Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BẢO VỆ VIỆT Á 2

1.1Thông tin chung về công ty 2

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 2

1.3Các lĩnh vực kinh doanh của công ty. 2

1.4 Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty. 3

1.4.1 Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty: 3

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong hệ thống tổ chức của Công ty: 5

1.5 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật 8

1.5.1 Đặc điểm về vốn 8

1.5.2 Nguồn nhân lực và cơ cấu tiền lương 8

1.5.3 Cơ sở vật chất chủ yếu 9

1.5.4 Quá trình cung cấp dịch vụ bảo vệ của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á. 10

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BẢO VỆ VIỆT Á 12

2.1 Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty 12

2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm gần đây 14

2.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 17

2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 17

2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 18

PHẦN III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BẢO VỀ VIỆT Á. 19

3.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á 19

3.1.1 Thuận lợi 19

3.1.2 Khó khăn 20

3.2 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 20

3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 20

KẾT LUẬN 22

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3760 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH VIÊN BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BỘ PHẬN KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ CÁC BỘ PHẬN KINH DOANH CHỨC NĂNG PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG PHÒNG TUYỂN DỤNG ĐÀO TẠO PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO VỆ PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG PHÒNG KINH DOANH TỔNG HỢP ĐỘI BẢO VỆ MỤC TIÊU ĐỘI BẢO VỆ MỤC TIÊU ĐỘI BẢO VỆ MỤC TIÊU ĐỘI BẢO VỆ MỤC TIÊU ĐỘI BẢO VỆ MỤC TIÊU ĐỘI BẢO VỆ MỤC TIÊU 1.4.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong hệ thống tổ chức của Công ty: Hội đồng quản trị: - Hội đồng quản trị gồm các ủy viên là sáng lập viên và cổ đông góp vốn được Đại hội cổ đông bầu ra. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và có quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm các sáng lập viên và cổ đông góp vốn của Công ty, được quyền biểu quyết tương đương với số vốn đóng góp. - Hội đồng quản trị bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc Công ty, cũng có thể Hội đồng quản trị cử một thành viên trong Hội đồng quản trị làm Tổng giám đốc/Giám đốc Công ty. Hội đồng quản trị có chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ sau: - Thông qua điều lệ của Công ty. - sửa đổi điều lệ của Công ty. -Được triệu tập định kỳ: quý, năm hoặc bất kỳ lúc nào cần thiết để giải quyết công việc thuộc hoạt động kinh doanh của Công ty trong khuôn khổ điều lệ như: + Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển Công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm. + Cử hoặc miễn nhiệm Giám đốc Công ty, Kế toán trưởng của Công ty. + Thông qua quyết toán năm tài chính. Quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ của Công ty, phân chia lợi nhuận cho các thành viên và phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với Công ty trong kinh doanh. + Sử dụng quỹ dự trữ. + Sáp nhập, chuyển đổi hình thức, giải thể hoặc gia hạn hoạt động Công ty. + Xem xét sai phạm và quyết định xử lý của Ban giám đốc điều hành gây hậu quả thiệt hại cho Công ty. + Được trả lương theo quyết định của Đại hội cổ đông. Ban giám đốc Công ty gồm: Tổng giám đốc công ty. Các phó Tổng giám đốc. Các Giám đốc phụ trách các Bộ phận nghiệp vụ và kinh doanh chức năng. Tổng giám đốc Công ty: Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc công ty hoặc bổ nhiệm một thành viên của Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc Công ty; Tổng giám đốc Công ty trực tiếp điều hành Ban giám đốc công ty (bao gồm các Phó tổng giám đốc và các giám đốc điều hành các bộ phận kinh doanh chức năng), là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; Được ủy nhiệm quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và được quyền hoanh động nhân danh Công ty trong một số trường hợp. Tổng giám đốc công ty có các quyền và nhiệm vụ sau: + Quyết định về tất cả các vấn đề hoạt động hàng ngày của công ty; + Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; + Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả nhất. Riêng kế toán trưởng phải được Hội đồng quản trị thông qua và Chủ tịch Hội đồng quản trị phê chuẩn; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm; + Tuyển dụng và ký kết các hợp đồng lao động với người lao động; quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động theo quy định của Hội đồng quản trị, kể cả cán bộ quản lý thuộc quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc. Được hưởng lương theo quyết định của Hội đồng quản trị. Các Phó Tổng Giám đốc: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong một lĩnh vực quản lý điều hành Công ty. Có thể trực tiếp điều hành một bộ phận chuyên môn nghiệp vụ hoặc một bộ phận kinh doanh chức năng. Các giám đốc chuyên trách: Trực tiếp điều hành hoạt động của một bộ phận chuyên môn nghiệp vụ hoặc một bộ phận kinh doanh chức năng. Cán bộ quản lý: Theo đề nghị của giám đơc hoặc Tổng giám đốc điều hành và được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị, Công ty được sử dụng số lượng và loại cán bộ quản lý cần thiết hoặc phù hợp với cơ cấu và thông lệ quản lý công ty do Hội đồng quản trị đề xuất tùy từng thời điểm. Cán bộ quản lý phải có sự mẫn cán cần thiết để các hoạt động và tổ chức của Công ty đạt được các mục tiêu đề ra. Mức lương, tiền thù lao, lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với Giám đôc hoặc Tổng giám đốc điều hành sẽ do Hội đồng quản trị quyết định và hợp đồng với những cán bộ quản lý khác sẽ do Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành. Các bộ phận chuyên môn chức năng: Bộ phận hành chính kế toán: Thực hiện các công việc về hành chính văn phòng, quản lý nhân sự, tài chính kế toán, quản lý tài sản, CCDC, hậu cần của Công ty. Bộ phận hành chính kế toán có hai phòng chuyên trách: + Phòng nghiên cứu ứng dụng + Phòng kế hoạch thị trường Bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc công ty về lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ, đa dạng hoạt động kinh doanh nhằm phát huy tối đa các nguồn lực của Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời hỗ trợ cho các bộ phận kinh doanh nghiệp vụ hoàn thành kế hoạch được Công ty giao. Bộ phận có hai phong chuyên trách: + Phòng nghiên cứu ứng dụng + Phòng kế hoạch thị trường Các bộ phận kinh doanh chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc về định hướng phát triển thị trường kinh doanh chức năng theo đăng ký kinh doanh của Công ty. Trực tiếp khai thác, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế theo đúng chức năng được Công ty giao và có trách nhiệm phát triển thị trường khách hàng của công ty dưới mọi hình thức. Căn cứ vào thực tế phát triển kinh doanh của Công ty, Hội đồng quản trị công ty sẽ thông qua Quy chế tổ chức, quản lý, hoạt động và tài chính cho mỗi bộ phận kinh doanh chức năng theo từng giai đoạn cụ thể. 1.5 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật 1.5.1 Đặc điểm về vốn Vốn điều lệ: 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng VN) Trong đó: Vốn bằng tiền là: 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng) Vốn bằng tài sản là: 0 dồng Số cổ phần: 1.600.000 cổ phần (một triệu sáu trăm nghìn cổ phần) - Loại cổ phần: + Cổ phần phổ thông: 1.600.000 cổ phần (một triệu sáu trăm nghìn cổ phần) + Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần - Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng (mười nghìn đồng) Loại cổ phần cổ đông sang lập đăng ký mua là: Cổ phần phổ thông: 1.600.000 cổ phần (một triệu sáu trăm nghìn cổ phần) Cổ phần ưu đãi: không có Số cổ phần, loại cổ phần dự kiến chào bán: 0 Cơ cấu và phương thức huy động vốn Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập công ty: + Ông Vũ Quang Minh góp 5.760.000.000 VNĐ (năm tỷ bảy trăm sáu mươi triệu đồng) chiếm 576.000 cổ phần tương đương 36% tổng vốn điều lệ. + Ông Nguyễn Mạnh Tuệ góp 5.120.000.000 VNĐ (năm tỷ một trăm hai mươi triệu đông) chiếm 5.120.000 cổ phần tương đương 32% tổng vốn điều lệ. + Ông Nguyễn Quốc Chiến góp 5.120.000.000 VNĐ (năm tỷ một trăm hai mươi triệu đông) chiếm 5.120.000 cổ phần tương đương 32% tổng vốn điều lệ. Vốn điều lệ công ty có thể được góp bằng tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác. Thời hạn góp vốn: ngày 20/01/2008. 1.5.2 Nguồn nhân lực và cơ cấu tiền lương Hiện nay tổng số nhân viên của Công ty là 67 người, trong đó nhân viên văn phòng là 12 người, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực bán hàng và dịch vụ bảo vệ là 55 người. Thang bảng lương và đơn giá tiền lương theo quy định nhà nước như sau: Nhóm I II III IV V VI VII VIII Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư 2.34 2.65 2.96 3.27 3.58 3.89 4.20 4.51 Nhân viên bảo vệ 1.00 1.18 1.36 1.54 1.72 1.90 2.08 2.26 Nhân viên lái xe 2.05 2.23 2.41 2.59 2.77 2.95 3.13 3.31 Thời gian nâng bậc lương thực hiện theo quy định sau: Từ nhóm I lên nhóm II: 24 tháng Từ nhóm II lên nhóm III: 36 tháng Từ nhóm III lên nhóm IV: 36 tháng Từ nhóm IV lên nhóm V: 36 tháng Từ nhóm VI lên nhóm VII: 36 tháng Từ nhóm VII lên nhóm VIII: 36 tháng Đơn giá tiền lương: theo mức lương tối thiểu nhà nước quy định Ngoài tiền lương, công ty còn có các khoản phụ cấp cho nhân viên như: phụ cấp khu vực, phụ cấp ăn ca, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp điện thoại, phụ cấp xăng xe 1.5.3 Cơ sở vật chất chủ yếu Do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là cung cấp dịch vụ bảo vệ và bán hàng nên cơ sở vật chất chủ yếu của Công ty là văn phòng và các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị dùng cho nhân viên bảo vệ. Trang phục của nhân viên bảo vệ được thiết kế theo mẫu mã riêng của Công ty gồm: TT Tên trang phục ĐVT Số lượng Niên hạn Ghi chú 1 Quần áo xuân hè Bộ 01 01 năm 2 Quần áo thu đông Chiếc 01 02 năm 3 Logo Chiếc 01 01 năm 4 Sao ve áo Đôi 01 01 năm 5 Mũ + sao Chiếc 01 01 năm 6 Giày da đôi 01 01 năm 1.5.4 Quá trình cung cấp dịch vụ bảo vệ của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á. Các dịch vụ của công ty. - Dịch vụ tuần tra kiểm soát an ninh: Nhóm các chuyên gia bảo vệ đến để kiểm tra mục tiêu của quý khách một cách bất thường. Tiến hành kiểm tra các đối tượng trong mục tiêu như con người và tài sản. Phát hiện các nguy cơ hiểm họa dang xảy ra hoặc còn tiềm ẩn. Phát hiện các sai phạm của các đối tượng đang làm việc trong mục tiêu, đặc biệt là lực lượng bảo vệ của khách hàng. Giải quyết sử lý các sự cố, tư vấn báo cáo cho khách hàng hoặc trực tiếp huấn luyện tại chỗ nâng cao trình độ của nhân viên bảo vệ của đơn vị chủ quản. - Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp: nhân viên bảo vệ của Công ty sẽ làm việc độc lập hoặc phối kết hợp với nhân viên bảo vệ chủ quản để bảo vệ mục tiêu. - Dịch vụ cung cấp các thiết bị an ninh: bán thiết bị an ninh, khảo sát, thiết kế, lắp đặt các hệ thống an ninh, an toàn : Hệ thống báo cháy, chữa cháy – Hệ thống Camera giám sát – Hệ thống chống đột nhập – Các thiết bị an ninh an toàn sử dụng cho lực lượng bảo vệ. - Dịch vụ đào tạo huấn luyện nhân viên bảo vệ: Công ty có mở các lớp huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ bảo vệ cho các nhân viên mới và các lớp bồi dưỡng định kỳ cho các nhân viên bảo vệ và vệ sỹ chuyên nghiệp. - Dịch vụ bảo vệ sự kiện: bảo vệ các chương trình ca nhạc, biểu diễn thời trang, hội nghị khách hang, họp báo, hội chợ, triển lãm, lễ khai trương… - Dịch vụ áp tải: áp tải việc vận chuyển tiền và các loại hàng hóa có giá trị cao. - Dịch vụ bảo vệ yếu nhân: bảo vệ cho các chính khách, ca sỹ, diễn viên, các đoàn du lịch, tham quan. Quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ. Với dịch vụ bảo vệ: - Bước đầu là tuyển dụng nhân viên, kiểm tra về sức khỏe, tinh thần của nhân viên - Tiếp theo là việc huấn luyện và đào tạo các nghiệp vụ cho nhân viên. Nội dung khóa huấn luyện cho một nhân viên mới bao gồm: • Sơ đồ tổ chức và nội quy-quy chế của công ty. • Luật hình sự, dân sự và luật lao động. • Võ thuật căn bản. • Huấn luyện PCCC • Kỹ năng sơ cấp cứu. • Kỹ năng giao tiếp. • Giao tiếp Tiếng Anh căn bản. • Các quy định về bảo vệ - Vệ Sỹ chuyên nghiệp. • Phẩm chất đạo đức của người bảo vệ - Vệ Sỹ chuyên nghiệp. • Sử dụng các công cụ hỗ trợ. Các nhân viên bảo vệ của công ty phải tham gia khóa học định kỳ dành cho nhân viên bảo vệ - vệ sỹ chuyên nghiệp. Khóa học bao gồm: + Kiểm tra kĩ năng của nhân viên bảo vệ - Vệ Sĩ để tìm ra điểm yếu của họ để đào tạo, khắc phục. + Động viên anh em bảo vệ - Vệ Sĩ phát huy kĩ năng bảo vệ vốn có. + Đưa các giáo trình, kiến thức mới về an ninh vào giảng dạy để theo kịp được yêu cầu của thị trường. + Phổ biến tình hình an ninh và tội phạm đang xảy ra trong xã hội để có biện pháp phòng chống. Với dịch vụ cung cấp các thiết bị an ninh: Bao gồm quá trình nhập và kiểm tra chất lượng các thiết bị, tổ chức bán tới khách hàng PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BẢO VỆ VIỆT Á 2.1 Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI NGÀY 31/12 Đơn vị tính: VNĐ Stt Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 A TÀI SẢN I TÀI SẢN NGẮN HẠN 668,714,154 1,373,476,040 1,252,656,634 105,39 -8,79 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 518,192,848 1,028,347,447 938,987,961 98.45 -8.69 2 Phải thu khách hàng 71,202,930 134,575,187 138,026,297 89.00 2.56 3 Phải thu khác 3,147,000 5,629,639 6,257,513 78.89 11.15 4 Hàng tồn kho 76,171,376 171,838,038 120,096,115 125.59 -30.11 II TÀI SẢN DÀI HẠN 24,835,316 26,701,868 26,977,443 7,52 1,03 1 Nguyên giá tài sản cố định 35,953,890 49,244,732 57,121,817 36,97 16,00 2 Giá trị hao mòn lũy kế (11,118,574) (22,542,864) (30,144,374) -102,75 -33,72 TỔNG TÀI SẢN 693,549,470 1,400,177,908 1,279,634,077 101.89 -8.61 B NGUỒN VỐN I NỢ PHẢI TRẢ 567,180,156 982,904,000 810,265,494 73.30 -17.56 1 Vay ngắn hạn 300,000,000 520,000,000 450,000,000 73.33 -13.46 2 Phải trả người bán 66,702,547 121,978,386 98,933,417 82.87 -18.89 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 41,234,324 80,259,473 69,925,912 94.64 -12.88 4 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 159,243,285 260,666,141 191,406,165 63.69 -26.57 II VỐN CHỦ SỞ HỮU 126,369,314 417,273,908 469,368,583 230.20 12.48 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 344,017,504 344,017,504 344,017,504 0.00 0.00 2 Lợi nhuận chưa phân phối (217,648,190) 73,256,404 125,351,079 133.66 71.11 TỔNG NGUỒN VỐN 693,549,470 1,400,177,908 1,279,634,077 101.89 -8.61 (Nguồn: Phòng Kế toán) BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch(%) 2008/2007 2009/2008 TSNH/Tổng TS 96,42 98,09 97,89 1,67 -0,2 TSDH/Tổng TS 3,58 1,91 2,11 -1,67 0,2 Nợ phải trả/Tổng NV 81,78 70,2 63,63 -11,58 -6,88 VCSH/Tổng NV 18,22 29,8 36,68 11,58 6,88 Nhận xét: Qua bảng cân đối kế toán và bảng cơ cấu nguồn vốn – tài sản ta thấy: Về tài sản: Năm 2008 là 1,400,177,908 đồng tăng 101,89% so với năm 2007, năm 2009 là 1,279,634,077 đồng giảm 8,61% so với năm 2008. Cụ thể như sau: + Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trên tổng tài sản của công ty, điều này hoàn toàn phù hợp với loại hình công ty là kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh đó tài sản ngắn hạn năm 2009 và năm 2008 có giảm đi so với năm 2007 nhưng tỉ lệ giảm không nhiều do công ty mở rộng qui mô kinh doanh nên tăng tài sản cố định. + Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2008 là 1,028,347,447 đồng, tăng 98,45% so với năm 2007 – nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2008 tăng mạnh. Sang năm 2009 chỉ tiêu này giảm 8,69% so với năm 2008,việc sụt giảm một lượng tiền như trên ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của Công ty, do vậy Công ty cần phải có các chính sách phù hợp hơn để nâng cao khả năng thanh toán nhanh, thanh toán hiện thời của công ty. + Các khoản phải thu: Năm 2008 là 134,575,187 đồng tăng 89% so với năm 2007, năm 2009 là 138,026,297 đồng tăng 2,56% so với năm 2008. Tỷ lệ này là khá cao, điều này chứng tỏ công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, vì vậy cần điều chỉnh chính sách tín dụng đối với khách hàng để tăng khả năng thu hồi vốn. + Hàng tồn kho: Năm 2008 là 171,838,038 đồng tăng 125,59% so với năm 2007, điều này hoàn toàn hợp lí vì năm 2008 công ty mở rộng qui mô kinh doanh. Sang năm 2009 giảm 30,11% so với năm 2008 do năm 2009 nền kinh tế khó khăn chung. + Tài sản cố định: năm 2008 và 2009 tăng, cụ thể năm 2008 tăng 7,52% so với năm 2007, năm 2009 tăng 1,53% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này là công ty mở thêm chi nhánh nên xây dựng thêm văn phòng, trang bị thêm thiết bị làm việc. Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2008 là 1,400,177,908 đồng tăng 101,89% so với năm 2007, năm 2009 giảm 8,61% so với năm 2008. Biến động này chủ yếu do sự tăng giảm của nợ phải trả, cụ thể là các khoản nợ phải trả ngắn hạn: + Chỉ tiêu Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của công ty giảm đi trong 2 năm 2009 và năm 2008, chứng tỏ sự tự chủ về vốn của công ty ngày càng tăng, công ty làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Trong đó: Phải trả người bán của công ty là khá cao, tuy năm 2009 có giảm 18,89% so với năm 2008, chứng tỏ công ty đã tạo được uy tín đối với nhà cung cấp, chiếm dụng được vốn của họ nhưng cũng cần thanh toán sớm các khoản nợ này để nâng cao khả năng thanh khoản. Thuế, các khoản phải nộp nhà nước và các khoản phải trả ngắn hạn khác năm 2009 đều giảm so với 2008 do năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn như đã trình bày ở các phần trên nên thực trang kinh doanh của công ty ít nhiều ảnh hưởng trên tất cả các mặt. + Nguồn vốn chủ sở hữu:năm 2008 tăng 230,2% so với năm 2007, năm 2009 tăng 12,48% so với năm 2008 là do sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả và gia tăng sụ tự chủ về vốn. Nhìn chung đạt lợi nhuận dương chỉ sau hơn một năm đi vào hoạt động, dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á đã có bước khởi đầu tốt đẹp và đang đi theo chiều hướng tích cực. 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm gần đây BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: VNĐ Stt Chỉ tiêu Mã số Năm Chênh lệch(%) 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 01 1,869,799,936 3,775,687,011 3,647,418,735 101.93 -3.40 2 Các khoản giảm trừ Doanh thu 02 0 0 0 3 DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 10 1,869,799,936 3,775,687,011 3,647,418,735 101.93 -3.40 4 Giá vốn hàng bán 11 1,434,164,250 2,774,390,742 2,481,390,985 93.45 -10.56 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 20 435,635,686 1,001,296,269 1,166,027,750 129.85 16.45 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,439,343 26,203,423 15,450,296 974.2 -41.04 7 Chi phí tài chính 22 0 62,400,000 54,000,000 -13.46 8 Chi phí quản lí kinh doanh 24 656,101,579 892,298,147 1,002,963,314 36 12.40 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 (218,026,550) 72,801,544 124,514,732 -133.39 71.03 10 Thu nhập khác 31 378,360 454,860 836,347 20.22 83.87 11 Chi phí khác 32 0 0 0 12 Lợi nhuận khác 40 378,360 454,860 836,347 20.22 83.87 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 (217,648,190) 73,256,404 125,351,079 133.66 71.11 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 60 (217,648,190) 73,256,404 125,351,079 133.66 71.11 Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh của ba năm 2007- 2008 - 2009, ta có thể thấy chỉ tiêu doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 lại giảm đi so với năm 2008, nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2008 và năm 2009 vẫn tăng và đạt lợi nhuận dương. Có thể nói trong giai đoạn mới đi vào hoạt động này Công ty tăng trưởng theo chiều hướng tốt nhưng vẫn chưa ổn định. Ngoài mục tiêu tăng doanh thu, Công ty nên quan tâm hơn tới vấn đề giảm chi phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Doanh thu thuần: Năm 2008 là 3,775,687,011 đồng tăng 101,93% so với năm. Tổng doanh thu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 điều đó chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh, đồng thời cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc mở rộng thị trường. Nhưng sang năm 2009 doanh thu thuần chỉ đạt 3,647,418,735 đồng, giảm 3,4% so với năm 2008. Do năm 2009 tình hình kinh tế vĩ mô khủng hoảng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi, trong khi đó công ty lại mới đi vào hoạt động, tuy nhiên sự giảm sút doanh thu này không nhiều và không ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của công ty. + Giá vốn hàng bán: Năm 2008 giá vốn là 2,774,390,742 đồng, tăng 93,45% so với năm 2007. Do năm 2008 công ty nỗ lực mở rộng qui mô và thị trường kinh doanh, chiếm được lòng tin của khách hàng, đa dạng nhiều dịch vụ đi kèm dịch vụ bảo vệ nên gia tăng chi phí dẫn đến giá vốn tăng. Năm 2009, do tình hình kinh tế khó khăn chung, sự giảm sút của doanh số hàng bán và giảm sút giá vốn là điều dễ hiểu, năm 2009 giảm 10,56% so với năm 2008. Có thể thấy tốc độ giảm của giá vốn vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần nên lợi nhuận năm 2009 vẫn cao hơn so với năm 2008. Tuy nhiên giá vốn hàng bán năm 2008 và 2009 vẫn ở mức cao, ngoài nguyên nhân khách quan do lạm phát làm cho giá đầu vào tăng thì công ty cần lưu ý tới công tác quản lí để cân bằng hợp lí giá dịch vụ nhằm tăng doanh thu. + Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2008 tăng 974,2% so với năm 2007, đây là sự gia tăng cực kì lớn, chứng tỏ trong năm 2008 qui mô kinh doanh của công ty được mở rộng khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng nên ngoài sự gia tăng của doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ là sự gia tăng vượt bậc của doanh thu tài chính. Sang năm 2009, doanh thu này có giảm và giảm đi 41,04% do tình hình kinh tế suy giảm chung như đã nói ở trên. + Chi phí tài chính: chủ yếu là chi phí lãi vay, công ty đầu tư cơ sở, thiết bị để đào tạo bảo vệ. Năm 2009 giảm 13,46% so với năm 2008 do tình hình lãi suất biến động. + Chi phí quản lí kinh doanh: năm 2008 là 892,298,147 đồng tăng 36% so với năm 2007, năm 2009 là 1,002,963,314 đồng tăng 12,4% so với năm 2008. chi phí quản lí tăng một phần do mở rộng qui mô kinh doanh, một phần do lạm phát trượt giá, và một phần cũng do công tác quản lí của công ty còn lạc hậu yếu kém. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của công ty chưa cao, vì vậy trong tương lai Công ty phải thay đổi chính sách quản lí hợp lý hơn để đạt hiệu quả cao nhất. + Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác cả hai năm 2009 và 2008 đều tăng và tăng tương ứng là 20,22% và 83,87% do nguồn tăng từ thu nhập khác (chi phí khác = 0), đây là điều rất đáng khích lệ đối với những doanh nghiệp mới thành lập, công ty nên duy trì ưu điểm này. + Lợi nhuận sau thuế: Tuy mới thành lập và đúng lúc tình hình kinh tế khó khăn nhưng công ty vẫn liên tục gia tăng lợi nhuận trong các năm, cụ thể năm 2008 tăng 133,66% so với năm 2007, năm 2009 tăng 71,11% so với năm 2008. Kết luận: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 và 2008 tăng và là lợi nhuận dương, công ty làm ăn vẫn có lãi trong thời buổi kinh tế vĩ mô khủng hoảng và các doanh nghiệp trong cùng ngành cạnh tranh gay gắt, đây là một thành công đối với một công ty mới thành lập. Trong thời gian tới công ty nên duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được, bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh chính sách quản lí giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận. 2.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu phản ánh khả năng thánh toán của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ bảo vệ Việt Á được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị tính Khả năng thanh toán hiện thời Tổng TSNH Tổng nợ NH 1,18 1,39 1,55 Lần Khả năng thanh toán nhanh TSNH – Kho Tổng nợ NH 1,04 1,22 1,39 Lần Khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2008 là 1,39 lần tăng 0,21 lần so với năm 2007, năm 2009 là 1,55 lần tăng 0,16 lần so với năm 2008. Cả ba năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ việc dự trữ tài sản ngắn hạn của công ty dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của ông ty năm 2008 là 1,22 lần tăng 0,18 lần so với năm 2007 (1,04 lần), năm 2009 là 1,39 lần tăng 0,17 lần so với năm 2008. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh năm 2008 và 2009 không chênh lệch nhiều so với khả năng thanh toán hiện thời, điều này được giải thích là do tỷ trọng hàng tồn kho trong TSNH là tương đối nhỏ, điều đó chứng tỏ họat động kinh doanh của công ty diễn ra thường xuyên, liên tục không bị lưu kho nhiều điều này rất tốt vì như vậy sẽ tránh được sự biến động bất lợi của thị trường. 2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của Công ty thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị tính Tỉ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) Lợi nhuận ròng Tổng TS -31 5 9 % Tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần -12 2 3 % Tỉ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) Lợi nhuận ròng Vốn CSH -172 18 27 % + Tỷ suất sinh lời trên tổng TS: Trong năm 2007 thì cứ một đồng đầu tư vào tài sản thì bị lỗ 0,31 đồng, trong năm 2008 thu được 0,05 đồng lợi nhuận, năm 2009 là 0,09 đồng trên một đồng tài sản đầu tư. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng năm 2009 cao hơn so với năm 2008 và tổng tài sản năm 2009 thấp hơn so với năm 2008. + Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Trong năm 2007 âm 0,12 đồng. Năm 2008 thì 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận, năm 2009 tạo ra được 0,03 đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng và doanh thu thuần năm 2009 cao hơn năm 2008. + Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH : Trong năm 2007 lợi nhuận âm, năm 2008 thì cứ một đồng vốn bỏ ra thì tạo được 0,18 đồng doanh thu, năm 2009 thì tỷ lệ này tăng lên cứ một đồng vốn bỏ ra tạo ra được 0,27 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do doanh thu thuần và vốn CSH năm 2009 đều tăng lên so với năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc711.doc
Tài liệu liên quan