Báo cáo thực tế tại công ty cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành hai cấp quản lý với mô hình trực tuyến chức năng. Đi kèm với với mỗi cấp quản lý là các phòng ban chức năng tham mưu cho mỗi cấp, cụ thể như sau:

• Cấp công ty: Bao gồm Giám đốc công ty, hai phó giám đốc công ty cùng các phòng ban chức năng trợ giúp giám đốc. Các phòng ban chức năng kiểm tra và đưa ra các thông tin của toàn công ty về lĩnh vực mà mình theo dõi để báo cáo giám đốc. Giám đốc tên cơ sở những thông tin thu thập được hoặc trức tiếp hoặc gián tiếp sẽ đưa ra các quyết định. Các phòng ban gồm có:

- Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Kỹ thuật - Đầu tư

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Bảo vệ quân sự

- Phòng Sản xuất - Kinh doanh - Phòng dịch vụ đời sống

• Cấp xí nghiệp : Công ty gồm có bốn xí nghiệp thành viên:

- Xí nghiệp Mành- Nhúng keo - Xí nghiệp Vải không dệt

- Xí nghiệp Bạt - Xí nghiệp May

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tế tại công ty cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP I./ Tìm hiểu chung về Doanh nghiệp thực tế 1./ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp: - Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội - Tên viết tắt: Haicatex - Trụ sở chính: Số 93 đường Lĩnh Nam - P. Mai Động - Q. Hoàng Mai - Hà Nội - ĐT: (+84) - 4 - 3 8 624 945/ 3 8 624 621  - Fax: (+84) - 4 - 3 8 622 601 - E-mail:  admin@haicatex.com.vn/ sinh_nguyenvan@vnn.vn - Website: 2./ Lĩnh vực kinh doanh chính của Doanh nghiệp: - Sản xuất và kinh doanh vải mành lốp, vải địa kỹ thuật, sản phẩm may mặc; - Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh Bất động sản; - Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng. 3./ Đặc điểm sản phẩm kinh doanh chính của Doanh nghiệp: Công ty sản xuất 4 loại sản phẩm: Vải Mành :Vải mành được sản xuất để cung cấp cho ngành công nghiệp làm lốp ô tô, xe máy, xe đạp…Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ bởi Công ty Cao su SaoVàng, Công ty Cao su Đà Nẵng… Vải Bạt : Sản phẩm này được sử dụng làm bạt, bao tải hàng nhẹ, làm giầy vải trong quân đội, găng tay, quần áo bảo hộ lao động… Vải Không Dệt: gồm Vải địa kỹ thuật và Vải lót giầy - Vải địa kỹ thuật được sử dụng để làm đường chống lún, đê kè thuỷ lợi… -Vải lót giầy được cung cấp cho nhà sản xuất giầy, làm thảm,lót thành ô tô,… Sản phẩm May: Ngoài các sản phẩm may mặc thông thường Công ty thường xuyên nhận các hợp đồng may quần áo bảo hộ cho các Công ty lớn như Dệt 8/3, Honda, Lilama…, hợp đồng may áo Jaket cho Hàn Quốc, Anh…Trong những năm gần đây sản phẩm của Công ty đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và EU với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. 4./ Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp a. Môi trường bên ngoài: *) Môi trường kinh tế: +) Thuận lợi: Nền kinh tế thế giới tiếp nối đó phục hồi sau khủng hoảng và đó cú những dấu hiệu tăng trưởng khả quan. Ngành dệt may thế giới cú những bước tăng trưởng đáng kể. Trong năm 2010, xuất khẩu hàng may mặc của các nước vào Mỹ đều tăng: Trung Quốc: tăng 16,5% đạt 27,4 tỷ USD; Việt Nam tăng 22% đạt 6,1 tỷ USD,… do đú đơn giá các sản phẩm xuất khẩu cũng tăng đáng kể. Nền kinh tế Việt Nam theo đà phục hồi kinh tế thế giới cũng cú những tăng trưởng tốt. Tăng trưởng GDP 6,78%; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% đạt 794,2 nghìn tỷ VNĐ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng 10%, ước đạt 11 tỷ USD; Vốn đầu tư từ ngân sách cũng tăng 10,4% so với kế hoạch đạt 141,6 nghỡn tỷ VNĐ. Tổng mức hàng hóa bản lẻ tăng 24,5% ước đạt 1561,6 nghàn tỷ VNĐ (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 14%). Kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% ước đạt 71,6 tỷ USD;… Năm 2010 có thể nói là một năm thành công của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Gói kích cầu năm 2009 tiếp tục phát huy tác dụng; Chính phủ tận dụng tối đa vai trò Chủ tịch ASEAN cũng như vị thế ngày càng cao của Việt Nam trờn trường quốc tế nhằm thúc đẩy các hiệp định, hợp tác song phương và đa phương. Các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và hạn chế gia tăng lãi suất ngân hàng đó có tác dụng tích cực đến nền kinh tế. Nhu cầu về các sản phẩm dệt may tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm đó tạo điều kiện tốt để tăng trưởng giá bán đáng kể. => Nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển đã mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất noí chung và công ty nói riêng không ít những cơ hội. Khi nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông từ nông thôn đến thành thị, đây là cơ hội tốt cho hai sản phẩm chủ lực của công ty phát triển đó là vải mành nhúng keo được sử dụng để làm lốp ôtô, xe máy , xe đạp....và sản phẩm vải không dệt được sử dụng để làm đường, đê kè chống lún. Hội nhập kinh tế tạo cơ hội cho sản phẩm dệt may của công ty có mặt trên một số thị trường lớn như EU và Mỹ. Tuy nhiên công ty còn gặp một số khó khăn sau: Thứ nhất hầu hết máy móc thiết bị và nguyên vật liệu của công ty còn phải nhập từ nước ngoài nên nó phụ thuộc trực tiếp vào tỷ giá hối đoái trong từng thời kỳ và nhất là sự biến động của giá dầu mỏ trên thế giới; Thứ hai là thị trường lắp giáp xe máy có xu hướng giảm dẫn tới việc tiêu thụ lốp xe giảm điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ vải mành làm lốp xe máy; Thứ ba Vải không dệt vừa phải cố gắng thay thế hàng ngoại nhập vừa đứng trước một thách thức mới đó là sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn trong nước; Thứ tư là trong những năm tới Việt Nam sẽ ra nhập Tổ chức thương mại thế giới- WTO vào năm 2005 và ra nhập khu mậu dịch tự do các nước Đông Nam á- AFTA váo năm 2006, khi đó thuế nhập khẩu chỉ còn từ 0-5% đây là một thách thức lớn cho công ty vì phải cạnh tranh về cả giá cả và chất lượng. Vì vậy công ty cần phải xây dựng các chiến lược thích hợp cho giai đoạn tới. Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng chịu tác động rất lớn từ môi trường bên ngoài, trong đó có cả những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực. Vấn đề đặt ra là các nhà quản trị phải dự báo và lựa chọn được những tác động tích cực để hình thành các ý tưởng chiến lược khai thác triệt để các cơ hội đó va giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. *) Môi trường chính trị, pháp luật: Nói chung nước ta có hệ thống chính trị khá ổn định, đây là nền tảng rất tốt cho các nhà kinh tế phát huy tốt khả năng của mình, tự do kinh doanh , tự do cạnh tranh dưới sự quản lý của nhà nước Các điều kiện thuận lợi cho ngành Dệt may nói chung và hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp nói riêng: - Khoản 3 - điều 9 - chương 3 - luật khuyến khích đầu tư trong nước có ghi: "các dự án đầu tư sau đây được ưu đãi: ... đầu tư thành lập cơ sơ sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại , cơ sở sản xuất nhiều lao động...". Đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt - May Việt Nam thì họ sẽ được hưởng những ưu đãi như: được giảm 50% tiền sử dụng đất, được miễn tiền thuế đất từ 3 đến 6 năm, được hưởng thuế suất thu nhập Doanh nghiệp 25% so với mức thuế chung là 32%... - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành Dệt - May, ngày 29/4/1995 thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty Dệt - May Việt Nam tạo vốn và điều hoà vốn, tạo nguồn nguyên liệu để từng bước chủ động sản xuất, tạo ra thị trường mới cho các đơn vị thành viên cũng như ngành Dệt - May của cả nước. - Cơ quan ngoại giao của chính phủ đã phối hợp với các phái đoàn thương mại quốc gia thực hiện các cuộc viếng thăm hữu nghị để thiết lập mối quan hệ thương mại với các nước, giúp các doanh nghiệp Vệt Nam có cơ hội trang bị công nghệ mới và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. - Thành viên của chính phủ là Bộ công nghiệp (cơ quan quản lý ngành Dệt - May Việt Nam) đã có các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển hàng tiêu dùng đến năm 2005, 2010, trong đó nhấn mạnh việc phát triển ngành Dệt - May trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên hệ thống pháp luật về kinh tế và nhất là luật đầu tư nước ngoài chưa được hoàn chỉnh, còn nhiều thủ tục rườm rà gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư, thứ nữa là vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để khống chế hàng nhập lậu chốn thuế nhất là hàng từ Trung Quốc. Điều này thể hiện sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng... Sản phẩm của Haicatex cũng bị cạnh tranh về giá bởi hàng hoá chốn thuế này. *) Môi trường công nghệ: - Sự phát triển nhanh chóng của KH - KT trong hơn hai thập kỉ qua đã tác động đến nhiều ngành kinh tế. Ngành Dệt - may có cơ hội hiện đại hoá máy móc thiết bị, có nhiều chủng loại thiết bị mới phục vụ nhu cầu đa dạng của dệt và may. Ngoài ra, tiến bộ về công nghệ thông tin giúp cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung tiếp cận với thông tin thị trường nhanh chóng, phục vụ hữu hiệu hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. Đặc biệt hệ thống thương mại điện tử có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ 21, vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Dệt - may nói chung. Nhu cầu về quần áo bảo hộ ngày càng tăng do KH - KT mới ứng dụng trong các ngành càng phổ biến dẫn đến việc phát sinh ô nhiễm môi trường. Đây là cơ hội để sản phẩm của Haicatex phát triển đa dạng hoá trong mặt hàng may mặc. *) Môi trường văn hóa, xã hội: - Ngày nay, trình độ học vấn của dân ta ngày càng cao, tri thức về thẩm mỹ, về cái đẹp ngày càng hoàn thiện, mối giao lưu giữa thành thị và nông thôn, giữa các cộng đồng dân tộc ngày càng mở rộng... nên con người quan tâm nhiều hơn đến bề ngoài. Đặc biệt, phụ nữ tham gia vào cấc hoạt động xã hội ngày càng tăng... những yếu tố này đã thúc đẩy nhu cầu sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng về chủng loại, đòi hỏi kiểu mẫu mã có tính thẩm mỹ cao, chất lượng dệt may cần hoàn hảo hơn... - Các doanh nghiệp Dệt - may muốn nắm bắt cơ hội, đáp ứng nhu cầu khách hàng cần phải gắn liền với công nghiệp thời trang. Thời trang trong may mặc đã trở thành nhu cầu cần thiết và ngày càng phát triển ở nước ta, nó giúp cho con ngưới khẳng định được mình. - Sản phẩm của Haicatex không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như Hàn Quốc, Anh… Do đó doanh nghiệp cần nắm bắt đúng mực và kịp thời yếu tố văn hóa, xã hội để tạo ra các sản phẩm phù hợp *) Môi trường tự nhiên: Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới có tính chất mưa nhiều, khí hậu bất thường không ổn định... dẫn đến đường xá bị phá hủy, gây trở ngại cho các phương tiện giao thông. Đồng thời, nhiều công việc cũng đòi hỏi phải làm trong những điều kiện khắc nghiệt ấy. Do đó, sản phẩm lốp xe và áo bảo hộ của Haicatex là 1 sản phẩm an toàn, đáng tin cậy cho các khách hàng. b. Môi trường bên trong: *) Mức độ cạnh tranh: + Sự cạnh tranh trong sản phẩm: Ngành Dệt - may Việt Nam trong những năm gần đây có tỷ lệ tăng trưởng khá cao (trên 6,5%). Hơn nữa, hàng may mặc Việt Nam đã thay đổi thị trường chuyển dần sang các nước tư bản phát triển và giá trị sản lượng may mặc xuất khẩu ngày càng tăng. Do đó, các doanh nghiệp Dệt - may nước ta sẽ chú trọng hơn đến việc mở rộng qui mô, tăng năng suất một cách phu hợp và duy trì sự tăng trưởng của mình hơn là đi chiếm thị phần của các "đối thủ".Sự cạnh tranh trong ngành là ít căng thẳng. + Các yếu tố chi phí cố định hoặc chi phí lưu kho: Các chi phí này của các oanh nghiệp Dệt - may là không cao. Chi phí cho máy móc và nhà xưởng thấp, các doanh nghiệp ít vốn có thể thuê mấy móc từ các nhà cung cấp nước ngoài với giá cả hợp lý. Còn chi phí lưu kho của các doanh nghiệp này là rất thấp. Nên các doanh nghiệp không phải hạ giá để duy trì lượng bán nhằm bù đắp cho những chi phí này và mức độ cạnh tranh là không cao. + Sự khác biệt về sản phẩm, sự xác định của nhãn hàng, chi phí chuyển của khách hàng: Các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam nhìn chung không có sự khác biệt, khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm bất kì tại một cửa hàng bất kì mà không cần quan tâm đến sản phẩm đó là của công ty nào sản xuất hay mang nhãn hiệu gì miễn là giá rẻ. Ngoại trừ một số hàng cao cấp của một số công ty may lớn như: May_10, May Thăng Long, Việt Tiến, Thắng Lợi...Trên thị trường thế giới chưa có sự xuất hiện của các nhãn hiệu Việt Nam chủ yếu là nhãn hiệu của các công ty đến gia công tại nước ta. Điều này làm cho các Doanh nghiệp phải hạ giá để cạnh tranh, xu thế cạnh tranh trở nên căng thẳng hơn. => Sản phẩm của Haicotex luôn có nhiều đối thủ tiềm ẩn Ngoài ra, do thị trường xe máy bị hạn chế lắp ráp tại Việt Nam nên cũng gây trở ngại cho sản phẩm lốp xe của Haicotex +) Yếu tố tài chính: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội vẫn thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước nên vẫn được hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách nhà nước, hơn nữa là một thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam nên công ty khá thuận lợi trong việc huy động vốn, việc vay vốn từ các ngân hàng vì hầu hết nguồn vốn đầu tư của công ty là vốn vay từ ngân hàng. Tổng công ty Dệt may còn mở ra cho công ty nhiều cơ hội trong kinh doanh như ký được các đơn đặt hàng lớn, việc xuất khẩu hàng hoá hay nhập khẩu nguyên vật liệu +) Hoạt động Marketing: Haicotex thường xuyên cập nhật những thông tin về thị trường tiêu thụ ( thông tin về khách hàng), tiếp tục giữ vững thị phần hiện có, tăng cường chiến lược Marketing, tích cực quảng bá sản phẩm và kiếm thị trường mới cho sản phẩm hiện tại. +) Yếu tố nguồn nhân lực: Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 782 người (tính đến hết 31/12/2008) trong đó có 672 công nhân sản xuất. Lao động của công ty đa phần là lao động nữ chiếm khoảng 75%. Trình độ của người lao động được Công ty rất chú trọng: Trình độ ĐH và trên ĐH chiếm 6,5%; THCN& CĐ chiếm:6.79%; thợ bậc 6+7là:11,69%; thợ bậc 5 là:20,69%; thợ bậc 3+4là :17,29%. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa cao, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động ngày càng được quan tâm … Chất lượng lao động trong công ty chưa cao cả về trình độ và ý thức trách nhiệm, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lao động. Chưa biết kết hợp và phát huy hết khả năng sáng tạo của người lao động cũng là 1 điểm hạn chế cần khắc phục. Do đó, nâng cao trình độ lao động bằng cách tuyển mới, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động để năm băt kịp thời trình đọ phát triển của khoa học kỹ thuật, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp cho người lao động là những chủ trương mới trong hoạch định chiến lược của công ty. 5./ Đánh giá kết quả kinh doanh của DN năm 2009- 2010: - Giá trị sản xuất công nghiệp toàn công ty ước đạt 6.409,7 tỷ đồng, tăng 10,8% so với 2007- 2008, trong đó các đơn vị do công ty chi phối tăng 9,8 %; cácc đơn vị liên kết tăng 12,3%; nhiều đơn vị đạt mức tăng trưởng cao trên mức bình quân (trên 120%) như: Tcty DM Hà Nội, Sợi Phú Bài, Dệt Công Nghiệp, Dệt Việt Thắng, May Hưng Yên, May Đáp Cầu, May Hữu Nghị, May Bình Minh, May Thái Nguyên, ... - Tổng doanh thu công đoàn là 10.677 tỷ đồng, tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, công ty mẹ con là 3.267 tỷ đồng (tăng 9,7%); Các công ty có CP chi phối là 1.525 tỷ đồng (tăng 3,8%), Các cụng ty phụ thuộc là 1.236 tỷ đồng (tăng 17,1%) và các công ty liên kết là 4.059 tỷ đồng (tăng 7,7%). - Kim ngạch xuất khẩu toàn công ước đạt 661,1 triệu USD tăng 14,9 % so với cùng kỳ. Các đơn vị có mức tăng trưởng XNK cao là Tcty DM Hà Nội, Tcty may Việt Tiến, Tcty CP DM Hoà Thọ, May Hưng Yên, May Đáp Cầu, SXXNK Đà Nẵng, May Thỏi Nguyờn, May Đồng Nai, May Sụng Tiền, May Việt Thịnh, May Phương Nam, May Tấn Châu. +) Về hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận công ty ước đạt 219,5 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đạt trên 50%: May Hưng Yên; May Nhà Bố; Dệt kim Đồng Xuân; Cty Tài chính dệt may; Tcty Phong Phỳ; Tcty may Việt Tiến; Sợi Phú Bài; DK Đông Phương; Dệt Việt Thắng; SX XNK dệt may Đà Nẵng; Dệt CN Hà Nội; May Phương Đông; Dệt Thỏi Tuấn, May Thái Nguyên, May Hữu Nghị, May Phương Nam, .... Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân ước đạt 9,17%. Nhiều DN đạt tỷ suất lợi nhuận trờn vốn cao hơn mức bình quân chung: Tcty Phong Phỳ, Tcty may Việt Tiến, Dệt may Hữu Thọ, Dệt Việt Thắng, Dệt Thái Tuấn, Dệt Cụng Nghiệp HN, Sợi Phỳ Bài, May 10, May Đức Giang, May Hưng Yên, SX XNK dệt may Đà Nẵng, May Nhà Bố, May Phương Đông, May Hồ Gươm, May Thái Nguyên, May Đồng Nai, May Bình Minh, May Hữu Nghị, May và DV Hưng Long, May Phương Nam,... =>Lợi nhuận, thu nhập của năm 2010 cho thấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu này của công vượt kế hoạch năm và tăng trưởng rất cao so với 2009 cho thấy hiệu quả SXKD của công ty khá cao và giá hàng hóa từ đó tăng đáng kể. 6./ Cơ cấu tổ chức của Công ty Haicatex: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được mô tả như sau: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Tổ sản xuất 2 Tổ sản xuất 1 Tổ sản xuất N Giám Đốc P. GĐ Tổ chức P. GĐ Kỹ thuật Phòng Kế toán T.chính Phòng Kỹ thuật Đầu tư Phòng T.chức H.chính Phòng SXKD- XNK Phòng Bảo vệ Quân sự Phòng Dịch vụ Đ.sống Xí nghiệp Bạt Xí nghiệp Vải Không Dệt Xí nghiệp May Xí nghiệp Mành Giám đốc xí nghiệp Phòng QL Phòng KT 6.1. Các cấp quản lý của công ty: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành hai cấp quản lý với mô hình trực tuyến chức năng. Đi kèm với với mỗi cấp quản lý là các phòng ban chức năng tham mưu cho mỗi cấp, cụ thể như sau: Cấp công ty: Bao gồm Giám đốc công ty, hai phó giám đốc công ty cùng các phòng ban chức năng trợ giúp giám đốc. Các phòng ban chức năng kiểm tra và đưa ra các thông tin của toàn công ty về lĩnh vực mà mình theo dõi để báo cáo giám đốc. Giám đốc tên cơ sở những thông tin thu thập được hoặc trức tiếp hoặc gián tiếp sẽ đưa ra các quyết định. Các phòng ban gồm có: - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Kỹ thuật - Đầu tư - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Bảo vệ quân sự - Phòng Sản xuất - Kinh doanh - Phòng dịch vụ đời sống Cấp xí nghiệp : Công ty gồm có bốn xí nghiệp thành viên: - Xí nghiệp Mành- Nhúng keo - Xí nghiệp Vải không dệt - Xí nghiệp Bạt - Xí nghiệp May Mỗi xí nghiệp đều có các giám đốc và phó giám đốc thực hiện chức năng quản lý và chức năng kỹ thuật đảm bảo sản xuất ổn định. Nhìn tổng quát cấp xí nghiệp gồm có: Phòng quản lý; Phòng kỹ thuật và Các tổ sản xuất. 6.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận quản lý trong công ty: Trong công ty tuỳ theo trách nhiệm và lĩnh vực cụ thể mà các thành viện trong ban giám đốc, các phòng ban chức năng, cũng như giám đốc các xí nghiệp có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại phối hợp chặt chẽ vơí nhau để đảm bảo cho sự hoạt động của công ty được nhịp nhàng ăn khớp. Giám đốc công ty là người nắm quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm giám sát, điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ cố vấn trợ giúp cho giám đốc công ty trong công tác chỉ huy và điều hành các hoạt động của công ty, cụ thể như sau: *Phó giám đốc Kỹ thuật sản xuất: Là người chỉ đạo trực tiếp các công tác kỹ thuật như: công nghệ sản xuất sản phẩm, máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào , chất lượng sản phẩm đầu ra. Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất phụ trách các phòng: Sản xuất-Kinh doanh-Xuất nhập khẩu; Phòng Kế toán- Tài chính; Phòng Kỹ thuật- Đầu tư. * Phó giám đốc tổ chức hành chính: Là người chỉ đạo trực tiếp các công việc về tổ chức hành chính như tuyển dụng, đào tạo lao động, chănm lo đời sống cán bộ công nhân viên và phụ trách các phòng: Tổ chức hành chính; Phòng Bảo vệ; Phòng Dịch vụ đời sống. Phòng Kỹ thuật- Đầu tư: Hướng dẫn tổ chức và giám sát thực hiện các quy trình công nghệ. Lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị toàn công ty. Lập các dự án về đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư đổi mới công nghệ. Phòng Sản xuất- Kinh doanh - Xuất,nhập khẩu: Lập kế hoạch sản xuất chịu trách nhiệm mua vật tư đầu vào và thực hiện phân phối tiêu thụ sản phẩm, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, xem xét các hợp đồng và cung cấp các thông tin về sản phẩm cho khách hàng. Phòng Tài chính- Kế toán: Theo dõi tình hình tài chính của công ty, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá thành sản phẩm từ đó tổng hợp số liệu và phân tích tình hình tài chính và lập báo cáo tài chính cho công ty. Phòng Tổ chức -Hành chính: Chịu trách nhiệm về mặt tổ chức nhân sự, kết hợp với các phòng ban khác tổ chức sắp xếp phân công lao động hợp lý, chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương, bảo hộ lao động và các chế độ khác với người lao động. Phòng Bảo vệ quân sự: Chịu trách nhiệm về công tác an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy bảo vệ tài sản của công ty và thực hiện công tác quân dân, tự vệ. Phòng dịch vụ đời sống: Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, gồm có các chức năng như nấu ăn, trông trẻ... giúp cán bộ công nhân viên yên tâm sản xuất. Bộ phận quản lý các xí nghiệp thanh viên có trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của xí nghiệp mình. Lập kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát, việc thực hiện kế hoạch sản xuất được giao theo đúng tiến độ và chất lượng, chịu trách nhiệm về an toàn lao động cho người và thiết bị rong xí nghiệp, kết hợp với phòng sản xuất kinh doanh về mua bán nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đâù ra. 6.3. Đánh giá bộ máy tổ chức quản lý của công ty: Với mô hình quản lý trực tuyến chức năng, các chức năng trong công ty được chuyên môn hoá cao. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng không rời rạc mà liên kết thành một hệ thống không thể tách rời. Những quyết định ở các phòng ban chỉ có hiệu lực khi đã thông qua giám đốc hoặc được giám đốc uỷ quyền. Trong những năm gần đây để phù hợp với nền kinh tế thị trường công ty đã liên tục thực hiện công tác tinh giảm, sàng lọc lao động, giảm thiểu lao động gián tiếp, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt... Tuy nhiên công ty cũng cần phải quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ quản lý vì hiện tại cán bộ quản lý trong công ty có trình độ ĐH, trên ĐH và CĐ còn hạn chế. II./ Không gian sản xuất của công ty: Phòng Gian hàng Nhà xe Bảo Vệ giới thiệu sản phẩm Nhà kho P. B.V Xí nghiệp Mành- Nhúng Keo Phân xưởng Mành Xí nghiệp Bạt Xí nghiệp Mành - Nhúng Keo Phân xưởng Nhúng Keo Nhà kho Công ty Khu xử lý nước thải nhúng keo Xí nghiệp May Phân xưởng II Nhà ăn công ty Xí nghiệp Vải Không Dệt Xí nghiệp May Phân xưởng I Xưởng Cơ Khí PCCC Y tế C. ty Nhà trẻ Công ty Mặt Bằng Sản Xuất Của Công Ty Là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên bộ phận sản xuất trong công ty được chia làm ba phận chủ yếu: Bộ phận sản xuất chính; Bộ phận sản xuất phụ và Bộ phận phụ trợ. Các bộ phận tác động qua lại hỗ trợ cho nhau thành một hệ thống không thể tách rời. Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận sản xuất chính bao gồm các phân xưởng trực tiếp sản xuất - Phân xưởng sợi: Có nhiệm vụ kéo sợi để cung cấp cho các phân xưởng dệt. - Phân xưởng dệt: Có nhiệm vụ dệt thành các mảnh vải theo mẫu mã kích thước của phòng kỹ thuật đưa xuống. - Phân xưởng nhúng keo:Có nhiệm vụ đưa những mảnh vải đã được dệt xong nhúng vào dung dịch keo và đưa vào nhập kho. - Phân xưởng may: Có nhiệm vụ may các sản phẩm theo mẫu mã kích thước của phòng kỹ thuật đưa xuống. - Phân xưởng vải không dệt: có nhiệm vụ sản xuất ra những tấm vải không dệt theo kích thước, mẫu mã và đóng gói theo quy định. Bộ phận sản xuất phụ: - Phân xưởng chuẩn bị: Có nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu cho phân xưởng dệt. Bộ phận phụ trợ: - Trạm điện: Cung cấp điện năng cho sản xuất và sửa chữa máy móc bị hỏng. - Xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ sửa chữa các máy móc thiết bị khi có sự cố và trong điều kiện cho phép chế tạo ra các phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị của công ty. *) Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên mặt bằng sản xuất của Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội - Thuận lợi: Sự bố trợ các bộ phận trong công ty phù hợp. Cỏc bộ phận tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ từ sản xuất sản phẩm đến quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Văn phòng công ty có thể nhìn thấy ở ngay cổng ra vào, thuận tiện cho việc giao dịch và đặt hàng. Có khu xử lý nước thải công nghiệp, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Có khu nhà ăn, khu y tế công ty và nhà trẻ công ty để chăm lo cho lợi ích của người lao động, khiến họ yên tâm làm việc khi được chăm súc đầy đủ các dịch vụ, làm cho họ làm việc có năng suất hơn. - Khó khăn: Nhiều bộ phận trong một không gian sản xuất hẹp nên dẫn đến sắp xếp không được hợp lý. Khu gian hàng giới thiệu sản phẩm được đặt ở nơi khuất, khó thấy, cản trở tầm nhìn của những người muốn tìm hiểu về sản phẩm mẫu của công ty. Các khu chăm lo cho lợi ích người lao động như nhà ăn, phòng y tế và nhà trẻ đặt quá gần nơi sản xuất và các phân xưởng, dễ gây nguy hiểm cho trẻ em và những người làm việc ở khu vực đó. Nhà kho công ty cũng để quá gần các phân xưởng sản xuất, dễ gây cháy nổ dẫn đến các hậu quả đáng tiếc, không đáng có.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo nghiên cứu thực tế công ty cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội.doc