Báo cáo Tình hình sử dụng vốn lưu động và một số biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thiết bị và chiếu sáng đô thị Hà Nội

Trong cơ chế thị trường vấn đề cạnh trang giữa các Công ty trong ngành là rất khốc liệt. Để Công ty cạnh tranh được với Công ty khác thì sự hiệu quả , tinh giảm của bộ máy quản lý là một vấn đề quan trọng làm giảm chi phí và làm tăng lợi nhuận cho Công ty . Trong thời gian thực tập tại Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội em thấy bộ máy quản lý của Công ty còn cồng kềnh( gồm 453 người), việc chỉ đạo của Giám đốc chưa được sát sao,theo em Công ty nên lập một phòng Marketing để xúc tiến công tác bán hàng. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty cho phép kết hợp giữa thủ công và công nghệ hiện đại là phù hợp nhưng trong tương lai để làm tăng thêm hiệu quả kinh doanh.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình sử dụng vốn lưu động và một số biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thiết bị và chiếu sáng đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty . Phần I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 25/3/ 1968 Ngày 22-5-1993 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng quyết định thành lập lại Nhà máy chiếu sáng theo quyết định số 292QĐ/TCNSDT . Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng số 702/TC -CBDT ngày 12/7/1995 Nhà máy chiêu sáng được đổi tên thành : Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội Trực thuộcTổng Công ty Máy Thiết bị công nghiệp Bộ công nghiệp có tên viết tắt là :HAPULICO. Tên tiếng Anh: HA NOI PUBLIC LINHTING ,CO. Có trụ sở chính đóng tại: 30 đường Hai Bà Trưng-Hà Nội Tổng vốn kinh doanh của Công ty đến ngày 1- 12 - 2000 (Đvị tính VND). - Tổng số vốn kinh doanh : 8.000.000 000( Tám tỷ) + Vốn lưu động: 4.320.000.000 + Vốn cố định : 3. 680.000.000 II. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 110001 thì Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ sản xuất và đo lường các sản phẩm phục vụ trong nươc và đáp ứng một phần cho xuất khẩu. Sản phẩm chính của Công ty là thiết bị chiếu sáng công cộng và chiếu sáng nội thất. Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Trải qua quá trình hoạt động hơn 30 năm với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, hàng loạt các Công ty trong nghành bị đình trệ thì hoạt động sản xuất của Công ty vẫn duy trì ổn định, sản phẩm của Công ty vẫn được tín nhiệm đối với thị trường trong và ngoài nước. Năm 1999 sản phẩm của Công ty tiêu thụ trong nước là 81% và xuất khẩu là 19 % . Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn ổn định và phát triển đời sống cán bộ , công nhân viên ngày càng được nâng cao , góp phần vào sự nghiệp Xây dựng và bảo vệ đất nước. III. Tổ chức bô máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 1. Tổ chức bộ máy quản lý . Về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thì người đứng đầu là Giám đốc : là người chịu trách nhiệm trực tiếp và người điều hành chung mọi lao động trong Công ty, giúp việc cho giám đốc có 3 Phó giám đốc. - Phó giám đốc kỷ thuật : Là người giúp Giám đốc về mặt kỹ thuật của quá trình sản xuất là người chỉ đạo các phòng ban trong Công ty. - Phó giám đốc sản xuất. Giúp giám đốc về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ghiệp , quản lý máy móc thiết bị trong phân xưởng và nguyên liệu đưa vào chế biến cho đến khi tạo ra sản phẩm . - Phó giám đốc sản xuất kinh doanh. Là người chịu trách nhiệm như chỉ đạo việc nắm bắt nhu câù thị trường , có nhiệm vụ quảng cáo giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm , quản lý trực tiếp và cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có kế toán trưởng (được giới thiệu ở phần sau) . * Để giúp Ban giám đốc quản lý chặt chẽ và hiệu quả tới các phân xưởng còn có các phòng ban chức năng gồm: - Phòng thiết kế. (gồm 8 người) nhận nhiệm vụ của giám đốc thông qua Phòng kế hoạch để thiết kế sản phẩm mới. Hiệu chỉnh lại bản vẽ sản phẩm cũ , tiến hành kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất xem có phù hợp không . Các bản vẽ sau khi hoàn thành sẽ giao cho Phòng công nghệ. -Phòng công nghệ. (12 người) Lập quy trình công nghệ chuẩn bị dụng cụ phương tiện để gia công từ khâu đầu đến khâu cuối. -Phòng cơ điện: (11 người) Quản lý tất cả các thiết bị , lập kế hoạch sửa chữa và cơ điện , sản xuất các chi tiết thay thế. -Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) (15 người) Kiểm tra chất liệu từ khâu đầu đến khâu cuối (từ vật liệu đến sản phẩm .) -Phòng kế hoạch kinh doanh (13 người): tìm nguồn hàng làm hợp đồng lập kế hoạch sản xuất theo năm , tháng. - Phòng tổ chức lao động . Quản lý lao động bố trí lao động toàn Công ty . - Phòng thiết kế cơ bản (10 người) quản lý sửa chữa nhà xưởng . - Phòng hành chính quản trị : (20 người) thực hiện các công tác liên quan đến văn thư , quản lý con dấu theo chế độ hiện hành. - Phòng bảo vệ: (12 người) Bảo vệ chinh trị - kinh tế .PCCC… - Phòng y tế: (4 người) có nhiệm vụ cấp cứu khi có tai nạn xảy ra, khám sức khỏe định kỳ , phòng dịch .. 2. Tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty . Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chiếu sáng công cộng và chiếu sáng nội thất do vậy Công ty mang đặc điểm chung của một doanh nghiệp sản xuất . Ngoài ra còn mang đặc thù riêng của một doanh nghiệp cơ khí . Do vậy, việc tổ chức sản xuất của Công ty như sau: * Cơ cấu Lao động của Công ty (đơn vị tính : Người) Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Trực tiếp 182 194 218 300 Gián tiếp 245 239 218 153 Tổng số 427 433 436 453 Với trình độ như sau: + Trình độ đại học : 75 người + Công nhân kỹ thuật : 300 người. Trong đó trình độ cấp bậc như sau: + Công nhân bậc 7 : 62 người + Công nhân bậc 6 : 86 người + Công nhân bậc 5 : 50 người + Công nhân bậc 4 : 64 người + Công nhân bậc 3 : 30 người + Công nhân bậc 2 : 8 người * Tình hình tổ chức sản xuất như sau: Công ty tổ chức thành 8 phân xưởng sản xuất trước đây chỉ có Phân xưởng cơ khí I, II, nhiệt luyện là phân xưởng chính đến nay tất cả các phân xưởng đều là phân xưởng chính . Tổ chức sản xuất ở xưởng : Đứng đầu phân xưởng là quản đốc, sau đó đến Phó Quản đốc và một nhân viên kinh tế Trong phân xưởng được chia thành nhiều tổ, đứng đầu là tổ trưởng , tổ phó, nhân viên.. * Sơ đồ qui trình sản xuất các sản phẩm . Các yếu tố đầu vào Kho kim khí Phân xưởng Khởi phẩm PXI, PXII; PX dụng cụ , PX cơ điện Tiêu thụ Phân xưởng bao gói Kho thành phẩm PX nhiệt luyện PX Mạ VI. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty . Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1 Tổng giá trị sản lượng 12.701,9 10.680 9.970, 9 2 Tổng doanh thu 16.477 12.299 15.000 3 Nộp ngân sách 705 790 850 4 Lãi 60 50 68 5 Thu nhập b/q người LĐ 0,7294 0,75 0,724 Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả kinh tế của các hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Qua bảng số liệu trên cho thấy: Về doanh thu và lợi nhuận năm 1998 so với năm 1999 giảm đáng kể do năm 1999 Nhà nước áp dụng Luật Thuế GTGT 10% thay vì trước đây chỉ nộp thuế doanh thu 10% mà doanh nghiệp không được điều chỉnh giá bán do đó ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán. Vào năm 2000 doanh thu đạt 15000 triệu đồng và lãi là 68 triệu , nguyên nhân là do Công ty không chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống mà còn mở rộng sản xuất các mặt hàng khác và ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu. V. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán kế toán tại Công ty . 1/ Tổ chức bộ máy kế toán . Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội có địa bàn hoạt động tập trung tại một địa điểm . Thêm vào đó với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh như trên nên Công ty tổ chức công tác kế toán tập trung. Mọi Nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh tại Phòng kế toán của Công ty , tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra và lập các chứng từ nộp phòng kế toán của Công ty. Hình thức này rất phụ hợp với Công ty để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng cùng với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán của Công ty. - Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và chịu sự chỉ đạo kiểm tra về mặt chất lượng của kế toán trưởng cấp trên khác, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo chung mọi hoạt động kinh tế tài chính và phân tích kết quả hoạt động tài chính kinh tế của Công ty. + Quyền hạn: Phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán trong đơn vị , có ý kiến tuyển dụng nâng cấp thuyên chuyển , khen thưởng kỷ luật… - Kế toán tổng hợp kiêm TSCĐ : Ngoài nhiệm vụ ghi chép phản ánh tình hình biến động của TSCĐ trong Công ty còn có nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến toàn đơn vị , ghi chép tình hình tăng giảm TSCĐ , tỉnh toán và phân bổ khấu hao hàng tháng. Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn TSCĐ , tính toán và phân bổ khấu hao hàng tháng.Tổ chức hạch toán kế toán , tổng hợp thông tin tài chính của Công ty vào sổ cái và lập các báo cáo tổng hợp. - Kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội và thanh toán: Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép , theo dõi thanh toán tiền lương và BHXH cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Kế toán nguyên vật liệu : Tổ chức ghi chép phản ánh tình hình xuất- nhập nguyên vật liệu, tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tình giá thành cho toàn Công ty theo từng loại sản phẩm , từng hợp đồng kinh tế . - Kế toán thanh toán ngân hàng kiêm thanh toán công nợ: thực hiện việc theo dõi thanh toán với ngân hàng , theo dõi sổ kế toán về công nợ và thanh toán công nợ với bên ngoài. - Thủ quỹ: Theo dõi và kiểm tra các chứng từ để làmg căn cứ tiến hành nhập - xuất quỹ . Ngoài ra còn theo dõi tài khoản thanh toán tạm ứng. -Kế toán tiêu thụ và XĐ KQKD kết hợp cùng kế toán kho thành phẩm nắm được tình hình nhập - xuất tiêu thụ sản phẩm , theo dõi tình hình tiêu thụ cập nhật hóa đơn chứng từ hàng ngày, theo dõi các thủ tục thanh toán qua Ngân hàng cập nhật công nợ về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lập các báo cáo kế toán theo đúng chức năng tiến hành hàng tháng , quí phân tích hình hình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tìm ra nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu đề suất để tiệu thụ tốt hơn . Kế toán trưởng KT tổng hợp kiêm TSCĐ KT tiêu thu xác định KQKD Kế toán các nguồn vốn KT Tiền lương BHXH và thanh toán Kế toán vật liệu Kế toán chi phí SXVà tình GTSP Thũ quỹ Nhân viên kế toán phân xưởng 2/ Hình thức kế toán sử dụng tại Công ty Hình thức kế toán được Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ (NKCT) là kết hợp của việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống , giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết , giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu lập báo cáo cuối tháng . Công ty sử dụng hệ thống các NKCT , bảng kê, sổ cái và bảng phân bổ tương đối đầy đủ . Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ quỹ Bảng kê NKCT Số thẻ chi tiết BCTC Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái (2) (6) (7) (4) (7) (4) (1) (1) (4) (1) (3) Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu , kiểm tra (1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ hợp lệ để ghi vào các NKCT liên quan ( hoặc các bảng kê, bảng phân bổ sau đó mới ghi vào NKCT.) (2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong các NKCT , bảng kê thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết. (3) Các chứng từ thu , chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ , sau đó được ghi vào các NKCT và bảng kê liên quan , rồi từ các NKCT được ghi vào sổ cái. (4) Cuối tháng căn cứ vào số liệu bảng phân bổ để ghi vào các NKCT và bảng kê liên quan , rồi từ các NKCT ghi vào sổ cái. (4) Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết. (6) Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán liên quan (7) Tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán . Ngoài ra để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình Phòng kế toán tài chính còn có sự giúp đỡ của Ban Giám đốc , các phòng ban liên quan . Do vậy Phòng kế toán có mối quan hệ mật thiết với các Phòng ban liên quan trong doanh nghiệp như: Phòng kế hoạch , Phòng tổ chức lao động … - Niên độ kế toán Công ty bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 - Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phần II. Tình hình hoạt động của Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội trong những năm gần đây (1997 - 2000) I. Tổng giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành các hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định . Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản trong một doanh nghiệp . Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ta phải có cách thức và biện pháp quản lý phù hợp . Trước tiên ta đi xem xét về tài sản và nguồn hình thành tài sản qua bảng số liệu sau: 1/ Tổng giá trị tài sản. Chỉ tiêu Năm 1998 1999 2000 - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 10.281.265.255 12.383.743.487 13.550.772.057 + Vốn bằng tiền 328.076.724 496.107.455 244.099.175 + Các khoản phải thu 3.675.121.057 3.149.214.493 2.842.131.178 + Hàng tồn kho 6.056.2.63.142 8.564.333.617 10.448.946.397 + Tài sản lưu động khác 156.772.572 174.097.922 15.595.307 -TSCĐ và đầu tư dài hạn 4.921.276.848 4.580.193.665 4.262.632.457 + TSCĐ hữu hình 4.921.276.848 4.580.193.665 4.262.632.457 + Nguyên giá 14.316.066.726 14.357.783.081 14.407.544.433 + Giá trị hao mòn lũy kế -9.394.789.878 -9.777.589.416 -10.144.911.986 Tổng cộng 15.202.542.103 16.963.937.152 17.813.404.514 Từ hàng số liệu trên cho thấy biến động tài sản của Công ty qua các năm là tương đối lớn . Cho đến 31/12/2000 tài sản lưu đồng và đầu tư ngắn hạn là 13,5 tỷ đồng chiếm gần 80% , tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm hơn 20% tương đương 4,3 tỷ đồng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : Qua bảng số liêu trên cho thấy Công ty chỉ có TSCĐ hữu hình ,mà trị giá máy móc từ lâu đời đến nay đã khấu hao hết mà vẫn còn hoạt động. Chỉ tiêu Năm TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho 1998 10.281.265.255 6.056.263.142 58% 1999 12.383.743.487 8.564.333.617 69% 2000 13.550.772.057 10.448.946.397 77% Qua bảng số liêu trên cho thấy vấn đề nổi cộm của Công ty là tồn kho chiếm tỷ trong tương đối lớn và ngày càng tăng trong TSLĐ như năm 1998 là58% nhưng tới năm 2000 là77%, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới vòng quay vốn lưu động. 2. Nguồn hình thành tài sản. Chỉ tiêu Năm 1998 1999 2000 - Nợ phải trả 6.642.124.616 8.196.252.295 9.334.290.136 - Nợ ngắn hạn 6.642.124.616 8.196.252.295 9.334.290.136 _ Nợ dài hạn - Nguồn vốn chủ sở hữu 8.560.417.487 8.767.684.857 8.479.114.378 Tổng cộng 15.202.542.103 16.963.937.152 17.813.404.514 Qua số liêu trên cho ta thấy nợ của Công ty hầu hết là nợ ngắn hạn đến 31/12/2000 là 9,3 tỷ chiếm 52 % tổng nguồn vốn . Điều đó cho thấy Công ty luôn phải lo trả nợ do đó nó ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp . II. Tình hình quản lý và một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý vốn lưu động tại Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội (1998 - 2000) 1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động Trong bộ phận tài sản lưu động của Công ty có thể được chia thành. + Tài sản lưu động trong sản xuất bao gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu…và một bộ phận là những sản phẩm dở dang đang trong qúa trình sản xuất . + Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm : sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ , vốn bằng tiền ,vốn trong thanh toán (nợ phảit thu) NĂM chỉ tiêu 1998 Tỷ lệ % 1999 Tỷ lệ % 2000 Tỷ Lệ % a. tàI SảN LƯU Động 10.294.854.55. 100 11.239.557.53 100 12.976.396.83 100 I.TSLĐ trong sản xuất 4.128.153.960 40 43.790.595.44 9 487.442.590 38 1.Vật liệu tồn kho 2.654.337.392 2.269.516.112 1.698.864.668 2.CCDC tồn kho 455.814.725 373.054.652 299.900.850 3. Chi phí sXkd dỡ dang 1.018.001.843 1.736.488.780 2.875.660.382 II. TSld trong lưu thông 6.166.700.675 60 6.860.497.979 61 8.101.970.933 62 1. Vốn bằng tiền 328.076..724 496.107.455 244.099.175 2. Thành phẩm tồn kho 2.217.506.931 4.185.264.073 5.574.520.497 + Hàng gửi bán 3. Nợ phải thu 3.621.116.980 2.179.126.451 2.283.351.261 Qua bảng số liệu trên cho thấy sự biến động về tài sản lưu động qua các năm là tương đối lớn, tỷ trọng tài sản lưu động trong lưu thông rất lớn trung bình từ năm 1998 - 2000 là 61 % . Trong tài sản lưu động ,TSLĐ trong sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng giảm còn TSLĐ trong lưu thông ngày càng tăng mạnh chứng tỏ sản phẩm của Công ty sản xuất ra còn chưa tiêu thu được , về vốn bằng tiền và nợ phải thu qua các năm cho thấy giảm nhẹ . Năm 1998 về vốn bằng tiền là : 3.280.076.724 tới cuối năm 2000 còn 244.099.175. Nợ phải thu năm 1998 là 3,6 tỷ năm 2000 còn 2,2 tỷ điều đó cho thấy một khối lượng lớn vốn bị chiếm dụng làm ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp . 2. Một số chỉ tiêu đánh giá thực tế Quản lý sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. Doanh thu thuần 15.762.989.090 11.740.98.588 13.348.860.437 2. Vốn lưu đồng bình quân 11.317.762.948 11.541.856.774 12.818.533.768 3. Giá trị tổng sản lượng 12.701.900.000 10.680.000.000 9.970.900.000 4. Tổng lợi nhuận 62.438.730 50.123.484 68.728.424 5. Tổng tài sản lưu động 10.281.265.255 12.383.743.487 13.550.772.057 6. Nợ ngắn hạn 6.642.124.616 8.196.252.295 9.334.290.136 7. Vốn KD bình quân 16.264.703.045 16.302.480.650 17.239.946.829 8. Vòng quay toàn bộ vốn ( 1 ; 7 ) 0,97 0,72 0,77 9. Vòng quay vốn lưu động (1 : 2) 1,4 1,01 1,04 10. Kỳ luân chuyển vốn lưu động ( 360 : 9) 257 356 346 11. Mức sinh lời của vốn lưu động ( 4 : 2) 0,006 0,004 0,005 12 Khả năng thanh tóan hiện thời ( 5 : 6 ) 1,55 1,5 1,45 * Nhận xét: -Về vòng quay toàn bộ vốn của Công ty từ năm 1998 đến năm 2000 trung bình là 0,82 vòng / năm mà trung bình của ngành là 2,5 vòng trên năm . Như vậy vòng quay toàn bộ vốn của Công ty là quá thấp - Vòng quay vốn lưu động trung bình qua 3 năm là 1, 15 vòng / năm như vậy là tương đối thấp qua ba năm thì số vòng quay ngày càng giảm , tương đương kỳ luận chuyển trung bình là 313 ngày / 1 vòng. - Mức sinh lời của vốn lưu động thể hiện một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Qua bảng số liệu trên cho thấy mức sinh lời của vốn lưu động qua các năm là tương đối thấp đặc biệt là vào năm 1999 chỉ có 0,4 % nguyên nhân là do Nhà nước áp dụng Luật thuế GTGT nên lợi nhuậm giảm . - Khả năng thanh toán hiện thời : Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp .Qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là tương đối tốt trung bình là 1,5 lần. Phần III Một số đánh giá chung và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội . I. Đánh giá chung 1/ Cơ cấu tổ chức của Công ty Trong cơ chế thị trường vấn đề cạnh trang giữa các Công ty trong ngành là rất khốc liệt. Để Công ty cạnh tranh được với Công ty khác thì sự hiệu quả , tinh giảm của bộ máy quản lý là một vấn đề quan trọng làm giảm chi phí và làm tăng lợi nhuận cho Công ty . Trong thời gian thực tập tại Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội em thấy bộ máy quản lý của Công ty còn cồng kềnh( gồm 453 người), việc chỉ đạo của Giám đốc chưa được sát sao,theo em Công ty nên lập một phòng Marketing để xúc tiến công tác bán hàng. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty cho phép kết hợp giữa thủ công và công nghệ hiện đại là phù hợp nhưng trong tương lai để làm tăng thêm hiệu quả kinh doanh. 2/ Vấn đề sử dụng vốn lưu động tại Công ty . Hàng tồn kho của Công ty qua các năm ngày càng tăng do đó Công ty còn một lượng lớn vốn bị đọng lại, làm cho Công ty thiếu vốn, do đó Công ty phải đi vay để tiếp tục hoạt động sản xuất. Vấn đề này nguyên nhân là do Công ty chưa đẩy mạnh công việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm , Nợ phải thu qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Năm 1998là 3,7 tỷ, năm 2000 là 2,8 tỷ) . Điều đó cho thấy Công ty phảỉ bỏ ra một lượng chi phí lớn hàng năm để đòi nợ nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. II/ Một số đề xuất : 1, Tiếp tục đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù hiện nay máy móc của Công ty còn lạc hậu nhưng về cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất của Công ty. Vì vậy trong những năm trước mắt, để phát huy tối đa hiệu quả sản xuất, giảm sản phẩm hỏng. Công ty nên có chế độ bảo dưỡng thường xuyên đúng kỳ hạn, để tránh tình trạng hư hỏng trước thời hạn. Từ chỗ nâng cao được chất lượng của sản phẩm sẽ làm cho uy tín của Công ty ngày càng tăng, do đó có thể góp phần vào việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu. Như vậy nó sẽ góp phần vào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. 2, Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng. Công ty nên thiết lập hệ thống đại lý phân phối trên diện rộng,để giới thiệu và quảng cáo mặt hàng. -Công ty cần năng động hơn trong việc thực hiện đa dạng các hình thức thanh toán, tăng cường kỷ luật thanh toán: Công ty có thể áp dụng các hình thức thanh toán : tiền mặt, séc, ngân phiếu,... tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Có như vậy thì công ty đẩy mạnh được tiêu thụ sản phẩm do đó sẽ làm cho khối lượng hàng tồn kho sẽ giảm và làm cho tài chính của doanh nghiệp thêm vững mạnh. 3, Vấn đề bảo toàn vốn. -áp dụng chiết khâu bán hàng: Nhằm thúc đấy khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế việc thanh toán chậm, nợ nần dây dưa. Trước mắt việc định ra tỷ lệ chiết khấu bán hàng có thể căn cứ vào lãi xuất vay vốn ngân hàng vì khi cho khách trả chậm trong thời gian chờ đợi khách trả tiền thì Công ty phải đi vay vốn đề tiếp tục sản xuất kinh doanh vậy việc bớt cho khác hàng một số tìên nhỏ hơn hoặc bằng tiền lãi vay vốn để có thể thu được tiền ngay vẫn có lợi hơn là đợi khách trả toàn bộ số tiền trong khoảng thời gian đó, công ty phải đi vay và chịu lãi xuất -Thực hiện chiết khâu , tặng quà cho khách hàng nào làm tốt công tác thanh toán: hàng tháng quý Công ty nên lập bảng theo dõi tình hình công nợ cho từng khách hàng qua đó đối chiếu lựa chọn ra những khách hàng làm tốt công tác thanh toán và tiêu thụ cho công ty nhiều sản phẩm cho hưởng một khoản giảm trừ nhất định tính trên tổng số tiền khách hàng đã thanh tóan, tốt nhất là thực hiện cho từng quý sau đó Công ty có thể tổ chức hội nghị khách hàng để thông báo quyết định hôí khấu nhằm khích lệ khách hàng thanh tóan và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tạo mối quan hệ thân mật và gắn chặt giữa Công ty và khách hàng. 4. Xác định nhu cầu thị trường: Có thể nói thị trường là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nên kinh doanh mặt hàng gì? số lương bao nhiêu? phương thức bán ra sao? tất cả đều do thị trường quyết định. Hiện nay, tình hình kinh doanh trên thị trường ngày một khó khăn, tình trạng: Mặt hàng chiếu sáng cung lớn hơn cầu, sức mua giảm dần làm cho việc tiêu thụ hàng hoá của Công ty gặp nhiều chở ngại, hàng hoá tiêu thụ chậm. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên thị trường hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế cùng kinh doanh mặt hàng chiếu sáng. Vì vậy mà cạnh tranh diễn ra rất gay gắt trên nhiều mặt, như giá cả, chất lượng, hàng giả, hàng thật lẫn lộn … mà với tư cách là một doanh nghiệp Quốc doanh Công ty không thể làm như vậy. Đặc biệt trên thị trường hiện nay xuất hiện một số đơn vị kinh doanh mặt hàng chiếu sáng chất lượng kém lại bán với giá rẻ nên nhiều đơn vị cá nhân khác vì thiếu hiểu biết hoặc ham rẻ mà mua, đã gây bất lợi lớn cho Công ty trong việc vừa đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhưng vừa đảm bảo tiêu thụ được nhiều hàng. Với điều kiện khách quan khó khăn như vậy đòi hỏi Công ty cần phải tìm mọi cách chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường. Có như vậy Công ty mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình, mua và bán đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, giải quyết tốt hơn đời sống cho cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác, Công ty cần phải khai thác triệt để thế mạnh của mình vào việc nắm bắt thông tin thị trường từng vùng, từ đó biết được nơi nào tiêu thụ nhanh, nơi nào tiêu thụ chậm, nơi nào cần điều chuyển thêm hàng hoá đến bán … Nhằm đẩy mạnh vòng quay của vốn, tăng tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh và tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty. Việc ứng dụng các chính sách về Marketing trong bán hàng của Công ty cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tăng lượng tiêu thụ. Chẳng hạn trong chính sách sản phẩm và giá cả thì Công ty bên cạnh việc duy trì những mặt hàng chiếu sáng chất lượng đồng thời cũng phải xem xét chính sách giá cả sao cho hợp lý đảm bảo cả Công ty và người mua đều có thể chấp nhận được. Điều này có nghĩa là Công ty cần có những chính sách mềm dẻo, uyển chuyển phù hợp với nhu cầu thị trường. Tóm lại, để làm tốt công tác thị trường, Công ty nên đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên viên riêng có trình độ cao để tư vấn các vấn đề về thị trường. Đồng thời, bản thân đội ngũ chuyên viên đó phải nhanh nhạy nắm bắt, dự đoán được mọi diễn biến trên thị trường và phân tích trực tiếp thị trường. Kết luận Trên đây là tóm lượng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35693.DOC
Tài liệu liên quan