Báo cáo Thực trạng và tình hình hoạt động cuả công ty cổ phần công nghiệp – xây lắp và thương mại Hà Tĩnh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MAI HÀ TĨNH 2

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY : 2

2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY 3

2.1 Chức năng : 3

2.2 Nhiệm vụ : 3

3. PHÁT TRIỂN VỀ TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG : 4

4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY 4

4.1- BAN GIÁP ĐỐC 5

4.2 PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ: 6

4.3 PHÒNG KẾ TOÁN - KỸ THUẬT - VẬT TƯ : 6

4.4 PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH: 7

5. CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CHỊU SỰ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ TRỰC TIẾP CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY: 7

6. CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG TY ĐÃ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TRONG VÀ NGOÀI TỈNH TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY : 8

PHẦN II : THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MAI HÀ TĨNH 10

1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY 10

2. CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN CỦA CÔNG TY 11

3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU CỦA DOANH NGHIỆP 12

3.1 Tổ chức sản xuất : 12

3.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 12

4. KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẨU RA CỦA CÔNG TY : 13

4.1 CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO: 13

4.2 YẾU TỐ ĐẦU RA : 16

4.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY : 16

PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 18

1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÂN SỰ LAO ĐỘNG TRONG BỘ MÁY LÀM VIỆC : 18

2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG : 19

3. ĐỔI MỚI KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ : 19

4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ MỞ RỘNG ĐẦU TƯ : 19

5. GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH : 20

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng và tình hình hoạt động cuả công ty cổ phần công nghiệp – xây lắp và thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh uỷ Hà Tĩnh thành lập và quản lý vào tháng 11 năm 1991, với chức năng nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là sản xuất vật liệu xây dựng (Gạch ngói), Dịch vụ sửa chữa ô tô xe máy và kinh doanh ăn uống. Đến cuối năm 1992, thực hiện Nghị định số 388/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Công ty được chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1474 - QĐ/UB ngày 26/12/1992 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh, với tên gọi là Công ty Phát triển công nghiệp Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 6 năm 2003 Quyết định số 1242/QĐUB của UBND tỉnh Hà Tĩnh, chuyển thành Công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Tĩnh cho đến nay. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã bổ sung lần lượt các ngành nghề: Xây lắp điện, thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bộ máy của Công ty ban đầu chỉ có 3 đầu mối trực thuộc nay đã mở rộng với quy mô lớn hơn với 5 đầu mối trực thuộc. 2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY 2.1 Chức năng : Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ cơ sở và UBND tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định. Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động. Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, bảo đảm đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể của người lao động, trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp. Công ty có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đồng thời nghiêm khắc xử lý kỷ luật những người không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nội quy, quy chế của công ty và pháp luật Nhà nước. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty : Xuất phát từ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh cũng như năng lực của Công ty cho nên Công ty đã đa dạng hoá ngành nghề, với các ngành nghề sau : + Sửa chữa, đại tu ô tô xe máy + Gia công, sản xuất các sản phẩm cơ khí + Xây lắp các công tình xây dựng dân dụng và công nghiệp + Thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, thủy điện 2.2 Nhiệm vụ : Tạo việc công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo công bằng, dân chủ theo pháp luật. Sử dụng và phát huy hiệu quả vốn Nhà nước, vốn vay ngân hàng. Bảo đảm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hiện đúng pháp luật các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác. Cùng địa phương và các tổ chức chính trị xã hội khác trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo gữi gìn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 3. PHÁT TRIỂN VỀ TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG : Năm 1991, công ty mới được thành lập, số cán bộ công nhân viên trong công ty là 22 người, sang năm 1995 số lượng tăng lên là 80 người và năm 1999 thì số cán bộ, nhân viên trong công ty là 156 người, năm 2006 số cán bộ công nhân viên trong công ty là 300 người. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển trong sản xuất kinh doanh công ty đã không ngừng kiện toàn và phát triển trong tổ chức và xây dựng lực lượng cả về chất lẫn lượng. Công ty tiếp tục mở rộng quan hệ với nhiều hãng kinh doanh , tăng cường quan hệ với các tổ chức kinh tế, các cơ sở nghiên cứu khoa học ở trong nước để tìm kiếm bạn hàng, hợp tác trong đấu thầu xây dựng công trình, trong đầu tư sản xuất kinh doanh. 4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là Doanh nghiệp nhà nước dưới sự quản lý về mặt nhà nước của Sở Công nghiệp Hà Tĩnh. Hiện nay Công ty có tổng số lao động là 300 người được biên chế ở 3 phòng và 5 đơn vị trực thuộc bao gồm: Theo xu thế đổi mới, bộ máy quản lý của Công ty đòi hỏi phải gọn nhẹ thì hoạt động mới có hiệu quả cao, vì vậy Bộ máy văn phòng Công ty chỉ có ban giám đốc và 3 phòng chính : - Ban Giám đốc Công ty - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư - Phòng Kế toán - Tài vụ 4.1- BAN GIÁP ĐỐC 4.1.1 Ban Giám đốc Công ty : Vừa đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động toàn Công ty. Giám đốc công ty do UBND tỉnh bổ nhiệm và là người đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt đông của Công ty mình. Giám đốc Công ty là người có quyền điều hành và quản lý cao nhất của Công ty. Nhiệm vụ của giám đốc Công ty là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Công ty theo hoạt động điều lệ của công ty. Do Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng và dàn trải trong và ngoài tỉnh, nên ngoài việc điều hành quản lý chung của Công ty, Giám đốc Công ty còn có 2 phó Ciám đốc giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc. 4.1.2 Phó Giám đốc Công ty : Công ty có 2 Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành các hoạt động còn lại của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách. Trách nhiệm của mỗi phó Giám đốc được phân công cụ thể như sau * Phó Giám đốc phụ trách MAKETINH : Giúp Giám đốc Công ty trong việc tiếp thị thị trường và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chuyên môn trong công tác đấu thầu các công trình trong và ngoài tỉnh. Chỉ đạo công tác hoàn công và thanh quyết toán các công trình. * Phó Giám đốc phụ trách SXKD: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kỹ thuật và điều hành các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, đảm bảo sản xuất, thi công công trình đúng tiến độ đề ra, đạt năng suất chất lượng sản phẩm, kỹ, mỹ thuật các công trình. 4.2 PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ: Là phòng tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính - kế toán, kế hoạch tài chính, hạch toán kinh tế, thống kê... Trong công tác hoạt động của phòng kế toán - tài vụ là phản ánh kịp thời và chính xá các nghiệp vụ thông tin kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty cho Giám đốc. Thông qua tiền tệ giúp Giám đốc quản lý và sử dụng tốt, tiết kiệm vốn, sử dụng vật tư hợp lý, thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh, lập và thực hiện tốt kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Giúp Giám đốc Công ty trong việc hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, thống kê, thủ kho, cho các đơn vị trực thuộc. Hàng tháng kiểm tra các đơn vị thực hiện chế độ thống kê, kế toán, báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước Phòng tài vụ có quyền độc lập và chủ động trong công tác chuyên môn ngoài nghĩa vụ thi hành các quyết định của Giám đốc, phòng tài vụ lấy pháp lệnh kế toán thống kê và các văn bản pháp quy của nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động chuyên môn của mình. 4.3 PHÒNG KẾ TOÁN - KỸ THUẬT - VẬT TƯ : Là cơ quan tham mưu và giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực sau : Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc. Đảm bảo thi công các công trình đúng tiến độ, kỹ,mỹ thuật theo yêu cầu của bên A. Tham mưu cho Giám đốc Công ty duyệt các dự trù về vật tư, nhân công... đề ra các biện pháp tổ chức sản xuất nhằm bảo đảm yêu cầu về hiệu quả, tiến độ cho từng công việc cụ thể , và kế hoạch tài chính của các công trường đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện các đơn vị sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình, tiến độ thi công các công trình. Kiểm tra việc sử dụng vật tư, nguyên, nhiên liệu theo dự trù đã được phê duyệt để kịp thời uốn nắn và xử lý các đơn vị thực hiện sai quy trình, quy phạm kỹ thuật và quy định của công ty. - Giúp Giám đốc hoàn thành các hồ sơ đấu thầu các công trình đảm bảo hiệu quả và kịp thời gian Công ty đề ra. - Chỉ đạo các công trình về công tác hồ sơ hoàn công và cùng phòng kế toán - tài vụ thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán công trình theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với bên A. 4.4 PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH: Tham mưu và giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực sau : - Tuyển dụng và bố trí nhân lực phù hợp với khả năng của cá nhân và nhu cầu của đơn vị. - Giải quyết các chế độ cho người lao động như tiền lương, tiền thưỏng , Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... - Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ trong công tác vệ sinh công nghiệp, vật liệu nổ, an toàn lao động, phòng chữa cháy... - Thi nâng bậc thợ, đào tạo chuyển đổi tay nghề. - Khen thưởng, kỷ luật. - Bảo đảm trang thiết bị nơi làm việc, làm tốt công tác an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, quản lý và bảo vệ tài sản của Công ty. Lập kế hoạch và sửa chữa các công trình nhà làm việc, nhà ở và công trình phúc lợi của của Công ty. 5. CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CHỊU SỰ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ TRỰC TIẾP CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY: - Xí Nghiệp đá Hồng Lĩnh - Xí nghiệp đá Bãi Vạn. - Xí nghiệp đá Kỳ Anh - Xí nghiệp xe máy. 6. CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG TY ĐÃ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TRONG VÀ NGOÀI TỈNH TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY : * Các công trình Quốc gia: - Công trình Cảng biển Vũng áng với tổng giá trị: 18.5 tỷ đồng. - Công trình Đường Hồ Chí Minh có tổng giá trị 25 tỷ đồng. * Các công trình xây lắp trong tỉnh: - Các tuyến đường 35KVA và trạm biến áp: - Tuyến Kỳ Anh - Đèo Ngang - Công trình điện Quán Hàu - Quảng Bình. - Công trình Điện khí hoá Trường sơn - Đức thọ. - Tuyến Kỳ Anh - Kỳ lâm - Tuyến Đậu Liêu - Hồng Lĩnh. - Tuyến Nông trường Tây sơn - Thượng Kim ( Hương Sơn ) - Tuyến Hương Long - Hương Giang ( Hương Khê ) - Tuyến đường dây 35KV và trạm biến áp 320KVA tại Cảng Vũng áng. - Thi công tuyến đường 10KV đưa điện về xã Thụ Lộc ( Can Lộc ) - Thi công điện chiếu sáng tại Thị xã Hà Tĩnh, gồm các tuyến: Đường Lý - Tự Trọng, đường Nguyễn Du, Chợ Thị xã, tuyến đườngTỉnh Lộ 9. * Các công trình giao thông: - Tuyến đường Thạch Hải - Lê Khôi. - Tuyến đường Đức Thuận - Trung Lương - Các tuyến đường nội thị tại Thị xã Hồng Lĩnh. - Đường Đức Lâm - Tân Hương - Đường tỉnh lộ 2 - Đường tỉnh lộ 5 - Đường tỉnh lộ 9 - Đường, bãi nội Cảng Vũng áng. - Đường vào Nhà máy nước Kỳ Hoa - Kỳ Anh. - Đường WB Xuân Giang - Xuân viên - Đường Thạch Bình - Cẩm Thăng - Đường Thạch Huơng - Thạch Xuân - Đường Bắc Nam - thị trấn Tây Sơn ( Hương Sơn ) - Đường nối cảng Vũng áng - Việt Lào * Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nhỏ khác PHẦN II : THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MAI HÀ TĨNH 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là một doanh nghiệp luôn đảm bảo và tăng trưởng vốn, là một đơn vị làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã khẳng định vai trò của mình trong ngành xây lắp công nghiệp. Cạnh tranh, tồn tại và phát triển vững chắc. Được thể hiện qua các chỉ tiêu thực hiện qua các năm sau : Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TT TT % TT % TT % 1.Giá trị tổng sản lượng 34.000 35.300 3,8 36.500 3,4 45.600 25 2.Doanh thu (DTT) 29.000 30.700 5,9 31.160 1,5 40.500 30 3.Tổng chi phí 28.250 29.880 5,7 30.180 1 39.200 29 4.Nộp ngân sách 750 820 9,3 935 1,1 1.275 36 5.Lãi sau thuế 510 540 5,9 980 8,1 1.300 33 6.Tổng số lao động (người) 240 245 2,1 250 2 300 20 7.Thu nhập bình quân 1 người / tháng 900 1000 1,1 1,2 1 1,35 12 Nhìn vào bảng số liệu các năm gần đây của doanh nghiệp cho ta thấy sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp cụ thể các chỉ tiêu kinh tế giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được rất khả quan, năm sau cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã nỗ lực trong các lĩnh vực để đẩy mạnh sản xuất, tăng giá trị sản lượng, doanh thu , tiết kiệm chi phí sản xuất, để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN Giải phóng mặt bằng chuẩn bị thực hiện dự án Tổ chức bộ máy quản lý, chỉ huy thi công công trình Nhận thầu xây lắp Tập kết, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thiết bị, nhân lực Triển khai thi công các hạng mục công trình Nghiệm thu bàn giao, thanh toán công trình Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty CỦA CÔNG TY Nhìn vào sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty phải trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Nhận thầu xây dựng Doanh nghiệp tham gia đấu thầu , khi đã trúng thầu thì việc phải làm tiếp là ký kết hợp đồng nhận thầu với chủ đầu tư. Giai đoạn thứ hai: Chuẩn bị Sau khi hợp đồng nhận thầu đã được ký kết với chủ đầu tư thì doanh nghiệp tổ chức công việc chuẩn bị: - Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hiện trường thi công - Tổ chức bộ máy quản lý, chỉ huy thi công trình - Tập kết, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thiết bị, nhân lực để thi công công trình Giai đoạn thứ ba: Triển khai thi công các hạng mục Đây là giai đoạn chính trong quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mặt bằng, đã có bộ máy quản lý chỉ huy thi công công trình, vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực thì giai đoạn tiếp theo là triển khai thi công từng hạng mục công trình . Giai đoạn thứ tư: Nghiệm thu bàn giao công trình Sau khi công trình đã hoàn thành thì công việc cuối cùng là tiến hành công tác nghiệm thu bàn giao công trình với chủ đầu tư 3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Tổ chức sản xuất : 3.1.1- Do đặc thu của doanh nghiệp là kinh doanh đa ngành nghề nên hình thức sản xuất của doanh nghiệp cũng đa dạng. Chẳng hạn như mảng xây dựng thì thì thuộc hình thức sản xuất là đơn chiếc theo từng hợp đồng được ký nhận , còn mảng sản xuất chế biến đá thì hình thức sản xuất lại là sản xuất số lượng lớn. 3.1.2- Cùng với sự đa dạng của các hình thức sản xuất tại doanh nghiệp thì chu kỳ sản xuất cũng không theo một hình thức nhất định mà khi sản phẩm của xây lắp xây dựng thì chu kỳ thường kéo dài mà thời gian của từng sản phẩm thường khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô của sản phẩm từng công trình và thời gian hoàn thành được xác định bởi điều khoản quy uớc về thời gian thực hiện hợp đồng. nhưng ở mảng sản xuất và chế biến đá thì chu kỳ sản xuất được kết cấu qua 3 giai đoạn: - Nổ mìn phá đá - Thời gian công đoạn này cần thời gian khoảng 3 ngày - Xúc, vận chuyển đá nguyên liệu về tập kết tại trạm chế biến - Thời gian công đoạn này khoảng 2 ngày - Xúc đá lên bong và vận hành dây chuyền nghiền chế biến đá - Giai đoạn này khoảng 1 ngày . 3.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Đối với xây lắp xây dựng thì bộ phận sản xuất chính : là Ban chỉ huy thi công công trình . Bộ phận này được đặt trực tiếp tại công trình bao gồm : - Đội trưởng thi công công trình - Đội phó - Kỹ thuật thi công công trình - Cán bộ cung ứng vật tư - Nhân viên thống kê - kế toán - Thủ kho - kiêm tạp vụ phục vụ công trình Đây là bộ phận trực tiếp điều hành cũng như thực hiện công vệc để tạo ra sản phẩm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4. KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẨU RA CỦA CÔNG TY : 4.1 CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO: 4.1.1- Yếu tố đối tượng lao động - Nguyên vật liệu: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm xây lắp, xây dựng thì doanh nghiệp cần sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu trong đó bao gồm một số nguyên vật liệu chính sau TT Loại vật tư Đơn giá năm 2005 Đơn giá năm 2006 Đơn giá năm 2007 1 Xi măng 5.40 đ/kg 6.90đ/kg 7.700 đ/kg 2 Thép 6.800 đ/kg 9.950 đ/kg 14.400 đ/kg 3 Cát 50.000 đ/m3 60.000 đ/m3 80.000 đ/m3 4 Đá 1*2 105.00 đ/m3 115.000 đ/m3 145.000 đ/m3 5 Nhựa đường 4.500 đ/kg 6.200 đ/kg 7.700 đ/kg 6 Dầu Diêzen 5.340 đ/l 8.360 đ/l 11.350 đ/l 7 Đất đắp K95 10.250 đ/m3 15.000 đ/m3 24.000 đ/m3 Nhận xét: Với định mức tiêu hao như thế, với giá cả của hầu hết nguyên vật liệu hiện nay đều biến động tăng mạnh, cụ thể như các loại xi măng, sắt thép biến động tăng cực mạnh , nên sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra trong lĩnh vực xây lắp xấp xỉ, hoặc lớn hơn với giá bán sản phẩm mà doanh nghiệp đã ký do vậy mà doanh nghiệp thường phải bàn bạc với bên A để ký kết phụ lục điều chỉnh trượt giá để phần nào được bù đắp khoản lỗ cho doanh nghiệp. 4.1.2- Yếu tố lao động. (*) Cơ cấu lao động : Ngoài nguyên vật liệu là yếu tố chính tạo ra sản phẩm trong sản xuất thì yếu tố lao động cũng không kém phần quan trọng. Doanh nghiệp đã có một lực lượng lao động hùng hậu giỏi về nghiệp vụ, nhiệt tình tâm huyết với công việc đơn vị đã sử dụng nguồn lao động một cách có hiệu quả, sắp xếp phân loại lao động theo giới tính, độ tuổi, trình độ + Bộ phận văn phòng công ty: 20 người + Bộ phận trực thuộc : 30 người + Đội ngũ công nhân trực tiếp lao động : - Công nhân công ty: 180 người - Nhân công hợp đồng thời vụ : 180 người (*) Công tác đào tạo , bồi dưỡng nhân lực : + Hàng năm công ty tổ chức các lớp học cho công nhân nhằm nâng cao tay nghề , ý thức an toàn lao động + Tổ chức thi nâng bậc thợ + Công ty đặc biệt coi trọng những công nhân có tay nghề cao + Đảm bảo chế độ lương , thưởng kịp thời nhằm khuyến khích người lao động 4.1.3-Yếu tố vốn: Tổng hợp nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của Công ty như sau: Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ đến 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 I. Tổng nguồn vốn 49.968 52.068 Trong đó: + Vốn điều lệ 5.000 + Vốn tự bổ sung 2.100 + Vốn cố định 32.891 33.891 + Vốn lưu động 17.077 18.177 II. Quỹ phát triển sản xuất 80,5 95,6 III. Quỹ khen thưởng phúc lợi 45,2 60 (Nguồn do Phòng Tài vụ công ty cung cấp) Qua bảng tổng hợp nguồn vốn và các quỹ ta thấy: - Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng hàng năm. - Xét về cơ cấu nguồn vốn chúng ta thấy việc tăng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là do bổ sung nguồn vốn tự có của cổ đông sau khi cổ phần hóa. Đi tìm hiểu sâu việc bổ sung nguồn vốn, tôi được biết từ năm 2005 đến năm 2006 Công ty cổ phần công nghiệp - xây lắp & thương mại Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả nhất định. Công ty đã tạo đủ công ăn việc làm cho trên 300 công nhân viên. Thu nhập bình quân từ 1.000.000đ đến 1.200.000đ/người/tháng. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân liên hoàn 7,5% năm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội do UBND Tỉnh đề ra, đồng thời bảo toàn và phát triển vốn. Với những kết quả đó năm 2005 Công ty đã mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Từ trước năm 2002 Công ty mang tên Công ty phát triển công nghiệp - xây lắp & thương mại Hà Tĩnh, đến cuối năm 2003 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo quyết định số 1242/ QĐUB ngày 20/06/2003 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh. Thay đổi tên từ một doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần mang tên "Công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp & thương mại Hà Tĩnh" Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. TT Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu từ HĐSXKD 31.160.000 40.500.000 2 Vốn lưu động bình quân 17.077.000.000 18.177.000.000 3 Hệ số luân chuyển lưu động 6,75 vòng/năm 7,78 vòng/năm 4 Thời gian một vòng luân chuyển 54,07 ngày 46,91 ngày (Nguồn: Phòng tài vụ cung cấp) Như chúng ta đã biết quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, số liệu các chỉ tiêu trong bảng cho ta thấy được tốc độ luân chuyển vốn năm 2006 so với năm 2007. Đây là một chỉ tiêu chắc chắn rằng lãnh đạo Công ty, nhà quản lý tài chính đã nỗ lực huy động bổ sung thêm vốn sản xuất, không ngừng công tác thu hồi vốn bị khách hàng chiếm dụng một cách có hiệu quả 4.2 YẾU TỐ ĐẦU RA : Thị trường có sự cạnh tranh mạnh của một số doanh nghiệp trong tỉnh cũng như các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn , mặc dầu vậy với lợi thế là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cũng như có sự lãnh đạo giỏi của ban giám đóc công ty và đội ngũ lao động lành nghề công ty đã đứng vững và ngày càng lớn mạnh Sản phẩm của đơn vị được tiêu thụ mạnh ,được khách hàng tín nhiệm ,đặc biệt là đá phục vụ các công trình xây dựng , giao thông Mũi xuất khẩu lao động cũng là một thế mạnh của công ty , hàng năm có hàng trăm lao động đã được tới làm việc ở các nước như Nhật Bản , Hàn Quốc...v v... Một số số liệu ví dụ: Số lượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lao động xuất khẩu 300 người 700 người 900 người Đá các loại tiêu thụ 110.000 m3 150.000 m3 230.000 m3 Doanh thu của đơn vị ngày càng tăng , năm sau lớn hơn năm trước , công ty luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp mạnh trong tỉnh 4.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY : 4.3.1 Môi trường vĩ mô: Thị trường tiêu thụ hiện nay tại doanh nghiệp rộng lớn, cụ thể mảng xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng thị trường tiêu thụ hầu hết nằm trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình còn mảng Xuất khẩu lao động thì ngoài thị trường ở tỉnh nhà và các tỉnh lân cận , doanh nghiệp còn khai thác một lượng không nhỏ lao động xuất khẩu ở các tỉnh phía Nam , phía Bắc 4.3.2 Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay là một số dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng lớn trên địa bàn trong và các tỉnh lân cận : Đó là dây chuyền Công nghệ chế biến đá của Công ty HTKTế Quân khu 4; Xí Nghiệp khai thác và chế biến đá của Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh tại Đậu Liêu Hà Tĩnh; Xí nghiệp khai thác và chế biến đá Hoàng Mai Quỳnh Lưu Nghệ An… Để cạnh tranh với các đối thủ trên công ty phải có chiến lược đối mới công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm . Tăng cường mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nội địa. Bám sát các dự án đầu tư để tranh thủ ý kiến chỉ đạo tiêu thụ sản phẩm của lãnh đạo tỉnh nhà. Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp công trình . Hiện tai trên địa bàn tỉnh nhà có các công ty chuyên ngành xây lắp có bề dày kinh nghiệm, có tiềm năng kinh tế cũng như năng lực thiết bị như : Công ty cổ phần xây lắp thuỷ lợi Hà Tĩnh; Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Tĩnh; Công ty cổ phần xây dựng số 1; Công ty cổ phần xây dựng số 4 Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh công ty còn phải đối mặt với áp lực của khách hàng. Khách hàng truyền thống của công ty đang phải đứng trước sự lựa chọn sản phẩm truyền thống và sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra còn có áp lực của các nhà đầu tư , các dự án lớn trong và ngoài nước. Với áp lực như vây công ty đã có sự nhìn nhận , phân tích và định hướng cho phương án sản xuất và kinh doanh của mình trong tương lai. PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN MỚI Qua quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần công nghiệp – xây lắp và thương mại hà tĩnh có thể thấy công ty đã đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty xây dựng công nghiệp mạnh nhất của miền trung. Chính vì vậy mà công ty cũng đề ra những biện pháp để phát triển cụ thể là 1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÂN SỰ LAO ĐỘNG TRONG BỘ MÁY LÀM VIỆC : Các Chi nhánh hạch toán theo phân cấp quản lý của Công ty trên cơ sở đảm bảo kế hoạch cổ tức phần vốn được giao sử dụng và duy trì, phát triển thị trường trong khu vực Lao động thường xuyên chỉ áp dụng cho số lao động có công việc làm thường xuyên,công việc yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm sâu, cần đào tạo kỹ. Số lao động và công việc kỹ thuật tương đối phổ thông, dễ tìm kiếm thay thế Công ty chuyển sang sử dụng các dịch vụ xã hội hoặc lao động thời vụ. Theo định hướng này, kể cả lao động bình quân và lao động thường xuyên sẽ được tinh giản trong những năm tới để đảm bảo năng suất lao động bình quân tăng 3% một năm. Lao động gián tiếp toàn Công ty không quá 10% tổng số lao động. Chỉnh biên lại toàn bộ các nội quy, quy chế quản lý, đặc biệt là các quy chế phân cấp, khoán quản phù hợp cơ chế quản lý và mục tiêu của Công ty cổ phần. 2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG : - Thực hiện nghiêm ngặt quy định về công tác quản lý chất lượng, thi công theo đúng thiết kế và biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất để bảo đảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh - Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệm thu. Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật phục vụ công tác thanh toán, thu hồi vốn tại các công trình đơn vị tham gia thi công - Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý về Bảo hộ lao động tại các công trường, tập huấn cho cán bộ quản lý về an toàn, vệ sinh lao động, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Lập các biện pháp kỹ thuật thi công bảo đảm an toàn cho người và thiết bị tại từng hạng mục công trình do đơn vị đảm nhận. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành an toàn lao động trong tập thể người lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Kiên quyết xử lý, quy rõ trách nhiệm vật chất và hành chính đối với những tập thể và cá nhân không hoàn thành trỏch nhiệm quản lý, để xảy ra những vi phạm về an toàn lao động 3. ĐỔI MỚI KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6902.DOC
Tài liệu liên quan