Báo cáo Tình hình sản xuất của công ty cổ phần May Hồ gươm

MỤC LỤC

CHƯƠNGI: SỰ XUẤT HIỆN NGÀNH MAY 1

CHƯƠNG II: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỒ GƯƠM 5

A. Khái quát về công ty cổ phần May Hồ gươm 5

I. Quá trình hình thành công ty cổ phần May Hồ Gươm 5

II. Quá trình xây dựng, mở rộng và phát triển công ty cổ phần May Hồ gươm 6

III. Cơ cấu và chức năng của từng bộ phận trong công ty cổ phần May Hồ Gươm 9

1. Cơ cấu 10

2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

B. Vai trò tổ chức công ty cổ phần May Hồ Gươm 13

I. Lãnh đạo tổ chức 13

1. Lãnh đạo công ty có vai trò quan trọng trong việc xây dựng 13

2. Sự hỗ trợ đối với các cộng đồng gắn bó mật thiết đối với công ty 20

II. Hoạch định chiến lược 21

1. Xây dựng chiến lược 21

2. Yếu tố ảnh hưởng 22

3. Chiến lược sản phẩm 24

4. Chiến lược thị trường 24

5. Chiến lược đầu tư và công nghệ 24

6. Chiến lược con người 25

7. Triển khai chiến lược 25

CHƯƠNG III. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT QUẦN ÁO TRONG MAY CÔNG NGHIỆP 39

I. Khái quát đặc điểm may công nghệ 39

1. Hình thức 39

2. Mục đích 39

3. Trong may công nghiệp đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao 40

4 Công tác kiểm tra chất lượng 40

II. Quy trình công nghệ sản xuất tổng quát trong may công nghiệp 41

1. Sơ đồ tổng quát quá trình công nghệ sản xuất quần áo trong may công nghiệp 41

2. Nhiệm vụ của mỗi công đoạn sản xuất trong may công nghiệp 44

III. Các phương thức sản xuất trong may công nghiệp 46

1. Tổng quát 46

2. Các phương thức sản xuất 46

IV. Các phương thức tổ chức sản xuất trong may công nghiệp 49

1. Tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất quần áo 49

2. Các phương pháp tổ chức sản xuất trong may công nghiệp 51

CHƯƠNG V: XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CHÍNH CỦA MÃ HÀNG CTF04 - 115V6 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỒ GƯƠM 54

I. Giới thiệu khái quát về mã hàng áo Jacket 54

1. Khái quát 54

2. Các yêu cầu cụ thể 55

II. Xây dựng quy trình công nghệ các công đoạn sản xuất mã hàng CTF 04 - 115V6: 59

1. Đặc điểm, hình dáng, cấu tạo của mẫu đưa vào sản xuất 59

2. Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 65

3. Quy chuẩn là, may áo Jacket CTF04 - 115V6 65

4. Bảng màu nguyên phụ liệu mã CTF04 - 115V6 67

5. Xây dựng quy trình công nghệ cắt: 67

6. Xây dựng phương pháp công nghệ may lắp sản phẩm áo Jacket mã CTF04 - 115V6 71

III. Các bước kiểm tra của sản phẩm mã CTF04 - 115V6 79

1. Kiểm tra nguyên phụ liệu 79

2. Kiểm tra kiểu mẫu, hình dáng 80

3. Kiểm tra lắp ráp 80

4. Kiểm tra đường may 81

5. Quá trình kiểm tra 81

CHƯƠNG VI. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT MÃ

CTF04 - 115V6 84

A. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 84

I. Nội dung của tổ chức sản xuất 84

II. Yêu cầu tổ chức sản xuất 85

1. Đảm bảo sản xuất phải cân đối nhịp nhàng liên tục cần những

yếu tố 85

2. Đảm bảo và nâng cao chuyên môn hoá, hiệp tác hoá 86

3. Đảm bảo quá trình sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất 86

III. Các phương pháp tổ chức sản xuất 86

1. Phương pháp sản xuất theo nhóm 86

2. Phương pháp tổ chức đơn chiếc 86

3. Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền 86

IV. Những tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất ngành may 87

B. Nội dung của phương pháp tổ chức dây chuyền may mã CTF 04 - 115V6: 89

1. Chuẩn bị sản xuất 89

2. Công đoạn cắt 90

3. Công đoạn may 91

4. Công đoạn hoàn thành sản phẩm 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình sản xuất của công ty cổ phần May Hồ gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giám đốc Công ty. Có trách nhiệm trả lời khách hàng trong thời gian không quá 48 tiếng từ khi nhận được thông tin. Nếu lổi do chủ quan khi giao hàng chậm, đóng gói không được đúng quy cách … thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để giải quyết và trả lời bằng văn bản. Nếu lổi do khách quan như mất hàng thì liên hệ với các đơn vị bên ngoài có liên quan và thông báo lại cho khách hàng bằng văn bản. Đề ra các biện pháp phòng ngừa với những khiếu nại của khách hàng mà đã xách định được lỗi từ phía Công ty, phòng Kế hoạch- xuất nhập khẩu cần thực hiện theo quy trình hành động khắc phục phòng ngừa. Bên cạnh việc tiếp thu và xử lý ý kiến khiếu nại của khách hàng, Công ty cổ phần may Hồ Gươm còn thường xuyên theo dỏi thống kê các loại khiếu nại, đánh giá, phân tích nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu khiếu nại của khách hàng trong tương lai, giảm mức tối đa sự lặp lại khiếu nại. Duy trì các mối quan hệ với khách hàng: Để duy trì sự thành công và phát triển, việc không ngừng cải tiến quá trình nhận thức về khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Trên cơ sở chú ý lắng nghe và phân tích ý kiến đóng góp của khách hàng và các thông tin thị trường. Công ty cổ phần may Hồ Gươm xác định được nhu cầu, thị hiếu đang diển biến trên thị trường, sự biến động giá cả theo mức thu nhập của khách hàng cũng như theo chủng loại mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra được quyết định đúng về thời điểm tung sản phẩm ra thị trường, chính sách và mức giá phù hợp theo từng thời vụ trong năm. Việc thu nhập thông tin về các đối thủ cạnh tranh góp phần không nhỏ để Công ty cổ phần may Hồ Gươm xác định rõ tương quan so sánh giửa thế mạnh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như các thông tin về mẩu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng, giá cả, dịch vụ và tính hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng… để từ đó xác định rõ phương châm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ngày càng thoả mản nhu cầu khách hàng. Trong số các chính sách kể trên, Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn lấy Chất lượng là vũ khí sắc bén, đồng thời giử đúng tiến độ giao hàng để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh hay nói đúng hơn Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn tiến hành cạnh tranh một cách lành mạnh. Xách định sự thỏa mản khách hàng: Các quá trình và phương pháp xác định sự thoả mản của khách hàng. Để nắm bắt kịp thời và thoả mản tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Công ty cổ phần may Hồ Gươm cần tăng cường các đợt điều tra khảo sát thị trường. Một số cuộc khảo sát đặc biệt đối với một số khách hàng nhất định- những người đã có vấn đề trong giao nhận, giá cả và một số rủi ro khác. Hàng tháng, Lãnh đạo Công ty tổ chức các cuộc kiểm tra quá trình giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng và thoả mản khách hàng, gây dựng niềm tin và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Một trong những phương thức theo sát khách hàng của Công ty cổ phần may Hồ Gươm là quản lý tốt việc xử lý thông tin qua điện thoại ở các trung tâm giao dịch. Mổi cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ và khả năng xử lý các tình huống xảy ra giúp Lãnh đạo Công ty nắm bắt chính xác và kịp thời ý kiến của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Đánh giá mối quan hệ với khách hàng: Công ty cổ phần may Hồ Gươm đánh giá xác định sự thoả mản của khách hàng thông qua hai chỉ tiêu chính. Số lần phàn nàn và khiếu nại của từng khách hàng. Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng và doanh thu đối với từng khách hàng hoặc thị trường. Công ty cổ phần may Hồ Gươm luôn chú trọng đến việc cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Tổng hợp và theo dõi thái độ của khách hàng. Từ nguồn thông tin đầu vào: tin phản hồi từ phía khách hàng, nhận xét của nhân viên phụ trách quan hệ với khách hàng, kỹ thuật viên phụ trách thương mại…Công ty cổ phần may Hồ Gươm đề ra các biện pháp thực hiện kết quả của công việc có thể là xác định để cải tiến tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn mới hoặc đào tạo hướng dẩn thêm về sản phẩm. Hệ thống thông tin thị trường và hệ thống thông tin lưu giữ tất cả các thông tin liên quan đến ý kiến khiếu nại của khách hàng bao gồm cả chính thức và không chính thức. Hệ thông thông tin thị trường dự kiến mọi khả năng để hiểu biết khách hàng. Hệ thống giữ liệu nhận thông tin từ nhiều nguồn vào tập hợp, phân loại và xữ lý ngay. Công ty cổ phần may Hồ Gươm luông chú trọng đến việc cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất càc yêu cầu của khách hàng. Tiếp nhận và sử dụng thông các thông tin về sự thoả mản khách hàng. Thông tin về khách hàng cung cấp từ các cuộc soát, kỹ thuật viên bán hàng, nhóm trọng tâm và các mối liên hệ cá nhân được tiếp nhận qua các điểm thu nhập thông tin. Các dữ liệu và thông tin được tập hợp bao gồm: Thông tin được thu thập bởi đại diện quan hệ với khách hàng thông qua mối quan hệ thường xuyên, trực tiếp, các đại diện thương mại có nhiêm vụ phải thấu hiểu các yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Các mối quan hệ của bộ phận giao dịch cung cấp nhiều tin tức như: kết quả các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan hoặc trả lời theo yêu cầu. Các báo cáo quan hệ với khách hàng do các nhân viên trực tiếp quan hệ với khách hàng. Các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm mới nhằm cung cấp cho các kỷ sư thiết kế các yêu cầu khi phát triển một sản phẩm mới. Thông tin từ các bên cung cấp cũng rất quan trọng vì họ cũng là đơn vị cung cấp cho khách hàng và thường là đơn vị cung ứng cho các đối thủ cạnh tranh của Công ty. Như vậy hệ thống thông tin dữ liệu của Công ty được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau cho phép Công ty có khả năng xác định chính xác và nhanh chóng các yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Chương III. Khái quát về quá trình sản xuất quần áo trong may công nghiệp. Ngành may công nghiệp là quá trình sản xuất quần áo may sẳn để phục vụ yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành là một bộ phận trong ngành công nghiệp nói chung và giử một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. May công nghiệp là sử dụng hợp lý sức lao động, thiết bị máy móc, tiết kiệm được nguyên liệu trong sản xuất hàng loạt, nhanh, nhiều, tốt, giá rẻ và đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng. Khái quát đặc điểm May công nghiệp: Hình thức: Công nghệ sản xuất quần áo trong may công nghiệp là sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc để sử dụng cho số đông đảo đối tượng sử dụng ở trong và ngoài nước. Đáp ứng nhu cầu mặc vừa, đẹp, bền và hợp thời trang, tiết kiệm nguyên liệu mà năng suất cao. Kích thước và cấu tạo của loại sản phẩm may mặc đều thiết kế dựa trên xu hướng thời trang với hệ thống cở số đều được nghiên cứu theo nhân chủng học ở vùng sử dụng đó. Mục đích: Là đưa năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tất cả các đối tượng, vì vậy trong may công nghiệp sản xuất được tổ chức dưới hình thức tập thể hóa, chuyên môn hóa, cơ giới hoá cao độ và tiến tới tự động hóa ở một số công đoạn. Chuyên môn hoá trong may công nghiệp xếp dưới dạng tổng quát là quá trình tăng cường tính đồng nhất của mặt công nghệ của sản phẩm do nhà máy, phân xưởng, hay dây chuyền sản xuất, các loại chuyên môn hóa là: Chuyên môn hóa theo vật may( loại sản phẩm ). Chuyên môn hoá theo giai đoạn Chuyên môn hóa các chi tiết, thao tác cũng như các công việc phụ trợ và phục vụ. Tập thể hóa trong may công nghiệp là quá trình tổ chức sản xuất theo chuyền, có nghĩa mỗi sản phẩm được một tập thể người sản xuất thực hiện gắn trên một diện tích nhà xưởng nhất định cùng với những công cụ và thiết bị phù hợp, hiện đại, tiên tiến để sử dụng gia công cùng với các phương tiện vận chuyển khác. Trong quá trình sản xuất, mỗi người được phân công những phần việc phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình với thời gian chế tạo bằng nhịp điệu sản xuất. Việc cung cấp vật gia công cho mỗi người sản xuất có thể bằng thủ công, cơ giới hoá theo nhịp điệu tự do hoặc có thể bằng thiết bị tự động. Cơ giới hoá và tự động hóa trong may công nghiệp là đưa vào quá trình sản xuất các công cụ, thiết bị, các phương tiện và vận chuyển bằng cơ giới và tự động hóa. 3. Trong may công nghiệp đòi hỏi phải có tính kỹ luật cao trong quá trình sản xuất, có nghĩa mỗi người sản xuất dù vị trí nào đi nữa cũng phải tuân theo quy định bám sát quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất và luôn coi đó là một pháp chế. 4. Công tác kiểm tra chất lượng: Công tác kiểm tra trong may công nghiệp được tiến hành theo 3 cấp như sau: Người sản xuất phải tự kiểm tra sau khi hoàn thành phần việc được giao, đồng thời mỗi người của bộ phận sau phải kiểm tra phần việc của bộ phận trước. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra thường xuyên trong quá trình sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi thoát chuyền. II. Quy trình công nghệ sản xuất tổng quát trong may công nghiệp: Sơ đồ tổng quát quá trình công nghệ sản xuất quần áo trong may công nghiệp: Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất quần áo( QTSXQA ) trong may công nghiệp: Qua sơ đồ cho thấy QTSXQA trong may công nghiệp được chia thành 2 quá trình: Quá trình chuẩn bị sản xuất( QTCBSX ). Quá trình sản xuất chính( QTSXC ). QTCBSX : Làm nhiệm vụ tính toán cân đối, chuẩn bị tất cả các điều kiện về vật tư, chuẩn bị về kỹ thuật( thiết kế các loại mẩu, lập quy trình công nghệ ) làm cơ sở cho QTSXC . QTSXC : Là tổ chức thực hiện, bám sát tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chỉ tiêu, định mức kinh tế- kỹ thuật, xây dựng các phương pháp công nghệ để tổ chức sản xuất ở các công đoạn nhằm mục đích đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng thời hạn giao hàng của mỗi loại sản phẩm. Quy trình này được áp dụng ở tất cả các cơ sở sản xuất hàng may mặc. Quy mô lớn hay nhỏ của mỗi cơ sở phụ thuộc vào công tác tổ chức của cơ sở đó. Ta thấy quá trình chế biến từ vải thành sản phẩm cuối cùng được tổ chức sản xuất qua 5 công đoạn: Chuẩn bị vật tư, nguyên phụ liệu tại kho nguyên liệu( CBVL). Chuẩn bị về kỹ thuật, nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng sự án công nghệ( CBKT ). Công đoạn cắt. Công đoạn may. Công đoạn hoàn thành. Năm công đoạn này liên kết mật thiết với nhau như một dây chuyền lớn. Năng suất và chất lượng của mỗi công đoạn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. QTCNSXQA trong may công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Nó bao quát toàn bộ bước công việc cơ bản từ khi nguyên vật liệu vào kho đến khi sản phẩm được xuất xưởng. Nó thể hiện được mối liên quan mật thiết của các bước công việc với nhau và với tổng thể của quá trình sản xuất. Qua quá trình sản xuất người sản xuất biết được vị trí mình đang tham gia trong dây chuyền và ảnh hưởng của họ đến năng suất và chất lượng sản phẩm nói chung đến của toàn đơn vị sản phẩm và tự phấn đấu đến hoàn thành tốt công việc của mình. Căn cứ vào quy định để tính toán lập luận chứng kinh tế- kỷ thuật, xây dựng một cơ sở sản xuất hàng may mặc. Đồng thời để thiết lập mô hình tổ chức sản xuất hàng may mặc( dạng công ty, xí nghiệp, phân xưởng, tổ hợp…) và thể hiện được mối quan hệ mật thiết, hửu cơ, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, nhịp nhàng. Sơ đồ tổng quát QTCNSXQA trong may công nghiệp: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất quần áo trong may công nghiệp . Nguyên phụ liệu Lập kế hoạch sản xuất Tài liệu KT, SP mẫu Khách hàng cung cấp Công ty mua về Nguồn lực Thiết bị sản xuất Nhân lực Lệnh sản xuất Chuẩn bị sản xuất Kiểm tra Các xí nghiệp may Cắt: Kiểm tra May Kiểm tra Là gấp, bao gói Kiểm tra Kho Xuất hàng Xử lý sản phẩm không phù hợp quy trình 4.13/01 Hành động khắc phục phòng ngừa quy trình 4.14/01 Kiểm tra Thêu Nhiệm vụ của mỗi công đoạn sản xuất trong may công nghiệp. Công đoạn chuẩn bị vật tư, nguyên phụ liệu: Được tiến hành tại kho nguyên phụ liệu. Trách nhiệm của phòng CBSX là tiếp nhận nguyên phụ liệu từ các nguồn hàng gia công, từ phía khách hàng, từ nơi đặt mua… Nhân viên phòng CBSX mở hàng kiểm đếm 100%, so sánh số lượng, kiểm tra chất lượng, màu sắc của nguyên phụ liệu theo quy trình hướng dẫn của Kỹ thuật. Cung cấp mẫu nguyên phụ liệu mới về cho phòng Kỹ thuật, báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng và số lượng cho các phòng có liên quan. Tiến hành phân loại và bảo quản và cấp phát để sản xuất các mặt hàng may mặc đạt năng suất cao đãm bảo chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm. Công đoạn chuẩn bị kỹ thuật: Chuẩn bị kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các công đoạn sản xuất chính cũng như của toàn bộ cơ sở. Bởi vì chuẩn bị kỹ thuật là toàn bộ khâu thử nghiệm có vận dụng kinh nghiệm thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất để thiết lập toàn bộ văn bản về kỹ thuật, các phương pháp công nghệ cho các công đoạn của quá trình sản xuất chính, làm cơ sở đạt năng suất cao, đãm bảo chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu và phụ liệu. Công việc cụ thể: Thiết kế các loại mẩu phục vụ cho công đoạn cắt, may. Xây dựng phương pháp công nghệ, quy trình tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật làm cơ sở cho công đoạn cắt, may, hoàn thành. Thiết kế dây chuyền sản xuất cho công đoạn may với mã hàng mới. Xây dựng định mức lao động, định mức tiêu hao vải, nguyên phụ liệu. Công đoạn cắt: Công đoạn cắt có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may vì vậy năng suất và chất lượng công đoạn cắt ảnh hưởng trực tíêp đến năng suất chất lượng thành phẩm, đồng thời đống vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm. Trong công nghiệp để cắt các bán thành phẩm ta sử dụng các loại máy cắt để cắt các đường chi tiết của sản phẩm theo những đường đã được sang dấu từ sơ đồ cắt lên lá mặt của bàn vải, hoặc cắt theo sơ đồ giác mẩu được vẽ trên máy hệ Accumark, sao cho các chi tiết của sản phẩm phải đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật và được cấp phát kịp thời cho công đoạn may. Vì vậy trong quá trình cắt phải đảm bảo các yêu cầu sau: Bám sát quy trình công nghệ sản xuất. Khâu kiểm tra chất lượng phải được tiến hành sau mỗi bước công việc bằng cách tự kiểm tra và cán bộ kỹ thuật kiểm tra. Các bán thành phẩm phải được cắt chính xác đảm bảo kỹ thuật. Quản lý tốt đầu vào ở quá trình trải vải và thu hồi đầu tấm để tránh lãng phí nguyên liệu. Công đoạn may: Đây là công đoạn chiếm khối lượng công việc lớn nhất trong quá trình phân công sản phẩm từ 75-80% vì vậy nó quyết định năng suất chất lượng của toàn bộ cơ sở mỗi khi đưa vào sản xuất một mã hàng mới. Công đoạn này có thể coi như một đơn vị thi công bản thiết kế dây chuyền may do mỗi loại mặt hàng nghĩa là tổ chức sản xuất (TCSX) bằng cách bố trí thiết bị công cụ trên một diện tích nhà xưởng nhất định, phân công lao động cụ thể, điều hành và giám sát quá trình sản xuất đồng thời có thể TCSX khi bản thiết kế dây chuyền chưa hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất nhịp nhàng. Quá trình gia công một sản phẩm may mặc có thể phân tích nhỏ thành nhiều nguyên công vì vậy nó có tổ chức sản xuất theo dây chuyền rõ rệt nhất, xác định được thời gian trung bình của dây chuyền và phần lớn các nguyên công có thể gia công cùng lúc. Có thể phân công lao động chuyên môn hoá hẹp đến mức các nguyên công, nghĩa là: một lao động có thể chỉ thực hiện một nguyên công cũng có thể thực hiện một số nguyên công. Công đoạn hoàn thành sản phẩm: Công đoạn hoàn thành sản phẩm là khôi phục lại chất lượng sản phẩm sau khi đã qua sản xuất các khâu trước đó( phục hồi lại chất lượng mặt vải, chất lượng đường may). Đồng thời trang trí, gấp, đóng gói, đạt tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc trưng bày sản phẩm bảo đảm dể kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm cuối cùng, giử gìn bảo quản xuất nhập hàng hoá thuận tiện. III. Các phương thức sản xuất trong may công nghiệp. Tổng quát: Căn cứ vào kết cấu của các bước công việc tiến hành triển khai sản xuất mã hàng người ta phân loại sản phẩm may mặc trong công nghiệp ra làm 3 loại: Sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng sẳn. Sản phẩm tự sản xuất để xuất khẩu phục vụ thị trường nội địa. Sản phẩm sản xuất theo truyền thống( mặt hàng luân lưu ). Từ các loại trên mà người ta định ra 3 phương thức sản xuất trong may công nghiệp : Phương thức sản xuất dưới hình thức gia công. Phương thức sản xuất dưới hình thức tự sản tự tiêu. Phương thức sản xuất dưới hình thức truyền thống( mặt hàng luân lưu). Các phương thức sản xuất: Phương thức sản xuất dưới hình thức gia công theo đơn đặt hàng: Đặc trưng của phương thức này là kiểu cách của các sản phẩm được khách hàng đặt trước. Phương án chia làm 2 loại: Loại thứ nhất: Sản phẩm đặt gia công được khách hàng gửi kèm theo mẫu chuẩn, các văn bản, tài liệu kỹ thuật, cùng các loại mẫu cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất. Với loại này, các cơ sở sản xuất chỉ việc nhận và kiểm tra nguyên phụ liệu, mẩu mã, dịch và đối chiếu tài liệu với thực tế, sau đó chế thử, chuẩn bị kỹ thuật và công nghệ để đưa vào sản xuất. Loại thứ hai: Dạng sản phẩm được đặt gia công theo mẩu chuẩn với thông số kích thước do khách hàng yêu cầu. Ngoài ra không có một văn bản, tài liệu kỹ thuật hoặc mẩu mã nào khác kèm theo. Với loại này cơ sở sản xuất phải dựa vào mẩu chuẩn cùng bản thông số, kích thước để nghiên cứu ra mẩu, nhảy mẩu, chế thử, lên định mức và ra các văn bản kỹ thuật cần thiết rồi mới triển khai đưa vào sản xuất( với phương thức sản xuất này bao giờ khi triển khai sản xuất cũng phải được khách hàng đồng ý, thông qua chuyên gia). Ưu điểm của phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng là: Triển khai sản xuất được nhanh. Không phải lo đầu vào đầu ra. Vốn đầu tư sản xuất thấp, chủ yếu dựa vào tài sản cố định là chính. Nó có những nhược điểm sau: Bị động trong kế hoạch sản xuất do việc tập kết nguyên phụ liệu đôi khi không đồng bộ. Lợi nhuận thấp. Thiếu tính tự chủ kinh doanh. Sản xuất chủ yếu dựa vào bạn hàng đôi khi gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người lao động. Phương thức sản xuất dưới hình thức tự sản, tự tiêu: Đặc trưng của phương thức này là các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu sử dụng của thị trường trong nước (nếu là mặt hàng nội địa) và ngoài nước (nếu là mặt hàng xuất khẩu). Trên cơ sở tiếp thị, bộ phận sáng tác mẩu mốt của cơ sở thiết kế và đưa ra những mẩu mã phù hợp để chào hàng. Sau khi mẩu hàng đã được thị trường tiếp nhận(tức là đã có nơi tiêu thụ) thì tiến hành lập dự án sản xuất, tính toán cân đối đầu vào, đầu ra và nhất là lợi nhuận. Sau đó sản xuất thử và thiết lập toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu kỹ thuật… để phục vụ cho các công đoạn sản xuất chính( khi định sản xuất phục vụ thị trường nào thì bộ phận ra mẩu phải nghiên cứu hệ thống cở số theo nhân chủng học của thị trường đó). Ưu điểm của phương thức tự sản tự tiêu là: Chủ động về kế họach sản xuất kinh doanh. Sử dụng được một số nguồn vật tư trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá thành hạ. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh . Lợi nhuận cao. Luôn đảm bảo công ăn, việc làm cho người lao động với thu nhập cao. Nhưng phương thức này cũng có những nhược điểm: Đầu tư ban đầu lớn. Dể thua lỗ khi thị trường tiêu thụ bị biến động về nhu cầu, giá cả và một số nguyên nhân khác. Giá thành sản phẩm phụ thuộc vào giá nguyên phụ liệu. Vậy với phương thức này các công tác tiếp thị và sản xuất mẩu chào hàng phải đặt lên hàng đầu. Luôn phải nghiên cứu thay đổi mẫu mốt để đáp ứng nhu cầu thời trang trong và ngoài nước. Phương thức dưới dạng sản xuất hàng truyền thống(luân lưu). Trưng của phương thức này là: kế hoạch sản xuất và số lượng được giao cho từng năm. Dự án thiết kế đã được chuẩn bị từ những năm trước. Vì vậy: Khi tiến hành sản xuất chỉ phải giải quyết những vấn đề phát sinh. Chẳng hạn: khổ vải thay đổi hoặc có sự thay đổi phụ liệu trên sản phẩm. Đưa thêm thiết bị tiên tiến, số lượng mặt hàng tăng hay giảm thì phải xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật. Loại mặt hàng truyền thống (uân lưu) chiếm đa số là loại sản phẩm như: Bảo hộ lao động, đồng phục trong quân đội… Loại phương thức này ở Việt Nam hiện nay còn rất ít doanh nghiệp sản xuất. Vì thị trường luôn luôn biến động thay đổi các mặt hàng cũng phải thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà mặt hàng này không đáp ứng được những yêu cầu đó cho nên không có khả năng phát triển như các mặt hàng khác. Hiện nay, trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc của Việt Nam các cơ sở sản xuất vẫn chủ yếu áp dụng phương thức sản xuất dưới dạng gia công. Nhưng bên cạnh đó một số cơ sở đã chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu được nhiều lô hàng đạt yêu cầu do chính cơ sở mình tự sản xuất và đã đạt được những thành công nhất định. Với phương thức tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu chính mà các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đang phấn đấu nhằm góp phần đưa ngành công nghiệp của Việt Nam lên một vị trí xứng đáng. IV. Các phương thức tổ chức sản xuất trong may công nghiệp. Tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất quần áo: Tính chu kỳ: Mục đích của quá trình sản xuất trong ngành may là tạo ra những chủng loại quần áo từ những vật liệu khác nhau phục vụ cho các đối tượng sử dụng( con người ) vừa mang tính chất mặc vừa, mặc đẹp, hợp thời trang. Quy trình chế biến ra sản phẩm bao giờ cũng bắt đầu từ khâu đầu chuẩn bị vải và kết thúc ở khâu phục hồi sản phẩm, trang trí sản phẩm để đảm bảo tiêu chuẩn quy định(phải trải qua 5 giai đoạn). Một chu kỳ của quy trình chế biến sản phẩm may mặc là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu công đoạn đầu cho tới khi kết thúc một công đoạn cuối của mã hàng vào chủng loại quần áo mức độ phức tạp và tính chất của loại nguyên liệu cấu tạo lên nó. Tính ổn định: Mổi mã hàng quần áo đều được tạo dựng nhờ những số đo trên cơ thể phụ thuộc đối tượng và toàn bộ quy trình công nghệ sản phẩm may mặc, cần hệ thống thành những nguyên tắc chung để vận dụng trong suốt QTSXQA. Sản phẩm may mặc tuy đa dạng, muôn hình, muôn vẻ về khoảng cách, cách trang trí nhưng cơ bản đều được cấu tạo từ những bộ phận phù hợp với cấu tạo của cơ thể và những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống con người. Đây là cơ sở để tạo ra sự ổn định có tính quy luật trong quá trình sản xuất. Tính độc lập nối tiếp của quá trình sản xuất: Căn cứ vào kết quả thu được một cách rõ ràng sau khi thực hiện các công việc chế tạo, quá trình sản xuất, các sản phẩm may mặc được phân thành 5 công đoạn, môĩ công đoạn cần tiến hành sản xuất độc lập nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Công đoạn trước làm nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp các điều kiện sản xuất cho công đoạn sau. Mặt khác phụ thuộc mỗi công đoạn để hoàn thành công việc chung thì nhiệm vụ sản xuất lại cần chia nhỏ ra thành những bước công việc thậm chí thành những nguyên công. Những bước công việc và những nguyên công đó được phân công cho các cá nhân tiến hành sản xuất độc lập trên một chổ làm việc và đồng thời hiệp tác với nhau để quá trình sản xuất đạt năng suất cao và đảm bảo chất lượng quy định. Tính cơ động của quá trình sản xuất: Xuất phát từ những tiêu chuẩn trên được chế biến hoàn chỉnh những sản phẩm may mặc đơn giản đến phức tạp cần tiến hành trong mọi điều kiện sản xuất cụ thể thuộc sản xuất thủ công đến cơ khí hoá, tự động hóa ở mức độ khác nhau, từ quy mô nhỏ nhất là sản xuất cá thể đến quy mô lớn nhất là thuộc công nghiệp hóa(hình thức: Công ty, Liên hiệp sản xuất vừa và nhỏ). Các phương pháp tổ chức sản xuất trong may công nghiệp: Do quá trình sản xuất hàng loạt và hàng khối trong ngành may công nghiệp nên có 2 phương pháp sau: Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền. Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền: Quá trình công nghệ được chia nhỏ thành nhiều bước công việc, nguyên công. Các bước công việc,nguyên công sắp xếp theo một trình tự hợp lý có thời gian bằng hoặc quan hệ bội số với nhau, nơi làm việc được chuyên môn hóa, đối tượng lao động(bán thành phẩm) đựơc dịch chuyển theo hướng nhất định với đường đi ngắn nhất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền. Đây là phương pháp sản xuất tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế nhiều mặt, tận dụng hết công suất của thiết bị, nhất là các thiết bị chuyên dùng, diện tích sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Điều kiện áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền: - Nhiệm vụ sản xuất phải tương đối ổn định(loại hình sản xuất hàng loạt). - Sản phẩm có kết cấu ổn định đảm bảo tính công nghệ cao. - Phải tổ chức phục vụ quản lý tốt dây chuyền. Cụ thể: + Cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ đúng quy cách, đúng số lượng và tuân thủ theo nhịp điệu quý định. + Giử gìn và chăm sóc thiết bị chu đáo. + Phân công và bố trí lao động hợp lý phù hợp với yêu cầu công nghệ. + Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra kỹ thuật, giám sát kỹ thuật của bước công việc trên dây chuyền. + Kế hoạch tiến độ sản xuất phải đảm bảo nhạy bén và đồng bộ. Căn cứ vào đặc tính của quy trình sản xuất quần áo đối chiếu với các điều kiện áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền. Nếu xét về bản chất thì quá trình chế biến từ nguyên liệu thành sản phẩm xuất xưởng trong may công nghiệp cũng coi như một dây chuyền sản xuất lớn. Nhưng xét toàn diện quy trình sản xuất ở công đoạn may đáp ứng các điều kiện của sản xuất dây chuyền, tất nhiên trong từng điều kiện cụ thể trên nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc403.doc
Tài liệu liên quan