được tổ chức tạp trung thống nhất , nghĩa là : cán bộ, công chức hải quan được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng , luân chuyển, đề bạt , quyền lợi và nghĩa vụ đều được thống nhất quản lý từ trên Tổng cũcuống các Chi cục cho dù cán bộ, công chức hải quan công tác ở bất cứ vị trí nào trên thế giới. Đây là một đặc điểm khác với các Ngành khác ( VD : Các Sở Tài chính tại UBND các tỉnh, thành phố không phải là cơ quan thuộc Bộ Tài chính mà là cơ quan thuộc UBND tỉnh, thành phố. Các Sở khác cũng tương tự như vậy). b- Mối quan hệ “ngang” ( mối quan hệ với các cơ quan đơn vị ngoài ngành): Hoạt động hải quan liên quan đến rất nhiều hoạt động của các Bộ, Ngành. Vì vậy, trong hoạt động của mình , Hải quan Việt Nam ở mọi cấp đều phải có quan hệ nhiều mặt với các cơ quan đơn vị khác: - Quan hệ phối hợp trong quản lý hàng hoá XNK thuộc chuyên Ngành ( Vớ dụ: Hàng hoá NK là thuốc chữa bệnh phải chịu sự quản lý của Bộ Y tế; thuốc trừ sâu phải chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…); - Quan hệ phối hợp trong tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm giữ gìn chủ quyền và an ninh biên giới phải phối hợp với lực lượng biên phòng, chính quyền và nhân dân vùng biên giới. - Quan hệ với chính quyền, cơ quan , đoàn thể tại địa bàn hoạt động của đơn vị: Ngoài quan hệ phối hợp công tác còn có các mối quan hệ khác như : đất đai, trụ sở, hộ khẩu, đảng đoàn v.v… IV. Một số vấn đề về tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam hiện nay: 1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam hiện nay: Từ thực tế hoạt động của tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam hiện nay có thể thấy: - Nguyên tắc tập trung thống nhất là một nguyên tắc cần được duy trì và phát triển. Khi nền kinh tế càng phát triển , nhiệm vụ của hải quan càng lớn thì yêu cầu về tính tập trung thống nhất trong chỉ huy chỉ đạo nghiệp vụ càng cao. - Tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam theo mô hình 3 cấp là hợp lý. - Tuy được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất gồm 3 cấp, nhưng trên thực tế, nguyên tắc này không được đảm bảo do bị chia cắt, manh mún về bộ máy với những yếu tố cục bộ đan xen vào việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, tạo thành lực cản trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất. - Thực hiện quy trình nghiệp vụ chủ yếu theo hình thức thủ công, các công đoạn trong quy trình nghiệp vụ được chia nhỏ và phân cho các công thức trực tiếp thực hiện cũng là một yếu tố gây trở ngại việc phát huy hiệu quả của quản lý tập trung, thống nhất. - Việc quyết định thông quan còn chưa được khách quan và thống nhất do cấp xử lý không đủ thông tin vì chủ yếu chỉ dựa vào thông tin trên bộ hồ sơ. 2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy trong tiến trình cải cách , hiện đại hoá Hải quan Việt Nam Hoạt động của Hải quan hiện đại đòi hỏi tính tập trung , thống nhất rất cao, các hoạt động nghiệp vụ được xử lý thông qua hệ thống thông tin và hệ thống quản lý rủi ro hiện đại chủ yếu. Do vậy, bộ máy Hải quan Việt Nam cần được tổ chức lại, con người trong bộ máy phải được đào tạo và đào tạo lại nhằm: 2.1.Xây dựng hệ thống dữ liệu điện tử: Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản lý, đến mức “ không có thông tin , hoạt động quản lý không tồn tại”. Hoạt động của hải quan hiện đại cần có thông tin được cập nhật, đáp ứng tức thì nhu cầu của người khai thác. Việc tuyên truyền tin cần phải có hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến. Nhưng trước hết phải có thông tin . Để có thông tin phục vụ hoạt động quản lý hải quan cần xây dựng bộ máy thu thập và xử lý các thông tin cần thiết, hính thành hệ thống cơ sở dữ liệuthông suốt và cập nhật. Công chức hoạt động tại đây phải có kỹ năng thu thập thông tin, có kỹ năng sử dụng trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin, được học tập các quy địnhvề bảo mật thông tin. 2.2 Đẩy mạnh việc áp dụng quản lý rủi ro váo tất cả các hoạt động của Ngành: Rủi ro là những sự việc xảy ra ngoài mong đợi của con người mang lại hậu quả tiêu cực. Quản lý rủi ro ( QLRR) là một quy trình được xác định nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết định trên cơ sở nhận thức được các rủi ro tiềm tàng và những tác động của nó. QLRR gắn liền việc xác định các cơ hội xảy ra rủi ro và việc đề ra các giải pháp đối phó với các thiệt hại do rủi ro gây ra. Nhờ đó, có thể cải tiến được chất lượng hiệu quả công việc và đảm bảo sự an toàn trong hoạt động. Các biện pháp tiến hành để xử lý hoặc chế ngự rủi ro thực chất là làm thay đổi mức độ tiêu cực thông qua hạn chế khả năng xảy ra và lường trước biện pháp khắc phục nếu rủi ro xảy ra. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) xác định “ Quản lý rủi ro là việc áp dụng một cách có nhệ thống các quy trình thủ tục để xác định, phân tích, đánh giá và tiến hành các biện pháp kiểm soát để đối phó với những rủi ro đó”. Mà để đánh giá và đề ran biện pháp hữu hiệu hạn chế rủi ro cần có thông tin, có tổ chức bộ máy tinh giản, có con người được đào tạo tôt trong bộ máy ấy. 2.3 Chỉ đạo tập trung, thống nhất dẫn đến giảm đầu mối Cục Hải quan tỉnh, thành phố Theo thời gian , trang thiết bị công nghệ thông tin được triển khai đến tất cả các Chi cục, Hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng và hoạt đọng đáp ứng đầy đủ và ngày càng tốt hơn và thêm vào đó là trong tiến trình hiện đại hoá , nhiều trang thiết bị hiện đại như các loại máy soi, máy ngửi, phương tiện tác nghiệp hiện đại cũng được trang bị thì sự tồn tại của nhiều Hải quan tỉnh, thành phố như hiện nay trở nên lãng phí. Để giảm bớt lãng phí cần nghiên cứu mô hình Hải quan liên tỉnh,thành phố quy mô lớn./. 3.Chuẩn bị cơ sở cho quá trình đổi mới hải quan: Tăng cường hiệu quả công tác từ giai đoạn 1996- 2006 : Giám sát quản lý , thu thuế nhập khẩu , đấu tranh chống buôn lậu.Nhờ vậy số thu hàng năm của Hải quan không ngừng tăng lên, chiếm 10-15% tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 1986 thu được 5,57 tỷ đồng Năm 1987 thu được 17,43 tỷ đồng Năm 1998 thu được1750 tỷ đồng - Thông qua đổi mới hoạt động , công tác thu ngân sách của ngành hải quan cũng đạt thành tựu to lớn, số thu năm sau tăng vượt so với năm trước, chiếm từ 20% đến 25% tổng thu NSNN. Cụ thể là: +) Năm 1994 thu được 10050 tỷ đồng +) Năm 2000 thu được 24423 tỷ đồng +) Năm 2004 thu được 46038 tỷ đồng Công tác chống buôn lậu cũng được chú trọng đầu tư , đẩy mạnh. Số vụ buôn lậu, gian lận, vi phậm do Hải quan phát hiện 1994 tăng 7,5 lần so với năm 1985. 4.Những kết quả đạt được Trong 60 năm xây dựng và hoạt động ngành hải quan đã 4 lần thay đổi tên gọi và 5 lần tách , nhập, phạm vi hoạt động nhưng dù ở vị trí và tên gọi nào thì Hải quan Việt Nam vẫn luôn đứng ở vị trí là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh lâu dài, bảo vệ lợi ích , chủ quyền và an ninh kinh tế, chính trị của đát nước, xứng đáng là những “ người cách mạng gác cửa của nền kinh tế đất nước” và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại của đất nước. Có thể nêu lên những bước tiến quan trọng của ngành Hải quan trong quá trình 60 năm xây dựng và hoạt động: - Đảm bảo một phần quan trọng cho nguồn thu ngân sách quốc gia. - Thu từ thuế (thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu) trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN - 1986- 2005 : Số thu nộp NS, tăng mạnh từ 5,57 tỷ đồng đến 46038 tỷ đồng - Đã góp phần tích cực bảo vệ an ninh kinh tế, chính trị , văn hoá, trật tự an toàn , xã hội góp phần bảo vệ chế độ , bảo vệ tổ quốc. - Xây dựng , củng cố và phát triển lực lượng Hải quan ngày càng vững mạnh, chính quy, hiện đại , ngày càng hoạt động có hiệu quả, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay cả ngành Hải quan có các ban ngành, bộ phận và lực lượng như sau: 17 Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc 33 Đơn vị hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, phụ trách địa bàn hoạt động tại 47/64 tỉnh , thành phố trong cả nước 154 Chi cục của khẩu 35 Đội Kiểm soát Hải quan Đội n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12713.doc
Tài liệu liên quan