Báo cáo Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nôi 04

Hòa nhập với dòng chảy phát triển của nền kinh tế thị trường, việc áp dụng các phần mềm chuyên biệt hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cũng như tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội là một việc làm hết sức quan trọng. Hiện nay toàn Tổng công ty đang sử dụng thống nhất phần mềm kế toán “ Phần mềm kế toán tài chính Viettel”. Đây là phần mềm được thiết kế riêng biệt cho Tổng công ty nhằm trợ giúp kế toán quản trị được tình hình tài chính và có những thông tin quản trị thích hợp cho những chiến lược quản lý kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ phát triển của Tổng công ty.

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nôi 04, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích, đánh giá, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh. Ban Marketing: * Công tác Nghiên cứu thị trường: Xây dựng các chương trình nghiên cứu thị trường phù hợp đặc điểm của Chi nhánh và trên cơ sở hướng dẫn của các Công ty dịch vụ, bao gồm các nội dung: số liệu kinh tế xã hội, nhu cầu và thực tế sử dụng dịch vụ, các số liệu và tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh so với Viettel . Tổng hợp số liệu báo cáo về công tác nghiên cứu thị trường toàn Chi nhánh. Tổng hợp, tìm kiếm dự án để cung cấp dịch vụ. Xây dựng, lưu giữ, phân tích Cơ sở dữ liệu khách hàng. * Công tác PR, Quảng cáo: Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động PR, quảng cáo, truyền thông chung của toàn Chi nhánh; Đề xuất, xây dựng các chương trình PR, quảng cáo, truyền thông phù hợp với văn hoá, điều kiện thực tế của từng Trung tâm kinh doanh; Tổng hợp, đánh giá hiệu quả các chương trình PR, quảng cáo, truyền thông theo đầu mối. Quản lý, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đầu mối liên quan 1.2.3.5 Phòng chăm sóc khách hàng Lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình chăm sóc khách hàng của Công ty dịch vụ và các chương trình riêng của Chi nhánh. Tổng hợp kết quả, đánh giá hiệu quả và đề xuất các chương trình chăm sóc khách hàng; Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng công tác chăm sóc khách hàng của các Trung tâm Kinh doanh. Là đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các thông tin phản ánh, khiếu nại từ khách hàng theo đầu mối các trung tâm kinh doanh. Hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại của các Trung tâm kinh doanh khi cần thiết; Tổng hợp theo dõi khách hàng rời mạng, tìm hiểu nguyên nhân, hạn chế thuê bao rời mạng. Đánh giá chất lượng dịch vụ và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ; Quản lý, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đầu mối liên quan 1.2.3.6 Phòng bán hàng Chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các đầu mối tìm kiếm dự án để cung cấp dịch vụ. Theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ cho bộ máy bán hàng trực tiếp tại các Trung tâm kinh doanh, tổng hợp kết quả bán hàng trực tiếp toàn Chi nhánh. Lập kế hoạch, chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi cửa hàng, đại lý, điểm bán. Đánh giá hiệu quả, đề xuất các chính sách hỗ trợ cửa hàng, đại lý, điểm bán. Tổng hợp thu thập thông tin thị trường qua hệ thống đại lý, điểm bán. Quản lý, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đầu mối liên quan. 1.2.3.7 Các trung tâm kinh doanh Là đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo chủ trương, đường lối, chính sách và kế hoạch được Giám đốc Chi nhánh giao trên địa bàn phân công : + Quản lý hệ thống cửa hàng, siêu thị ; + Hướng dẫn, hỗ trợ hệ thống đại lý, điểm bán ; + Triển khai các hoạt động bán hàng trực tiếp ; + Nghiên cứu thị trường ; Tìm kiếm và phát triển các dự án ; + Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại, quản lý hồ sơ khách hàng ; * Ban Giám đốc trung tâm Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và các mặt công tác trên địa bàn được phân công. Đề xuất tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh . Đôn đốc, kiểm tra các bộ phận thuộc Trung tâm thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kinh doanh được giao . Theo dõi, đánh giá, đề xuất thuyên chuyển, điều động, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm nhân sự; Duy trì nề nếp, chế độ, kỷ luật, trật tự nội vụ, thực hiện phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, bão lụt. Trưởng Trung tâm: Chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm; Trực tiếp theo dõi, đôn đốc ban Hỗ trợ tác nghiệp, ban Chăm sóc khách hàng và hệ thống cửa hàng, siêu thị. Phó trưởng Trung tâm : Trực tiếp theo dõi, đôn đốc ban Bán hàng trực tiếp và ban Hỗ trợ cửa hàng, đại lý, điểm bán. * Ban hỗ trợ tác nghiệp ¡ Bộ phận tổ chức hành chính Thực hiện công tác chấm công, quản lý lao động, đánh giá lao động tháng, quý, năm theo hướng dẫn của Chi nhánh. Quản lý, duy trì, giám sát, kiểm tra chế độ nề nếp, kỷ luật lao động, trật tự nội vụ, vệ sinh, lễ tiết tác phong của các ban, các cửa hàng, siêu thị thuộc Trung tâm. Tổng hợp nhu cầu, mua sắm, quản lý tình hình sử dụng, khai thác tài sản, trang thiết bị văn phòng của các đầu mối trong Trung tâm;. Quản lý, duy trì, hỗ trợ hệ thống tin học văn phòng, các phần mềm quản lý, phần mềm nghiệp vụ áp dụng tại Trung tâm kinh doanh ¡ Bộ phận tài chính Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận khác thuộc Trung tâm thực hiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định. Kiểm tra, giám sát việc thu nộp tiền bán hàng của Đại lý và nhân viên bán hàng trực tiếp. Tổng hợp báo cáo thanh quyết toán chi phí, doanh thu theo quy định của Phòng tài chính Chi nhánh. Quản lý lưu trữ hồ sơ, chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán của Trung tâm theo quy định. Quản lý kho hàng hóa, vật tư của Trung tâm ¡ Bộ phận bán hàng đại lý Thực hiện bán hàng cho đại lý : Tổng hợp nhu cầu, lập đơn hàng cho các đại lý, làm thủ tục nhận và giao hàng cho đại lý, hoàn tất các thủ tục thanh toán liên quan với các phòng ban chức năng Chi nhánh  * Ban bán hàng trực tiếp Tổ chức thực hiện, triển khai các hoạt động bán hàng trực tiếp theo hướng dẫn của Tổng công ty, công ty dịch vụ : + Nhận chỉ tiêu bán hàng trực tiếp ; + Lập kế hoạch, triển khai tiếp xúc bán hàng trực tiếp ; + Đề xuất, lên kế hoạch đặt hàng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ; + Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng trực tiếp ; Tìm kiếm các dự án để cung cấp dịch vụ trên địa bàn quản lý. Nghiên cứu thị trường, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh  * Ban hỗ trợ cửa hàng, đai lý, cộng tác viên ( nếu có) Trực tiếp quản lý, phát triển, đánh giá sàng lọc hệ thống đại lý, điểm bán, CTV bán hàng trên địa bàn được phân công ; Đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ bán hàng, truyền thông nhanh chóng, kịp thời các cơ chế, chính sách mới liên quan đến thúc đẩy bán hàng cho các đại lý, điểm bán. Thường xuyên hỗ trợ hình ảnh, công cụ cho hệ thống Cửa hàng, đại lý, điểm bán, CTV bán hàng trên địa bàn. Bán hàng cho CTV, điểm bán theo chính sách của TCT * Ban chăm sóc khách hàng Thực hiện các nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại, đáp ứng yêu cầu khách hàng trên địa bàn quản lý. Là đầu mối tiếp nhận các thông tin phản ánh từ khách hàng trên địa bàn quản lý, tổng hợp chuyển phòng ban chức năng của Chi nhánh. Đánh giá chất lượng dịch vụ và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Quản lý, lưu giữ hợp đồng dịch vụ, hồ sơ khách hàng. Xác nhận, làm thủ tục thanh toán hoa hồng đại lý * Hệ thống cửa hàng, siêu thị Quản lý cửa hàng, bán hàng đa dịch vụ: Nhận chỉ tiêu, vật tư, hàng hóa đảm bảo, triển khai bán hàng, duy trì nền nếp, vệ sinh, trật tự nội vụ tại các cửa hàng theo quy định của Tổng công ty và của Chi nhánh. Hỗ trợ marketing trực tiếp, triển khai các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, truyền thông, PR trên địa bàn khi có yêu cầu. Thực hiện các nghiệp vụ CSKH, giải quyết khiếu nại tại chỗ theo phân cấp. Thực hiện các hoạt động thu cước tại chỗ theo quy định; Phối hợp đánh giá kiểm tra chất lượng dịch vụ trên địa bàn PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH KINH DOANH HÀ NỘI 04 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung – phân tán, các đơn vị trực thuộc có bộ phận kế toán riêng có trách nhiệm tập hợp, thu thập chứng từ, ghi chép sổ sách và lập báo cáo để cuối kỳ nộp về phòng kế toán của Chi nhánh Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội 04 Trưởng phòng tài chính Kế toán doanh thu Kế toán thanh toán Kế toán hàng hóa Kế toán doanh thu xuất nhập khẩu. Kế toán công cụ dụng cụ, tài sản cố định Trung tâm 1 Trung tâm 2 Trung tâm 3 Trung tâm 4 Kế toán chi phí Thủ quỹ Trung tâm 1 Trung tâm 5 Trung tâm 6 Trung tâm 7 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại các trung tâm Trung tâm Kế toán doanh thu Kế toán hàng hóa. Kế toán doanh thu xuất nhập khẩu Kế toán thuế GTGT Kế toán chi phí Thủ quỹ Quản lý hóa đơn Hàng ngày, các trung tâm nhập số liệu vào phần mềm kế toán. Khi đó, cả Chi nhánh và Tổng công ty đều có thể nhìn được số liệu này trên phần mềm. Cuối tháng, các trung tâm gửi báo cáo doanh thu, chi phí lên Chi nhánh. Kế toán phần hành nào sẽ gửi trực tiếp báo cáo lên kế toán phần hành đó ở Chi nhánh. Sau đó, trưởng phòng tài chính ở Chi nhánh sẽ tập hợp lại thành báo cáo rồi gửi lên Tổng công ty: Báo cáo doanh thu và Quyết toán chi phí. Tại Chi nhánh có sự phân công công việc như sau: Trưởng phòng tài chính: Chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán. Tổng hợp việc tính toán, trích nộp đúng các khoản phải nộp Nhà nước và cấp trên. Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo lên Tổng công ty. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán Nhà nước và các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong Chi nhánh. Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà nước. Trực tiếp chỉ đạo và ký duyệt các chứng từ thu, chi, chứng từ thanh toán phát sinh, các báo cáo quyết tài chính định kỳ (tháng, quý, năm) và các báo cáo thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Kế toán doanh thu: Tổng hợp doanh thu theo từng dịch vụ, tổng hợp doanh thu từ các đại lý, cửa hàng theo từng tháng, lập báo cáo doanh thsu gửi lên Tổng công ty. Cùng với Trưởng phòng tài chính điều hành chung hoạt động của phòng. Kế toán thanh toán: Thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Chi nhánh. Tổng hợp số liệu từ kế toán thanh toán tại các Trung tâm. Cập nhật chứng từ tiền gửi ngân hàng theo ngày và theo dõi các khoản tiền đi, đến trong tài khoản của Chi nhánh. Báo cáo, phân tích, tổng hợp số liệu tài khoản tiền gửi và các tài khoản có liên quan đến tiền gửi ngân hàng, từ đó đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Hướng dẫn các đại lý, cửa hàng thực hiện các thủ tục tiền gửi ngân hàng đúng, đủ theo đúng quy định của pháp luật, của Tổng Công ty. Kế toán hàng hóa: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của hàng hóa. Quản lý giá vốn hàng bán. Tổng hợp số liệu từ kế toán hàng hóa tại các Trung tâm. Lập các báo cáo quyết toán công nợ tiền hàng. Kế toán thuế GTGT: Hàng tháng lập các báo cáo quyết toán thuế. Quản lý các hóa đơn mua bán hàng. Kế toán chi phí: Tổng hợp chi phí hàng tháng tại Chi nhánh và các Trung tâm. Theo dõi, quản lý, kiểm tra các khoản phải trả nhà cung cấp. Chốt và phân tích số dư các tài khoản phải trả hàng tháng. Thủ quỹ: Ghi chép sổ quỹ hàng ngày. Quản lý và lưu trữ chứng từ thu chi. Quản lý tiền mặt trong két. Chốt, phân tích sổ quỹ, tiến hành kiểm kê hàng tháng. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Chi nhánh Kinh doanh Hà Nội 04 Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ kế toán Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Kỳ kế toán cuối năm. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, kết thúc vào ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch đó. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam. Ký hiệu: đồng Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Hiện nay Chi nhánh viễn thông Hà Nội là thành viên thuộc khối đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Viễn thông quân đội, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ của Chi nhánh do Tổng công ty phê duyệt theo quyết định số: 68/QĐ-TCTVTQĐ ngày 19/01/2006 và các quy định, quy chế của Chi nhánh. Hoạt động kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội tuân theo Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp ký ngày 20/03/2006 và các quy định hiện hành về tài chính của pháp luật và quy chế quản lý tài chính của Chi nhánh theo Quyết định số: 01/QĐ- CN ngày 30 tháng 01 năm 2006 của giám đốc Chi nhánh Chi nhánh kinh doanh Hà nội tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đã được Nhà nước ban hành. Hình thức kế toán áp dung: Chứng từ ghi sổ 1.2.1.3 Phần mềm kế toán: Hòa nhập với dòng chảy phát triển của nền kinh tế thị trường, việc áp dụng các phần mềm chuyên biệt hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cũng như tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội là một việc làm hết sức quan trọng. Hiện nay toàn Tổng công ty đang sử dụng thống nhất phần mềm kế toán “ Phần mềm kế toán tài chính Viettel”. Đây là phần mềm được thiết kế riêng biệt cho Tổng công ty nhằm trợ giúp kế toán quản trị được tình hình tài chính và có những thông tin quản trị thích hợp cho những chiến lược quản lý kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ phát triển của Tổng công ty. Đặc điểm chính của phần mềm kế toán tài chính Viettel là phần mềm mang tính linh động cao, đáp ứng được các yêu cầu biến động hàng hóa của Chi nhánh cũng như hỗ trợ việc quản lý doanh nghiệp. Phần mềm ngoài những phần hành kế toán và nghiệp vụ kế toán cần thiết còn có khả năng cung cấp những báo cáo quản trị, báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính. 1.2.1.4 Các chính sách kế toán áp dụng Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền Các khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành lượng tiền nhất định Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang đồng Việt Nam: theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Khi phát sinh chênh lệch tỷ giá, sử dụng TK 413 ( chênh lệch tỷ giá để hạch toán). Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo quy định chung đã được ban hành. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: Ghi nhận theo giá gốc. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Căn cứ vào các báo cáo, biên bản chốt doanh thu đã có đối chiếu và chữ ký xác hận đầy đủ của các đơn vị Thuế thu nhập doanh nghiệp Chịu mức thuế suất theo quy định: 28% Tiêu thức phân bổ chi phí: Chi phí chung và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho các dịch vụ theo doanh thu thuần - Mã số thuế: 0100109106002 Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán Tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội hiện nay đang áp dụng việc ghi chép sổ sách kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ tổng hợp Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng cân đối số phát sinh Sổ tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Cuối kỳ Đối chiếu Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. CTGS do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. CTGS được đánh số hiệu liên tục trong cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký CTGS) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Tuy nhiên Chi nhánh hiện đang sử dụng phần mềm kế toán, do đó kế toán chỉ có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, nhập chứng từ vào máy. Tất cả các công việc còn lại đều do phần mềm thực hiện. Và hiện tại Công ty vẫn chưa sử dụng Sổ Đăng ký CTGS. Khi in từng chứng từ ghi sổ thì có chứng từ gốc đi kèm. Các loại sổ kế toán của chi nhánh như sau: Sổ nhật ký chung Sổ chi tiết tài khoản Sổ chi tiết tài khoản- Số phiếu Sổ chi tiết tài khoản- Số dư Sổ chi tiết tài khoản- Số THNB Sổ chi tiết tài khoản- số THTT Sổ chi tiết tài khoản- kết chuyển Sổ chi tiết tài khoản- TK336 Sổ chi tiết tài khoản- TK 136 Sổ chi tiết tài khoản- ngoại tệ Sổ chi tiết tài khoản- Sản lượng Báo cáo sổ quỹ cả ngoai tệ Báo cáo sổ quỹ cả tiền mặt Báo cáo sổ cái tài khoản Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Số đăng ký chứng từ ghi sổ theo user Báo cáo sổ cái gộp Bảng cân đối phát sinh Sổ ký nhận xác nhận công nợ chi tiết Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản Chi nhánh đang áp dụng hệ thống tài khoản (TK) được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Các TK cấp một và cấp hai được xây dựng đúng theo Chế độ quy định. Chi nhánh mở thêm các TK cấp 3, cấp 4, cấp 5 phù hợp với đặc điểm kinh doanh hàng hóa Viễn thông của Chi nhánh. Hơn nữa, do đặc điểm Chi nhánh hạch toán phụ thuộc Tổng công ty: doanh thu tập hợp rồi báo về Tổng công ty, chi phí do Tổng công ty phê duyệt. Do đó, doanh thu và chi phí của Chi nhánh đều được kết chuyển về các TK 136 và TK 336. Các TK 136, TK 336 được chi tiết thành các TK cấp 5 để phục vụ nhu cầu quản lý và hạch toán kế toán. Như: TK 136: Phải thu nội bộ, được chi tiết thành: TK 1362101: Phải thu về Doanh thu và thuế với Tổng công ty TK 1363101: Phải thu về tiền chi phí với Tổng công ty TK 1362105: Phải thu về Doanh thu và thuế với công ty thu cước và dịch vụ TK 1365101: Phải thu về hàng hóa với Tổng công ty. TK 336: Phải trả nội bộ, được chi tiết thành: Tk 3362101: Phải trả về Doanh thu và thuế với Tổng công ty TK 3363101: Phải trả về tiền chi phí với Tổng công ty TK 3362105: Phải trả về Doanh thu và thuế với công ty thu cước và dịch vụ TK 3365101: Phải trả về hàng hóa với Tổng công ty Mặt khác Chi nhánh còn không sử dụng một số TK theo Chế độ kế toán như: TK 121, 128, 151, 155, 154 , 411, 212, 213, 632, 642, 911, 421… Việc tập hơp chi phí và xác định kết quả kinh doanh sẽ do phòng tài chính Tổng công ty thực hiện. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Chi nhánh sử dụng hệ thống chứng từ bắt buộc theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp, như Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy công tác, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho... Ngoài ra, Chi nhánh còn sử dụng thêm các chứng từ khác theo quy định của ngành viễn thông và các chứng từ của Tổng Công ty, như: Hợp đồng thuê khoán thời vụ, Bảng tổng hợp thù lao cộng tác viên, Bảng tổng hợp hoa hồng thu cước do cộng tác viên gửi, Bảng thanh toán chi phí tại tỉnh, Bảng tổng hợp doanh thu tại tỉnh, Bảng tổng hợp quyết toán công nợ tiền hàng, Bảng tổng hợp quyết toán thu cước…Việc sử dụng thêm các chứng từ này là do yêu cầu đặc điểm kinh doanh và đặc điểm quản lý tại Chi nhánh. Chi nhánh sử dụng sổ sách đúng mẫu biểu của Chế độ kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, với hình thức CTGS nhưng Chi nhánh vẫn chưa sử dụng Sổ Đăng ký CTGS. Chi nhánh đã xây dựng được quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp. Cuối tháng các chứng từ được chuyển về phòng tài chính, và được kế toán chuyên quản, kế toán phần hành đó lưu trữ, bảo quản nghiêm túc và khoa học. Chi nhánh thuộc khối đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty. Do đó hàng tháng Chi nhánh sẽ gửi báo cáo tổng hợp doanh thu và quyết toán chi phí lên phòng tài chính Tổng công ty. Báo cáo tài chính sẽ do phòng tài chính Tổng công ty lập. 2.2.5 Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu 2.2.5.1 Hạch toán hàng hóa viễn thông tại chi nhánh kinh doanh * Đặc điểm hàng hóa viễn thông Chi nhánh nhận hàng hóa từ kho công ty viễn thông Viettel về. Khi bán hàng hóa thì sẽ quyết toán giá vốn và doanh thu với phòng tài chính Tổng công ty. Hàng hóa không bán sẽ xuất trả về kho công ty viễn thông Viettel. Các loại hàng hóa chủ yếu của Chi nhánh: - Sim trắng trả trước, trả sau, ANYPAY(KIT) - Kit Economy, Kit Daily, Kit Tomato, Kit Z60, Kit Bonus, Kit Flexy, Kit Basic - Thẻ cào MG 50, 100, 200, 300, 400, 500 - Điện thoại di động của công ty XNK Viettel - Điện thoại bàn - Điện thoại cố định không dây - Modem ADSL * Tài khoản sử dụng Trong phần hành kế toán hàng hóa của Chi nhánh kinh doanh Hà Nội, kế toán sử dụng những tài khoản sau: - TK 156: Hàng hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có của hàng hóa trong kho Chi nhánh. TK 156 được chi tiết thành 2 tài khoản sau: TK 1561: Hàng hóa tại Chi nhánh TK 1562: Hàng hóa tại cửa hàng - TK 136: Phải thu nội bộ: Tài khoản này dùng để theo dõi tình hình thanh toán với Tổng công ty. Tài khoản này được mở chi tiết: TK 1365101: Phải thu về hàng hóa với Tổng công ty - TK 336: Phải trả nội bộ: Tài khoản này được chi tiết TK 3365101: Phải trả về hàng hóa với Tổng công ty - TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 511 được chi tiết theo doanh thu từng sản phẩm, dịch vụ, từng cửa hàng - TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu ủa hàng hóa được tiêu dùng nội bộ giữa các đơn vị cùng thuộc Tổng công ty Viễn thông quân đội. - TK 632: Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi giá thành thực tế của hàng hóa mà Chi nhánh đang kinh doanh - TK 131: Phải thu khách hàng: Tk này được chi tiết thành hai TK cấp 2 sau: TK 1311: Phải thu khách hàng ngắn hạn ( dưới 1 năm) TK 1312: Phải thu khách hàng dài hạn ( trên 1 năm) - Ngoài ra Chi nhánh còn sử dụng một số tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ, như TK 111, 112… * Chứng từ sử dụng Trong phần hành này, kế toán sử dụng những chứng từ sau: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu bán hàng kiêm đề nghị xuất kho - Biên bản bàn giao hàng hóa và phiếu thu ( nếu khách hàng thanh toán bằng tiền măt) - Giấy báo Có của Ngân hàng ( nếu khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản) - Biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, công cụ, tài sản, hàng hóa - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, tài sản, hàng hóa - Hóa đơn GTGT bán ra - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Bảng tổng hợp quyết toán công nợ tiền hàng * Luân chuyển chứng từ Quy định về luân chuyển chứng từ xuất hàng hóa để tiêu thụ như sau: - Phiếu xuất kho theo Mẫu số 02- VT ban hành theo quyết định số 15/QĐ- BTC cuả Bộ tài chính: Xuất bán hàng hóa cho đại lý: Phiếu xuất kho này gồm 03 liên: Liên 01 ( Màu trắng); Liên 02 ( Màu hồng); Liên 03( Màu xanh). Căn cứ vào Phiếu bán hàng kiê đề nghị xuất kho đã được các bộ phận duyệt, căn cứ bộ phận kho xuất kho hàng hóa và dùng Phiếu xuất kho theo Mẫu số 02- VT làm chứng từ lưu hành hàng hóa trên thị trường: Liên 01: Bộ phận kho lưu giữ để theo dõi, đối chiếu Liên 02: Bộ phận kho kẹp cùng Biên bản bàn giao hàng hóa cho khách hàng và nộp Phòng tài chính 1 lần / tuần. Liên 03: Giao cho Đại lý, cửa hàng - Phiếu xuát kho hàng gửi đại lý theo Mẫu 04 HĐL- 4LL- 01 ban hành theo Quyết định 15/QĐ- BTC: Mẫu chứng từ này được sử dụng vào nghiệp vụ: Xuất hàng hóa gửi bán tại cửa hàng, đại lý Phiếu xuất kho này gồm 04 liên: Liên 01 ( Màu trắng); Liên 02 ( Màu hồng); Liên 03( Màu xanh); Liên 04 ( Màu vàng) Căn cứ vào đề nghị xuất kho, Chi nhánh xuất hàng hóa gửi bán tại các Cửa hàng, đại lý trực thuộc, được Giám đốc hoặc người được Giám đốc ủy quyền phê duyệt, bộ phận kho sẽ xuất hàng hóa và dùng Phiếu xuất kho hàng hóa gửi Đại lý theo Mẫu số 04 HĐL- 04LL- 01 làm chứng từ lưu hành hàng hóa trên thị trường, như sau: Liên 01: Bộ phận kho lưu giữ để theo dõi, đối chiếu Liên 02: Chuyển trả về đại lý, cửa hàng là căn cứ hạch toán Liên 03: Chuyển trả về Phòng tài chính hạch toán, 1 lần/ tuần. Liên 04: Dùng để đối chiếu số lượng thực giao cho bên vận chuyển và số lượng thực nhận tại đại lý, cửa hàng: đối chiếu số liệu giữa Phòng tài chính và Phòng kế hoạch. * Hạch toán tổng hợp Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ tổng hợp phần hành kế toán hàng hóa Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn bán hàng Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 156,157,632 Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết hàng hóa Sổ chi tiết TK 1362105, TK 3362105 Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp quyết toán công nợ tiền hàng Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn bán hàng, kế toán hàng hóa nhập vào phần mềm. Sau đó phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển sang Chứng từ ghi sổ và các sổ chi tiết hàng hóa, sổ chi tiết TK 1362105, TK 3362105, 156,157,632. Cuối tháng phần mềm tự động kết chuyển sang Bảng cân đối số phát sinh. Giá vốn hàng bán sẽ đc quyết toán tại Tổng công ty. 2.2.5.2 Hạch toán tiền lương và các khoản khấu trừ lương tại chi nhánh kinh doanh * Đặc thù: Đầu năm Tổng công ty cấp ứng tiền chi phí cho Chi nhánh theo quyết toán chi phí, bao gồm cả lương sản xuất kinh doanh. Cuối tháng, Chi nhánh trả tiền lương cho công nhân viên theo khoán và lương sản xuất kinh doanh Lương theo khoán = (Hệ số lương * 540,000) – ( BHYT+BHXH+ BH thất nghiệp + Thuế TNCN) Lương sản xuất kinh doanh = ( Hệ số lương + Hệ số chức vụ + Hệ số công việc) * 540,000 Đồng thời Chi nhánh tiến hành khấu trừ từ lương như sau: Khấu trừ từ lương tiền BHXH = 5% * Lương cơ bản Khấu trừ từ lương tiền BHYT của Sỹ quan, QNCN, CNVQP, LĐHĐ ( Lao động theo hợp đồng) = 1%* Lương cơ bản Khấu trừ từ lương tiền bảo hiểm thất nghiệp = 1%* Lương cơ bản Khấu trừ từ lương tiền thuế thu nhập cá nhân: Tùy thuộc vào mức lương khoán và lương sản xuất kinh doanh, mức giảm trừ gia cảnh. Phần thuế thu nhập cá nhân tính trên mức lương sản xuất kinh doanh sẽ được Tổng công ty cấp lại cho Chi nhánh. Sau đó phần mềm ở Chi nhánh sẽ tự động kết chuyển chờ Tổng công ty quyết toán tiền lương và nộp tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp về Tổng công ty. Chi nhánh mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên và tự nộp thuế thu nhập cá nhân vào cục thuế địa phương. Cuối cùng, Chi nhánh sẽ thanh quyết toán chi phí tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Viettel Hà Nôi 04.doc
Tài liệu liên quan