Báo cáo Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Matexim

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 2

CHƯƠNG I . 4

KHÁI QUÁT CHUNG VỀCÔNG TY MATEXIM . 4

I. Lịch sửhình thành và phát triển . 4

II. Chức năng và nhiệm vụ. 6

1. Chức năng . 6

2. Nhiệm vụ. 6

III. Cơcấu tổchức . 7

IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty . 10

1. Mặt hàng kinh doanh . 10

2. Địa bàn kinh doanh .11

3. Phương thức kinh doanh . 12

V. Tóm tắt quá trình thực tập tại Matexim . 13

CHƯƠNG II. 14

THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MATEXIM . 14

I. Quy trình nghiệp vụxuất nhập khẩu của công ty . 14

1. Quy trình nhập khẩu . 14

1.1. Bước 1: Nghiên cứu thịtrường . 15

1.2. Bước 2: Lên danh sách các nhà cung ứng . 16

1.3. Bước 3: Đàm phán và chuẩn bịkí kết hợp đồng . 17

1.4. Bước 4: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu . 17

2. Quy trình xuất khẩu . 18

1.1. Bước 1: Tạo nguồn hàng, thu gom hàng xuất khẩu . 18

1.2. Bước 2: Chào hàng . 19

1.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng . 19

1.4. Bước 4: Tổchức thực hiện hợp đồng xuất khẩu . 19

II. Kết quảhoạt động xuất nhập khẩu của công ty . 20

1. Hoạt động nhập khẩu . 20

1.1. Kim ngạch nhập khẩu . 20

1.2. Cơcấu mặt hàng nhập khẩu . 22

1.3. Các đối tác nhập khẩu chính . 24

1.4. Đánh giá hoạt động nhập khẩu . 26

2. Hoạt động xuất khẩu . 27

1.1. Kim ngạch xuất khẩu . 27

1.2. Cơcấu mặt hàng xuất khẩu . 29

1.3. Thịtrường xuất khẩu . 30

1.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu . 32

CHƯƠNG III . 35

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA . 35

CÔNG TY MATEXIM . 35

I. Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới . 35

II. Một sốgiải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu . 36

1. Giải pháp hoạt động nhập khẩu . 36

1.1. Hoàn thiện quy trình nhập khẩu . 37

1.2. Giải pháp vềnhân sự. 37

1.3. Giải pháp vềthịtrường . 38

1.4. Giải pháp vềsản phẩm . 38

2. Giải pháp hoạt động xuất khẩu. 39

1.1. Giải pháp vềquy trình xuất khẩu . 39

1.2. Giải pháp vềnhân sự. 40

1.3. Giải pháp vềthịtrường . 40

1.4. Giải pháp vềsản phẩm . 41

KẾT LUẬN . 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 44

pdf45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp và thiết bị sản xuất thép: Như các loại lò trung tần, lò tạo khí than, lò nhiệt luyện, lò tôi cao tần, lò thấm các bon, nitơ, lò nung điện trở...Máy đúc phôi liên tục... - Các loại ôtô du lịch, ôtô chuyên dùng cho công an, quân sự, xe cứu thương.và các loại xe máy . - Bán và bảo hành các sản phẩm của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp (VEAM) để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.. - Có hệ thống cửa hàng bán và bảo hành xe máy do Công ty Hoda uỷ nhiệm ( HEAD). THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN - Thu mua tất cả các loại thứ, phế liệu sắt, thép, kim loại màu, để tái sinh, tái chế phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn thực hiện các hoạt động sản xuất và dịch vụ như: - Tổ chức khoan thăm dò và đầu tư dây chuyền công nghệ để khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là quặng sắt ở Bản Cuôn - Chợ Đồn - Bắc Kạn để phục vụ cho sản xuất gang, thép và kinh doanh xuất nhập khẩu... - Sản xuất gang đúc, gang luyện thép,thép cán, các loại kim loại mầu như: Thiếc, đồng, chì nhôm kẽm... - Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ ... cho tiêu dùng và để xuất khẩu; Dây cáp điện, phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh điện, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, thi công lắp đặt các công trình điện từ 110KV trở xuống; - Matexim có đội xe vận tải chuyên nghiệp, đội ngũ lái xe lành nghề, với gần 100 đầu xe các loại, có tải trọng từ 5 tấn đến 12 tấn thùng kín , chuyên vận tải các loại xe ôtô Civic , xe máy Honda, cùng các loại vật tư, hàng hoá khác đi khắp 64 tỉnh , thành trong cả nước. - Cho thuê nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà văn phòng … Có thể nói, các mặt hàng kinh doanh của công ty vô cùng da dạng từ các sản phẩm có giá trị kinh tế thấp như phế liệu sắt thép cho đến các sản phẩm có giá trị như ô tô, lò trung tần, lò tạo khí than. 2. Địa bàn kinh doanh Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả trong và ngoài nước. Trong nước, Công ty có hàng chục chi nhánh tại các thành THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN phố lớn, các khu Công nghiệp. Đồng thời, Matexim còn có một hệ thống các bạn hàng lâu năm là các xí nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất… không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc không có đủ kinh nghiệm để xuất nhập khẩu trực tiếp hay không thể tìm kiếm thị trường. Với thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty có thể nhận làm trung gian, thực hiện các nghiệp vụ như xuất nhập khẩu ủy thác, gia công ủy thác… cho các đơn vị, công ty nói trên. Ở nước ngoài, ngoài các thị trường truyền thống như Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan… Công ty còn tìm kiếm được thêm nhiều thị trường mới giàu tiềm năng như Mỹ Latinh, Hàn Quốc, Bắc Âu… 3. Phương thức kinh doanh Từ khi mới thành lập, Matexim đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh trong ngoại thương: trao đổi hàng lấy hàng, xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác... Cho đến nay, các phương thức kinh doanh của công ty đã đa dạng và phong phú hơn như: bán buôn, bán lẻ, làm đại lý, cung cấp dịch vụ, sản xuất theo đơn đặt hàng, liên doanh, liên kết với các đối tác cả trong và ngoài nước... nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi gắt gao của nền kinh tế thị trường cũng như để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ảnh: Trụ sở chính của Matexim tại địa chỉ 36 Phạm Văn Đồng THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN V. Tóm tắt quá trình thực tập tại Matexim Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ Matexim, em đã được phân công về phòng kinh doanh thiết bị. Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Trưởng phòng và các anh chị trong phòng, em đã thực sự được hòa mình vào không khí làm việc sôi nổi của phòng. Phòng kinh doanh thiết bị chuyên làm nhiệm vụ xuất khẩu lương thực, quặng sắt và các mảng nhập khẩu thép và thiết bị ngành thép. Do vậy, các công việc như soạn thảo hợp đồng, gửi đơn chào hàng, thư hỏi hàng, tìm kiếm khách hàng... thường xuyên diễn ra. Cho nên, đòi hỏi phải nắm vững trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhân viên cũng như cán bộ trong phòng. Được tiếp xúc, làm việc với các anh chị trong phòng, em cảm thấy kiến thức về ngoại thương, về xuất nhập khẩu mà mình đã được đào tạo ở trường Đại học là thực sự bổ ích và cần thiết. Tuy nhiên, giữa lý THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN thuyết được học và thực tế công việc có một khoảng cách khá xa. Ví dụ như: một hợp đồng xuất nhập khẩu trong thực tế đơn giản hơn nhiều so với hợp đồng mẫu trong giáo trình, ít điều khoản hơn nhưng vẫn đầy đủ các vấn đề mà các bên quan tâm. Hay như trong một quy trình nhập khẩu, các bước thực hiện cũng không mấy phức tạp. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên vững mạnh, Phòng kinh doanh thiết bị luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua thực hiện kế hoạch của Công ty. Trong thời gian tới, Phòng sẽ cố gắng hơn nữa để tìm kiếm, mang về nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu, vừa nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên trong phòng, vừa góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Matexim. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MATEXIM I. Quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu của công ty 1. Quy trình nhập khẩu Nhập khẩu là việc giao dịch, mua hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống trong nước. Quy trình nhập khẩu được thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu; từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh, tiến hành giao dịch đàm phán ký kết các hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho tới khi hàng hoá tới cảng, nhận hàng, hoàn thành thủ tục hải quan và thủ tục thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu, thực hiện một cách đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau. Doanh nghiệp nhập khẩu phải tranh thủ nắm bắt lợi thế THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trên thực tế, quy trình nhập khẩu của Matexim bao gồm các bước sau: 1.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu là một loạt các thủ tục và kỹ thuật đưa ra để giúp các nhà nhập khẩu có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra các quyết định chính xác. Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường thuộc nhiệm vụ của phòng kinh doanh thiết bị của Công ty. Tiến hành nghiên cứu thị trường gồm có 4 nhân viên phòng kinh doanh thiết bị và xuất nhập khẩu, các nhân viên này vừa tiến hành kinh doanh vừa tiến hành các hoạt động tìm kiếm nhà cung ứng đầu vào, đối tác, vừa tìm kiếm nhu cầu thị trường, thị trường tiêu thụ. Đây coi như là hoạt động Marketing kiêm nhiệm, không đầy đủ của đội ngũ cán bộ phòng kinh doanh vì Công ty không có bộ phận nghiên cứu Marketing chuyên trách mang tính chuyên nghiệp và thống nhất theo quy trình. Các thông tin thu thập được, được tập hợp tại phòng kinh doanh thiết bị. Kết hợp với các thông tin về nhu cầu vật tư, thiết bị qua các đơn đặt hàng, các thông báo và yêu cầu đặt hàng, phòng kinh doanh thiết bị sẽ tiến hành nhập khẩu vật tư, thiết bị. Mặt khác, tuỳ thuộc vào phương thức kinh doanh nhập khẩu thiết bị mà việc nghiên cứu thị trường được tiến hành ở thị trường nước ngoài hoặc thị trường trong nước hoặc với cả hai thị trường. Với phương thức kinh doanh nhập khẩu uỷ thác, việc nghiên cứu thị trường chỉ tiến hành ở thị trường nước ngoài. Trong trường hợp khách hàng uỷ thác tự tìm được nhà cung cấp đầu vào, Công ty không cần phải nghiên cứu thị trường này, đây là trường hợp đơn giản nhất trong kinh doanh nhập khẩu đem lại lợi nhuận cao- Công ty không phải tìm cả hai thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên, Công ty cần phải thực hiện đúng những quy định trong hợp đồng, nếu có thay đổi phải báo với THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN đối tác kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa uy tín lâu dài của Công ty trong kinh doanh uỷ thác. 1.2. Bước 2: Lên danh sách các nhà cung ứng Sau khi nghiên cứu thị trường, các nhân viên trong phòng sẽ đưa ra danh sách một loạt nhà cung cấp, đặt ra các câu hỏi và các yêu cầu của Công ty xem các nhà cung cấp nào có khả năng đáp ứng tốt nhất. Căn cứ vào các thông tin có được từ công tác nghiên cứu thị trường, phòng kinh doanh sẽ tiến hành gửi yêu cầu báo giá cho một số nhà cung ứng. Sau khi tổng hợp các báo giá phù hợp, phòng kinh doanh sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng có khả năng nhất trên các tiêu chuẩn sau: - Khả năng đảm bảo về số lượng và chủng loại vật tư, thiết bị cho Công ty. Trung Quốc là thị trường thường có nhiều loại vật tư, thiết bị đủ cung cấp cho Công ty. - Khả năng cung cấp vật tư, thiết bị đúng tiêu chuẩn chất lượng. Do Công ty kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng, linh kiện cho việc lắp ráp và sản xuất sản phẩm với yêu cầu của khách hàng nên lựa chọn nhà cung cấp nào có khả năng về chất lượng cũng như các thông số kỹ thuật. - Các điều kiện về phương thức thanh toán, thời gian vận chuyển, cự li vận chuyển… Tuỳ vào từng mặt hàng vật tư, thiết bị mà thứ tự ưu tiên, xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể thích hợp đối với người sẽ cấp hàng cho Công ty. Chẳng hạn, đối với loại vật tư, thiết bị như: lò trung tần, máy công cụ, máy cắt, máy đúc nóng buồng, súng phun bi… đòi hỏi yêu cầu thông số kỹ thuật cao thì tiêu chuẩn thông số kỹ thuật được ưu tiên hàng đầu. Đối với các loại thiết bị toàn bộ: Xe máy Dylan 150, xe máy SH150, điều hoà không khí, xe cứu thương, xe trộn bê tông, xe sitec, xe cẩu… đòi hỏi về chất lượng nên tiêu chuẩn về chất lượng được ưu tiên. THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 1.3. Bước 3: Đàm phán và chuẩn bị kí kết hợp đồng Đàm phán thương mại là quá trình mặc cả và thuyết phục giữa bên mua và bên bán về một loạt các nội dung liên quan đến giao dịch mua bán. Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình nhập khẩu và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động nhập khẩu. Do vậy, đảm nhiệm công việc này phải là người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để có thể giành thế chủ động trong đàm phán. Phó phòng kinh doanh thường là người phụ trách bước này. Thông thường Công ty thường đàm phán với đối tác qua email và điện thoại. Các nội dung mà hai bên thường xuyên phải thương lượng với nhau là giá cả, chất lượng, giao hàng và thanh toán. Khi hai bên đã có một sự thống nhất với nhau thì Công ty sẽ yêu cầu người xuất khẩu soạn thảo hợp đồng, ký vào đó và gửi sang cho mình hoặc các nhân viên trong phòng sẽ soạn thảo hợp đồng và gửi sang cho họ. Sau khi xem xét hợp đồng, nếu đồng ý với nội dung của hợp đồng đó thì Giám đốc hoặc người có thẩm quyền sẽ ký vào hợp đồng và fax lại cho bên xuất khẩu và mỗi bên giữ một bản. Khi hợp đồng đã được kí kết, các bên không có quyền từ chối quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên kia. 1.4. Bước 4: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi Phó phòng đàm phán thành công và kí được hợp đồng, công việc thực hiện hợp đồng sẽ được giao lại cho các nhân viên trong phòng. Quy trình thực hiện hợp đồng gồm các bước sau: Sơ đồ: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 2. Quy trình xuất khẩu Cũng như nhập khẩu, quy trình xuất khẩu được thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu; từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, thu gom hàng xuất khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh, tiến hành giao dịch đàm phán ký kết các hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho tới khi hàng hoá tới cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người nhập khẩu, hoàn thành thủ tục hải quan và thủ tục thanh toán. Quy trình xuất khẩu của Matexim gồm 4 bước sau: 1.1. Bước 1: Tạo nguồn hàng, thu gom hàng xuất khẩu Để tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu, trong những năm gần đây Matexim thường áp dụng hai phương thức là: mua đứt bán đoạn và xuất khẩu ủy thác. Mua đứt bán đoạn là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, chiếm gần 85% giá trị hàng thu mua. Phương thức này thường được áp dụng đối với các mặt hàng là thực phẩm chế biến như: Mỳ ăn liền, mỳ trứng, đậu phộng, cháo gà... Công ty thường thu mua từ các nhà sản xuất trong các khu Công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như KCN Bình Thuận, KCN Tân Thuận...Sau khi Công ty và người bán đã đạt được những thỏa thuận về mặt số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã, phương Më L/c Xin giÊy phÐp NK Giôc NB giao hµng Thuª tµu KiÓm tra hµng NhËn hµng Lµm thñ tôc HQ Mua b¶o hiÓm Thanh to¸n KhiÕu n¹i nÕu cã THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN thức thanh toán... thì hai bên mới tiến hành kí kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng này là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phương thức xuất khẩu ủy thác là phương thức mà Matexim dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với đối tác nước ngoài nhằm thỏa thuận với họ về các điều khoản như: Số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán... và tổ chức bán hộ hàng cho người ủy thác. Người ủy thác thường là các đại lý, cửa hàng không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc không đủ kinh nghiệm xuất khẩu. 1.2. Bước 2: Chào hàng Khi gom được một lượng hàng hay chắc chắn sẽ thu mua được hàng, các nhân viên sẽ có trách nhiệm soạn thảo và gửi các đơn chào hàng tới các khách hàng nhằm giới thiệu, tiếp thị mặt hàng mình đang có. Phần lớn các đơn chào hàng được gửi tới các khách hàng có quan hệ làm ăn lâu năm ở các nước khu vực Đông Âu, do vậy Công ty thường sử dụng các đơn chào hàng cố định. Một đơn chào hàng có thể cho một mặt hàng hay nhiều mặt hàng. Để tránh sự hiểu lầm, đơn chào hàng thường được viết một cách ngắn gọn, rõ ràng, chỉ gồm các điều khoản chủ yếu của hợp đồng như điều khoản về đối tượng, phẩm chất, bao bì, giá cả, thời gian giao hàng ... 1.3. Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng Sau khi đơn chào hàng được gửi đi, Công ty sẽ nhận được phản hồi từ phía khách hàng. Thông thường, khách hàng không đồng ý ngay với các điều khoản mà ta đưa ra, khi đó chú Phó phòng sẽ đảm trách công việc đàm phán để đi tới kí kết hợp đồng xuất khẩu. 1.4. Bước 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi hợp đồng xuất khẩu được kí kết, nhân viên phòng kinh doanh thiết bị dựa vào đó mà thực hiện tùy theo quy mô của mỗi lần xuất khẩu để phân chia công THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN việc cụ thể. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Matexim được thực hiện theo các bước như sơ đồ dưới đây: Sơ đồ: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu II. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 1. Hoạt động nhập khẩu 1.1. Kim ngạch nhập khẩu Nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước phát triển, do vậy nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng hay nhập khẩu hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân ngày càng cao. Nhận thức được điều đó, Công ty Matexim đã đi đúng hướng trong việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa, vừa thu được lợi nhuận cho bản thân Công ty, vừa đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Giôc NM më L/C Xin giÊy phÐp XK ChuÈn bÞ hµng XK KiÓm tra hµng XK Giao hµng Lµm thñ tôc HQ Mua b¶o hiÓm Thuª tµu Thanh to¸n Gi¶i quyÕt KN THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2003- 2006 Đơn vị: 1000 USD Năm KN 2003 2004 2005 2006 %KH TH %KH TH %KH TH %KH TH 120 10.256 182 11.812 151 12.244 122 12.304 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của Matexim giai đoạn 2003-2006 9000 9500 10000 10500 11000 11500 12000 12500 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm TH Hiện nay, Công ty không những nhập khẩu cho riêng mình mà còn nhập khẩu ủy thác cho các công ty khác chưa có phòng xuất nhập khẩu, khối lượng hợp đồng mà các công ty trong nước đang nhờ Matexim nhập khẩu ủy thác là rất lớn. Từ những số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty thường xuyên năm sau cao hơn năm trước và luôn vượt kế hoạch được giao. Đặc biệt là năm 2004, kim ngạch nhập khẩu đạt 11.812.000 USD, đạt 182% kế hoạch THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN được giao. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong bốn năm từ năm 2003 đến 2006 là 46.416.000 USD. Có được sự tăng đều kim ngạch nhập khẩu này là do trong giai đoạn này Công ty liên tục trúng thầu cung cấp phần lớn các loại thiết bị Công nghiệp, các thiết bị vận chuyển nâng hạ cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sắt thép và nguyên vật liệu phục vụ xây dựng tăng cũng góp phần đáng kể trong việc tăng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Việc ngày càng tăng kim ngạch nhập khẩu không những giúp cho Công ty tăng thêm nguồn vốn mà còn tăng nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước, để từ đó Nhà nước có thể thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Có thể khẳng định rằng, với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu từng năm rất ổn định và có chiều hướng tăng dần cho thấy từ khâu quản lý đến khâu tiêu thụ sản phẩm có hệ thống đã giúp cho Matexim ngày càng không ngừng phát triển. 1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Matexim là kim kí, thiết bị vận chuyển, nâng hạ, máy công cụ, thiết bị cho ngành luyện kim từ nhiều năm qua đã tạo được vị thế ở thị trường nội địa. Trong những năm gần đây, mặc dù giá xăng dầu và kim loại trên thế giới liên tục biến động và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng kim khí và thiết bị công nghiệp của Công ty, kim ngạch nhập khẩu của Công ty vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2006 giá trị kim ngạch nhập khẩu thiết bị vận chuyển, nâng hạ đạt tới 3 triệu 300 nghìn USD, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Mặt hàng thiết bị công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó 2 nhóm hàng chính là máy công cụ và thiết bị cho ngành luyện kim. Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2003-2006 Đơn vị:1000 USD THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 Lò trung tần 2.020 2.758 1.100 2.560 Thép hợp kim 987 980 1.186 1.970 Thép lá cuộn 800 768 1.107 1.112 Máy công cụ 1.125 750 2.000 2.180 Thiết bị vận chuyển, nâng hạ 2.098 2.125 2.900 3.300 Thiết bị ngành luyện kim 748 670 750 940 Bột giấy 220 223 258 310 Gang đúc 190 237 135 250 Nhôm thỏi 118 215 323 218 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Sơ đồ kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 0500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm Lò trung tần Thép hợp kim Thép lá cuộn Máy công cụ TB VC NH TB luyện kim Bột giấy Gang đúc Nhôm thỏi 1.3. Các đối tác nhập khẩu chính Mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng nên thị trường nhập khẩu cũng rất nhiều, không tập trung vào một nhóm thị trường nào cụ thể. Qua bảng 3 ta có thể thấy, Trung Quốc là thị trường đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu với mặt hàng nhập khẩu chính là lò trung tần, thép lá cuộn, thép hợp kim. Năm 2006, giá trị kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt con số kỉ lục 6.100.000 USD do nhu cầu nhập khẩu thép chất lượng cao cho sản xuất trong nước tăng cao. Hoa Kỳ là nước đứng thứ hai với mặt hàng nhập khẩu chính là các thiết bị vận chuyển, nâng hạ ( bao gồm các loại xe vận tải, xe chở khách, xe cứu thương, xe cẩu và xe nâng tự hành). Tiếp theo đó là các thị trường Nhật Bản, Nam Phi, Italia, Đài Loan với các mặt hàng như bột giấy, nhôm thỏi, gang đúc... Bảng 3: Các đối tác nhập khẩu chính giai đoạn 2003-2006 Đơn vị: 1000USD THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Năm Thị trường 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 3.128 3.050 4.200 6.100 Hoa Kỳ 2.457 2.800 2.570 2.200 Nhật Bản 1.986 2.237 1.756 2.000 Đài Loan 834 546 890 950 Italia 768 879 1.400 300 Nam Phi 574 647 1.100 150 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm cuả Matexim) Biểu đồ các đối tác nhập khẩu chính của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 01000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm Trung Quốc Hoa Kỳ Nhật Bản Đài Loan Italia Nam Phi 1.4. Đánh giá hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu hàng hóa luôn gắn liền với việc bán hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước. Nhập khẩu tăng đồng nghĩa với việc thị trường cả trong nước và nước ngoài được mở rộng, vốn lưu động gia tăng, tiêu thụ sản phẩm tăng.Trong thời gian qua, mặc dù thị trường có những biến động lớn về giá cả nhưng với sự chỉ đạo và phối hợp đồng bộ, biết tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty vẫn tăng đều qua các năm. Do đặc thù kinh doanh của công ty, kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các mặt hàng khác, thường từ 80 đến 90% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ban lãnh đạo cùng cán bộ công ty đã góp công sức tính toán nhập khẩu ở mức hợp lý, dự báo tại thời điểm giá cả có thể biến động để quyết định tăng hoặc giảm khối lượng từng mặt hàng nhập khẩu. Có thể khẳng định rằng hoạt động nhập khẩu của công ty đã đưa thương hiệu Matexim trở thành một thương hiệu có uy tín hiện nay ở thị trường trong nước. Những sản phẩm mà công ty nhập khẩu về đã và đang có mặt ở khắp thị trường nội THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN địa. Điều này khẳng định vị trí mặt hàng nhập khẩu của công ty trên thị trường và được nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng tin tưởng. Tuy nhiên, dù Công ty đã cố gắng trong khâu tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường nhưng vẫn còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào các đối tác có quan hệ từ trước ở các thị trường chính như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Do vậy, Công ty không tránh khỏi bị động về mặt thời gian và giá cả khi tiến hành nhập khẩu. Bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa tận dụng tốt những điều kiện ưu đãi về thuế quan sau khi Việt Nam gia nhập AFTA, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Asean còn rất hạn chế. Một hạn chế nữa là đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kĩ thuật của Công ty còn thiếu, nhất là cán bộ có nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Do vậy trong giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng, khách hàng nước ngoài thường giành thế chủ động. 2. Hoạt động xuất khẩu 1.1. Kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Với một nền kinh tế đang phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn lạc hậu, không đồng bộ như nước ta hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài. Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên Matexim không thể không đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Nhờ phát huy lợi thế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới cho nên hoạt động xuất khẩu của công ty đã có hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm. Từ năm 2003 tới 2006, kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn vượt kế hoạch do cấp trên đề ra. Bảng 4 cho ta thấy năm 2006 là năm THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 130% so với kế hoạch và tăng 35% so với thực hiện năm 2005. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này đạt 16.200.000 USD. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2003- 2006 Đơn vị: 1000 USD Năm KN 2003 2004 2005 2006 %KH TH %KH TH %KH TH %KH TH 110 3.230 111 3.500 104 4.020 130 5.450 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Matexim THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN 01000 2000 3000 4000 5000 6000 1000$ 2003 2004 2005 2006 Năm TH 1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Matexim là gạo, thực phẩm chế biến, dầu thực vật trong đó thực phẩm chế biến chiếm ưu thế với kim ngạch luôn chiếm 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2006 mặt hàng thực phẩm chế biến đạt giá trị kim ngạch nhập khẩu là 2.898.000 USD. Các mặt hàng còn lại, giá trị kim ngạch xuất khẩu còn rất hạn chế, chưa năm nào đạt giá trị trên 500.000 USD. Năm 2005, Công ty đã bước đầu tìm hiểu và xuất khẩu mặt hàng thép lá mạ sang thị trường Asean. Tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa lớn và thị trường tiêu thụ chưa ổn định nhưng đây là một hướng kinh doanh mới cần duy trì và phát triển. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2003-2006 Đơn vị:1000 USD Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN Gạo 303 275 319 462 Mì ăn liền 230 220 298 300 Dầu thực vật 205 200 156 193 Thực phẩm chế biến 1.345 1.520 2.459 2.898 Thủ công mỹ nghệ 173 200 354 460 Đồ gỗ dân dụng 90 101 209 300 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Matexim) Biểu đồ k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThuctrangvagiaiphapdayma.pdf
Tài liệu liên quan