Báo cáo Thực tập tổng quan tại tổng công ty chè Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Phần I: Giới thiệu chung 2

1. Tên doanh nghiệp 2

2. Ban lãnh đạo hiện tại 2

3. Địa chỉ 2

4. Cơ sở pháp lý 3

5. Loại hình doanh nghiệp 3

6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp 3

7. Lịch sử hình thành 4

Phần II: Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh 8

1. Mặt hàng kinh doanh 8

2. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 8

Phần III: Công nghệ sản xuất 9

1. Thuyết minh dây chuyền sản xuát 9

2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 13

Phần III: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất 15

1. Tổ chức sản xuất 15

2. Kết cấu sản xuất 15

Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý 16

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 16

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 17

Phần VI: Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” 21

1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào” 21

2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra” 26

Phần VII: Môi trường kinh doanh 28

1. Môi trường vĩ mô 28

2. Môi trường ngành 29

Phần VII: Thu hoạch qua giai đoạn thực tập 30

Kết luận 33

 

doc34 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng quan tại tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16,822,800 9,580,000 (Nguồn: Bộ phận kế toán Tổng công ty) PHẦN II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 1. Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất chè Tổng công ty chè Việt nam sản xuất một số mặt hang chè trong đó có chè đen và chè xanh là hai sản phẩm chủ yếu. Quy trình sản xuất được thể hiện ở hai sơ đồ sau: Bảo quản Phân loại Bảo quản Nguyên liệu Héo Vò Lên men Nguyên liệu Diệt men Vò Làm khô Sấy Phân loại Quy trình chế biến chè đen Quy trình chế biến chè xanh * Nguyên liệu - Nguyên liệu để chế biến chè là các đọt chè tươi một tôm 2-3 lá non. Búp chè tươi không bị dập nát, ngốt, ôi và nhiễm mùi lạ. nguyên liệu được chứa trong các sọt chuyên dung để chuyển đến phòng cân nhận của nhà máy chè. Chè khi vận chuyển, không bị nén ép, khối lượng không lớn hơn 15kg/sọt, xe ô tô hoặc công nông chở h àng khoảng 1 tấn/xe, phải làm giàn trên xe, phải có mái để che nắng, mưa. Tránh chồng đống, làm dập nát, bốc nóng nguyên liệu, để lẫn các loại chè với nhau. Khi về đến nhà máy phải xuống chè nhanh và kịp thời. - Tại phòng cân nhận tiến hành cân khối lượng chè và lấy mẫu trung bình để tiến hành phân tích: + Xác định tỷ lệ bánh tẻ theo TCVN 1054-86 + Đánh giá phẩm cấp nguyên liệu theo TCVN 2843-79 + Xác định nước mặt ngoài lá theo TCVN 1054-86 Các số liệu cân và phân tích cần phải được ghi đầy đủ vào sổ sách và lý lịch sản xuất sau đó làm héo nếu nguyên liệu đó dung để sản xuất chè đen còn sản xuất chè xanh thì chỉ cần làm héo sơ bộ. - Héo sơ bộ làm giảm tối đa lượng nước ngoài măt lá gây cản trở quá trình diệt men vì tiếp xúc nhiệt bị ngăn cách, làm dịu vị chè do sự phân giải một số chất có phân tử lớn thành những phân tử nhỏ hơn có lợi cho hương vị chè bằng cách rải chè lên máng héo thành một lớp dày từ 12-15cm, phòng làm héo phải thoáng gió tự nhiên, khi chè bị ướt thì phải thổi gió mát để chè mau khô hơn. Thời gian héo từ 2-4 giờ, 2 giờ đảo trở một lần. * Héo chè Làm biến đổi sâu sắc thành phần hoá học búp chè, phân giải các chất có phân tử lớn thành các chất có phân tử nhỏ, có lợi cho chất lượng chè. Làm chè đọt tươi đi mất một lượng nược nhất định, mất đi lực trương, tạo ra tính đàn hồi, mềm dẻo, dai hơn. Làm thay đổi tính chất vật lý búp chè, kích thích các men oxy hoá hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau. Chè phải được làm héo đồng đều. Chè héo tốt có tỉ lệ héo đúng mức trên 80%. Tuỳ điều kiện thời tiết chất lượng nguyên liệu mà điều chỉnh nhiệt độ héo từ 35-480C. Nhiệt độ héo tốt là 38-420C. Tiến hành làm héo bằng máy hoặc héo hộc. Thời gian héo từ 6-8 giờ (thậm chí 12-16 giờ) * Diệt men Đình chỉ sự hoạt động của các men peroxydaza và polyphenoloxydaza, không để các chất trong chè biến đổi do tác dụng của men làm giảm mùi hăng ngái tạo lên hương thơm mới do tác dụng của nhiệt và ẩm ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn, làm giảm 25-30% lượng nước trong chè để đót chè trở lên mềm dẻo khi vò không bị nát vụn, không bị tróc sơ cẫng và dễ dàng xoắn chặt bằng 1 trong 3 phương pháp sao và xào, chần hoặc hấp. * Vò chè - Đối với chè đen vò là làm dập và phá vỡ cấu trúc tế bào lá làm dịch ép của tế bào trào lên trên mặt lá tạo điều kiện cho men oxy hoá hoạt động tạo lên đặc tính riêng của chè đen. Vò chè được tiến hành từng đợt tuỳ vào chất lượng nguyên liệu và điều kiện khí hậu mà lập chế độ vò phù hợp với năng suất máy sấy. - Đối với chè xanh vò là làm dập và phá vỡ một phần cấu trúc tế bào lá để các chất thoát ra ngoài mặt lá, khi pha chè bằng nước sôi các chất hoà tan tan nhanh chóng trong nước pha. Làm cho chè xoăn chặt, gọn đẹp, dễ bảo quản phân loại cho các giai đoạn sau. Chè xanh được tiến hành vò làm hai lần mỗi lần 25-30 phút. * Lên men - Lên men là giai đoạn cuối cùng với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, oxy của không khí thích hợp nhất cho men oxy hoá hoạt động tạo những biến đổi hoá học cần thiết và quyết định chất lượng, hương vị đặc biệt của chè đen thành phẩm. Lên men được tiến hành trong phòng men hoặc trên hộc sử dụng hai loại men oxy hoá Tanin chè là Peroxydaza và polyphenoloxydaza. * Làm khô - Làm khô chè xanh là làm giảm đáng kể một lượng nước để chè không bị hâm nóng trong điều kiện ẩm dễ bị đỏ nước và chè có vị nồng. Tạo hương thơm cho chè xanh bằng sự kết hợp hài hoà giữa nhiệt độ và độ ẩm để tiếp tục chuyển hoá các chất sau khi đã diệt men tốt. Cố định hình dáng màu sắc cánh chè giảm thuỷ đến mức quy định để bảo quản. * Sấy chè - Mục đích chính của sấy chè đen là dùng nhiệt độ cao để diệt men, đình chỉ quá trình lên men và làm bay hơi lượng ẩm dư trong chè. Sấy làm khô chè đến độ ẩm quy định từ 3-5%, cố định hình dáng, tạo điều kiện vận chuyển, bảo quản dễ dàng. Sấy tạo hương thơm mới, làm mất màu đồng đỏ chuyển sang màu đen bong cho sản phẩm chè * Phân loại Sản phẩm chè tạo ra sẽ được phân loại dựa váo các thông số kỹ thuật theo quy định của từng loại chè tạo ra các sản phẩm chè theo tiêu chuẩn về ngoại hình, chất lượng cho từng loại. * Bảo quản Chè thành phẩm sẽ được đóng bao vào từng loại theo đúng quy định về an toàn sẩn phẩm. Các loại chè được để riêng từng khu trong kho tiện cho xử lý khi cần thiết. Không để nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm chè bảo quản gây nên biến chất chè. Kho bảo quản chè phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng khí, không có mùi lạ. Nhiệt độ không khí trong kho không được quá cao, độ ẩm tương đối không dưới 60%. Nếu có điều kiện thì nên điều hoà không khí trong kho. Phải trang bị đủ thiết bị và điều kiện phòng chống cháy nổ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Đặc điểm công nghệ sản xuất - Phương pháp sản xuất: Sản xuất trên dây chuyền đồng bộ được nhập khẩu từ các nước như Liên Xô, Ấn Độ…đáp ứng tốt yêu cầu về thông số kỹ thuật sản xuất chè. - Trang thiết bị: Là dây chuyển được Tổng công ty nhập khẩu đồng bộ và được lắp giáp bởi các chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra Tổng công ty còn đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chè công suất 350-500 tấn/năm để có đủ khả năng chế tạo phụ tùng và phần lớn thiết bị lẻ phục vụ cho việc sửa chữa nâng cấp các nhà máy cũ. Tổ chức chế tạo theo hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong đó có nhà máy cơ khí là trung tâm và các nhà máy khác làm vệ tinh để giảm giá thành và nhâng cao chất lượng chế tạo phụ tùng và thiết bị lẻ. Tổ chức hợp tác để thiết kế, chế tạo theo mẫu các dây chuyền phù hợp với điều kiện nước ta, tiến tới có thể chế tạo hoàn toàn trong nước vào năm 2010. - Bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng… Với quy mô sản xuất lớn hàng triệu tấn một năm thì yêu cầu nhà xưởng phải rộng rãi, Thoáng mát để đáp ứng được mặt bằng sản xuất, đặt dây chuyển máy móc, nhà kho, bến bãi đạt tiêu chuẩn để sản xuất chè. Đặc biệt khu bao gói sản phẩm phải thoáng mát có cửa kính và lưới chắn côn trùng xâm nhập vào sản phẩm. Có hệ thống cứu hoả tiện sử dụng và ứng cứu khi cần thiết tại các khu vực sản xuất, các kho, các văn phòng, nhà xưởng…theo quy định. - An toàn lao động: Tổng công ty luôn đặt an toàn lao động lên hang đầu. Các công nhân vận hành trực tiếp được đào tạo các khoá an toàn lao động do Tổng công ty tổ chức. Toàn thể cán bộ công nhân viên được phổ biến tuân theo nội quy an toàn lao động, dược trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động ở các điểm cần thiết. Các thiết bị có nguy cơ mất an toàn lao động phải được kiểm tra thường xuyên và được kiểm định định kỳ bởi cơ quan kiểm định có thẩm quyền theo quy định của nhà nước. PHẦN IV TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1. Tổ chức sản xuất: - Sản xuất sản phẩm theo dây chuyền khép kín, liên tục với công suất lớn. Năm 2007, Tổng công ty đã sản xuất ra 512 tấn tổng sản lượng thành phẩm từ 1500 tấn búp chè tươi. Tổng công ty sản xuất 3 loại sản phẩm là chè đen, chè xanh và chè nội tiêu với khối lượng lớn. - Chu kỳ sản xuất: nối liền các công đoạn thời gian để hoàn thành tạo ra sản phẩm từ khi cho nguyên liệu vào là từ 30-40 giờ tuỳ vào chất lượng nguyên liệu, thời tiết và thời điểm thu hoạch nguyên liệu cùng phương pháp sản xuất mà nhà máy áp dụng. 2. Kết cấu sản xuất Tổng công ty chè Việt Nam - Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận sản xuất chính được thực hiện trên dây chuyền công nghệ tiên tến, đồng bộ. - Bộ phận sản xuất phụ trợ: cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho bộ phận sản xuất chính như điện, nước, các chất men oxy hoá… - Sản xuất phụ thuộc: Là bộ phận sản xuất phân bón lỏng hữu cơ, được sản xuất từ sản phẩm phụ của công đoạn lên men và thu hồi. - Bộ phận cung cấp: là các đội thu mua nguyên liệu chè từ các nông trường, thực hiện nhiệm vụ thu mua đáp ứng nhu cầu các nhà máy sản xuất cần chuyển cho đội vận chuyển. - Bộ phận vận chuyển: vận chuyển nguyên liệu và giao hang cho các đại lý, các địa điểm tiêu thụ hàng. PHẦN V TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P. kế hoạch đầu tư P.kế toán tài chính P.kỹ thuật P. KCS P.tổ chức pháp chế Văn phòng P. kinh doanh 1,2,3 XN tinh chế chè Kim Anh XN cơ khí Mai Đình Cty chè Việt Cương Cty TM&DV Hồng Trà Cty chè Sài Gòn CN XNK chè Hải Phòng Cty TM Hương Trà Cty KDTM Nam Sơn TT PHCN& ĐTBNN Đồ Sơn CÔNG TY LIÊN KẾT - Cty CP chè Kim Anh - Cty CP xây lắp VTKT - Cty CP chè Hà Tĩnh - Cty CP KD Thái BD - Cty CP chè Quân Chu - Cty LD chè Phú Đa - Cty CP chè Thái Nghuyên - Cty CPCK Biển Việt - Cty CP chè Bắc Sơn - Cty CP Long Phú - Cty CP cơ khí chè - Cty LDKS Indochine CÔNG TY CON 1. Cty TNHH NN 1TV 2. Cty cổ phần (>51%) - Cty chè Mộc Châu - Cty CP chè Nghĩa Lộ - Cty chè Sông Cầu - Cty CP chè Trần Phú - Cty chè Long Phú - Cty CP chè Liên Sơn 3. Cty 100% vốn tại NN - Cty chè Ba Đình (LB Nga) Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước nên mô hình tổ chức quản lý được quy định trong Luật Doanh nghiệp và đã được cụ thể hoá trong điều lệ của tổ chức và hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 543 NN-TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Tổng công ty chịu sự quản lý của nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật. * Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của tổng công ty chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ theo những quy định của nhà nước. Hội đồng quản trị có 5 thành viên do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tiêu chuẩn của các thành viên hội đồng quản trị được quy định tại điều 32 luật doanh nghiệp nhà nước. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị, một thành viên kiêm tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế-kỹ thuật, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật. Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm tổng giám đốc Tổng công ty, nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị là 5 năm. Những vấn đề khác có liên quan đến hội đồng quản trị được trình bỳ trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty. * Ban kiểm soát Ban kiểm soát gồm 5 thành viên trong đó 1 thành viên hội đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, gồm một thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giới thiệu và một thành viên dô tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Thành viên ban kiểm soát là người không phải vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, em ruột của chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công tyhoắc giữ bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Tổng công ty hoặc giữ bất cứ nhiệm vụ nào trong các doanh nghiẹp khác cùng ngành kinh tế kỹ thuật với Tổng công ty. Thành viên ban liểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Nhiệm kỳ của thành viên ban kiểm soát là 5 năm, thành viên ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại trong quá trình công tác không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế. Thành viên ban liểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của nhà nước. Nhiệm vụ của ban kiểm soát được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. * Tổng giám đốc Tổng giám đốc do bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhận của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp lật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc được ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. * Phó Tổng giám đốc Các Phó Tổng giám đốc là những người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công củaTổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện. * Kế toán trưởng Kế toán trưởng của Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty có các quyền và nhiệm vụ theo pháp luật. * Văn phòng, các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty Có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong điều hành quản lý công việc. Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp công tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao bao gồm: + Phòng kế hoạch đầu tư + Phòng KCS + Phòng kế toán tài chính + 3 Phòng kinh doanh + Phòng tổ chức pháp chế + Văn phòng + Phòng kỹ thuật * Các đơn vị thành viên Tổng công ty có các công ty thành viên hoạch toán độc lập, công ty hoạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty giao vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên trên cơ sở số vốn và nguồn lực nhà nước giao cho Tổng công ty phù phân chia hợp với nhiệm vụ kinh doanh của các đơn vị thành viên và phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nước về hiệu quả số vốn và các nguồn lực được giao. Các đơn vị thành viên có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng phù hợp với phương thức hoạch toán của mình. Đơn vị thành viên là doanh nghiệp hoạch toán độc lập và doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty có quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Các điều lệ và quy chế này đều do Hội đồng quản trị phê chuẩn phù hợp với pháp luật và điều lệ của Tổng công ty. Các doanh nghiệp hoạch toán độc lập hang tháng, quý phải báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch, 6 tháng và hàng năm phải lập báo cáo quyết toán tài chính gửi về Tổng công ty và cơ quan tài chính theo quy định. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tổng công ty là tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị thành viên hoạch toán độc lập và từ phần hoạch toán tập trung của Tổng công ty. Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty được huy động từ các đơn vị thành viên và một phần từ kinh doanh trức tiếp của Tổng công ty. Các doanh nghiệp thành viên được hoạch toán khoản kinh phí này vào trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thong. Tổng công ty được quyền trích tối đa là 10% các quỹ của các đơn vị thành viên để lập các quỹ của Tổng công ty. PHẦN VI KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào * Yếu tố đối tượng lao động (nghuyên vật liệu và năng lượng) - Các nguyên vật liệu cần dùng: + Búp chè tươi + Men oxy hoá Tanin chè: Peroxydara và Polyphenoloxydara - Các nhiên liệu và năng lượng: + Điện + Nước + Nhiệt năng: Than đá (than cám, than ron) - nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và năng lượng: mua tại các doanh nghiệp tư nhân ở các địa phương. - Số lượng và chất lượng nguyên vật liệu của tổng công ty hang năm tuy thuộc vào số lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Chất lượng nguyên liệu: Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu chè tươi được quy định cụ thể trong TCVN 2843-79, gồm: + Đọt chè đem phân loại là đọt chè non có búp (tôm) hoặc không có búp (đọt mù) có lẫn bánh tè hái ở cây chè. + Căn cứ vào hàm lượng bánh tẻ được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 1053-71. Hàm lượng bánh tẻ càng thấp chứng tỏ nguyên liệu càng non và ngược lại. + Mọi lô chè đọt tươi khi giao nhận phải tươi, sạch, không bị dập nát, ôi ngốt. + Trước khi giao nhận, trong lô chè nếu có nước bám vào mặt ngoài thì phải trừ bớt lượng nước ấy. Phương pháp xác định theo TCVN 1054-71. * Yếu tố lao động - Cơ cấu lao động trong Tổng công ty Tại Tổng công ty chè Việt Nam có 850 cán bộ công nhân viên, đó là những người lao động được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm trong công việc. Sự phân công lao động tại Tổng công ty chè căn cứ vào năng lực và trình độ của người lao động tạo nên một chỉnh thể thống nhất, hoà đồng, giúp đỡ lẫn nhau. Người lao động tại Tổng công ty chè được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy tính sang tạo cũng như khả năng khác. Họ được trang bị theo đúng tiêu chuẩn bảo hộ lao động và được trả lương theo đúng khả năng của mình. Tổng công ty tuyển dụng và sử dụng người lao động theo đúng luật lao động của nhà nước Việt Nam. Tổng công ty tôn trọng quyền tự do dân chủ của người lao động trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty, chính vì vậy mà người lao động có tổ chức đại hội đại biểu của riêng mình theo định kỳ. Đại hội đại biểu công nhân viên chức của Tổng công ty lá hình thức trực tiếp để người lao động tham gia quản lý công ty. Đại hội đại biểu công nhân có các quyền sau: + Tham gia thảo luận, xây dựng thảo ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết với Tổng giám đốc. + Thảo luận và thông qua quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích người lao động trong Tổng công ty. + Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiểu quả kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Tổng công ty. + Giới thiệu người tham gia vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát theo hướng dẫn của Tổng công ty theo đúng quy định của pháp luật. Tổng công ty chè không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất mà chỉ thu mua, kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại. Do đó cơ cấu lao động không được phân bổ vào từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất như các đơn vị sản xuất khác. Giữa các bộ phận không có sự độc lập riêng biệt về lao động mà có mối quan hệ phối hợp, một người có thể tham gia vào nhiều khâu, nhiều bộ phận. Chính vì lẽ đó mà cơ cấu lao động được đánh giá theo những tiêu thức về giới tính, trình độ, tuổi tác và được phân chia vào các bộ phận theo từng chức năng cụ thể. Cơ cấu lao động của Tổng công ty chè Việt Nam (Đơn vị: Người) Tiêu thức đánh giá Bộ phận thu mua Bộ phận bán hàng trong nước bộ phận quản lý bộ phận xuất nhập khẩu 1. Giới tính - Nam 197 178 104 89 - Nữ 53 72 96 61 2. Trình độ - Trên đại học 3 12 59 18 - Đại học 103 59 123 69 - Dưới đại học 144 179 18 63 3. Độ tuổi - Trên 50 tuổi 39 58 91 34 - 30-40 tuổi 176 139 87 77 - Dưới 30 tuổi 35 53 22 39 (Nguồn:Phòng tổ chức nhân sự) Nhìn vào cơ cấu lao động của Tổng công ty chè Việt Nam ta thấy trình độ cán bộ công nhân ciên có trình độ đại học và trên đại học ngày một tăng bên cạnh đó công ty còn thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ. Điều đó chứng tỏ Tổng công ty rất chú trọng đến trình độ làm việc, khả năng sang tạo của mỗi người. Lực lượng lao động của Tổng công ty Đơn vị : Người I/ Cơ quan văn phòng Tổng công ty 75 Ban Quản lý và điều hành 6 1 Phòng Kế hoạch đầu tư 10 2 Phòng Kế toán tài chính 8 3 Phòng Tổ chức Pháp chế 5 4 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm 6 5 Phòng kinh doanh 15 6 Văn phòng 25 II/ Các đơn vị trực thuộc 230 1 Xí nghiệp Cơ khí Mai Đình 19 2 Xí nghiệp Tinh chế Chè Kim Anh 24 3 Công ty kinh doanh TNTH Nam Sơn 25 4 Công ty Thương mại Hương Trà 15 5 Công Ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà 67 6 Công ty Chè Sài Gòn 30 7 Chi nhánh Chè Hải Phòng 28 III/ Trung tâm PHCN & ĐTBNN Đồ Sơn Hải Phòng 22 Tổng cộng 305 (Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự) - Nguồn lao động: Nguồn lao động chủ yếu là trong nước, ở miền Bắc là chính, người lao động tuyển vào chủ yếu là các cuộc thi viết, phỏng vấn trực tiếp. Ngoài ra một số công nhân nước ngoài tại Văn phòng đại diện ở CHLB Nga. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Tổng công ty không chỉ chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trên tổng công ty mà còn xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên cho các nhà máy với dự định vào năm 2010: + Cần 1000 kỹ sư nông nghiệp với 100ha chè cần 01 kỹ sư. Các nhà máy mới cần + kỹ sư chế biến: 5 người/nhà máy x 180 nhà máy = 900 người + Công nhân kỹ thuật: 25 người/ nhà máy x 180 nhà máy = 4500 người Bổ sung cho các nhà máy hiện có: 360 người, tập huấn khuyến nông cho khoảng 200.000 người. Kỹ sư của các tỉnh cử đào tạo tại các trường đại học phải có hợp đồng sau khi tôt nghiệp trở về công tác. Mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn cho các nhà lãnh đạo. Các trường công nhân kỹ thuật của Bộ đào tạo cho các công nhận… - Các chính sách hiện thời của Tổng công ty tạo động lực cho người lao động + Định kỳ hàng năm Tổng công ty tăng lương cho các cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của nhà nước về quyền lợi của người lao động. + Chế độ thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ được lãnh đạo và tổ chức công đoàn Tổng công ty rất quan tâm, đặc biệt váo dịp tết nguyên đán Tổng công ty hỗ trợ bằng vật chất và tinh thần cho những hộ gia đình cán bộ công nhân viên gặp khó khăn. + Tổng công ty luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên xây dựng nhà ăn nhà nghỉ thoáng mát với điều kiện tôt nhất có thể, tổ chức các chuyến du lịch hang năm. + Hàng năm đánh giá bình chọn cán bộ công nhân viên xuất sắc tăng lương, thưởng bằng khen, hiện vật. * Yếu tố vốn + Vốn cố định:chủ yếu được đầu tư trang bị từ bộ nông nghiêp và phát triển nông thôn, được đầu tư từ các nguồn vốn, tài trợ nước ngoài. Ngoài ra Tổng công ty cũng tự trang bị xây dựng cơ sở vật chất cho mình nhằm đáp ứng được yêu cầu làm việc. + Vốn lưu động: chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp, lợi nhuận kinh doanh của Tổng công ty và một phần từ những công ty thành viên. Bên cạnh đó Tổng công ty còn liên doanh, liên kết với các nước bạn, vốn ODA… - Vốn cố định và sử dụng vốn cố định: Từ năm 2003 đến năm 2007, Tổng công ty được nhà nước cho đầu tư 05 nhà máy sản xuất theo chương trình vay vốn ODA của Ấn Độ. Tổng công ty đã sử dụng có hiệu quả những nguồn vốn được đầu tư mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. - Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động: Những khoản viện trợ, cho vay ngắn hạn, dài hạn,những nguồn vốn lưu động được đầu tư sản xuất đã được Tổng công ty thực hiện tốt theo chủ trương chính sách và phân bổ hợp lý nguồn vốn đầu tư nâng cao sản xuất. 2. Khảo sát và phân tích yếu tố đầu ra * Nhận diện thị trường: Đây là thị trường cạnh tranh, kinh doanh trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa. Bằng chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại không chỉ ở thị trường trong nước và cả nước ngoài để tăng doanh thu và đạt lợi nhuận lớn. * Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm (thị trường) tiêu thụ: - Thị trường trong nước: Tiêu thụ chè xanh là chủ yếu. Tuy vậy nhu cầu về các loại chè khác như chè ướp hương, chè thảo mộc… nhu cầu đang dần tăng năm 2007 số lượng chè tiêu thụ trên đầu người là 310 gr/năm. Nhưng số lượng tiêu thụ này vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới Đài Loan 1300 gr/năm, Nhật Bản là 1050 gr/năm, Trung quốc 350 gr/năm…Vì vậy cần chú trọng để khai thác thị trường trong nước. - Thị trường xuất khẩu: Chè được xuất khẩu trên 30 nước trên thế giới, hầu hết là chè đen. Bên cạnh những bạn hàng quen thuộc như Liên Bang Nga, Iraq, Đài Loan…Tổng công ty đang tìm them những thị trường, bạn hang xuất khẩu mới để mở rộng thị trường như Anh, Mỹ, Canada…Tuy vậy do chất lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tổng hợp Tại Tổng Công ty chè Việt Nam - Tổng quan.DOC
Tài liệu liên quan