Báo cáo tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt nam - VIB

Mục tiêu hàng năm của ngân hàng là tăng lợi nhuận và giá trị cổ phiếu, vì vậy để đạt được mục tiêu lợi nhuận, không có nghĩa là phải đẩy dư nợ tín dụng tăng lên tương ứng mà nhiệm vụ của ngân hàng là phát triển các dịch vụ đa dạng, với chất lượng cao để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng về tiền gửi, tiền vay, thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ.

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt nam - VIB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiền gửi tiết kiệm 196,3 456,6 484,6 246,8% 106,1% Tiền gửi của các TCKT 21,4 196,9 161,1 752.8% 81,8% Tổng 482,6 1.241,2 1.276,1 264,4% 102,8% (Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ VI) Tổng nguồn tiền huy động tính đến thời điểm 31/12/2001 đạt 1276,1 tỷ đồng, chỉ tăng 2,8% so với thời điểm 31/12/2000.Trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 6,1%( chủ yếu là các khoản tiết kiệm bằng đồng VND).Nguồn tiền USD huy động được chưa có phương án sử dụng hiệu quả nên tạm thời vẫn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, đổi lấy đồng VND đáp ứng yêu cầu kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán. Nếu xem xét các con số chúng ta nhận thấy rằng tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 18,1%, chủ yếu là do Bưu Điện Tp Hồ Chí Minh giảm tiền gửi thanh toán, tính đến thời điểm ngày 31/12/2001 số dư tiền gửi thanh toán bằng đồng VND tại Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã giảm từ 87,1 tỷ đồng xuống con 35,8 tỷ đồng. Sau sự biến động về nhân sự, ngân hàng đã chủ động áp dụng các biện pháp nhằm ổn định hoạt động, giữ vững uy tín với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác.Đó là: Từng bước tiếp cận với các bạn hàng lớn như Tổng công ty Bưu chính và viễn thông, Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty Điện lực,...và các doanh nghiệp khác thuộc Tổng công ty 90-91 Củng cố và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng truyền thống như Bưu điện Tp Hồ Chí Minh, công ty FPT,.. Luôn theo dõi chặt chẽ, nắm bắt diễn biến lãi suất trên thị trường, chú trọng công tác tiếp thị khách hàng, kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động đúng yêu cầu cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh. Mở rộng mạng lưới hoạt động để từng bước chiếm lĩnh thị phần kinh doanh song song với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng... 2.2.2.Hoạt động tín dụng Sử dụng vốn là khâu cuối cùng, quyết định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua Ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế Việt Nam(VIB) đã có những chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời, góp phần từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, biểu hiện cụ thể qua bảng sau: Tình hình sử dụng vốn qua các thời điểm (Đơn vị:Tỷ VND) Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 So với các năm 1999 2000 Tổng dư nợ 482,6 1241,2 1276,1 264,4% 102,8% Doanh số cho vay 233,1 506,2 621,5 266,6% 122,7% (Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ VI) Như vậy dư nợ đã tăng liên tục qua các năm.Tổng dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2001 đạt 612,5 tỷ, tăng 23,2% so với thời điểm 31/12/2000.Dư nợ trung và dài hạn chiếm 32,5% trong tổng dư nợ, tăng 38,1% so với đầu năm.Trong đó dư nợ tại hội sở đạt 440 tỷ đồng( tăng 45,1%), chủ yếu tăng mạnh vào dịp cuối năm, do nhu cầu vay vốn để thanh toán L/C nhập khẩu và dự trữ hàng tết.Tại chi nhánh Tp Hồ Chí Minh, dư nợ tính đến ngày 31/12/2001 là 181,5 tỷ đồng( giảm 9,8%). Thống kê về nợ quá hạn (Đơn vị: Tỷ VND) 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 So với các năm 1999 2000 - 0,8% + 0,13% (Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ VI) Nợ quá hạn toàn hệ thống VIB tại thời điểm 31/12/2001 là 7,1 tỷ đồng( kể cả nợ chờ xử lý) chiếm 1,1% tổng dư nợ.Trong đó nợ quá hạn tại hội sở là 4,0 tỷ đồng, tại chi nhánh Tp Hồ CHí Minh là 3,1 tỷ đồng.Tại hội sở đã có những biện pháp tích cực nhằm thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, những khoản khê đọng tại hội sở từ hơn 2 năm tính đến 31/12/2001 đã giảm từ 1727,8 triệu đồng đầu năm xuống còn 645 triệu đồng. Nhận xét về hoạt động tín dụng: Nhìn chung chất lượng tín dụng của VIB tăng trưởng chậm, số khách hàng mang tính ổn định và truyền thống không nhiều.Dư nợ tại hội sở tăng trưởng mạnh vào cuối năm, chủ yếu là cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn kinh doanh theo thời vụ cuối năm. Số lượng cán bộ tín dụng tại hội sở còn thiếu đã hạn chế đến việc phát triển khách hàng. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng nên chưa khai thác được tiềm năng của thị trường, đặc biệt là mảng thị trường phù hợp với các NHTMCP. Tại chi nhánh, việc thẩm định và trình duyệt hồ sơ vay vốn còn sơ sài.Thủ tục thiết lập tài sản đảm không đúng theo quy định.Việc cho vaytín chấp đối với cán bộ nhân viên khi chưa có quy định của VIB, mức cho vay và thời hạn thiếu hợp lý.Cán bộ tín dụng hoặc chưa tôn trọng đúng mức các nguyên tắc về cho vay hoặc năng lực còn hạn chế. Vì vậy, dẫn đến chất lượng tín dụng không cao, số nợ có khả năng chuyển thành nợ quá hạn lớn.Để giải quyết những tồn đọng trước đây, duy trì những khách hàng tiềm năng cùng với việc phát triển các khách hàng mới là một nhiệm vụ hết sức nặng nề của chi nhánh Tp Hồ Chí Minh. Với sự thay đổi nhân sự ở cả vị trí giám đốc và trưởng phòng tín dụng, công việc bàn giao sẽ rất phức tạp.Với sự chỉ đạo kiên quyết và kịp thời của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, ngân hàng đã tiếp nhận và bổ sung các thành viên lãnh đạo mới tại chi nhánh, tổ chức đối chiếu, đánh giá và xác nhận các khoản nợ với khách hàng.Hiện nay chi nhánh đang triển khai giai đoạn hai của việc đối chiếu, trực tiếp xuống từng khách hàng xác nhận nợ.Hội sở thường xuyên tăng cường cán bộ, phối hợp cùng chi nhánh trong việc đối chiếu, đánh giá thực trạng các khoản nợ, hỗ trợ các phòng ban khác về nghiệp vụ. 2.2.3.Hoạt động giao dịch vốn trên thị trường liên NH. (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Tiền gửi tại các TCTD khác 110,78 440,38 517,88 Tiền vay từ các TCTD khác 163,03 350,16 358,21 (Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ VI) Nguồn vốn huy động bằng đồng VND đã được sử dụng tối đa để cho vay nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của khách hàng, vì vậy không thể tiếp tục đầu tư vào chứng từ có giá do lãi suất không hấp dẫn.Trong khi với nguồn USD huy động tạm thời chưa sử dụng đến, mặc dù gửi trên thị trường liên ngân hàng với lãi uất thấp hơn lãi suất huy động bình quân, nhưng đã được sử dụng linh hoạt để vay ại đồng VND với lãi suất hợp lý để tăng dư nợ cho vay bằng đồng VND và cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng thanh toán và uy tín của VIB.Số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tính đến ngày 31/12/2001 đã tăng 17%(75,2 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2000, mặc dù những xáo động về nhân sự có tác động đến mối quan hệ trên thị trường liên ngân hàng. 2.2.4.Hoạt động đầu tư liên doanh liên kết. Tổng số vốn góp cổ phần, liên doanh liên kết tính đến ngày 31/12/2001 là 4,7 tỷ đồng, ngoài phần góp vốn với ngân hàng cổ phần Gia Định, công ty Itraco do chuyển nhượng từ ngân hàng Mêkông sang hoạt động chưa có lãi, thu nhập cổ tức đạt 622,4 triệu đồng năm 2001, thu 4,5 tỷ đồng tiền lãi do chênh lệch mệnh giá từ việc bán cổ phiếu của SACOM. 2.2.5.Hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2001 đã mở 316 L/C với giá trị 28,3 triệu USD(tăng 6,3%) so với năm 2000, doanh số thanh toán L/C đạt 20,2 triệu USD.Doanh số chuyển tiền và nhờ thu đạt 18,8 triệu USD, giảm 26,5% so với năm 2000. Tổng thu từ dịch vụ đạt 2,3 tỷ đồng, tăng 51,1% so với năm 2000. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 111,5 triệu USD, trong đó doanh số mua là 55,7 triệu USD, doanh số bán đạt 55,8 triệu. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1559 triệu đồng(giảm 23,4%) so với cùng kì năm 2000. Nguyên nhân làm giảm số lượng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ một phần là do những hạn chế trong việc nhập khẩu xe máy, mặt khác một số khách hàng có tiềm năng về thanh toán quốc tế ở Tp Hồ Chí Minh có xu hướng giảm giao dịch vào các tháng cuối năm do có những biến động về nhân sự. 2.2.6.Công tác phát triển mạng lưới. Năm 2001, VIB không thực hiện được kế hoạch mở phòng giao dịch tại Tp Hồ Chí Minh và chi nhánh tại một tỉnh miền trung.Việc mở phngf giao giao dịch số II cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn do các khâu chuẩn bị thành lập chưa tốt, đặc biệt là chưa có đủ nhân sự để triển khai đầy đủ các nghiệp cần thiết, địa điểm lựa chọn phòng giao dịch không phù hợp.Do chưa được chuẩn bị chu đáo và chưa được coi trọng đúng mức hoạt động của cả hai phòng giao dịch nhìn chung hiệu quả còn thấp.Tình hình hoạt động của hai phòng giao dịch tính đến ngày 31/12/2001 như sau: Phòng giao dịch số I có số dư vốn huy động đạt 33,3 tỷ đồng, trong khi dư nợ mới đạt 1,4 tỷ đồng. Phòng giao dịch số II có số dư vốn huy động đạt 6,0 đồng, trong khi dư nợ mới đạt 2,2 tỷ đồng. 2.2.7.Tin học và công nghệ ngân hàng. Chương trình nghiệp vụ Bank2000 với mức đầu tư rất khiêm tốn, khoảng 10000 USD, nhưng đã đáp ứng về cơ bản các yêu cầu nghiệp vụ và quản lý.Các phân hệ nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, chương trình thanh toán trong hệ thống, kể cả việc chuyển tiền từ chi nhánh đã được kết nối với chương trình Bank2000 một cách an toàn, hiệu quả.Tuy nhiên nguồn nhân lực về in học hiện đang rất thiếu nên việc phát triển chương trình gặp rất nhiều khó khăn.Ngân hàng đã có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên và ký hợp đồng với cộng tác viên để nâng cấp chương trình, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả quản lý và điều hành. Hệ thống SWIFT từ khi ra đời và vận hành đến nay đã hoạt động tốt, góp phần thu hút khách hàng và tăng thu nhập từ dịch vụ thanh toán chuyển tiền, việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi và giảm chi phí cho khách hàng. Về phần cứng: Ngoài việc đầu tư thêm 01 máy chủ, nâng cấp phần cứng máy chủ cũ, số lượng máy vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng(kế hoạch mua sắm trang thiết bị năm 2001 đã không thực hiện được do yếu tố mặt bằng làm việc tại hội sở quá chật hẹp). 2.2.8.Công tác tổ chức, nhân sự và đào tạo. Năm 2001, ngân hàng đã tổ chức 2 đợt tuyển dụng, tuy nhiên do điều kiện trụ sở chật chội nên tuyển dụng chính thức bị hạn chế.Các phòng ban đều không đủ số lượng nhân viên cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công việc. Trong thời gian từ tháng 8 đến cuối năm, sau khi có sự thay đổi Chủ tịch HĐQT, một số vị trí lãnh đạo quan trọng cũng thay đổi đã ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều cán bộ nhân viên.Tổng số nhân viên xin chuyển là 14 người, HĐQT đã kịp thời bổ sung các vị trí lãnh đạo chủ chốt, tuyển dụng thêm một số cán bộ nhân viên từ nơi khác về để bổ sung vào các vị trí lãnh đạo cần thiết, để nhanh chóng ổn định hoạt động. Đến ngày 31/12/2001, tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống, kể cả số mới tiếp nhận tính đến thời điểm 31/12/2001 là 93 người(ít hơn 16 so với biên chế đã được Đại hội cổ đông phê duyệt).Trong đó có 64 người làm việc tại hội sở, 29 người làm việc tại chi nhánh. Về công tác đào tạo cán bộ: Với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, ngân hàng đã cử nhiều đợt cán bộ theo học các lớp tập huấn ngắn hạn các chuyên ngành: Quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thẩm định dự án đầu tư, tín dụng, thị trường chứng khoán,...Được sự đồng ý của HĐQT và thống đốc NHNNVN, VIB đã tham gia góp vốn vào Trung tâm đào tạo về ngân hàng(BTC) dưới sự bảo trợ của của Chương trình phát triển dự án Mêkông(MFDP) thuộc WB.Ngay trong năm 2001, một số cán bộ của ngân hàng đã được cử theo học các khoá huấn luyện do Trung tâm đào tạo ngân hàng(BTC) tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh. 2.2.9.Công tác kiểm tra - kiểm toán: Năm 2001, mặc dù số lượng nhân sự thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán còn thiếu, lại thường xuyên có sự thay đổi, nhưng hoạt động kiểm tra, kiểm toán đã góp một phần quan trọng giúp cho HĐQT và ban điều hành nắm rõ hơn về bản chất các vấn đề liên quan đến mọi mặt hoạt động kinh doanh nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng, từ đó có các giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. 2.2.10.Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo thu nhập và lợi nhuận để lại (Đơn vị: đồng) Thuyết minh 2001 2000 Báo cáo thu nhập Thu lãi tiền gửi và tiền vay 14 69,355,271,067 40,698,342,598 Chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay 15 60,561,505,860 26,048,459,590 Thu nhập lãi thuần 8,793,765,207 14,649,883,008 Thu từ phí và dịch vụ 16 2,320,520,992 1,535,468,621 Chi trả phí và dịch vụ -1,527,484,364 -1,112,946,182 Lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ 1,558,905,813 2,036,682,938 Thu nhập từ tham gia thị trường tiền tệ 17 12,689,361,951 11,874,684,330 Thu nhập từ hoạt động đầu tư-liên doanh 18 622,400,000 474,748,119 Thu nhập khác 19 249,728,956 186,996,940 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh 24,707,198,555 29,645,517,774 Chi phí hoạt động Chi phí nhân viên 3,080,674,320 2,549,911,322 Chi phí khấu hao 4,178,475,476 3,695,649,531 Chi phí khác 4,625,357,918 3,713,501,673 Tổng chi phí hoạt động 11,884,507,714 9,959,062,526 Chi phí dự phòng nợ khó đòi 20 2,967,598,523 2,600,000,000 Thu nhập bất thường 21 -370,001,156 -1,826,000 Lợi nhuận trước thuế 10,225,093,774 17,088,281,248 Thuế TNDN 22 3,072,862,008 5,316,330,601 Lợi nhuận thuần 7,150,231,768 11,771,950,647 Báo cáo lợi nhuận để lại Lợi nhuận để lại đầu năm tài chính 648,762,240 0 Điều chỉnh giai đoạn trước 0 70,190,717 Lợi nhuận thuần trong năm 7,152,231,766 11,771,950,647 7,800,994,008 11,842,141,364 Trích lập các quỹ 0 2,711,969,124 Cổ tức trả cho cổ đông 0 8,481,410,000 Lợi nhuận để lại vào cuối năm 0 648,762,240 (Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ VI) Từ những số liệu, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình hoạt động của VIB trong năm tài chính 2001 như sau: Năm 2001 VIB đã không hoàn thành kế hoạch đặt ra về lợi nhuận.Lợi nhuận trước thuế đến tính đến thời điểm 31/12/2001 đạt 10,2 tỷ đồng( hội sở là 4,5 tỷ; chi nhánh là 5,7 tỷ đồng). So với thời điểm 31/12/2000 thì tổng thu nhập tăng 50%, tổng chi phí tăng 80%, kết quả kinh doanh giảm 40%.Có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính như sau: Rủi ro thị trường: Nếu năm 2000 lãi suất huy động có xu hướng tăng lên, đặc biệt là vào dịp cuối năm, trong khi đó VIB đã huy động một số lượng vốn lớn mà chưa có phương án sử dụng phù hợp nên phải gửi trên thị trường liên ngân hàng( khoảng 19 triệu USD).Đến năm 2001, Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) đã liên tục hạ lãi suất tới 11 lần( từ 6,5% xuống 1,75%) nên số USD gửi trên thị trường liên ngân hàng phải chịu một khoản lỗ khá lớn. Trích dự phòng cho các khoản nợ quá hạn, có khả năng thu hồi được 2,968 tỷ đồng và việc xử lý tài sản của công ty Đông Đô chỉ thu được 50% giá trị gán nợ nên VIB buộc phải chấp nhận hạch toán vào chi phí số lỗ 600 triệu đồng. Các khoản huy động tiết kiệm dài hạn từ các năm trước, do chế độ hạch toán thực thu, thực chi trước đây chưa phân bổ vào chi phí của năm 2000.Vì vậy đến năm 2001 đã phải trích vào chi phí khoảng 6,7 tỷ đồng(284177 USD và 2,5 tỷ đồng). Chênh lệch lãi phải trả trong quan hệ vốn với các tổ chức tín dụng trong năm 2000 nhưng phải trích vào năm 2001 khoảng 500 triệu đồng(chi trả lãi năm 2000 phải trả vào năm 2001 là 1,6 tỷ đồng nhưng số lãi thu được trong năm 2001 chỉ là 1,1 tỷ đồng). Chênh lệch lãi đầu tư vào chứng từ có giá làm giảm thu nhập của năm 2001 là 2,5 tỷ đồng. Như vậy số tiền lãi của năm 2001 bị giảm do đã hạch toán thu vào năm 2000 khoảng 10 tỷ đồng, tuy nhiên do bán cổ phiếu SACOM, nguồn thu đã được bổ sung 4,5 tỷ đồng, các khoản thu nhập bất thường do bán tài sản đã được xử lý bằng dự phòng khoảng trên 700 triệu đồng. Có thể nói năm 2001 là một năm đặc biệt khó khăn trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước và trên thế giới.Đặc biệt đối với VIB, sự thay đổi nhân sự ở những vị trí rất quan trọng và nhạy cảm, nếu không có những quyết định xử lý đúng đắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng cũng như tâm lý tình cảm của cán bộ nhân viên, tình hình giao dịch khách hàng và quan hệ vốn trên thị trường liên ngân hàng.Tuy nhiên với tinh thần làm việc trách nhiệm của đa số cán bộ nhân viên và sự chỉ đạo bình tĩnh, sáng suốt của HĐQT, mọi hoạt động của ngân hàng đã từng bước đi vào ổn định và bắt đầu có xu hướng tăng trưởng, tạo tiền đề tốt cho việc xây dựng một ngân hàng vững mạnh, ổn định trong các năm tiếp theo. 3. định hướng và giải pháp hoạt động kinh của ngân hàng TMCP quốc tế Việt nam trong 3 năm(2002-2004) 3.1. Đặc điểm tình hình 3.1.1. Bối cảnh chung Bước vào năm 2002, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) bắt đầu thực hiện kế hoạch 3 năm với những thách thức và cơ hội vô cùng lớn lao trong điều kiện các mối quan hệ quốc tế và chính sách của Nhà nước đối với ngành ngân hàng có những sự thay đổi như sau: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, Việt nam tham gia tham gia Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tạo ra cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế toàn cầu, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước thách thức lớn trong môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều tiềm năng và kinh nghiệm. Nhà nước Việt Nam sẽ tiến tới xoá bỏ dần những hạn chế mà hiện nay vẫn đang áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài, dẫn đến sự tham gia một cách bình đẳng hơn(việc này cũng đồng nghĩa với với sự cảnh báo về mức độ cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn) của các ngân hàng trong nước và ngoài nước trên thị trường nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và cho vay đồng Việt Nam đối với mọi doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam. Chương trình cải cách Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu lành mạnh hoá tài chính, tăng quy mô vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời xây cơ cấu tổ chức hoạt động, giám sát và quản lý Ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế. + Để đạt được mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đặt ra yêu cầu: tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng quy mô, độ an toàn trong hoạt động; tái cơ cấu tổ chức và tăng cường chuẩn mực quản lý, đặc biệt là các bộ phận chức năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ-Có và chất lượng tín dụng, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn đầu tư. + Cương quyết giải thể các ngân hàng yếu kém(không tăng được đủ mức vốn theo quy định, trình độ quản trị và điều hành không đảm bảo yêu cầu an toàn và phát triển, chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời thấp, kinh doanh thua lỗ, nợ quá hạn lớn tồn đọng kéo dài dẫn đến mất khả năng thanh toán).Số lượng các NHTMCP sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa(25 NHTMCP) so với hiện nay. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh được Chính phủ cấp vốn bổ sung và cho phép tiến hành các đề án đổi mới cơ cấu tổ chức và tăng cường đầu tư cho công nghệ nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng.Một số ngân hàng cổ phần đã thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn xây dựng chiến lược, thực hiện tái cơ cấu về tổ chức, cải tiến cơ chế quản lý và quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động. Xu hướng hợp nhất, sát nhập và tăng vốn của các ngân hàng cổ phần có mức vốn tự có thấp, để có tầm vóc tài sản đủ lớn, đủ sức đương đầu và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện nay và trong tương lai đang tăng lên. 3.2.Mục tiêu, phương án hoạt động trong 3 năm(2002-2004) 3.2.1.Mục tiêu Xây dựng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam(VIB) thành một trong những ngân hàng cổ phần có uy tín, đủ mạnh, có công nghệ phù hợp để phát triển ổn định, bền vững, an toàn và có hiệu quả nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế theo các mục tiêu cụ thể: Tái cơ cấu tổ chức và chuẩn mực quản lý, đặc biệt là các bộ phận chức năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ-Có, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn đầu tư.Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức, có tâm huyết, tác phong văn minh, lịch sự, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng trong quá trình hội nhập. Nâng cao năng lực quản trị điều hành nhằm đảm bảo hoạt động vững mạnh, an toàn, hiệu quả. Phát triển kinh doanh từng bước vững chắc, an toàn và hiệu quả.Chú trọng đầu tư vào các dự án có tổng mức đầu tư vừa phải( dưới 10 triệu USD), thời hạn không quá dài( dưới 10 năm) thuộc các tổng công ty; phát triển đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng vay vốn phục vụ tiêu dùng.Đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ và phát triển đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng khác. Xây dựng mạng lưới hoạt động trọng tâm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, mở rộng mạng lưới tới các điểm kinh tế trọng điểm khác của đất nước. 3.2.2.Phương án hoạt động 3.2.2.1.Tăng vốn cổ phần, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng thêm quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh thị trường. Với các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ từng bước sắp xếp (hợp nhất, sát nhập) các Ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn tự có thấp, hoạt động kém hiệu quả để hình thành các ngân hàng thương mại cổ phần có tầm vóc lớn hơn, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.Vốn tự có vì vậy trở thành một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, do đó kế hoạch tăng vốn cổ phần cần thực hiện theo lộ trình sau: Năm 2002 đạt 100 tỷ đồng Năm 2003 đạt 125 tỷ đồng Năm 2004 đạt 150 tỷ đồng 3.2.2.2.Tăng nguồn vốn huy động Tổng nguồn của VIB đến cuối năm 2004 phấn đấu đạt 2000 tỷ đồng, tăng 57% so với cuối năm 2001.Vốn hoạt động chủ yếu huy động từ các nguồn sau: Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế: Đây là nguồn vốn có lãi suất hợp lý, đặc biệt là nguồn vốn trong thanh toán.Nguồn vốn này tăng lên không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với VIB.Phấn đấu nguồn vốn này tăng dần vào các năm sau với tỷ trọng tối thiểu 30% nguồn tiền gửi khách hàng vào năm 2004. Nguồn vốn từ dân cư: Nguồn vốn từ dân cư thường có lãi suất cao hơn, tuy nhiên đây là nguồn vốn ổn định và quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là đối với các NHTMCP. Vì vậy cần tập trung có các biện pháp phát triển nguồn vốn này nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác: Vốn vay từ các ngân hàng trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán và kinh doanh thu lợi nhuận.Tỷ trọng nguồn vốn này lớn thể hiện uy tín của VIB trên thị trường liên ngân hàng cao, tuy nhiên đây không phải là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng nên chỉ cần duy trì một tỷ trọng hợp lý phù hợp với từng thời kì kinh doanh. Nguồn vốn đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư: Đây là nguồn vốn nhận từ các tổ chức tài chính tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng.Nguồn vốn đồng tài trợ, uỷ thác đầu tư tạo điều kiện cho VIB tăng trưởng tín dụng cùng với việc phát triển các dịch vụ kèm theo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các nguồn vốn khác: Các nguồn vốn thu hút từ các tổ chức tài chính quốc tế, nguồn vốn uỷ thác đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội ( phát triển nông thôn, phát triển miền núi, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ...).Nguồn vốn này tăng thể hiện uy tín của VIB đối với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, tăng khả năng phục vụ khách hàng. Kế hoạch tổng nguồn vốn qua các năm như sau: Năm 2002 : 1500 tỷ Năm 2003 : 1700 tỷ Năm 2004 : 2000 tỷ 3.2.2.3.Hoạt động tín dụng và đầu tư. Đứng trước tiến trình hội nhập quốc tế, sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài và sự đổi mới của các ngân hàng trong nước, việc xác định thị trường, đối tượng khách hàng và các sản phẩm mới phù hợp là một điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển an toàn và ổn định của mỗi ngân hàng. a. Thị trường: Trong kế hoạch 3 năm tới, với những điều kiện về nhân lực và khả năng quản lý hiện có, VIB sẽ tập trung khai thác các lợi thế của thị trường Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và những vùng phụ cận của hai thành phố này.Việc mở rộng quá xa sẽ hạn chế khả năng quản lý và tăng thêm chi phí cộng với độ an toàn không cao.Với tiềm năng của thị trường Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh cùng một số tỉnh và thành phố lân cận đủ để VIB có thể đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cho vay, dịch vụ mới đa dạng và tiên tiến. b. Đối tượng khách hàng ( phân đoạn thị trường): Cho vay các doanh nghiệp lớn: Trước hết là các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải biển Việt Nam, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Hàng không, Điện lực.Đây là đối tượng cho vay tương đối an toàn, quá trình quản lý món vay không phức tạp.Tuy nhiên do vốn tự có của VIB nhỏ, dịch vụ chưa đa dạng và chất lượng chưa cao nên không đủ khả năng phục vụ trọn gói yêu cầu của khách hàng, không bán kèm được các dịch vụ khác như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ...Tỷ trọng đầu tư cho khách hàng lớn là các Tổng công ty 90-91 phấn đấu đạt 20% tổng dư nợ. Cho vay các dự án của Chính phủ: Do được Chính phủ bảo lãnh nên thuộc đối tượng đầu tư an toàn, thủ tục xét duyệt và quản lý không phức tạp do hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh làm chủ đầu mối.Tuy nhiên với mức lãi suất thấp và thời hạn dài nên tỷ trọng đầu tư duy trì ở mức tối đa là 20% tổng dư nợ. Cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư: Mặc dù là đối tượng có độ rủi ro cao trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, tuy nhiên phù hợp với quy mô về vốn, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, lãi suất cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động của VIB. Nếu ngân hàng có cơ chế và biện pháp quản lý tốt thì không những hạn chế được rủi ro mà còn thông qua việc cung cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này, sẽ phát triển thêm các dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh...Tỷ trọng cho vay cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc596.DOC
Tài liệu liên quan