Báo cáo Thực tập về Công ty Cổ phần Sông Đà 10

Đối tượng tính giá thành: Căn cứ vào quy định của Bộ tài chính và những đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp, giá thành công trình được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn thành công trình. Trong trường hợp chủ đầu tư chấp nhận thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì ngoài việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành trong kỳ, kế toán còn phải tính giá thành cho bộ phận công trình đã hoàn thành bàn giao.

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập về Công ty Cổ phần Sông Đà 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong kỳ VD: Trong kì có số liệu mũi khoan như sau: VD: Trong kì có số liệu thép U CT3 như sau: Tồn đầu kỳ: 350 kg = 28.000.000 VNĐ Nhập trong kỳ: 500 kg = 40.000.000 VNĐ Xuất dùng trong kỳ: 450 kg 28.000.000 + 40.000.000 Đơn giá bình quân gia quyền 80.000VNĐ = 350+500 = Đơn giá bình quân Trị giá vật liệu xuất kho = 450 x 80.000 = 36.000.000 VNĐ 2.2.4. Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL,CCDC. * Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho… * Tài khoản kế toán sử dụng: _TK 152: Nguyên vật liệu _TK 153: Công cụ dụng cụ _TK liên quan: TK 133(1), 331, 621, 627, 642... * Kế toán tổng hợp tăng NVL,CCDC. VD: Ngày 06/09/2009 mua cát TT chưa thanh toán, số tiền 50.000.000 VNĐ,T.GTGT 10%, Kế toán ghi trên NKC(Phụ lục 04) và sổ cái như sau: Nợ TK 152 :50.000.000 VNĐ Nợ TK 133(1) : 5.000.000 VNĐ Có TK 331 :55.000.000 VNĐ *Kế toán tổng hợp giảm NVL,CCDC. VD: Ngày 29/09/2009 xuất kho thép tròn cho thi công theo PX 106, số tiền: 354.025.642 VNĐ. Kế toán ghi trên NKC(Phụ lục 04) và sổ cái như sau: Nợ TK 621 :354.025.642 VNĐ Có TK 152 :354.025.642 VNĐ 2.3. Kế toán tài sản cố định 2.3.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định của Công ty * Đặc điểm TSCĐ: TSCĐ sử dụng của Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10 bao gồm nhiều loại khác nhau như nhà xưởng, máy xúc, máy đào hầm, trạm biến áp, máy tính COMPAC...Tất cả đều là TSCĐ hữu hình. Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10 thực hiện khấu hao TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. * Phân loại TSCĐ TSCĐHH được phân loại theo tính năng sử dụng bao gồm: _ Nhà xưởng,vật kiến trúc _ Thiết bị xây lắp _ Phương tiện vận tải _ Thiết bị văn phòng _ TSCĐ khác 2.3.2. Kế toán chi tiết TSCĐ * Kế toán chi tiết tại nơi bảo quản, sử dụng: Kế toán công ty mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng cho từng xí nghiệp, kho để theo dõi tình hình tăng ,giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc. * Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích từng năm của TSCĐ. 2.3.3. Đánh giá TSCĐ TSCĐ của doanh nghiệp được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. a. Xác định nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ của công ty do mua sắm được xác định: Nguyên giá = Trị giá mua thực tế + Các khoản thuế+ Chi phí liên quan TSCĐ (đã trừ CKTM,GG) (nếu có) trực tiếp khác VD: Tháng 09/2009 Công ty mua một máy ép bê tông.Giá mua thực tế là: 130.000.000 VNĐ, thuế 13.000.000 VNĐ. Chi phí vận chuyển là 890.000 VNĐ. Nguyên giá TSCĐ = 130.000.000+13.000.000+890.000= 143.890.000 VNĐ b. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - Số khấu hao TSCĐ luỹ kế * Trường hợp nguyên giá TSCĐ bị đánh giá lại thì giá trị còn lại được xác định như sau: Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ đánh giá lại = x Nguyên giá TSCĐ 2.3.4. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ * Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản thanh lý, biên bản nhượng bán TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ phát hiện thiếu TSCĐ và các chứng từ kế toán liên quan khác. Các chứng từ liên quan khấu hao TSCĐ: Bảng tính khấu hao TSCĐ. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211 và các TK liên quan * Phương pháp kế toán: _ Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ VD: Ngày 05/09/2009 Công ty Cổ Phần Sông Đà 10 mua xi măng xuất TT thi công công trình Ba Hạ theo hợp đồng 0548,số tiền là: 265.760.000VNĐ(T.GTGT 10%). Kế toán ghi trên Nhật kí chung (Phụ lục 04) và sổ cái như sau: Nợ TK 6211 :241.600.000 VNĐ Nợ TK 133(1) : 24.160.000 VNĐ Có TK 331 :265.760.000 VNĐ _ Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ VD: Ngày 18/09/2009 thanh lý thiết bị máy xúc giá 800.000.000 VNĐ sử dụng trong 5 năm khấu hao được 110.000.000 VNĐ. Kế toán ghi vào NKC(Phụ lục 04) và Sổ Cái như sau: BT1: Thanh lý máy xúc: Nợ TK 811 : 110.000.000 VNĐ Nợ TK 214 : 690.000.000VNĐ Có TK 211 : 800.000.000VNĐ BT2: Thu tiền mặt là 100.000.000 VNĐ: Nợ TK 111 : 100.000.000 VN Đ Có TK 711 : 100.000.000 VN Đ BT3: Chi phí thanh lý: Nợ TK 811 : 10.000.000 VNĐ Có TK 111 : 10.000.000 VNĐ 2.3.5. Kế toán khấu hao TSCĐ * Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp tuyến tính. Số năm khấu hao của TSCĐ như bảng phân loại theo đặc tính kỹ thuật và thời gian khấu hao(phần 2.2.1) * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 214 – Hao mòn TSCĐ * Phương pháp kế toán: VD: Hàng tháng, Công Ty cổ Phần Sông Đà 10 trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối tượng sử dụng: Phân bổ vào CP QLDN là 85.072.202 VNĐ;CP sử dụng máy móc sản xuất là 90.506.213 VNĐ; CPBH là 27.605.154 VNĐ. Kế toán ghi vào NKC(Phụ lục 04) như sau: Nợ TK 627 : 90.506.213 VNĐ Nợ TK 641 : 27.605.154 VNĐ Nợ TK 642(4) : 85.072.202 VN Đ Có TK 214 :203.183.569 VNĐ 2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.4.1. Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương Công ty áp dụng hai hình thức trả lương là lương theo thời gian và lương khoán: - Lương thời gian: được tính đối với cán bộ công nhân viên tại văn phòng Công ty, cán bộ quản lý xí nghiệp và áp dụng trong những trường hợp công việc không thể định mức hao phí nhân công mà phải tiến hành làm công nhật. Lương thời gian được tính theo hệ số lương và số năm công tác. Tiền lương phải trả trong tháng = Mức lương cơ bản x Hệ số lương Số ngày công trong tháng x Số ngày làm việc thực tế trong tháng - Lương khoán: chiếm tỷ lệ rất lớn trong Công ty vì có năng suất cao, được áp dụng đối với công nhân xây dựng tại các xí nghiệp theo khối lượng công việc hoàn thành. Theo hình thức này, Công ty xây dựng hợp đồng giao khoán đối với các xí nghiệp, các xí nghiệp giao xuống các tổ, đội theo mức độ hoàn thành công trình, hạng mục công trình. Tiền lương phải trả = Khối lượng công việc giao khoán x Đơn giá tiền lương 2.4.2. Nội dung các khoản trích theo lương * Đối với các khoản trích theo lương, công ty cũng áp dụng quy định của Nhà ước, của Sở lao động thương binh xã hội.cụ thể là: _KPC Đ: Trích 2% trên lương thực tế, tính vào chi phí SXKD. _ BHXH: Trích 20% trên lương cơ bản, trong đó 15% tính vào chi phí SXKD, 5% khấu trừ vào lương của người lao động. _ BHYT: Trích 3% trên lương cơ bản,trong đó 2% tính vào chi phí SXKD,còn 1% người lao động phải chịu(khấu trừ vào lương người lao động). 2.4.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương * Chứng từ kế toán sử dụng: bảng chấm công,bảng thanh toán tiền lương,bằng thanh toán BHXH, Hợp đồng làm khoán và Biên bản nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành. * Tài khoản kế toán sử dụng: _ TK 334: Phải trả người lao động. _ TK 338: Phải trả, phải nộp khác. * Phương pháp kế toán: Hàng tháng, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương và phân bổ tiền lương, BHXH sau đó tiến hành định khoản, VD: Tại công trình Ba Hạ,dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Lương công nhân trực tiếp sản xuất : 1.437.724.264 VNĐ Lương nhân viên phân xưởng : 200.075.480 VNĐ Lương nhân công sử dụng máy thi công : 1.438.490 VNĐ Kế toán ghi tập hợp chi phí tính tiền lương: BT1: Phản ánh số lương phải trả cho cán bộ CNV: Nợ TK 622 : 1.437.724.264 VNĐ Nợ TK 627 : 200.075.480 VNĐ Nợ TK 623 : 8.589.680 VNĐ Có TK 334 : 1.646.389.424 VNĐ BT2: Phản ánh số BHYT, BHXH, KPCĐ công ty phải trả: Nợ TK 622 : 316.315.528 VNĐ Nợ TK 627 : 43.231.425 VNĐ Nợ TK 623 : 1.227.275 VNĐ Có TK 338 : 360.774.228 VNĐ BT3: Phản ánh số BHXH, BHYT khấu trừ vào lương cán bộ CNV: Nợ TK 334 : 98.354.294 VNĐ Có TK 338 : 21.646.453 VNĐ 2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. 2.5.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tài khoản kế toán sử dụng: * Đối tương: chi phí sản xuất toàn DN. * Tài khoản kế toán sử dụng: _ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. _ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. _ TK 623: chi phí sử dụng máy thi công _ TK 627: chi phí sản xuất chung 2.5.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: Phương pháp kế toán tập hợp Chi phí NVL trực tiếp. _ Căn cứ vào các chứng từ xuất NVL, kế toán tiến hành tính giá NVL xuất kho. Theo phương pháp tính giá hàng tồn kho, NVL xuất kho tại Công ty được tính theo giá bình quân gia quyền. * TK kế toán sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. *Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.... * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 06/09/2009 xuất kho Ba Hạ mũi khoan, cần khoan theo PX 105. Kế toán ghi vào NKC( Phụ lục 04) và Sổ Cái như sau: Nợ TK 621(4) : 56.213.542 VNĐ Có TK 152(6) : 56.213.542 VNĐ Phương pháp kế toán tập hợp Chi phí nhân công trực tiếp. _ Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty gồm: Tiền lương chính của bộ phận CNV trong biên chế, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. * Chứng từ kế toán sử dụng: bảng thanh toán lương, bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành... * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 30/09/2009, căn cứ lương phải trả công nhân biên chế là: 1.437.724.264 VNĐ. Kế toán ghi vào NKC( Phụ lục 04) như sau: Nợ TK 622 : 1.437.724.264 VNĐ Có TK 334 : 1.437.724.264 VNĐ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công _ Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản mục chi phí trực tiếp được tính vào giá thành sản phẩm. Khoản mục chi phí máy thi công bao gồm: Chi phí nhân công điều khiển máy thi công, chi phí NVL sử dụng máy thi công và chi phí khấu hao máy móc thi công.Kế toán dùng TK đối ứng chi tiết: TK 154,334,338... * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. * Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng tính và phân bổ lương, hợp đồng thuê máy, hoá đơn GTGT, bảng kê thanh toán tạm ứng, bảng tính và phân bổ khấu hao MTC,... * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 30/09/2009, căn cứ lương phải trả cho nhân công điều khiển máy thi công là 8.589.680 VNĐ. Kế toán ghi vào NKC(Phụ lục 04) như sau: Nợ TK 623(1) : 8.589.680 VNĐ Có TK 334 : 8.589.680 VNĐ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí SXC _ Tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10, chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở đội xây dựng ngoài chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công. Khoản mục chi phí máy SXC bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý công trình, Chi phí vật liệu, Chi phí công cụ, dụng cụ SX, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền. Kế toán dùng TK đối ứng chi tiết: TK 331, 334, 154, 111, 112 * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung. * Chứng từ kế toán sử dụng: bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, phiếu xuất kho, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, hoá đơn thanh toán..... * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 30/09/2009, căn cứ lương phải trả cho nhân viên quản lý công trình là 200.075.480 VNĐ. Kế toán ghi vào NKC( Phụ lục 04) như sau: Nợ TK 627 : 200.075.480 VNĐ Có TK 334 : 200.075.480 VNĐ 2.5.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. _ Cuối mỗi quý căn cứ vào các khoản chi phí phát sinh trên các TK 621, 622, 623, 627 tương ứng với từng công trình, kế toán tiến hành kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên TK154 như sau: Nợ TK 154 : 23.224.381.945 VNĐ Có TK 621 : 14.781.955.817 VNĐ Có TK 622 : 4.542.315.462 VNĐ Có TK 623 : 687.564.215 VNĐ Có TK 627 : 3.212.546.451 VNĐ 2.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang Công ty Cổ Phần Sông Đà 10, thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp đánh giá theo chi phí dự toán cho từng công trình, hạng mục công trình. Phòng kinh tế kế hoạch có trách nhiệm lập phiếu giá dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ và phiếu giá dự toán khối lượng xây lắp dở dang được lập cho từng công trình, hạng mục công trình chuyển lên phòng Tài chính kế toán để xác định giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. 2.5.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm * Đối tượng tính giá thành: Căn cứ vào quy định của Bộ tài chính và những đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp, giá thành công trình được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn thành công trình. Trong trường hợp chủ đầu tư chấp nhận thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì ngoài việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành trong kỳ, kế toán còn phải tính giá thành cho bộ phận công trình đã hoàn thành bàn giao. * Phương pháp kế toán tính giá thành: Cuối quý, giá thành công trình, hạng mục công trình xây dựng được tính theo phương pháp trực tiếp. Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ _ Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ VD: Kế toán Công ty tiến hành tính giá thành công trình Ba Hạ quý II năm 2009. Biết: Tổng chi phí thực tế dở dang đầu kỳ: 5.487.962.358 VNĐ, tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: 23.224.381.945 VNĐ, tổng chi phí thực tế dở dang cuối kì: 2.458.796.212 VNĐ. Kế toán xác định giá thành thực tế của công trình Ba Hạ hoàn thành như sau: Tổng giá thành thực tế = 5.487.962.358+23.224.381.945- 2.458.796.212 = 26.253.548.091 VNĐ 2.6. Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.6.1. Kế toán doanh thu bán hàng * Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hang, phiếu xuất kho, giấy nộp tiền và các chứng từ có lien quan. * TK kế toán sử dụng: _ TK 511 – Doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ. _ TK liên quan: TK 111, 112, 333(1), 131… * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 06/09/2009 Công ty thu tiền bán máy trộn bê tông. Có doanh thu là: 165.000.000 VNĐ. . Kế toán ghi trên Nhật kí chung (Phụ lục 04) và sổ cái như sau Nợ TK 111 :165.000.000 VNĐ Có TK 511 :150.000.000 VNĐ Có TK 3311 : 15.000.000 VNĐ 2.6.2. Kế toán giá vốn hàng bán * Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: là giá thành sản xuất thực tế, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán * Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu chi và các chứng từ gốc. * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 06/09/2009 Công ty xuất bán 1 máy trộn bê tông cho Công ty Hưng Thịnh. Giá vốn hàng bán là: 245.000.000 VNĐ. Kế toán ghi: Nợ TK 632 : 245.000.000 VNĐ Có TK 155 : 245.000.000 VNĐ 2.6.3. Kế toán chi phí bán hàng * Nội dung chi phí bán hàng: _ Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng gồm các chi phí về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của mỗi nhân viên bán hàng, chi phí khuyến mại quảng cáo thúc đầy quá trình bán hàng. * TK kế toán sử dụng: _ TK 641- Chi phí bán hàng _ TK liên quan: TK 111, 112, 331, 338.... * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 19/09/2009 Công ty trả tiền chi phí vận chuyển hàng về kho 2.500.000 VNĐ(T.GTGT 10%). Kế toán ghi vào NKC(Phụ lục 04) như sau: Nợ TK 641 : 2.500.000 VNĐ Có TK 111 : 2.500.000 VNĐ 2.6.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp * Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty gồm: CP về tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý, CP khấu hao TSCĐ phục vụ cho QLDN, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác. *Chứng từ kế toán sử dụng: _ TK 642 – chi phí QLDN _ TK liên quan: TK 334, 338... *Phương pháp kế toán: VD: Ngày 19/09/2009 Công ty trả tiền điện thoại cơ quan, giá chưa thuế là 15.000.000 VNĐ(T.GTGT 10%) trả bằng tiền mặt. Kế toán ghi vào NKC(Phụ lục 04) và sổ cái như sau: Nợ TK 642 : 15.000.000 VNĐ Nợ TK 133(1) : 1.500.000 VNĐ Có TK 111 : 16.500.000 VNĐ 2.6.5. Kế toán thu nhập khác * Nội dung thu nhập khác: Tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10, thu nhập khác chủ yếu ở các hoạt động khác: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu hồi nợ đã xoá hết, số tiền vi phạm hợp đồng, khách hàng trả thừa... * TK kế toán sử dụng: _ TK 711 – Thu nhập khác _ TK liên quan: 338, 111, 112... * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 20/09/2009 chi phí thanh lý thiết bị máy xúc phát sinh là: 15.000.000 VNĐ. Kế toán ghi: Nợ TK 111 : 15.000.000 VNĐ Có TK 711 : 15.000.000 VNĐ 2.6.6. Kế toán chi phí khác * Nội dung chi phí khác: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ... * TK kế toán sử dụng: TK 811 – Chi phí khác * Phươmg pháp kế toán: VD: Ngày 19/09/2009 chi phí thanh lý mũi khoan Z53 phát sinh là: 20.000.000 VNĐ. Kế toán ghi: Nợ TK 811 : 3.500.000 VNĐ Có TK 111 : 3.500.000 VNĐ 2.6.7. Kế toán chi phí tài chính * Nội dung chi phí tài chính: chi phí lãi vay... * TK kế toán sử dung: TK 635 – Chi phí tài chính * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 25/09/2009 công ty thanh toán cho ngân hàng khoản lãi vay bằng tiền mặt, số tiền là: 250.000.000 VNĐ Nợ TK 635 : 250.000.000 VNĐ Có TK 111 : 250.000.000 VNĐ 2.6.8. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính * Nội dung doanh thu hoạt động tài chính: lãi tiền gửi ngân hàng... * TK kế toán sử dụng: TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 26/09/2009 công ty thu được lãi suất từ ngân hàng là 15.046.912 VNĐ, công ty nhận qua TK ngân hàng: Nợ TK 112 : 15.046.912 VNĐ Có TK 515 : 15.046.912 VNĐ 2.6.9. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh * Phương pháp xác định KQHĐKD: Kết quả DTT DT Thu Giá vốn CP CP CP CP = về + HĐTC + nhập – hàng - tài - bán - QLDN -khác HĐKD bán hàng khác bán bán chính _ Kết quả HĐKD phản ánh tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp. Thông qua đó, giúp cho giám đốc đưa ra những quyết định và đường lối đúng đắn. * TK kế toán sử dung: TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh. * Phương pháp kế toán: VD: Dựa vào số liệu của Công ty, kế toán tiến hành xác định kết quả kinh doanh năm 2009. kế toán ghi: BT1: Kết chuyển doanh thu thuần. Nợ TK 511 : 526.572.606.773 VNĐ Có TK 911 : 526.572.606.773 VNĐ BT2: Kết chuyển thu nhập khác Nợ TK 711 : 580.492.989 VNĐ Có TK 911 : 580.492.989 VNĐ BT3: Kết chuyển chi phí khác Nợ TK 811 : 45.065.248 VNĐ Có TK 911 : 45.065.248 VNĐ BT4: Kết chuyển giá vốn hàng bán và CPBH, CPQLDN Nợ TK 911 : 455.155.183.298 VNĐ Có TK 632 : 425.749.039.477 VNĐ Có TK 641 : 19.872.589.233 VNĐ Có TK 642 : 25.510.912.821 VNĐ BT5: Kết chuyển CPTC Nợ TK 911 : 29.843.223.921VNĐ Có TK 635 : 29.843.223.921VNĐ BT6: Kết chuyển doanh thu HĐTC Nợ TK 911 : 5.516.752.143 VNĐ Có TK 515 : 5.516.752.143 VNĐ BT7: Kết chuyển lãi Nợ TK 911 : 47.626.379.438 VNĐ Có TK 421 : 47.626.379.438 VNĐ PHẦN III THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 3.1. Thu hoạch Qua đợt thực tập tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10 đã mang lại cho em có thêm cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn với nghiệp vụ kế toán và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Em đã được tiếp xúc với những công việc thực tế, tìm hiểu về tất cả các phần hành kế toán của công ty. Em cũng được củng cố thêm cho mình những kiến thức còn thiếu sót hay đã quên của mình. Đồng thời, nó cũng giúp em hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ thực tế mà thầy cô đã từng giảng ở trường. Em đã hiểu được tầm quan trọng của bộ máy kế toán đối với việc điều hành và quản lý Công ty. Thông qua bộ máy kế toán, Giám đốc có thể nắm được tình hình hoạt động của công ty như: doanh thu, lãi, lỗ, NVL thừa(thiếu).....một cách chính xác tại bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời với những số liệu đó Giám đốc đưa ra các quyết định điều chỉnh, đưa ra những kế hoạch phát triển tương lai. Ngoài ra, em tự nhận thấy được rằng yêu cầu người làm kế toán phải giữ được đức tính: trung thực, cẩn thận. Nếu muốn làm một kế toan sau này, em sẽ cố gắng rèn luyện cho mình những đức tính đó. 3.2. Nhận xét 3.2.1.Ưu điểm Công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10 đã đạt được một số ưu điểm sau: _ Các nhân viên đều có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cao nên bộ máy kế toán làm việc thuận tiện và hiệu quả. _ Kế toán công ty lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán cho phần hành kế toán tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng và các phần hành khác nói chug theo hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức ghi sổ phù hợp với quy mô của Công ty, ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ. _ Công ty sử dụng hệ thống phần mềm SONGDA ACCOUNTING để thuận tiện cho việc ghi sổ, giảm bớt lao động thủ công. Phần mềm không chỉ được áp dụng ở văn phòng Công ty mà còn tại các xí nghiệp. Đây là một thành tích của Công ty trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống kế toán nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc truyền đạt số liệu giữa Công ty và các xí nghiệp trực thuộc. 3.2.2. Tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán ở Công ty vẫn còn những mặt hạn chế chưa thực sự phù hợp với yêu cầu quản lý với chế độ kế toán hiện hành. Do đó cần phải phân tích cụ thể từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện * Đối với công tác hạch toán chi phí NVLTT Tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10 hiện nay nguyên vật liệu có tốc độ luân chuyển nhanh nhưng có nhiều loại có thời gian lưu kho lâu với giá trị lớn như phụ tùng thay thế: cần khoan, mũi khoan, tay bên,… Hiện tại Công ty không trích lập các dự phòng giảm giá cho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ này. * Đối với công tác hạch toán chi phí vốn bằng tiền Hiện tại Công ty vẫn có một số khoản ngoại tệ gửi ngân hàng nhưng không mở tài khoản theo dõi gốc ngoại tệ. Vì vậy gây khó khăn cho việc theo dõi nguyên tệ. Mặt khác, việc kiểm kê quỹ không được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo nhu cầu quản lý nên việc kiểm soát lượng tiền mặt trong quỹ không được chặt chẽ. * Đối với bộ máy kế toán quản trị Bộ máy kế toán của Công TY Cổ phần Sông Đà 10 được xây dựng mới chỉ tập trung vào công tác thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán tài chính, mà chưa quan tâm đến thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị của Công ty cũng như yêu cầu phân tích kinh doanh. 3.2.3. Một số phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. * Đối với công tác hạch toán chi phí NVLTT Thứ nhất, do đặc điểm chung của ngành là thi công ngoài trời nên rất dễ xảy ra mất mát, hư hỏng vật tư, mặt khác thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao. Do vậy, theo nguyên tắc thận trọng, kế toán nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho các loại vật tư có thời gian lưu kho lâu và giá trị lớn, để từ đó có thể có bằng chứng tin cậy về giá trị thuần có thể ước tính được của niên độ kế toán tiếp theo. Thứ hai, đối với công cụ dụng cụ được đem ra sử dụng trong kỳ, Công ty nên đưa ra quy định cụ thể về thời gian phân bổ công cụ dụng cụ. Có thể dựa vào giá trị của công cụ, dụng cụ để đưa ra số năm phân bổ tương ứng. * Đối với công tác hạch toán chi phí vốn bằng tiền Công ty nên tiến hành kiểm kê quỹ định kỳ hoặc tiến hành đột xuất để kiểm tra số tiền trong két của đơn vị, có đầy đủ và đúng theo sổ sách hay không, tránh tình trạng biển thủ công quỹ hoặc sử dụng cho những mục đích cá nhân khác. Đồng thời, để theo dõi giá trị nguyên tệ, Công ty nên mở TK 007 chi tiết theo từng loại ngoại tệ để theo dõi số lượng nguyên tệ đó. Cuối kỳ, căn cứ vào đó tiến hành đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá ngoại tệ của liên ngân hàng. * Đối với bộ máy kế toán quản trị Hiện nay tại Công ty vẫn chưa thực hiện kế toán quản trị doanh nghiệp riêng. Do đó kế toán chưa cung cấp được thông tin chi tiết, cụ thể cho ban lãnh đạo Công ty. Chính vì thế nên tổ chức quản trị của doanh nghiệp cần tập trung thêm vào việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị của Công ty cũng như yêu cầu về phân tích kinh doanh của toàn Công ty. Công ty cần phải xây dựng kế toán quản trị doanh nghiệp riêng nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn, cụ thể hơn cho ban giám đốc Công ty. KẾT LUẬN Công ty Cổ phần Sông Đà 10 là một trong những công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đặc biệt là trong xây dựng các công trình ngầm, công trình thủy điện. Công tác hạch toán giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng cũng như trong các doanh nghiệp nói chung. Qua thời gian thực tập tại Công ty em đã thu được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu, nắm chắc hơn những vấn đề lý thuyết đã được học trong trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10 song do thời gian tìm hiểu không được nhiều, khả năng của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập tổng hợp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô giáo, để từ đó em có thể rút ra được những kinh nghiệm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 10 và sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Ths. Đỗ Thị Phương để em hoàn thiện báo cáo thực tập này! Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2010 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Hiền NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VD : Ví dụ QLDN : Quản lý doanh nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội KPCĐ : Kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26143.doc
Tài liệu liên quan