Báo cáo Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 2

I, Quá trình hình thành và phát triển: 2

II, Mô hình tổ chức: 4

1, Cơ cấu tổ chức và nhân sự: 4

2, Thông tin cổ đông của PVFC: 6

III, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ( PVFC ) 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI PVFC 9

I, Giới thiệu về dịch vụ thu xếp vốn tại PVFC 9

1, Đặc điểm khái quát: 9

2, Các hình thức thu xếp vốn: 10

2.1, Đồng tài trợ: 10

2.2, Nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án: 10

2.3, Cung cấp tín dụng trực tiếp: 11

2.4, Dàn xếp thuê mua tài chính: 12

3, Quy trình thực hiện hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: 12

4, Những ưu thế và lợi ích khi sử dụng dịch vụ thu xếp vốn của PVFC: 14

II, Thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: 15

1, Về nguồn vốn sử dụng cho hoạt động thu xếp vốn: 15

2. Quy mô hoạt động thu xếp vốn: 17

III, Đánh giá về hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: 20

1, Khái quát thành tựu đạt được trong hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: 20

2, Hạn chế và nguyên nhân 23

2.1, Hạn chế 23

2.2, Nguyên nhân 24

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI PVFC 27

I, Định hướng phát triển hoạt động thu xếp vốn của PVFC: 27

II Các giải pháp tăng cường hoạt động thu xếp vốn tại PVFC 29

1, Nâng cao chất lượng cán bộ thu xếp vốn 29

2, Tăng cường phối hợp giữa phòng thu xếp vốn với các phòng ban khác trong PVFC 29

3, Phát triển văn hoá PVFC 30

4, Đẩy mạnh hoạt động Marketing 31

5, Đa dạng hoá các nguồn huy động vốn cho hoạt động thu xếp vốn của PVFC 32

6, Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động thu xếp vốn của PVFC 33

III, Kiến nghị 34

1, Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 34

2, Kiến nghị với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 35

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương án thu xếp vốn của PVFC. + Sau khi có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo PVFC, cán bộ thu xếp vốn đàm phán chính thức với khách hàng về phương án chào thu xếp vốn ở trên và thống nhất chọn bản chào của Tổ chức tín dụng. - Ký kết hợp đồng thu xếp vốn: Căn cứ vào các điều kiện đã được thống nhất với khách hàng thông qua các bản cháo của các Tổ chức tín dụng được PVFC mời tài trợ, cán bộ thu xếp vốn lập Hợp đồng thu xếp vốn dự án chính thức. Sau khi PVFC và khách hàng thống nhất nội dung hợp đồng thu xếp vốn, cán bộ thu xếp vốn triển khai các thủ tục để ký, tuỳ theo điều kiện cụ thể từng dự án mà có thể ký đơn phương, hoặc song phương cùng ký kết. - Theo dõi, thu phí thu xếp vốn và báo cáo: Cán bộ thu xếp vốn có trách nhiệm theo dõi và thu phí thu xếp vốn cho các dự án đã thu xếp vốn thành công thuộc phần quản lý của mình. + Sau khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng thu xếp vốn, cán bộ thu xếp vốn lập các thông báo cho khách hàng nêu rõ các thể thức thu phí bao gồm: Cách tính phí, thời hạn thu, số tài khoản chỉ định chuyển tiền, số tiền thu, mục đích thu và các điều kiện cần thiết. + Cách tính phí thu xếp vốn: Phí được PVFC thoả thuận cụ thể với khách hàng về mức phí, thời gian thu và cách tính. Mức thu căn cứ theo quy định hiện hành của PVFC về lãi suất, phí dịch vụ; phí thu xếp vốn bằng mức % theo quy định / tổng giá trị thu xếp vốn/ năm. Phí tối thiểu bằng 0.05% / tổng giá trị thu xếp vốn. Có thể được tính theo một trong hai cách sau: Cách 1: Phí được tính là một theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị thu xếp vốn và thu một lần duy nhất ngay sau khi khách hàng tiến hành giải ngân lần đầu. Cách 2: Phí được tính là một tỷ lệ phần trăm trên dư nợ thực tế và thu theo kỳ thu lãi khoản vay của khách hàng. Cán bộ thu xếp vốn có trách nhiệm lập báo cáo theo dõi thu phí trong Hồ sơ thu xếp vốn cho từng dự án mỗi lần thu phí theo định kỳ và lập Bảng kê theo dõi hồ sơ thu xếp vốn. - Lưu hồ sơ: Việc lưu hồ sơ được thực hiện theo quy định hiện hành của PVFC về lưu hồ sơ và tiêu huỷ tài liệu. 4, Những ưu thế và lợi ích khi sử dụng dịch vụ thu xếp vốn của PVFC: - Đối với khách hàng: + Được đảm bảo thu xếp nguồn vốn đầy đủ và kịp thời, cấu trúc vốn, hình thức vay linh hoạt với chi phí hợp lý. + Giảm thiểu các rủi ro trong đàm phán các điều kiện vay vốn. + Giảm thiểu thời gian và chi phí tiếp cận nguồn vốn. + Có thời gian tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. + Không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. + Được PVFC chịu trách nhiệm đến cùng với độ ổn định của phương án thu xếp. + Được PVFC hỗ trợ giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. - Đối với nhà tài trợ: + Nâng cao triển vọng tiếp cận với các dự án hiệu quả trong lĩnh vưc Dầu khí và Năng lượng tại Việt Nam . + Giảm thiểu thời gian và chi phí tiếp cận dự án. +Được cung cấp thông tin tài trợ nhanh chóng, đầy đủ và chính xác về khách hàng và dự án. II, Thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: 1, Về nguồn vốn sử dụng cho hoạt động thu xếp vốn: Từ khi hoạt động theo mô hình mới với vốn điều lệ được tăng lên tới 5000 tỷ đồng, PVFC đã trở thành một tổ chức tín dụng phi ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Có thể nói, uy tín của PVFC trên thị trường tài chính ngày càng được khẳng định rõ rệt, ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm và tin tưởng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của PVFC, đồng thời xây dựng được các mối quan hệ bền chặt, làm ăn lâu dài với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, điển hình như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng An Bình (ABB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng thương mại Cổ phần Habubank (HBB) và một số ngân hàng nước ngoài như Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Indovina, Ngân hàng Bangkok Bank. Ngoài ra, năm 2007 PVFC đã chính thức ký hợp đồng mua bán cổ phần chiến lược với MSIHI - Công ty 100% trực thuộc Tập đoàn Tài chính Morgan Stanley, theo đó MSIHI chính thức trở thành cổ đông chiến lược của PVFC với việc nắm giữ 10% vốn điều lệ của PVFC. Bảng 3: Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn Đơn vị: triệu đồng STT Nguồn vốn tự có Vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức ( không bao gồm các tổ chức tín dụng) Nguồn vốn từ các tổ chức tìn dụng trong và ngoài nước Tổng vốn thu xếp 2006 30.100 123.400 165.500 319.000 2007 334.700 1.279.000 1.835.400 3.449.100 2008 610.000 2.342.400 3.147.600 6.100.000 2009 1.869.000 6.054.000 15.772.000 23.695.000 2010 3.022.400 6.930.400 17.300.200 27.253.000 Bảng 4: Tỷ trọng các nguồn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn STT Nguồn vốn tự có Vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức ( không bao gồm các tổ chức tín dụng) Nguồn vốn từ các tổ chức tìn dụng trong và ngoài nước 2006 9.44 % 38.68 % 51.88 % 2007 9.70 % 37.08 % 53.21 % 2008 10.00 % 38.40 % 51.60 % 2009 8% 25.55 % 66.45 % 2010 11.09 % 25.43 % 63.49 % Những số liệu trên đây chỉ mang tính chính xác tương đối bởi bản thân PVFC cũng không tách bạch từng loại nguồn vốn, về cơ bản, xu hướng quy mô và tỷ trọng của từng loại nguồn vốn tài trợ cho hoạt động thu xếp vốn là đúng. Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động thu xếp vốn tại PVFC là vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức ( không bao gồm các tổ chức tín dụng )- chiếm trung bình khoảng 30%, và nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước - chiếm phần lớn khoảng từ 50%- 65% qua các năm. PVFC chỉ sử dụng một phần nhỏ, khoảng 10% vốn tự có để tài trợ thu xếp vốn, sở dĩ như vậy vì cũng giống như các tổ chức tín dụng khác, PVFC bị giới hạn tín dụng với khách hàng, theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có nêu rõ: hạn mức tín dụng đối với một khách hàng là 15% và với một nhóm khách hàng là 50% vốn tự có của mình, mặt khác hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mũi nhọn của PVFC nhưng ngoài ra, PVFC còn rất chú trọng phát triển các hoạt động khác như hoạt động đầu tư, hoạt động bao thanh toán... vì thế vốn tự có tài trợ cho thu xếp vốn còn khiêm tốn. Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy năm 2009 và 2010, tổng vốn thu xếp được của PVFC tăng vọt so với các năm trước, năm 2008, PVFC chỉ thực hiện thu xếp vốn được 6100 tỷ thì đến năm 2009, con số này là 23.656 tỷ và 27.253 tỷ vào năm 2010. Thông qua số liệu, nhận thấy vốn chủ yếu tài trợ cho thu xếp vốn trong 2 năm cuối là vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. 2. Quy mô hoạt động thu xếp vốn: Biểu đồ 2: Tổng số dự án được thu xếp vốn thành công Nguồn: Tổng kết hoạt động của PVFC Biếu đồ 3: Tổng giá trị thu xếp vốn Nguồn: Tổng kết hoạt động của PVFC Như đã phân tích, để đánh giá chính xác quy mô hoạt động thu xếp vốn của công ty tài chính, cần phân tích kết hợp cả hai chỉ tiêu là số lượng các dự án được thu xếp vốn mỗi năm và tổng giá trị vốn được thu xếp mỗi năm. Theo biểu đồ 2 , có thể thấy số dự án được PVFC thu xếp thành công hầu như là tăng qua các năm. Năm 2006 có 8 dự án, năm 2007 tăng lên là 10 dự án được thu xếp vốn, nhưng sang năm 2008 thì con số này chỉ là 8 dự án. Tuy nhiên chưa thể khẳng định là quy mô hoạt động thu xếp vốn tại PVFC năm 2007 là tăng so với năm 2006 và của năm 2008 là giảm so với năm 2007, bởi chưa xét đến chỉ tiêu tổng vốn thu xếp. Dựa vào biểu đồ 3, tổng vốn thu xếp của năm 2007 cao hơn so với năm 2006 nhưng thấp hơn so với năm 2008. Năm 2006 PVFC chỉ thu xếp vốn được 319 tỷ, đây là một con số khá khiêm tốn bởi vào thời điểm này thì hoạt động thu xếp vốn còn khá mới mẻ đối với thị trường tài chính Việt Nam khiến cho các nhà đầu tư còn dè dặt trong việc lựa chọn sử dụng hình thức này, mặt khác bản thân PVFC vẫn còn non trẻ, tiềm lực tài chính chưa mạnh ( vồn điều lệ 300 tỷ đồng) và đặc biệt là thiếu nhân lực giàu kinh nghiệm trong hoạt động này vì thế chưa phát triển được mạnh mẽ hoạt động này ra thị trường. Sang năm 2007 thì con số này là 3450 tỷ đồng và năm 2008 là 6100 tỷ đồng, gấp gần 20 lần so với năm 2006. Lý do vì sang năm 2007, PVFC đã tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng cộng thêm 690 tỷ đồng phát hành trái phiếu Tài chính Dầu khí thành công, đến năm 2007 thì PVFC tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, một con số vượt trội hơn rất nhiều so với các Công ty tài chính trực thuộc Tổng công ty / Tập đoàn kinh tế khác tại Việt Nam thời điểm đó, chính vì lợi thế sự tăng lên nhanh chóng về vốn điều lệ này là ưu thế của PVFC, giúp cho hoạt động thu xếp vốn tăng lên về quy mô . 2 năm 2009 và 2010, tổng vốn thu xếp của PVFC tiếp tục tăng, năm 2008 là 23.696 tỷ đồng và năm 2009 là 27.253 tỷ đồng, sở dĩ như vậy vì trong 2 năm này, PVFC thực hiện thu xếp vốn cho nhiều dự án lớn trong và ngoài ngành, ví dụ như năm 2010 có các dự án; Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio - Ethanol Dung Quất (với 940 tỷ VNĐ vốn đầu tư), Thủy điện Đak Đrink (2500 tỷ), Dự án Đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn (560tr USD)… điều này có thể khẳng định sự cố gắng không ngừng của PVFC trong việc tìm kiếm vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên, đưa sản phẩm thu xếp vốn ra thị trường, ngày càng tạo dựng vị thế lớn mạnh hơn trên thị trường tài chính Việt Nam. Bảng 5: Giá trị thu xếp vốn cho các dự án trong và ngoài ngành dầu khí Năm Dự án trong ngành Dự án ngoài ngành Số DA Giá trị TXV (tỷ đồng) Số DA Giá trị TXV( tỷ đồng) 2006 5 80 3 239 2007 6 1885 4 1595 2008 3 2970 5 3130 2009 7 18330 4 5365 2010 7 19003 8 8250 Nguồn: Phân tích từ tổng kết hoạt động của PVFC Qua Bảng 5, năm 2008 so với năm 2007, tuy số dự án trong ngành được thu xếp vốn là giảm tuy nhiên giá trị thu xếp vốn lại tăng, hai năm 2009 và 2010 có số dự án và tổng giá trị vốn thu xếp đều tăng so với năm 2008, cho nên có thể kết luận quy mô hoạt động thu xếp vốn trong ngành là tăng. Tương tự như vây, đánh giá về các dự án ngoài ngành thì quy mô của hoạt động thu xếp vốn cho các dự án ngoài ngành cũng tăng do tăng cả về số lượng và giá trị thu xếp vốn. Từ đó có thể thấy uy tín của PVFC về dịch vụ thu xếp vốn ko chỉ trong ngành mà còn ngoài ngành. Biểu đồ 4: Phí thu xếp vốn Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Cơ sở dữ liệu PVFC Theo biểu đồ trên thì phí thu xếp vốn đều tăng qua các năm, năm 2005 chỉ thu được 1,235 tỷ thì năm 2008 là 28,31 tỷ và đến năm 2010 là 50,752 tỷ; sự gia tăng này khi đánh giá kết hợp với các chỉ tiêu số lượng dự án thu xếp vốn và giá trị thu xếp vốn có thể khẳng định rõ ràng hơn sự tăng thêm về mặt quy mô của hoạt động thu xếp vốn tại PVFC. III, Đánh giá về hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: 1, Khái quát thành tựu đạt được trong hoạt động thu xếp vốn tại PVFC: Bảng 6: Một số dự án lớn mà PVFC đã thu xếp vốn STT Tên dự án Vốn được PVFC thu xếp 1 Dự án đường ống dẫn khi Phú Mỹ 39 triệu USD 2 Dự án đường ống dẫn khí Sư Tử đen/Sư Tử vàng 29 triệu USD 3 Dự án điện Nhơn Trạch I 10 triệu USD 4 Phát triển và khai thác mỏ Sông Đốc 70 triệu USD 5 Dự án Toà nhà Dầu khí Nghệ An 300 tỷ VNĐ 6 Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 1800 tỷ VNĐ 7 Dự án nhiên liệu sinh học của PVB 1322,6 tỷ VNĐ 8 Dự án Tàu chở dầu PVTrans 150 Triệu USD Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của PVFC Qua bảng thống kê ở trên có thể thấy khả năng thu xếp vốn rất lớn của PVFC cho các dự án mũi nhọn của Việt Nam. Những thành tự đạt được là do: - Ban lãnh đạo PVFC cũng như ban lãnh đạo Tập đoàn luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho PVFC cũng như các cán bộ phòng thu xếp vốn thực hiện thành công hoạt động thu xếp vốn như kế hoạch đã đặt ra. Xác định rằng hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - Định chế kinh tế hàng đầu của đất nước, vì thế hoạt động thu xếp vốn đóng góp rất lớn vào việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án trong ngành để giúp ngành Dầu khí phát triển ngày càng mạnh, xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. - Các cán bộ phòng thu xếp vốn của PVFC với trình độ chuyên môn của mình đã rất chủ động và sáng tạo trong việc triển khai một hoạt động đầy mới mẻ so với các tổ chức tín dụng, nhanh chóng nhận biết và nắm bắt cơ hội ngay khi trên thị trường xuất hiện nhu cầu thu xếp vốn cho các dự án trong khi các đối thủ cạnh tranh là các công ty tài chính khác chưa kịp phát triển dịch vụ thu xếp vốn. Chính vì vậy, mặc dù ban đầu mục tiêu phấn đấu của PVFC chỉ là bám sát thu xếp vốn thành công cho các dự án cho ngành Dầu khí, nhưng đến nay, PVFC đã mở rộng hoạt động thu xếp vốn sang các ngành khác nhu ngành điện ( thu xếp vốn cho dự án đường dây 220V Tuyên Quang - Thái Nguyên, dự án nhà máy điện Cà Mau, dự án thuỷ điện Nậm Chiến, dự án điện Nhơn Trạch I và II... cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam ), ngành than, ngành du lịch cao cấp.... Hiện nay, tất cả các cán bộ của Ban thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp có trình độ từ Đại học trở lên, chất lượng nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên thế mạnh trong hoạt động thu xếp vốn của PVFC. - Lợi thế về sự gia tăng vốn điều lệ nhanh chóng đã góp phần tạo nên thành công trong hoạt động thu xếp vốn tại PVFC. Trong suốt chặng đường 10 năm phát triển, luôn có sự tăng lên về quy mô thu xếp vốn cho các dự án bởi hạn mức tín dụng của PVFC đối với các khách hàng cá nhân và tổ chức tăng lên, đồng thời hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với PVFC cũng tăng, góp phần làm dồi dào thêm nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động tín dụng tại PVFC. Với quy mô vốn điều lệ là 5000 tỷ như hiện nay là lớn đối với một công ty tài chính và một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, PVFC dễ dàng hơn trong việc thu hút các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ tham gia uỷ thác cho vay vốn để PVFC thực hiện các hoạt động tín dụng và đầu tư, trong đó có hoạt động thu xếp vốn. Lý do là vì khi ngân hàng tham gia hoạt động thu xếp vốn dưới hình thức đồng tài trợ thì ngân hàng phải thực hiện vai trò đầu mối đồng tài trợ ( theo quy định hiện hành thì công ty tài chính không được đứng ra làm đầu mối đồng tài trợ), chịu trách nhiệm về tài khoản thanh toán trong việc giải ngân, thu nợ, lãi ( do công ty tài chính cũng không được phép thực hiện ngiệp vụ thanh toán), vì vậy chỉ những ngân hàng lớn và nhiều kinh nghiệm mới có thể đảm đương vai trò đầu mối tài trợ. Cho nên các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ thường lựa chọn nghiệp vụ uỷ thác cho vay để tham gia vào hoạt động thu xếp vốn của PVFC vì có thể vừa mở rộng hoạt động tín dụng của mình lại vừa tránh được rủi ro khi tự tay mình tài trợ cho một dự án lớn. Bảng 7: Vốn điều lệ của 10 công ty tài chính lớn nhất tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2010 STT Tên Công ty Số và ngày cấp Giấy phép Vốn điều lệ 1 Tổng Cty tài chính cổ phần Dầu khí (Petro Vietnam Finance Joint Stock Corporation) 72/GP-NHNN ngày 17/3/2008 5.000 tỷ đồng 2 Công ty tài chính cổ phần Điện lực 187/GP-NHNN ngày 07/7/2008 2500 tỷ đồng 3 CTTC Tàu thủy (Vietnam Shipbuilding Finance Company) 04/GP-NHNN ngày 16/03/2000 1323 tỷ đồng 4 CTTC Than-Khoáng sản (Mineral and Coal Finance Company) 02/GP-NHNN ngày 30/01/2007 1000 tỷ đồng 5 Cty tài chính Cao su (Rubber Finance Company) 02/1998/GP-NHNN ngày 06/10/1998 1000 tỷ đồng 6 CTTC cổ phần Vinaconex Viettel 304/GP-NHNN ngày 14/11/2008 1.000 tỷ đồng 7 Cty TNHH một thành viên tài chính Việt-Societe Generale (Socié General Viet Finance Company) 05/GP-NHNN ngày 08/05/2007 520 tỷ đồng 8 Cty tài chính Bưu điện (Post and Telecommunication Finance Company) 03/1998/GP-NHNN ngày 10/10/1998 500 tỷ đồng 9 CTTC cổ phần Sông Đà (SongDa Finance Joint Stock Company) 137/GP-NHNN 500 tỷ đồng 10 Cty TNHH một thành viên tài chính PPF Việt Nam (100% vốn nước ngoài) 112/GP-NHNN ngày 18/04/2008 500 tỷ đồng Nguồn:www.sbv.gov.vn : Website chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2011 Nhìn vào bảng trên, có thể khẳng định PVFC là tổ chức tài chính phi ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam với vốn điều lệ cao và hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp. - Trong suốt thời gian hoạt động của mình, PVFC không ngừng xây dựng và tăng cường mối quan hệ của mình với các tổ chức tín dụng, từ 10 ngân hàng thương mại lên tới hơn 30 ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ( ABB, MB, BIDV, ANZ, Morgan Stanley...). Với mối quan hệ rộng rãi như vậy, PVFC dễ dàng mời chào các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thu xếp vốn dưới hình thức đồng tài trợ. - Hoạt động thu xếp vốn là hoạt động còn khá mới mẻ so với các tổ chức tín dụng. Do vậy, PVFC chưa có đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường tài chính. Hơn nữa, trong suốt 10 năm hoạt động, PVFC đã xây dựng hoạt động thu xếp vốn trở thành sản phẩm riêng biệt với việc cam kết chịu trách nhiệm đến cùng với độ ổn định các phương án thu xếp, được PVFC hỗ trợ giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện dự án của khách hàng. Như vậy, PVFC đã làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm của mình, xứng đáng được khách hàng tin cậy lựa chọn để tổ chức thực hiện thu xếp vốn cho các dự án của mình. 2, Hạn chế và nguyên nhân 2.1, Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được như đã đề cập ở trên, hoạt động thu xếp vốn của PVFC còn bị hạn chế ở những điểm sau: - Số lượng dự án và tổng giá trị thực hiện thu xếp vốn chưa tương xứng với quy mô hoạt động của PVFC: Với mục tiêu “ bám sát và không bỏ sót bất kỳ dự án nào của ngành Dầu khí” vẫn chưa được PVFC thực hiện triệt để, bởi PVFC chưa tiếp cận hết các dự án của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các công ty thành viên khiến một số đơn vị trong ngành phải tìm tới các đối tác là các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tài trợ cho các dự án của mình ( VD như các dự án thăm dò khai thác dầu khí của PVEP do MB- Ngân hàng cổ phần Quân Đội tài trợ và thu xếp vốn ..). Bên cạnh đó, số dự án ngoài ngành mà PVFC thực hiện thu xếp vốn còn ít, tổng vốn thu xếp cho các dự này còn rất nhỏ so với nhu cầu phát triển đang theo đà tăng trưởng của đất nước. - Quyền lợi của khách hàng chưa được đảm bảo đầy đủ: Có thể lấy ví dụ là việc triển khai hoạt động thu xếp vốn cho dự án Thuỷ điện Nậm Chiến. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thuỷ điện Nậm Chiến đã có công văn đề nghị thu xếp vốn vào ngày 22/02/2006 nhưng phải đến ngày 10/05/06 mới có hợp đồng thu xếp vốn được ký kết giữa chủ đầu tư và PVFC với tổng giá trị thu xếp vốn là 400 tỷ đồng. Sau đó, khi PVFC mời chào các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ, là các ngân hàng thương mại Habubank, Techcombank, Eximbank, và MBank nhưng các ngân hàng này đã từ chối tham gia tài trợ cho dự án. Phải đến tháng 2/2007 thì PVFC mới có thể thực hiện thu xếp vốn cho dự án thủy điện Nậm Chiến bằng nguồn vốn tự có và nguồn uỷ thác cho vay của Ngân hàng An Bình. Như vậy là phải mất khá nhiều thời gian thì PVFC mới thực hiện thu xếp vốn được cho dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Một ví dụ khác là dự án Cảng Đạm Phú Mỹ, ở giai đoạn mời chào các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ trong quá trình triển khai nghiệp vụ thu xếp vốn, mặc dù đã có văn bản cam kết giữa 4 ngân hàng là BIDV, ICB, VCB và Agribank với PVFC về việc đồng ý tài trợ cho dự án, tuy nhiên sau đó do không thống nhất được các điều khoản trong hợp đồng tài trợ nên ICB và VCB đã rút lui không tham gia. Việc rút lui này khiến cho PVFC buộc sử dụng vốn tự có của mình để đồng tài trợ cho dự án, nâng mức vốn PVFC bỏ ra từ 45 tỷ lên 74,2 tỷ đồng. Mặc dù vậy, PVFC chỉ thu xếp được cho chủ đầu tư dự án là 150,7 tỷ đồng, không đáp ứng đủ số vốn đề nghị thu xếp là 200 tỷ đồng. - Từ những thiếu xót trong dự án Thuỷ điện Nậm Chiến, có thể thấy các quy trình thu xếp vốn tại PVFC còn chưa hợp lý, công tác thẩm định dự án cũng chưa thật sự tốt làm, dịch vụ tư vẫn thu xếp vốn còn kém hiệu quả, làm giảm quyền lợi của khách hàng, gây mất uy tín cho PVFC. 2.2, Nguyên nhân a, Nguyên nhân chủ quan: Mặc dù cán bộ thu xếp vốn tại PVFC đều có trình độ đại học trở lên, nhưng do hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động còn khá mới mẻ và nhiều thử thách, và các cán bộ thu xếp vốn còn khá trẻ( trung bình tuổi của cán bộ công nhân viên PVFC tại năm 2010 là 29 tuổi ) nên cán bộ thu xếp vốn còn thiếu nhiều kinh nghiệm đặc biệt là kinh nghiệm giải quyết các vấn đề bất ngờ nảy sinh trong quá trình thu xếp vốn, VD như tình huống từ chối không tham gia đồng tài trợ cho dự án của các tổ chức tín dụng. Thêm nữa là tính chuyên nghiệp của các cán bộ chưa cao. Điều này làm cho việc xây dựng quy trình thu xếp vốn và sự phối hợp nghiệp vụ giữa các cán bộ nghiệp vụ, giữa các phòng ban chưa cao, chính vì thế mà quy trình thu xếp vốn cho các dự án của PVFC còn thiếu tính chặt chẽ và chứa đựng khá nhiều rủi ro. + Sự phối hợp giữa phòng thu xếp vốn với các phòng ban khác của PVFC như: Ban đầu tư, Phòng thẩm định dự án, Ban tín dụng... còn thiếu sự hài hoà, ăn khớp khiến cho việc triển khai một hoạt động thu xếp vốn còn mất nhiều thời gian. + Dù PVFC đã xây dựng mối quan hệ với hơn 30 tổ chức tài chính trong và ngoài nước nhưng có những mối quan hệ còn chưa chặt chẽ và lâu dài, làm cho một số dự án trong quá trình triển khai nghiệp vụ thu xếp vốn đã vấp phải một số vấn đề phát sinh khi các tổ chức tín dụng xin rút không tài trợ cho dự án do không thống nhất được các điều khoản trong hợp đồng tài trợ. + Thu xếp vốn là một hoạt động mũi nhọn của PVFC nhưng chưa được chú trọng nhiều trong việc Marketing quảng bá sản phẩm. Hình thức Marketing cho hoạt động thu xếp vốn của PVFC mới chỉ dừng lại ở mức đơn giản, kém hiệu quả và thiếu tính phong phú như gửi bản chào tới các tổ chức tín dụng, tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm, nên chưa mang hiệu quả rộng khắp, chưa thu hút được nhiều dự án ngoài ngành. + Việc tính phí thu xếp vốn còn chưa thống nhất: do có nhiều hình thức thu xếp vốn, có 2 cách tính và thu phí thu xếp vốn đã gây khó khăn cho việc tổng hợp, xác định phí thu xếp vốn, tiếp tục gây khó khăn cho việc tổng hợp kết quả kinh doanh của phòng thu xếp vốn nói riêng và PVFC nói chung. Như vậy không thể nhận định chính xác hiệu quả thu xếp vốn, khó khăn cho việc đánh giá tình hình hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra. b, Nguyên nhân khách quan + Vì là một đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nên hoạt động của PVFC chịu sự quản lý, chi phối của Tập đoàn và phải phục vụ trước tiên cho lợi ích của Tập đoàn và các đơn vị thành viên khác, chính vì vậy mà PVFC phải ưu tiên thực hiện thu xếp vốn cho các dự án trong ngành, điều này nhiều khi khiến PVFC bỏ qua những dự án ngoài ngành hấp dẫn và có hiệu quả kinh tế cao hơn, nhất là trong thời kỳ Việt Nam đang trên đà phát triển và nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn bao giờ hết. + Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty tài chính còn rườm rà, nhiều mâu thuẫn gây khó khăn và trở ngại cho PVFC trong việc phát triển hoạt động thu xếp vốn. Theo như Luật các tổ chức tín dụng thì công ty tài chính không được thực hiện chức năng thanh toán, trong khi đó với vai trò là người thu xếp vốn cho dự án thì PVFC phải chịu trách nhiệm việc quản lý các khoản vay, các giao dịch liên quan tới quản lý nguồn thu từ dự án, PVFC không thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ này mà phải thông qua tài khoản thanh toán từ các ngân hàng, gây cản trở cho hoạt động thu xếp vốn đồng thời làm PVFC mất một khoản phí cho các ngân hàng. Ngoài ra, với hình thức đồng tài trợ cho dự án, Ngân hàng Nhà nước mới đưa ra những hướng dẫn chung về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia đồng tài trợ mà chưa đưa ra những quy định cụ thể về việc xác định phí, lãi suất cũng như vai trò của các bên tham gia đồng tài trợ. Vì thế, các tổ chức tín dụng khi tham gia đồng tài trợ, vẫn gặp phải những khó khăn như không thể thống nhất điều khoản trong hợp đồng tín dụng nên buộc phải rút lui, gây khó khăn cho chủ đầu tư cũng như các nhà tài trợ còn lại, gây tổn thất và làm giảm uy tín của PVFC đối với khách hàng. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI PVFC I, Định hướng phát triển hoạt động thu xếp vốn của PVFC: Hoạt động thu xếp vốn ngày càng trở thành một hoạt động mũi nhọn và hết sức cần thiết không chỉ với PVFC mà còn với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, bởi những lý do: - So với các Tổ chức tài chính như Ngân hàng thương mại, quy mô vốn của một Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế là khá khiêm tốn, chính vì vậy mà PVFC gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các dự án của ngành Dầu khí với tổng mức đầu tư luôn lên tới hàng ngàn tỷ đồng, do quy định của về hạn mức tín dụng do Ngân hàng nhà nước ban hành ( theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, một tổ chức tín dụng chỉ được phép tài trợ tối đa 15% vốn tự có của mình cho một khách hàng và 50% vốn tự có của mình cho một nhóm khách hàng ). Hơn nữa, trong ngành Dầu khí, các dự án đầu tư là nhiều, vốn đầu tư lớn trong thời gian dài và độ rủi ro của các dự án không phải là thấp vì vậy PVFC không thể sử dụng toàn bộ vốn tự có để tài trợ cho tất cả các dự án của PVFC. Tuy nhiên, mục tiêu chính mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết định thành lập PVFC là cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu đầu tư, phát triển cho các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên; đồng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập 2011- Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan