Báo cáo thực tế tại Công ty cổ phần Nhật Anh

PHẦN 2

NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

2.1. Giới thiệu về các bước thực hiện của dự án

2.1.1. Giới thiệu về đơn vị đầu tư

- Tên dự án: Dự án khai thác mỏ chì, kém núi Ba Hoàng

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Nhật Anh

- Địa chỉ : Km 13, Quốc lộ 3, Tổ 1- Phường Tân Thành- TP Thái Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên

- Điện thoại/ Fax: 02803.845.775

2.1.2. Các căn cứ pháp lý của dự án

- Nghị định số 16/2005 NĐ ngày 07/02/2005 Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí quản lý dự án và xây dựng công trình

2.1.2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

2.1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư

Để phát triển ngành công nghiệp khoáng sản, Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên, ưu đãi, đẩy mạnh phát triển hoạt động khoáng sản ở vùng sâu, vùng xa. Nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết một phần khí khăn về đời sống, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản, nhằm chống tổn thất tài nguyên.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tế tại Công ty cổ phần Nhật Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường lân cận vẫn phải quan tâm đến việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu thị trường để từ đó đáp ứng tốt hơn. - Mở rộng thị trường: Ở những thị trưòng như Hà Nội, Vĩnh Phúc… họ chưa biết đến thương hiệu của doanh nghiệp và nhiêm vụ là phải quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp phải tăng cường đưa ra sản phẩm mới có chất lượng cao. Các chính sách của công ty cổ phần Nhật Anh * Về cơ sở hạ tầng Công ty đảm bảo cung cấp đủ các cơ sở hạ tầng để đáp ứng cơ sở họat động sản xuất kinh doanh bằng các phương pháp thực hiện như: + Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị máy móc và văn phòng + Phải kịp thời có các biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh + Lập kế hoạch theo dõi các thiết bị máy móc để khi xảy ra sự cố có biện pháp khắc phục kịp thời * Về môi trường làm việc Công ty xác định yếu tố độc hại của môi trường lao động và quản lý môi trường lao động bằng một số phương pháp: + Thường xuyên kiểm tra xem xét cải thiện điều kiện làm việc + Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định bảo vệ sức khoẻ của nhà nước, các kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về y tế lao động. + Xây dựng hướng dẫn kiểm soát môi trường làm việc * Chính sách bán hàng Xem xét các yêu cầu của khách hàng nhằm hiểu rõ yêu cầu của khách hàng và khả năng của Công ty có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng kịp thời giải quyết mọi tình huống phát sinh trong nội dung hợp đồng. bằng một số các biện pháp: + Xây dựng quy trình bán hàng. + Lập văn bản các yêu cầu đặt hàng + Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu đặt hàng. + Xác định thủ tục giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội dung hợp đồng + Tổ chức triển khai thực hiện hợp đồng * Chính sách về nguồn nhân lực Công ty luôn đảm bảo đủ nguồn nhân lực cả về con người và tài chính, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, buôn bán, khai thac và xây dựng công trình * Chính sách tiền lương Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên công bằng, trả lương tùy theo năng lực của mỗi người. Có chính sách khen thưởng kịp thời khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của công ty cổ phần Nhật Anh 1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.2.1.1. Số cấp quản lý Công ty cổ phần Nhật Anh có 4 cấp quản lý +Giám đốc và hội đồng quản trị +Các phòng chức năng +Các nhà máy chế tạo và thi công + Các đội và phân xưởng sản xuất 1.2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý Bộ máy của Công ty được xây dựng cơ cấu theo kiểu trực tuyến – chức năng, đứng đầu là Hội đồng quản trị công ty, đại diện là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc, dưới là các phòng chức năng , phân xưởng, nhà máy và các đội thi công. Cơ cấu tổ chức trên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, tuân thủ theo nguyên tắc chế độ 1 thủ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đúng chức năng, phân quyền cho phó giám đốc và các quản đốc phân xưởng để chỉ huy kịp thời không chồng chéo đảm bảo chuyên sâu về nghiệp vụ. Mô hình quản lý của công ty được biểu hiện bởi sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 01: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Phó giám đốc Phòng kĩ thuật, KHKD Nhà máy chế tạo và gia công cơ khí Phòng kế toán TC, LĐTL Đội thi công công trình Nhà máy luyện kim Fero Mn, Fero silic Giám đốc Phòng hành chính, vật tư Hội đồng quản trị Đội xe vận tải hàng hóa Đội I Phân xưởng Hồ điện cực Phân xưởng tuyển khoáng Đội III Đội II Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp Phòng kĩ thuật, KHKD: phòng kĩ thuật, kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán TC,LĐTL: Phòng kế toán tài chính, lao động tiền lương BẢNG 01: BIỂU KHAI NĂNG LỰC CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY. CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT CHỦ CHỐT SỐ LƯỢNG THEO THÂM NIÊN 5 năm 10 năm 15 năm Kỹ sư giao thông – vận tải 02 02 Kỹ sư xây dựng 03 03 Kỹ sư thủy lợi Kỹ sư cơ khí 05 05 Kỹ sư điện 04 01 01 02 Cử nhân quản trị doanh nghiệp 01 01 Cao đẳng kinh tế 01 01 Cử nhân kinh tế 01 01 Trung cấp xây dựng Trung cấp giao thông Trung cấp tài chính – kế toán 02 02 Trung cấp cơ khí – luyện kim 23 20 06 TỔNG 45 BẢNG 02: BIỂU KHAI NĂNG LỰC CÔNG NHÂN KỸ THUẬT THI CÔNG CỦA CÔNG TY SốTT Loại Công Nhân Số Lượng Từ Bậc – Bậc < Bậc 3 Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Thợ máy các loại 27 12 10 5 2 Công nhân xây dựng 67 41 18 4 2 2 3 Thợ thi công nền 25 20 5 4 Thợ sữa chữa cơ khí 12 9 2 1 5 Thợ điện 7 5 2 6 Thợ thi công cầu cống, thoát nước 17 10 5 2 7 Lái xe các loại 14 TỔNG 169 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị Bộ máy điều hành của công ty bao gồm ban lãnh đạo chủ chốt của công ty và phòng ban nghiệp vụ: + Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý của công ty gồm 5 thành viên, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. + Giám đốc: Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy chế phân cấp quản lý của công ty và pháp luật hiện hành. Đảm bảo các nghĩa vụ với nhà nước, quyền lợi người lao động và các chỉ tiêu tài chính với công ty chủ quản sản xuất kinh doanh hiệu quả, đặc biệt sự tăng trưởng bền vững lâu dài của công ty. Trực tiếp chỉ đạo công tác đầu tư, mở rộng sản xuất, công tác tài chính kế toán, công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty, công tác tổ chức lao động và tiền lương, công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tìm kiếm đầu tư sản xuất sản phẩm mới. Quyết định tuyển dụng, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, nâng lương thực hiện chế độ chính sách với CBCNV theo quy định của luật lao động, luật doanh nghiệp và quy chế phân cấp của công ty Ủy quyền cho phó giám đốc giải quyết công việc khi cần thiết + Phó giám đốc Là người trợ giúp cho giám đốc. Lập kế hoạch công tác trong năm và thực hiện các công việc khác khi giám đốc nhà máy giao hoặc ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc mình đã thực hiện. + Ban chỉ huy công trường ( do giám đốc đề cử) Giám đốc điều hành công trường là kỹ sư chuyên ngành đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công các công trình có tính chất tương tự. Ban chỉ huy công trình đại diện cho Công ty tổ chức thi công công trình đúng hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Giám đốc điều hành công trình do giám đốc công ty đề cử, thay mặt cho giám đốc công ty chỉ đạo các đơn vị sản xuất hoàn thành nhiệm vụ, giám sát chặt quá trình thi công, điều phối tốc độ các dây chuyền, máy móc, thiết bị, nhân công. Trực tiếp quan hệ với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các cơ quan chức năng địa phương về nơi ăn ở, cac sthur tục quản lý nhân sự và các tình huống trong quá trình thi công. Đảm bảo trách nhiệm, đúng quy cách , chất lượng của công trình, đảm bảo tính an toàn lao động cao + Bộ phận quản lý kỹ thuật Là bộ phận giúp việc cho chỉ huy công trình về mặt kỹ thuật Hướng dẫn điều hành trực tiếp các đơn vị sản xuất, chỉ đạo các nội dung thi công theo đúng hồ sơ thiết kế và đảm bảo chất lượng công trình Chỉ đạo về kỹ thuật các hạng mục công trình, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình và bàn giao đưa vào sử dụng Ghi chép nhật ký công trình + Bộ phận vật tư Phụ trách cung cấp toàn bộ vật tư, vật liệu chủng loại cho các hạng mục thi công. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật để mua vật tư đảm bảo yêu cầu về chất lượng công trình + Bộ phận kinh tế, tài chính Phụ trách về vấn đề thu – chi tài chính, cập nhật chứng từ, theo dõi sổ sách, chi tiêu văn phòng + Các đội và tổ thi công Thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc điều hành công trình và trực tiếp chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng, mỹ thuật, tiến độ công tình, thiết bị phục vụ thi công. Các đội trưởng có nhiệm vụ lo chỗ ăn ở, làm việc, kho xưởng, bến bãi, phương tiện thiết bị, nhân lực phù hợp với tiến độ và công nghệ. Tiếp nhận và quản lý vật tư, kiểm tra đôn đốc hàng ngày theo quy trình thi công, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng. Các bộ phận nghiệp vụ cùng các đội, tổ là một tổng thể thống nhất có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được ban chỉ huy công trình giao. + Quan hệ giữa Công ty và Công trường Hai bên quan hệ chặt chẽ, đảm bảo thông tin lien lạc thông suốt trong quá trình thi công. Công ty có trách nhiệm giúp đỡ về mọi mặt: Tài chính, Kỹ thuật, điều phối máy móc, thiết bị, vật tư nhân lực theo yêu cầu của giám đốc điều hành công trình để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng và đúng thời gian. Quan hệ với các cấp, ngành địa phương để giúp Giám đốc điều hành công trình trong việc chỉ đạo sản xuât, kiểm tra đôn đốc công trình thi công theo đúng tiến độ đề ra. PHẦN 2 NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 2.1. Giới thiệu về các bước thực hiện của dự án 2.1.1. Giới thiệu về đơn vị đầu tư - Tên dự án: Dự án khai thác mỏ chì, kém núi Ba Hoàng - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Nhật Anh - Địa chỉ : Km 13, Quốc lộ 3, Tổ 1- Phường Tân Thành- TP Thái Nguyên-Tỉnh Thái Nguyên - Điện thoại/ Fax: 02803.845.775 2.1.2. Các căn cứ pháp lý của dự án - Nghị định số 16/2005 NĐ ngày 07/02/2005 Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí quản lý dự án và xây dựng công trình 2.1.2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư 2.1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư Để phát triển ngành công nghiệp khoáng sản, Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên, ưu đãi, đẩy mạnh phát triển hoạt động khoáng sản ở vùng sâu, vùng xa. Nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết một phần khí khăn về đời sống, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản, nhằm chống tổn thất tài nguyên. 2.1.2.2. Mục tiêu của dự án đầu tư - Đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, xuất khẩu thu nhập ngoại tệ cho đất nước - Tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty và nhân dân địa phương. Góp phần nâng cao sản lượng nền công nghiệp khai thác mỏ tại địa bàn - Sản phẩm được xuất kho theo tiêu chuẩn Việt Nam: quặng chì có hàm lượng 55% Pb 2.1.3. Hình thức đầu tư và quản lý dự án, địa điểm xây dựng công trình - Hình thức đầu tư: + Đầu tư mới 100% + Đầu tư một lần cho công tác mua sắm thiết bị thi công và đầu tư dàn trải cho việc đào lò chuẩn bị trong công tác xây dựng cơ bản - Hình thức quản lý dự án: Vốn đầu tư của cá nhân, chủ đầu tu trực tiếp quản lý dự án - Địa điểm xây dựng: dự án được đầu tư tại núi Bà Hoàng, bản Khe Rạn, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Thái Nguyên 2.1.4. Mô tả kĩ thuật của dự án Công nghệ áp dụng cho mỏ là công nghệ khai thác thủ công bán cơ giới. Công nghệ này tuy năng suất lao động không cao nhưng phù hợp với mỏ có sản lượng nhỏ và đặc biệt phù hợp với những mỏ có tài liệu địa chất có độ chính xác không cao. Căn cứ vào điều kiện có thể bố trí các công trường lò và hệ thống khai thông từ đó xác định công suất cho từng khai trường và tổng hợp lại trữ lượng của mỏ cụ thể từng năm là: + Năm thứ nhất: 1.500 tấn/ năm + Năm thứ 2 và các năm tiếp theo là: 2.000 tấn/ năm + Trữ lượng quặng chì bình quân dự kiến là: 10% Pb * Trữ lượng đưa vào để tính toán của dự án này là 20.000 tấn quặng ( quặng chì bình quân là 10% Pb) * Tuổi thọ của mỏ: + Được xác định theo công thức: T = V/N = 20.000/2.000 = 10 năm Trong đó : V là trữ lượng mỏ N là sản lượng mỏ hàng năm + Kể cả thời gian xây dựng cơ bản 1 năm và năm đầu công suất chưa đạt thiết kế nên tuổi thọ của mỏ dự kiến là 11 năm. * Chế độ làm việc của mỏ: - Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày/ năm - Số ngày làm việc trong ngày trong hầm lò: 3 ca/ ngày ( Trong đó 2 ca khai thác còn 1 ca dùng để chuẩn bị, kiểm tra an toàn - Số giờ làm việc trong ca: 8h/ca * Phạm vi mỏ được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ theo hệ VN 2000 tỷ lệ 500 kèm theo: TT Tên Điểm Tọa Độ X( m ) Y( m ) 1 M1 2108504,15 515716,77 2 M2 2108560,38 515777,49 3 M3 2108498,52 515927,03 4 M4 2108207,88 516223,79 5 M5 2108114,50 516201,59 6 M6 2108218,18 515923,57 7 M7 2108407,27 515834,77 * Diện tích khu vực là: 8,5 ha. BẢNG 03: KHỐI LƯỢNG KHAI THÔNG CHUẨN BỊ TRONG GIAI ĐOẠN XDCB TT Thông Số Giá trị ĐVT 1 San gạt mặt bằng cửa lò KV1 + KV2 2000 m2 2 Chiều dài tuyến đường nội mỏ 500 m 3 Khối lượng san gạt đường nội mỏ 2000 m3 4 Chiều dài lò, lò bằng vận tải TQ1 + TQ2 108 m 5 Diện tích lò xuyên vỉa và lò bằng 5,28 m 6 Khối lượng lò bằng vận tải chính 570 m3 7 Chiều dài dọc vỉa TQ1 + TQ2 268 m 8 Diện tích bình quân lò dọc vỉa 3,68 m3 9 Khối lượng đào lò dọc vỉa 986,24 m3 10 Chiều dài giếng đứng thông gió TQ1 + TQ2 60 m 11 Diện thích giếng đứng thông gió 5 m3 12 Khối lượng thi công giếng 300 m3 * Vận chuyển trong đường lò Quặng khai thác được chất lên goòng và đẩy ra ngoài theo đường dọc đi theo lò xuyên vỉa trong đá ra cửa lò, goòng có dung tích là 0,5 m3 ứng với 0,9 tấn quặng chì. Lượng khai thác mỗi lò chợ trung bình 5 tấn/ca. Thời gian chu kỳ vận tải từ gương khai thác ra đến cửa lò là 20 phút. Số chuyến goòng thực hiện trong một ca = 17* 0,9= 15 (tấn) Vậy mỗi lò chợ chỉ cần bố trí 1 goòng là đủ. Trong phần kế hoạch khai thác số lò chợ hoạt động là 1-2 cái vì vậy dùng 1 cái để dự phòng thì tổng số goòng cần thiết là: STT Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị 1 Thời gian trao đổi chuyển goòng tcd 8 ph 2 Thời gian dỡ tai tn 2 ph 3 Chiều dài vận tải lớn nhất L 300 m 4 Vận tốc đẩy goòng trung bình Vtb 60 m/ph 5 Thời gian một chu kỳ vận tải T 20 ph 6 Số chuyến goòng trong một ca G 17 7 Khối lượng vận chuyển 1 chuyến goòng 0,9 T 8 Khối lượng vận chuyển trong 1 ca V 15,1 T 9 Số goòng cần thiết trong 1 lò chợ 1 Cái 10 Tổng số goòng cho mỏ (1 cái dự phòng) 3 Cái * Vận chuyển ngoài cửa lò: Quặng từ cửa lò vận chuyển về bãi tuyến rửa, khối lượng cần vận chuyển khoảng 15-20 tấn. Với khối lượng như trên thì chỉ cần 01 xe chở IFA. Dự án vẫn được lựa chọn dự án IFA vì ngoài mục đích vận chuyển quặng thì dung để chuyên chở nguyên liệu chống lò và các vật tư phụ tùng khác. * Thông gió mỏ * Tính lượng gió cần thiết Theo kết quả tính toán trong thiết kế cơ sở chọn Q=62 m3/ph 1,1 m3/s là lượng gío cấp cho lò chuẩn bị. * Chọn đường kính ống:Chọn thông gió vải cao su đường kính d=500 (mm). * Tính chọn quạt gió qua tính toán, lưu lượng gió cần thiết là 100 m3/ph, hạ áp quạt cần tạo ra là 28 kg/m2. Dự kiến trong giai đoạn đào lò chuẩn bị khi dự án có 4 đường lò chuẩn bị được thi công đồng thời nên dự án cần có 4 quạt phục vụ cho 4 cho 4 công trường này. Qua tham khảo thì lựa chọn quạt loại CBM- 5M để thông gió. Trong quá trình thi công có thể xảy ra hỏng hóc vì vậy cần mua thêm 1 quạt để dự phòng. * Thông gió cho gương khai thác * Tính lưu lượng gió cần thiết cho gương lò chợ. Chọn Q=380 m3/ph 6,4 m3/s là lượng gió cấp cho lò chợ (theo kết quả tính toán của thiết kế cơ sở). * Tính chọn đường kính ống. Đối với hệ thống khai thác đã chọn áp dụng cho các vỉa mỏng thì lò chợ được nối tiếp với lò dọc vỉa vận chuyển và lò dọc vỉa thông gió thành một hệ thống vậy chúng tôi lựa chọn đường dẫn là cả hệ thống đường lò. Hướng thông gió: Lò xuyên vỉa vận tải → Lò dọc vỉa vận tải → Lò chợ → Lò dọc vỉa thông gió → Giếng thông gió. Tính chọn quạt gió. Theo tính toán lưu lượng lượng gío tạo ra là 189 m3/ph, hạ áp quạt cần tạo ra là 4,72 kg/m2.Dự án chọn 2 quạt loại CBM-5M để thông gió cho 1 lò chợ. * Tổng hợp nhân lực được biểu hiện trong bảng sau: TT Tên công việc Nhân lực ( người ) Tổng cộng Ca 1 Ca 2 Ca 3 1 Giao ca 2 Khoan, nạp nổ mìn, thông gió 4 4 4 12 3 Vận chuyển vật liệu, chống lò 4 4 4 12 4 Xúc bốc vận chuyển quặng 5 Củng cố lò chợ 6 Xếp cũi lợn 7 Vận hành máy nén khí 1 1 1 3 8 Trực cơ điện Tổng cộng 9 9 9 27 TT Tên công việc Nhân lực ( người ) Tổng cộng Ca 1 Ca 2 Ca 3 1 Giao ca 4 4 4 12 2 Khoan lỗ mìn 3 Nạp nổ thông gió 4 Xúc bốc vận chuyển 4 4 4 12 5 Công tác phụ trợ 6 Chống lò ( sau 6 ca ) 2.2. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính của dự Bảng chi phí hàng năm STT Các loại chi phí Số lượng ̣̣̣̣̣ ĐVT Đơn giá (VNĐ) Thành tiền(VNĐ) 1 Thuê đất 10.000 m2 10.000.000 2 Tổng điện năng tiêu thụ cho thông gió 158.400 Kw/h 1.000 158.400.000 3 Tổng điện năng cung cấp cho máy nén khí 105.840 Kw/h 1.000 105.840.000 4 Điện năng dùng cho máy mài hàn điện chiếu sang 120.000 Kw/h 1.000 120.000.000 5 Chi phí môi trường 2.000.000 Bảng lương tháng SốTT Chức vụ Số lượng (người) Mức lương người/tháng (VNĐ) Tổng lương (VNĐ) 1 Quản đốc 1 7.000.000 7.000.000 2 Phó quản đốc kiêm chỉ huy nổ mìn 1 5.000.000 5.000.000 3 Kế toán 1 3.000.000 3.000.000 4 Bảo vệ kho quỹ 1 2.000.000 2.000.000 5 Công nhân trực tiếp 24 2.500.000 60.000.000 Tổng cộng 77.000.000 Vậy trong 1 năm tổng tiền lương phải trả là: 77.000.000 x 12 = 924.000.000 đ Giả sử chi phí năm sau tăng 5% so với năm trước đó Chi phí cố định gồm: + chi phí mua sắm thiết bị: 919.000.000 đ + chi phi xây lắp: 755.200.000 đ Bảng doanh thu Giả sử doanh thu năm sau tăng lên 10% so với năm trước Năm Doanh thu/ năm ( triệu đồng) 1 4.460 2 4.906 3 5.396,6 4 5.936,26 5 6.529,886 6 7.182,875 7 7.901,162 8 8.691,278 9 9.560,406 10 10.516,45 11 11.568,09 Tổng vốn đầu tư là: 4.000 triệu đồng. Trong đó toàn bộ là vốn tự có. Công ty tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều. Vì vậy giá trị khấu hao đều hàng năm là: 152,2 triệu đồng Ước tính giá trị thu hồi thanh lý vào cuối đời dự án là: 200 triệu đồng Lãi suất gửi ngân hàng khi không đầu tư dự án này là: 15%/ năm Từ bảng chi phí, doanh thu của dự án ta tính được các chỉ tiêu như sau: - NPV = 15.853,52 triệu đồng - B/C = 1,848379 - Thời gian hoàn vốn của dự án là: Thv = 1,947846 năm. Vậy sau gần 2 năm dự án sẽ hoàn lại tiền vốn lúc đầu Ta thấy NPV > 0 nên dự án có thể thực hiện. - Tính tỉ suất thu hồi vốn nội bộ: Chọn i1 = 71% ứng với NPV = 1,546703, i2 = 72% ứng với NPV = -62,5017. Khi đó ta có: IRR = 1,345017 hay là IRR = 134,5017% > igiói hạn. 2.2. Phân tích rủi ro của dự án Các đại lượng thay đổi NPV Sự thay đổi của NPV Chỉ số nhạy cảm(%) Theo tính toán của dự án 15.853,52 Vốn đầu tư tăng thêm(10%) 15.453,52 400 40 Lãi suất tăng thêm(10%) 8767,474 7086,046 708,6046 Qua bảng ta thấy NPV nhạy cảm nhất với lãi suất tiền gửi ngân hàng. 2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư Góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương : việc làm trực tiếp cho dự án và nhiều việc làm gián tiếp trong các hoạt động của các nghành liên quan đến dự án Góp phần xóa đói giảm nghèo bằng cách tạo ra thu nhập cho người dân địa phương,đóng góp vào ngân sách của tỉnh thong qua thuế,tạo điều kiện để địa phương xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân. Hàng năm dự án đóng góp cho địa phương thong qua các khoản như : Thuế thu nhập doanh nghiệp Tiền thuê đất Tác động tích cực đến kết cấu hạ tầng của địa phương. Thúc đẩy các nghành lien quan như giao thong vận tải,thương mại,bưu chính viễn thông…do đó góp phần phát triển kinh tế địa phương. Góp phần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho tỉnh Chia sẻ lợi ích với người dân địa phương : phân phối thu nhập từ thành thị tới nông thôn do tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương và thực hiện các dịch vụ phụ trợ.khuyến khích nông dân địa phương tham gia vào các hoạt động kinh tế 2.4. Quá trình quản lý dự án đầu tư Ta có các công việc thực hiện dự án và lịch trình công việc của dự án như sau: STT Tên công việc Kí hiệu Thời gian thực hiện 1 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình a tháng 4 – 5/2009 2 Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt b tháng 5 – 6/2009 3 Tổ chức đấu thầu c tháng 6 – 8/2009 4 Cung cấp thiết bị và thi công công trình d tháng 8 – 11/2009 5 Hoàn thiện và chạy thử e tháng 11 – 12/2009 6 Đi vào hoạt động khai thác f tháng 1/2010 1 2 6 7 5 4 3 Biểu diễn các công việc qua sơ đồ FERT . PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty Theo quan điểm marketing hiện đại, thị trường là tổng thể tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng hoặc có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó Thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần Nhật Anh gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nội địa: Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng công nghệp trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm chủ yếu được xuất sang thi trường Trung Quốc.. * Các hình thức nghiên cứu thị trường - Việc nghiên cứu tại văn phòng được thực hiện chủ yếu thông qua các tài liệu, nó có ưu điểm là chi phí không cao, có thể thu thập được số liệu một cách tổng hợp về các thị trường từ đó có thể phân tích so sánh giữa các thị trường, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn được những thị trường được coi là có triển vọng đối với công ty. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bằng tài liệu cũng có nhược điểm là số liệu có thể không đúng với thực tế. Những tài liệu mà công ty có thể sử dụng để nghiên cứu về thị trường bao gồm: Các tài liệu xuất bản trong nước: + Các bản tin kinh tế giá cả Việt Nam. + Các bản tin thương mại do Trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại xuất bản. + Các tài liệu xuất bản ở nước ngoài lao động đại diện ở các nước gửi về. + Các tạp chí thương mại. + Các tài liệu có tính chất chuyên dùng để nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thế giới. Ngoài những tài liệu văn bản, khi nghiên cứu tại van phòng Công ty có thể sử dụng máy tính kểt nối Internet để tìm kiếm những thông tin về thị trường các nước, đặc biệt là chúng ta có thể tìm liếm được các khách hàng nhờ các công cụ tìm kiếm trên Internet. Nghiên cứu thông qua các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước: Hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn về mọi lĩnh vực trong đó có thị trường xây dựng, vân tải, gia công…. Nếu chúng ta tìm hiểu thị trường thông qua các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước thì sẽ thu được thông tin bổ ích về thị trường mà công ty quan tâm bởi vì đây là những tổ chức chuyên nghiệp, họ có phương pháp xử lý thông tin để đưa ra những thông tin cần thiết cho người sử dụng. Thông qua các thông tin tư vấn cung cấp ta có thể tìm hiểu về các đối tác trong và ngoài nước để hợp tác làm ăn, và hiêu rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh để có chiến lược cạnh tranh hiệu quả... Nghiên cứu trực tiếp tại thị trường: Phương pháp này cho phép chúng ta biết được người tiêu dùng ở thị trường đó có nhu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ như thế nào, số lượng cung ứng bao nhiêu, mẫu mã ra sao…Để có thể nghiên cứu thị trường nước ngoài chúng ta có thể tham gia hội chợ triển. 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty Môi trường kinh doanh của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và tiêu cực mà công ty không khống chế được có ảnh hưởng đến hoạt đọng sản xuất kinh doanh của công ty. Môi trường kinh doanh của công ty gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa. Trước tiên ta hãy nói về môi trường vĩ mô của công ty rôi sau đó sẽ xem xét môi trường vi mô. 3.1.2.1. Môi trường vi mô a. Môi trường nhân khẩu học Đất nước ta hiện nay với số dân hơn 86 triệu người, do vậy đây là một thị trường khá rộng lớn đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty cổ phần Nhật Anh. b. Môi trường pháp luật, chính trị - Tình hình trong nước ổn định có tác động tích cức tới việc sản xuất kinh doanh trong nước. Hiện tại, để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được các khó khăn do suy thoái kinh tế đem lại, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chính sách sau: trợ giúp các doanh nghiệp bằng cách bù lãi suất cho các khó khăn do sự suy thoái kinh tế đem lại. c. Môi trường công nghệ Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế rất được chú trọng bởi các lợi ích mà nó mang lại. Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, telephone, internet… thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian để giảm bớt chi phí. Hơn nữa các doanh nghiệp có thể nắm vững các thông tin về thị trường nước ngoài bằng các phương tiện truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, khoa học công nghệ còn tác động đến lĩnh vực vận tải, dịch vụ ngân hàng…đó cũng là yếu tố tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. d. Môi trường kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tế môn học tại Công ty cổ phần Nhật Anh(khoa QTKD) (Km 13 - Quốc lộ 3 – Phường Tân Thành TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên).doc
Tài liệu liên quan