Báo cáo Thực trạng tín dụng và tình hình thu hút khách hàng tại VPbank - Chi nhánh Sài Gòn phòng giao dịch Bùi Hữu Nghĩa

Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, các bộ phận liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với Ban TD/ Hội đồng TD như sau:

Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, NV CA gửi 1 bản Hợp đồng tín dụng + Khế ước vay tiền và các giấy tờ liên quan (nếu có) đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Đồng thời, NV CA nhập hồ sơ khoản vay vào chương trình tin học, gồm các loại thông tin quy định sẵn trong chương trình.

Bộ phận Giao dịch căn cứ vào HĐTD, Khế ước vay tiền, phiếu nhập kho TSBĐ (do thu kho chuyển đến) và các giấy tờ liên quan (nếu có), kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu thấy hợp lệ thì tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân, bộ phận giao dịch phải thực hiện đầy đủ việc thanh toán nội - ngoại bảng theo quy định của VPBank.

Trường hợp khoản vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn, mỗi lần giải ngân NV A/O cá nhân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn và kiểm tra các điều kiện giải ngân đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu thấy phù hợp thì lập bảng thông báo giải ngân (ghi rõ số tiền đồng ý giải ngân) gửi bộ phận Giao dịch thực hiện giải ngân.

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng tín dụng và tình hình thu hút khách hàng tại VPbank - Chi nhánh Sài Gòn phòng giao dịch Bùi Hữu Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện đó có phù hợp hay không. NV A/O CN thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Nếu khách hàng không có kinh nghiệm trong việc lập phương án vay vốn cũng như cách thức lập các biểu mẫu khác theo yêu cầu của ngân hàng thì NV A/O CN có thể hướng dẫn cụ thể để giúp khách hàng sớm lập và cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết. Cần lưu ý chỉ hướng dẫn khách hàng chứ không được làm hồ sơ thay khách hàng, đặc biệt nghiêm cấm việc tư vấn hoặc phối hợp với khách hàng ngụy tạo số liệu nhằm có đủ điều kiện vay vốn. 2.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng bao gồm: Bản sao CMND, hộ khẩu Phiếu thu thập thông tin về người quản lý doanh nghiệp/ khách hàng (theo mẫu của VPBank) Phương án vay vốn Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn (Hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, phiếu thanh toán…) Đối với hộ kinh doanh cá thể, cần cung cấp thêm giấy Đăng ký kinh doanh (nếu thuộc đối tượng phải Đăng ký kinh doanh) NV A/O CN cần kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của Ngân hàng về nội dung thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa. Khi tiếp nhận hồ sơ, NV A/O CN lập 02 liên Giấy biên nhận trong đó ghi chi tiết các loại hồ sơ đã nhận, ngày nhận, nhận bản chính hay bản sao và các yêu cầu bổ sung hồ sơ còn thiếu (nếu có). 01 liên giao cho khách hàng, 01 liên lưu cùng hồ sơ. Các lần bổ sung hồ sơ tiếp theo, NV A/O CN lại ghi vào cả 2 liên nêu trên. Bước 3 THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY TIÊU DÙNG NV A/O CN phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vay vốn, tham khảo các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ đồng nghiệp và các nguồn khác để bảo đảm kết quả thẩm định có độ tin cậy cao. Trong quá trình thẩm định, NV A/O CN phải khách quan. Trường hợp NV A/O CN có quan hệ riêng với khách hàng như: quan hệ họ hàng, huyết thống, quan hệ bạn bè, quan hệ kinh tế… mà có ảnh hưởng đến quan điểm đánh giá khách hàng, thì NV A/O CN phải chủ động đề nghị lãnh đạo phòng phân công NV khác tién hành thẩm định hoặc thụ lý tiếp hồ sơ, trừ trường hợp đặc biệt được Lãnh đạo chấp thuận. 3.1 Thẩm định về tư cách và lai lịch khách hàng: Lịch sử xuất thân, hoàn cảnh, quá trình hoạt động, công tác của người vay: Nhận xét về sức khoẻ, khả năng làm việc, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khách hàng vay. Đánh giá về tư cách của bản thân người vay trên phương diện như: Trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng quản lý, quan điểm cá nhân về một số lĩnh vực chính; Kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng tiền vay. Hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với NV A/O CN đẻ hoàn thiện các thủ tục vay vốn để đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định của NHNN và VPBank. Đánh giá về uy tín, dư luận tại nơi công tác và nơi cư trú Các thông tin khác liên quan đến bên vay. 3.2 Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng: Mục đích vay tiền phải hợp pháp, ngân hàng có thể giám sát được mục đích sử dụng vốn. Phương án sử dụng vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả về mặt đời sống. Khách hàng giải trình được các nguồn thu nhập bảo đảm trả nợ. Đối với khách hàng vay tiêu dùng: Khách hàng lập Bản giải trình mục đích vay vốn (hoặc phương án vay vốn), trong đó kê khai các nguồn thu nhập và cam kết kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. Đối với khách hàng vay vốn phát triển kinh tế gia đình hoặc hộ kinh doanh cá thể: khách hàng lập Phương án sản xuất, kinh doanh. NV A/O CN tiến hành thẩm định các nội dung như: Tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, đời sống. Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hoá, dịch vụ của phương án hiện tại và tương lai, cũng như mức độ cạnh tranh của sản phẩm nêu trong phương án. Xác định các điều kiện khác có thể tác động đến việc triển khai phương án: + Khách hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trong phương án không. + Khách hàng có những lợi thế gì để có thể thực hiện được phương án. + Các điều kiện khách quan, chủ quan có thể tác động tốt xấu đến việc triển khai và hiệu quả của phương án. + Các biện pháp của khách hàng để phòng ngừa và hạn chế tác hại của các rủi ro có thể xảy ra. Xác định nhu cầu vay vốn: Nhu cầu vay vốn = Nhu cầu vốn để thực hiện phương án - Vốn tự có tham gia phương án - Vốn tự huy động Đánh giá định tính về hiệu quả, thời gian thực hiện phương án và nguồn trả nợ. Đối với các trường hợp vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, có tài sản cầm cố là giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu…): người vay không nhất thiết phải có phương án sử dụng vốn vay. Lưu ý: NV A/O CN phải đưa ra kết luận về tính hợp lý của việc sử dụng tiền vay và khả năng trả nợ theo kế hoạch trả nợ của khách hàng. Hồ sơ vay vốn của cá nhân và hộ kinh doanh cá thể: phải thể hiện được sự thống nhất đi vay giữa người vay và vợ (chồng) của người vay. 3.3 Thẩm định về tài sản bảo đảm: Các trường hợp NV A/O CN trực tiếp định giá tài sản bảo đảm NV A/O CN sẽ là người trực tiếp tiến hành định giá tài sản đảm bảo trong trường hợp tài sản bảo đảm là các chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các ngân hàng quốc doanh hoặc là chính chiếc xe ôtô hình thành từ vốn vay. Nếu tài sản đảm bảo là chứng từ có giá, NV A/O CN định giá tài sản bảo đảm được căn cứ vào: Hợp đồng mua bán xe Giá cả của loại xe đó đã được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giá mua bán xe cùng loại của khách hàng trước đó. Trực tiếp xác minh tại hãng xe. Trường hợp cầm cố bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay, Bên vay phải cam kết mua bảo hiểm vật chất trong suốt thời gian vay, đồng thời chuyển quyền thủ hưởng bảo hiểm vật chất cho VPBank khi tài sản hình thành (có thể đưa chúng vào đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ), việc mua bảo hiểm vật chất có thể thực hiện theo từng năm một nhưng cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm đơn độc và giám sát việc mua bảo hiểm này. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc loại khác: Nếu tài sản bảo đảm thuộc loại khác (kể cả nhà đất hoặc tài sản khác hình thành từ vốn vay) thì NV A/O CN chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo đế phòng Thẩm định tài sản đảm bảo cầm cố để tiến hành định giá. Phòng thẩm định tài sản bảo đảm tiến hành định giá theo quy trình như đã quy định trong nghiệp vụ Tín dụng kinh doanh. Kể từ sau bước này, các bước tiếp theo được thực hiện tương tự như quy định trong nghiệp vụ cấp tín dụng kinh doanh, các công việc của NV A/O CN thực hiện tương tự công việc quy định vơi NV A/O DN, bao gồm: Bước 4 TẬP HỢP HỒ SƠ TRÌNH BAN TÍN DỤNG/ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG Phòng A/O CN tập hợp hồ sơ trình Tổng giám đốc hoặc Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định theo phạm vi thẩm quyền do HĐQT quy định. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình thẩm định khách hàng (do NV A/O CN lập) Tờ trình đánh giá tài sản đảm bảo (do phòng Thẩm định TSBĐ lập - trừ trường hợp bảo đảm bằng chứng từ có giá do VPBank, Chính phủ hoặc các NHTM quốc doanh phát hành bảo đảm bằng chiếc xe ôtô hình thành từ vốn vay). Hồ sơ vay của khách hàng cung cấp. Quyết định của tổng giám đốc hoặc Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng được gửi đến các Phòng liên quan như: Phòng A/O CN, Phòng Thẩm định TSBĐ, phòng Giao dịch, Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ làm cơ sở thực hiện. Bước 5 HOÀN THIỆN HỒ SƠ TÍN DỤNG Ban Quản lý tín dụng (CA) lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng (Trừ trường hợp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay) và bàn giao hồ sơ cho Phòng A/O CN thực hiện trực tiếp. Phòng A/O CN niêm phong bộ hồ sơ tài sản bảo đảm (Giấy tờ sở hữu + Hợp đồng công chứng) để bàn giao vào kho quỹ ngân hàng. Phòng A/O CN lập và trình ký hồ sơ tín dụng (Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền…) Bước 6 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, các bộ phận liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với Ban TD/ Hội đồng TD như sau: Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, NV CA gửi 1 bản Hợp đồng tín dụng + Khế ước vay tiền và các giấy tờ liên quan (nếu có) đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Đồng thời, NV CA nhập hồ sơ khoản vay vào chương trình tin học, gồm các loại thông tin quy định sẵn trong chương trình. Bộ phận Giao dịch căn cứ vào HĐTD, Khế ước vay tiền, phiếu nhập kho TSBĐ (do thu kho chuyển đến) và các giấy tờ liên quan (nếu có), kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu thấy hợp lệ thì tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân, bộ phận giao dịch phải thực hiện đầy đủ việc thanh toán nội - ngoại bảng theo quy định của VPBank. Trường hợp khoản vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn, mỗi lần giải ngân NV A/O cá nhân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn và kiểm tra các điều kiện giải ngân đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu thấy phù hợp thì lập bảng thông báo giải ngân (ghi rõ số tiền đồng ý giải ngân) gửi bộ phận Giao dịch thực hiện giải ngân. Bước 7 KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ NỢ VAY I/ Yêu cầu: NV A/O CN phải có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc được phân công phụ trách, tích cực kiểm tra, theo dõi, đôn đốc khách hàng theo chế độ quy định. NV A/O CN phải có thái độ kiên quyết trong xử lý để uốn nắn kịp thời những biểu hiện vi phạm hợp đồng tín dụng, vi phạm cam kết của khách hàng. Báo cáo thường xuyên tình hình khách hàng để Lãnh đạo ngân hàng giải quyết. Việc kiểm tra tình trạng tài sản bảo dảm nợ vay và đánh giá lại tài sản do phòng Thẩm định TSBĐ thực hiện. II/ Quy trình thực hiện 1. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình SXKD (NV A/O CN thực hiện) - Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình SXKD được thực hiện thường xuyên theo quy định: + Đối với khoản vay theo hạn mức: kiểm tra theo từng lần đề nghị giải ngân của khách hàng và kiểm tra thưòng xuyên theo định kỳ ít nhất 6 tháng/ 1 lần + Đối với khoản vay theo món (ngắn hạn và trung dai hạn): Kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng/ 1 lần. Phương thức kiểm tra: + Kiểm tra trực tiếp tại nơi làm việc: kiểm tra sổ sách theo dõi nợ vay ngân hàng của bên vay và sổ sách kế toán khác, trao đổi trực tiếp với những người lãnh đạo có thẩm quyền của bên vay, kiểm tra trực tiếp tại cơ sở SXKD + Kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính mà bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung hàng quý theo quy định. Hình thức và cách thức tiến hành kiểm tra: Từng lần xuống làm việc với khách hàng NV A/O CN phải: + Lập kế hoạch kiểm tra khách hàng về: nội dung, thời gian, phương tiện, thành phần tham gia… để thông qua trưởng phòng trước khi thực hiện. + Ghi vào “Sổ nhật ký khách hàng” kế hoạch và đề cương chi tiết về nội dung cụ thể cần làm việc với khách hàng. + Các công văn, mẫu biểu cần gữi mà yêu cầu khách hàng cung cấp. Mỗi lần kiểm tra trực tiếp, NV A/O CN cần lập “Biên bản làm việc” hoặc “Biên bản kiểm tra sau khi cho vay”. Nội dung biên bản cần nêu rõ: + Nhận xét về tình hình SXKD của bên vay hiện tại, so sánh với thời điểm kiểm tra trước hoặc so với thời điểm trước khi vay. + Xác định mục đích sử dụng vốn vay thực tế, đối chiếu với quy định trong hợp đồng tín dụng + Đôn đốc khách hàng thực hiện đúng hạn các nghĩa vụ đối với ngân hàng + Các nội dung đặc biệt phát hiện trong quá trình kiểm tra. Sau khi làm việc, kiểm tra tại đơn vị, bên vay vốn NV A/O CN phải thực hiện: + Ghi chép đầy đủ các công việc đã thực hiện, các nội dung chính đã làm việc với khách hàng để báo cáo với trưởng phòng. + Trong trường hợp phát hiện bên vay có vi phạm NV A/O CN phải đề ra các biện pháp xử lý yêu cầu đơn vị thực hiện, và báo cáo tỷ mỉ để trưởng phòng để trưởng phòng có hướng chỉ đạo. Bất kỳ vì lý do gì NV A/O CN không báo cáo đầy đủ để trưởng phòng biết dẫn đến khoản vay trở nên xấu hơn thì NV A/O CN bị coi là có tiêu cực và có những bất thường trong quan hệ với khách hàng và có bị điều chuyển, đình chỉ công tác 2. Kiểm tra tình trạng TSBĐ (phòng Thẩm định TSBĐ): Định kỳ kiểm tra TSBĐ như sau: - Thời hạn tín dụng dưới 6 tháng: Không quy định - Thời hạn tín dụng 6 tháng trở lên: Kiểm tra ít nhất 6 tháng/ 1 lần Ngoài ra phòng Thẩm định TSBĐ còn phải kiểm tra đột xuất bất cứ khi nào phát hiện các thông tin bất lợi liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến TSBĐ (ví dụ thông tin về quy hoạch, về thiên tai hoả hoạn gần khu vực có tài sản…), hoặc khi khách hàng có nhu cầu hoán đổi TSBĐ. Để tránh việc kiểm tra quá nhiều lần đối với khách hàng, mỗi lần kiểm tra tình trạng TSBĐ phòng Thẩm định TSBĐ cần thông báo với bộ phận NV A/O CN để phối hợp kiểm tra. 3. Thông báo và đôn đốc trả lãi hàng tháng - Đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả lãi hàng tháng. NV A/O CN phải thông báo cho khách hàng trước khi đến hạn trả lãi ít nhất 2 ngày làm việc. - Nếu khách hàng không tra lãi đúng hạn và không được ngân hàng gia hạn trả lãi thì ngân hàng sẽ phạt lãi chậm trả - Khi khách hàng trả lãi NV A/O CN phải cập nhật số liệu vào hồ sơ khách hàng vay (hồ sơ giấy và hồ sơ trên máy tính). 4. Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc khi đến hạn - Trước khi đến hạn trả nợ gốc 10 ngày, NV A/O CN phải gửi “Thông báo nợ đến hạn” cho khách hàng. - Sau khi gữi thông báo, phòng kế toán thực hiện hạch toán thu nợ theo quy định NV A/O CN ghi số tiền khách hàng trả nợ từng lần vào mục “Theo dõi khách hàng trả nợ” trong khế ước vay tiền của khách hàng và cập nhật số liệ vào hồ sơ máy tính. 5. Đề xuất hạn nợ gốc và/ hoặc lãi gốc và/ hoặc lãi + Khi nhận được đơn đề nghị gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi gốc và/ hoặc lãi của khách hàng, NV A/O CN quản lý món nợ có trách nhiệm tiến hành kiểm tra tình hình SXKD, tình hình tài chính của khách hàng, kiểm tra xác minh các lý do đề nghị gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi, yêu câu khách hàng cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu liên quan đến lý do gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi của khách hàng. + Sau khi tiến hành kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng các thông tin liên quan và kết luận nguyên nhân chậm trả của khách hàng do nguyên nhân khách quan, việc gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi cho khách hàng khắc phục khó khăn tạo nguồn trả nợ, việc gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi vẫn bảo đảm an toàn cho ngân hàng, NV A/O CN lập tờ trình đề xuất ý kiến giải quyết về đề nghị gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi của khách hàng. + Tờ trình được chuyển lên trưởng phòng A/O CN kiểm soát và đề xuất ý kiến, sau đó trình Ban TD/ Hội đồng TD xem xét quyết định. + Nếu được Ban TD/ Hội đồng TD ngân hàng duyệt cho gia hạn, NV A/O CN lập thông báo gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi, trưởng phòng ký và gữi tới khách hàng. + Nếu ngân hàng không nhất trí gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi, NV A/O CN lập thông báo từ chối gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi và yêu cầu khách hàng trả nợ. 6. Chuyển nợ quá hạn. + Khi đến hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi mà khách hàng không trả đúng hạn và không có đơn xin gia hạn hoặc có đơn xin gia hạn nhưng ngân hàng đã từ chối việc gia hạn thì NV A/O CN lập thông báo chuyển toàn bộ số dư nợ của khoản vay sang quá hạn, trưởng phòng ký và gữi tới khách hàng vay đồng thời gữi tới người bão lãnh khoản vay (nếu có). + Kể từ khi khoản nợ bị chuyển quá hạn, NV A/O CN phải chủ động và tích cực đôn đốc thường xuyên để thu hồi nợ. + Kể toán căn cứ vào hồ sơ NV A/O CN chuyển đến để hạch toán sang tài khoản nợ quá hạn tương ứng + Trong thời gian khách hàng có nợ quá hạn ngân hàng sẽ đình chỉ mọi quan hệ tín dụng mới và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ. + Phòng Thu hồi nợ chuẩn bị hồ sơ nợ quá hạn chuyển đến các cơ quan pháp luật giải quyết ngay sau khi nhận hồ sơ từ phòng A/O doanh nghiệp và phòng Thẩm định TSBĐ. 7. Giải chấp từng phần tài sản bảo đảm: Ngân hàng tiến hành giải chấp từng phần các trường hợp: + Khách hàng đề nghị thanh lý một phần tài sản thế chấp, cầm cố và được ngân hàng chấp nhận. Trường hợp này nếu giá trị tài sản thế chấp, cầm cố còn lại không đủ bảo đảm cho số dư nợ (sau khi thu số tiền thanh lý tài sản) thì ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản cầm cố thế chấp trước khi chấp nhận giải chấp từng phần. Trị giá tài sản TCCC bổ sung phải bảo đảm tỷ lệ theo quy định đối với số dư nợ còn lại. + Khách hàng nộp trả nợ một phần tiền vay và đề nghị được giải chấp một phần lô hàng cầm cố tương ứng với số tiền đã nộp (Trường hợp đặc biệt khách hàng đề nghị giải chấp một phần tài sản cầm cố đề xuất bán thu tiền nộp trả sau và được Ban TD/ Hội đồng TD chấp nhận) + Mỗi lần giải chấp (từng lần), ngân hàng ký “Lệnh xuất hàng để thực hiện việc xuất hàng tại kho do VPBank thuê hoặc NV A/O CN cùng NV phòng nếu lô hàng được bảo quản ngay tại kho của bên vay. 8. Thay đổi tài sản thế chấp cầm cố: Khi khách hàng có nhu cầu hoán đổi tài sản bảo đảm và có đơn gửi hàng kèm theo hồ sơ TSBĐ mới, NV A/O CN chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm mới kèm theo đơn đề nghị của khách hàng cho phòng Thẩm định TSBĐ để tiến hành định giá, đồng thời NV A/O CN lập báo cáo về tình hình hoạt động của khách hàng cũng như diễn biến của khoản vay liên quan để trình Ban TD/ Hội đồng TD xem xét. Việc định giá tài sản thế chấp cầm cố để nhận hoán đổi thực hiện theo quy định trong quy trình này. 9. Chuyển hồ sơ sang phòng thu hồi nợ. Khi các khoản vay đã được phòng xem xét kiến nghị lãnh đạo cho gia hạn nhưng vẫn không trả được nợ, món nợ bị chuyển quá hạn thì tối đa sau 01 tháng phòng A/O CN và Phòng Thẩm định TSBĐ tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển giao cho phòng thu hồi nợ xử lý. Những việc cần thực hiện trước khi chuyển giao cho phòng thu hồi nợ: + NV A/O CN phải căn cứ vào nhật ký khách hàng làm báo cáo một cách chi tiết về quá trình phát sinh, diễn biến và hiện trạng của khoản vay, nguyên nhân bị quá hạn, các biện pháp VPBANK đã triển khai để xử lý, triển vọng, các căn cứ thu hồi nợ. Đồng thời NV A/O CN quản lý món vay cũng có đánh giá cụ thể về tinh thần, thái độ của bên vay trong việc trả nợ. + NV A/O CN phải hết sức lưu ý trong việc thiết lập các hồ sơ bổ sung hợp đồng tín dụng, các thoả thuận: biện bản làm việc, phụ lục hợp đồng,… để duy trì thời hiệu khiếu kiện theo luật định + NV A/O CN phải soát xét lại toàn bộ các hồ sơ tín dụng, đối chiếu với danh mục hồ sơ để kiểm tra sự khớp đúng, phát hiện những khiếm khuyết có thể gây bất lợi cho VPBANK về mặt hồ sơ để có lưu lý riêng sau này chuyển giao cho phòng thu nợ có các giải pháp ứng phó thích hợp. + Lập tờ trình Ban TD/ Hội đồng TD để xin phép cho chuyển hồ sơ sang phòng thu hồi nợ. Thủ tục bàn giao hồ sơ sang phòng thu hồi nợ. + Khi được giải quyết của ban TD/ Hội đồng TD chấp thuận trưởng phòng tín dụng thông báo cho trưởng phòng thu hồi nợ để sắp xếp thời gian và cán bộ tiếp nhận bàn giao. + NV A/O CN quản lý món vay trực tiếp bàn giao cho cán bộ phòng thu hồi nợ toàn bộ các hồ sơ liên quan. Việc bàn giao phải được thực lập biên bản đầy đủ xác nhận chi tiết các hồ sơ giao nhận. Bước 8 TẤT TOÁN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ LƯU HỒ SƠ + Khi khách hàng trả hết nợ, NV A/O CN có văn bản báo cáo cho lãnh đạo và các bộ phận có liên quan biết. Do vậy, trong hợp đồng tín dụng cần có quy định: “Hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực khi bên vay trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan” + Phòng Giao dịch & Kho quỹ tiến hành xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố liên quan đến khoản vay theo “Quy trình nhập xuất kho TSBĐ” do VPBank ban hành để bàn giao trả khách hàng. Sau khi khoản vay được thanh lý, bộ phận Thẩm định TSBĐ lập thông báo giải chấp gửi đến các cơ quan đã đăng ký thế chấp ban đầu, đồng thời làm thủ tục bàn giao tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng (nếu tài sản thế chấp, cầm cố do ngân hàng quản lý). + Trong trường hợp người vay không phải là chủ sơ hữu của tài sản thì chỉ giao trả hồ sơ TSBĐ cho người chủ sở hữu đứng tên trên TSBĐ với sự chứng kiến của người vay. + Hồ sơ tín dụng sau khi thanh lý được đóng thành tập riêng (mỗi khoản vay một tập, có danh mục từng loại hồ sơ tài liệu) để lưu trữ theo quy định của Nhà nước. Hồ sơ lưu phải có danh sách và địa chỉ nơi lưu trữ rõ ràng để thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết. 2.4 Tình hình hoạt động của VPBank chi nhánh Sài Gòn – PGD Bùi Hữu Nghĩa qua các năm (2008-2010). 2.4.1 Phân tích về doanh số cho vay Trong xu thế chung, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập cao và chủ yếu trong tổng cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, hoạt động này luôn được quan tâm, đầu tư và chú trọng phát triển. Điều này rất phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một được cải thiện và nâng cao. Nắm được xu thế phát triển, VPBank đã đầu tư tín dụng theo định hướng phù hợp với chủ trương chung. Tiếp nhận sự giao phó nhiệm vụ từ VPBank, VPBank – Sài Gòn không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với xu hướng phát triển của địa bàn và định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng. 2.4.1.2.1 Theo thời hạn vay vốn: Bảng 2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn vay vốn: Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 2009 2010 Cho vay ngắn hạn 17,892 20,282 44,935.5 Cho vay trung hạn 8,029 13,370 20,146.1 Tổng doanh số cho vay 25,921 33,652 65,081.6 CHỈ TIÊU SO SÁNH 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch % Chênh lệch % Cho vay ngắn hạn 2,390 13.36 24,653.5 121.55 Cho vay trung hạn 5,341 66.52 6,776.1 50.68 Tổng doanh số cho vay 7,731 29.83 31,429.6 93.40 Nguồn trích: VPBank - PGD Bùi Hữu Nghĩa Biểu đồ 1: doanh số vay của VPBank - PGD Bùi Hữu Nghĩa Đơn vị tính: Triệu đồng Biểu đồ 2: Tổng doanh số cho vay Qua 3 năm hoạt động (2008-2010), doanh số cho vay của Chi nhánh Sài Gòn – PGD Bùi Hữu Nghĩa tăng trưởng khá mạnh. Rõ nét nhất là năm 2009, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 33,652 triệu đồng (tăng 29.83% so với 2008). Đến năm 2010, doanh số cho vay đạt 65,081.6 triệu đồng ( tăng gần 93.40% so với 2009), chứng tỏ nhu cầu vốn trong địa bàn gần chi nhánh là rất lớn và lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngày một nhiều hơn. Điều này đã khẳng định vị thế của chi nhánh trong khu vực này. Nhìn vào bảng thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung, ta dễ dàng nhận thấy trong năm 2008, 2010 thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn, nhưng sang năm 2010, thì doanh số cho vay chủ yếu là cho vay trung cũng tăng nhưng không cao. Điều này cho thấy, trong năm 2010, chi nhánh thực hiện chủ trương phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay trung và cho vay mua nhà ở, đất ở, cho vay mua ôtô, đặc biệt là cho vay với thời hạn tối đa đến 10 năm để bổ sung vốn mua nhà ở, xây dựng – sửa chữa nhà ở nhưng vì điều kiện kinh tế nơi đây còn thấp, đa số là dân lao động, và làm nông chủ yêu ,tuy có khu công nghiệp nhưng vẫn không nhiều nên nhu cầu vốn trung hạn tuy có tăng nhưng không cao. 2.4.1.2.2 Theo đối tượng khách hàng: Bảng 2.2 Phân tích theo đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 2009 2010 Khách hàng cá nhân 20193 23170 42944.6 Khách hàng doanh nghiệp 5728 10482 22137 Tổng doanh số cho vay 25,921 33,652 65,081.6 Chỉ tiêu SO SÁNH 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch % Chênh lệch % Khách hàng cá nhân 10481 83.00 11655 111.19 Khách hàng doanh nghiệp 23169 14.74 19774.6 85.35 Tổng doanh số cho vay 33651 29.83 31429.6 93.40 Nguồn trích: VPBank - PGD Bùi Hữu Nghĩa Biểu đồ 3: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng Trong năm 2009, doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân là 23170 triệu đồng (tăng gần 83.00% so với 2008), doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 10482 triệu đồng (tăng 14.74% so với 2008). Sang 2010, tiếp tục đà phát triển, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tiếp tục tăng trưởng, đạt 42944.6 triệu đồng (tăng 111.19 %) nhưng doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có chiều hướng không tăng trưởng mấy, đạt 22137 triệu đồng ( gần 85.35%). Như vậy, doanh số cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp chiếm số lượng ít, có lẻ phần lớn do điều kiện kinh tế nơi đây chưa tập trung nghiêu doanh nghiệp và bị ảnh hưởng bợi sự lạm phát, giá dầu tăng, không được sự quan tâm của chính quyền nơi đây trong việc đưa ra các chính sách thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương. Tuy nhiên vì địa điểm chi nhánh gần với trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, đường giao thông tiên lợi cho viêc di chuyển hàng hóa nên trong tương lai sẽ có nhiều dự án đầu tư ở vào khu vực này. Vì vậy, việc các doanh nghiệp cần vốn là sẽ rất lớn nên Chi nhánh Ngân hàng cần phải duy trì việc giữ chân khách hàng quen thuộc và đưa ra chính sách lâu dài thu hút khách hàng doanh nghiệp. 2.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại VPBank – PGD Bùi Hữu Nghĩa 2.4.2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay Bảng 2.3 Cơ cấu nợ vay theo mục đích vay qua các năm (2008 – 2010) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 20,193.00 23,170.00 42,944.60 Cho vay tiêu dùng (CVTD) 7,687.48 10,401.01 14,171.72 Cho vay mua nhà, sữa nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thưc tập thực trạng tín dụng và tình hình thu hút khách hàng tại vpbank - chi nhánh sài gòn pgd bùi hữu nghĩa.doc
Tài liệu liên quan