Báo cáo tổng hợp tại Sở kế hoạch Đầu tư Tỉnh Bắc Kạn

- Có vị trí địa lý thuận lợi liên tục trên trục đường quốc gia số 3 nối Hà Nội và Cao Bằng và các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc. Bắc Kạn nằm trong vùng đông Bắc là vung đang có tốc độ đô thị hoá nhanh và có điều kiện phát triển theo hướng " mở cửa" ra bên ngoài (như với các tỉnh thuộc ĐBSH, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu thuộc 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn).

- Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi thuế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Quỹ đất có thể sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp tương đối nhiều, với quy đất lớn so với dân số của tỉnh là điều kiện tốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú để phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp khai thác khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp giấy.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Sở kế hoạch Đầu tư Tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản và thẩm định xây dựng cơ bản) của khối văn xã, đồng thời tham gia theo dõi và giải pháp thực hiện quy hoạch, cũng như xây dựng chính sách của khối văn xã. b. Nhiệm vụ Trên cơ sở chi tiểu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước của Tỉnh Bắc Kạn Phòng văn xã có nhiệm vụ sau: - Cùng với các ngành trong khối văn xã xây dựng tổng hợp quy hoạch, các loại kế hoạch (làm toàn diện từ phần thẩm định dự án đầu tư XDCB và giám định XDCB), báo cáo sở kế hoạch và đầu tư đúng thời hạn quy định. - Phối hợp với phòng văn xã Sở tài chính - Vật giá xây dựng kế hoạch tài chính và vốn chương trình quốc gia. - Theo dõi, kiểm tra, hiến kế, giải pháp các ngành trong khối văn xã thực hiện quy định về kế hoạch. - Nghiên cứu tham gia cùng các ngành trong khối xây dựng các cơ chế chính sách nhằm thực hiện kế hoạch được giao và quản lý kinh tế - xã hội - Hàng quý, 6 tháng, năm tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành trong khối văn xã nộp cho sở kế hoạch và đầu tư. - Tăng cường học tập chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để hoàn thành tốt công tác được giao. - Tham gia họp thẩm định dự án và đầu tư XDCB - Thực hiện mọi công tác khác cơ quan yêu cầu 3.4. Phòng đăng ký kinh doanh - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trong và toàn tỉnh Bắc Kạn. -Xem xét cấp chứng nhận ĐKKD cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo luật doanh nghiệp, HTX theo luật HTX, tham mưu cho UBND tỉnh về việc thành lập DN nhà nước, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nhà nước theo luật DN nhà nước. - Theo dõi, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo ĐKKD các hộ kinh doanh cá thể, HTX của các huyện, thị xã trong phạm vi toàn tỉnh. - Tham mưu cho UBND tỉnh cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. - Quản lý hồ sơ DN theo luật DN, luật DNNN, luật HTX. - Báo cáo hàng tháng công tác đăng ký kinh doanh cho Bộ kế hoạch và đầu tư theo luật quy định và định 6 tháng, 1 năm theo quy định. - Tham gia kiểm tra rà soát tình hình hoạt động và thực hiện sau khi đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh. - Theo dõi kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm luật doanh nghiệp và vi phạm nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật. - Thu hồi và làm thủ tục xoá tên doanh nghiệp thông báo trên phạm vi toàn quốc đối với doanh nghiệp trong tỉnh khi bị xử lý thu hồi xoá tên doanh nghiệp. - Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra báo cáo tài chính của các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp tham gia mới các ngành chức năng tuyên truyền giáo dục việc thực hiện luật doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Làm các công việc khác khi Sở và UBND phân công. 3.5. Phòng tổ chức hành chính Nhiệm vụ chung của phòng tổ chức hành chính - Tham mưu cho lãnh đạo sở về công tác tổ chức cán bộ - Xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động của sở - Quản lý công tác cán bộ: Quy hoạch, đào tạo, đánh giá cán bộ công chức trong cơ quan. Bố trí sử dụng tuyển dụng, thuyên chuyển, bổ nhiệm và xử lý kỷ luật cán bộ - công chức. - Quản lý hồ sơ cán bộ công chức - Quản lý công tác lao động tiền lương và các chính sách liên quan đến lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của cán bộ công chức. - Tham gia xây dựng quy chế của cơ quan, quy chế hoạt động dân chủ của cơ quan. - Thường trực hội đồng thi đua khen thưởng của sở theo dõi các phong trào hoạt động của cơ quan để xét thi đua khen thưởng, giải quyết kịp thời các chính sách khen thưởng cho cán bộ công chức. - Tham gia công tác bảo vệ chính trị nội bộ cơ quan. - Tham mưu và giúp lãnh đạo sở về việc quản lý điều hành công tác hành chính quản trị trong cơ quan. - Tổng hợp và sắp xếp chương trình công tác của lãnh đạo sở và các phòng liên quan hàng tuần, hàng tháng. - Quản lý vật tư, tài sản trong cơ quan - quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của cơ quan. - Theo dõi công tác dân quân tự vệ, phòng chống cháy nổ. - Quản lý về công tác văn thư lưu trữ, giao nhận tài liệu phân phát báo chí, in sao tài liệu. - Phục vụ hội nghị, các cuộc họp cơ quan và họp thẩm định. - Thường trực đón khách , tiếp khách , giao dịch công tác tạicơ quan . Nhìn chung qua 5 năm hoạt động của sở kế hoạch và đầu tư về phạm vi đối tượng quản lý thuộc các chức năng nhiệm vụ của mình được giao là phù hợp với công tác tham mưu tổng hợp cho UBND tỉnh . Chức năng, nhiệm vụ theo thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện đã phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của sở với chức năng quản lý nhà nước các đơn vị chuyên ngành khác và các huyện, thị xã . Tuy nhiên trong thời gian gần đây luật doanh nghiệp mới ban hành từ 3/2/2000 từ phòng doanh nghiệp chuyển thành phòng đăng ký kinh doanh .Bên cạnh đó trong quá trình chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện nguồn vốn còn chậm. Tỉnh đã có chủ trương mới là biện pháp phân cấp quản lý đầu tư XDCB đến các huyện thị xã từ 26/2/2001. Song từ những thay đổi trên kết hợp với việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của sở thì mô hình tổ chức hiện nay vẫn đang phù hợp nhưng số lượng cán bộ công chức hiện có vẫn còn rất ít chưa tuyển đủ số cán bộ làm công tác chuyên ngành thẩm định cácdự án đầu tư XDCB về giao thông, thuỷ lợi hoặc đang bỏ chống công tác giám định đầu tư xây dựng cơ bản trong toàn tỉnh nên chất lượng công tác chưa cao, công tác quản lý chưa đồng bộ và chưa khép kín. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, thực hiện mọi công việc có hiệu quả, chất lượng cao, tránh mọi biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch của ngành và địa phương quản lý, sở kế hoạch và đầu tư đã tiến hành công tác cải cách hành chính, thực hiện theo quy trình sắp xếp tổ chức và tinh giảm biên chế nhằm đảm bảo hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đã được giao. II. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở thực tập 1. Quá trình hình thành Ngày 6/1/1996 Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 nước CHXHCNVN đã quyết định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở tách ra từ hay tỉnh là: Bắc Thái và Cao Bằng. Mặc dù có sự thay đổi về địa giới hành chính nhưng từ khi tái lập đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn dần dần được ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực, tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo. Khó khăn lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Kạn là điểm xuất phát thấp, là một trong những tỉnh nghèo nhất của vùng miền núi phía Bắc. Với lợi thế về tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản và tiềm năng về du lịch Bắc Kạn có điều kiện phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, góp phân tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Những nhận định cơ bản về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 2.1. Một số thực trạng và xu thế phát triển Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ HĐND và UBND tỉnh, mặc dù mới chia tách nhưng Bắc Kạn đã nhanh chóng ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến. Thời gian qua cùng hoà nhập với công cuộc đổi mới chung của cả nước, Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề cho công cuộc CNH, HĐH những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Là tỉnh mới tái lập nên việc nhìn nhận, đánh giá hiện trạng kinh tế của tỉnh không thật dễ dàng. Theo số liệu thống kê cho thấy: - Tổng GDP ( giá thực tế) năm 1997 : 358.187 triệu đồng Năm 2000 : 491.108 triệu đồng Năm 2002 : 624.952 triệu đồng - Bình quân GDP/người : 1997: 1,351 triệu đồng ( giá thực tế ) Năm 2000 : 1,749 triệu đồng Năm 2002 : ,161 triệu đồng - Sản lượng lương thực có hạt Năm 1997 : 75.058 tấn Năm 2000 : 87.545 tấn Năm 2002 : 105.846 tấn - Sản lượng thóc Năm 1997 : 60.111 tấn Năm 2000 : 66.304 tấn Năm 2002 : 78.450 tấn - Cân đối thu chi ngân sách: thu không đủ chi, nguồn thu chủ yếu của tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 10% phần thiếu hụt 90% phải do trung ương cấp. Nhìn tổng thể thì Bắc Kạn đang ở điểm xuất phát so với các tỉnh trong cả nước. Về các lĩnh vực kinh tế - xã hội văn hoá cho thấy a. Y tế - giáo dục Theo số liệu thống kê năm 1997, toàn tỉnh có 6 bệnh viện, 112 trạm xá và phòng khám khu vực, với 588 giường bệnh. Đội ngũ y, bác sỹ có 452 người, bình quân 1 y bác sỹ phục vụ 612 người dân. Về giáo dục Bắc Kạn có 374 nhà trẻ mới 1543 cháu, 218 lớp mẫu giáo với 5.940 cháu, phổ thông tiểu học có 44383 cháu. PTTH cơ sở có 19.933 học sinh. PTTH có 4576 học sinh, PT dân tộc nội trú có 730 học sinh, lực lượng giáo viên hiện nay thiếu và yếu. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục- y tế còn nghèo nàn lạc hậu và rất thiếu thốn. Hầu hết các cơ sở vẫn là nhà tranh tre; thuốc men, y cụ, đồ dung và thiết bị giảng dậy đều thiếu, đã ảnh hưởng lớn đến việc chữa bệnh cho nhân dân, chất lượng của việc giảng dậy của giáo viên và học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. b. Về các hoạt động văn hoá, thông tin: Đã được cải thiện một bước đáng kể. Hầu hết các thị trấn, thị tứ, nội tập trung dân cư đều đã có ti vi, ra đio điện thoại....tin tức thời sự, thông tin khoa học công nghệ không được thường xuyên đến với đồng bào mọi miền trong tỉnh, đặc biệt là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và vùng cao thì đời sống văn hoá tinh thần còn rất nhiều khó khăn... c. Về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ 1991 - 1997 như sau: Nền kinh tế còn ở mức thấp nhưng đã thể hiện xu hướng phát triển tiến bộ. GDP tăng bình quân hàng năm là 4,95% (so với cả nước là 8,8% nănm). Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong tỉnh được thể hiện qua số liệu ở bảng sau: Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1991 - 2001 của các ngành Tốc độ tăng trưởng: (%) GDP toàn tỉnh (giá 94) 4,85 9,85 Công nghiệp 10,60 23,9 Xây dựng 5,6 Nông lâm nghiệp 2,8 5,42 Dịch vụ 13,2 18,12 (Nguồn: Niên giám TK Bắc Kạn 1991 - 1996 và 1997) Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch tuy chậm, nhưng về cơ bản là đúng hướng. Điều này đã tạo điều kiện để chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế của Tỉnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH . Biểu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giá năm 1994). 1991 1995 1996 1997 I. Theo ngành 100 100 100 100 1. Công nghiệp và xây dựng 5,20 5,60 6,00 7,2 2. Nông lâm nghiệp 80,40 73,70 73,00 68,40 3. Dịch vụ 14,40 20,70 21,00 24,4 (Nguồn: Niên giám TK Bắc Kạn 1991 - 1996 và 1997) - Nhận xét: Nông lâm nghiệp có nhịp độ tăng trưởng bình quân là 3,5%/năm và đã chuyển dần sang sản xuất hàng hoá nhưng vẫn còn chận. Sản lượng lương thực sản xuất có bước phát triển khá, nhiều vùng thiếu đói nay đã có dự trữ về lương thực. Sản lượng lương thực mỗi năm tăng 5 nghìn tấn, năm 1997 là 81,9 nghìn tấn, tăng hơn 20 nghìn tấn so với năm 1991 nhưng bình quân đầu người mới đạt 290kg là chưa bảo đảm nhu cầu trong tỉnh. Chăn nuôi đã có nhịp độ tăng trưởng khá nhưng tốc độ phát triển còn chậm hơn so với ngành trồng trọt và chiếm tỷ trọng 18% GDP nông nghiệp. Xu hướng là tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng. + Các ngành dịch vụ nông nghiệp cũng có bước tăng trưởng khá, đạt khoảng 0,5 - 0,7% GDP nông nghiệp. Các ngành như thương mại, tài chính - ngân hàng, du lịch và các ngành dịch vụ khác đều đã có nhiều khởi sắc góp phần xứng đáng vào ổn định cung và phát triển kinh tế toàn tỉnh. + Các thành phần kinh tế cũng được khuyến khích phát triển, kinh tế quốc doanh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng được sắp xếp lại và tái đầu tư để mở rộng sản xuất và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích, khơi dậy mọi tiềm năng và được tạo nhiều cơ hội, nên đã phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các lĩnh vực. Tỷ trọng GDP của khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 83,3%. d. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Trong thời gian qua Bắc Kạn đã huy động các nguồn lực bên trong và tranh thủ vốn đầu tư bên ngoài để tập trung xây dựng một số công trình hạ tầng như điện, đường, trường, trạm ở một số cơ sở. Do vậy sau khi tách tỉnh, đời sống văn hoá - xã hội đã từng bước được cải thiện. + Về đường giao thông: Quốc lộ số 3 và nhiều tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hoá và bê tông hoá tạo thuận lợi cho việc đi lại. Song các tuyến đường tại các huyện, liên xã vẫn chỉ là đường cấp phối, mùa mưa đi lại rất khó khăn.... Đường giao thông đang là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế của tỉnh với bên ngoài. + Về điện, nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Hầu hết các huyện thị có mạng lưới điện quốc gia song việc cung cấp điện cho dân còn hạn chế, thường chỉ đáp ứng được ở khu vực thị xã, thị trấn, ven các trục đường chính, còn đồng bào ở các xã vùng sâu, vùng xa vẫn không có điện. Bắc Kạn là đầu nguồn của nhiều sông song do bị ảnh hưởng của núi đá vôi (kaster) nên nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt thường không đảm bảo, hầu hết đất nông nghiệp chỉ canh tác được một vụ, nhiều vùng đồng bào bị thiếu nước sinh hoạt..... Tuy nhiên do có lợi thế về địa hình vùng núi, thuỷ điện nhỏ phát triển nên đã đáp ứng được một phần nhu cầu (bình quân 1000 hộ có 4 thủy điện nhỏ). e. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Đời sống xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Do kinh tế tăng trưởng khá, các chương trình xoá đói giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, khuyến khích cá nhân, các hộ gia đình biết sản xuất và kinh doanh giỏi, biết cách làm giàu.... nên đời sống và mức sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh ngày càng được cải thiện. Biểu 3: Một số chỉ tiêu cơ bản Đơn vị 1991 1995 1996 1997 Nhịp tăng 96/97 (%0 1. GDP/ người( giá 94) 1.000đ 894 1010 1100 1250 5,6 2. SL lương thực/người Kg 243,7 253,7 273,6 190,0 2,8 Tỷ lệ số hộ đói nghèo đã giảm. Các chương trình văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình.... được triển khai tốt góp phần tích cực và việc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy các mặt hoạt động xã hội chuyển biến tích cực và lành mạnh. Chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng có công với nước được thực hiện tốt và duy trì đều đặn, thường xuyên g. An ninh chính trị ,trật tự an ninh toàn xã hội được giữ vững và tăng cường. Bắc Kạn là địa bàn có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội do thường xuyên có sự bổ sung về lao động không có tổ chức và tồn tại tình trạng di dân tự do nhưng tỉnh đã đảm bảo tốt về an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. 3. Một số tồn tại và hạn chế Bên cạnh những thành quả đã đạt được, Bắc Kạn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn trên bước đường phát triển kinh tế của mình. Có thể nêu ra đây là một số thách thức và khó khăn chủ yếu. 3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra quá chậm chạp. Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của toàn tỉnh. 3.2. Nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp Bắc Kạn có nhiều tiềm năng, đặc biệt là rừng và khoáng sản nhưng chưa phát huy có hiệu quả, có nhiều mặt còn kém so với các tỉnh khác thuộc vùng Đông Bắc, nhiều chỉ tiêu kinh tế thấp hơn so với trung bình của cả nước. Nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm giai đoạn 1991 đến 1997 (giá 1994) chỉ có 5,6%, thấp hơn mức trung bình của cả nước và vùng đông bắc. GDP bình quân đầu người năm 1997chỉ đạt 1.250 nghìn đồng, bằng khoảng 40% so với mức bình quân của cả nước gần 80% so với mức trung bình của vùng và chưa có tích luỹ từ GDP. Biểu 4: Tỷ trọng các ngành trong GDP năm 1996 (Tổng GDP = 100%) Đơn vị: % Các ngành Bắc Kạn Vùng Đông Bắc Cả nước Công nghiệp 3,5 16,00 25,00 Xây dựng 2,5 8,7 7,13 Nông lâm nghiệp 73,0 36,20 26,00 Dịch vụ 21,0 39,10 41,87 Cơ cấu kinh tế chưa phát huy được các lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Các ngành này chuyển đổi rất chậm và không đạt mức thu hút cao trên địa bàn toàn tỉnh, chưa hướng mạnh về xuất khẩu. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang đặt ra rất cấp bách. 3.3. Trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế: Tỷ lệ lao động có kỹ thuật và công nhân lành nghề mới chiếm 8,9% nên khó thích nghi trong điều kiện kinh tế thị trường. Việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ hiện đại vào sản xuất còn rất hạn chế. 3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ trang thiết bị còn nhỏ bé, lạc hậu. Sản phẩm sản xuất ra kém chất lượng và khó cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém, không đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển kinh tế trên địa bàn. 3.5. Tốc độ đô thị hoá chậm Ước tính tỷ lệ đô thị hoá mới đạt khoảng 8% (trong khi cả nước đạt 20%) các thị xã, thị trấn phát triển không có quy hoạch. Ngay tại thị xã Bắc Kạn, các điều kiện về kết cấu hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, điện, trường học, bệnh viện....) còn rất thiếu và yếu. 4. Những nhận định tổng quát về lợi thế và khó khăn của tỉnh Bắc Kạn. 4.1. Lợi thế - Có vị trí địa lý thuận lợi liên tục trên trục đường quốc gia số 3 nối Hà Nội và Cao Bằng và các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc. Bắc Kạn nằm trong vùng đông Bắc là vung đang có tốc độ đô thị hoá nhanh và có điều kiện phát triển theo hướng " mở cửa" ra bên ngoài (như với các tỉnh thuộc ĐBSH, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu thuộc 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn). - Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi thuế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. - Quỹ đất có thể sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp tương đối nhiều, với quy đất lớn so với dân số của tỉnh là điều kiện tốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. - Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú để phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp khai thác khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp giấy. - Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, rất thuận lợi để hoà vào mạng lưới du lịch vùng Đông Bắc và Bắc Bộ. Đặc biệt có Hồ Ba Bể là thắng cảnh được xếp hạng và có các di tích lịch sử cách mạng. - Có nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ và được sinh ra từ nơi có truyền thống cách mạng lâu đời. 4.2. Một số khó khăn, hạn chế - Bắc Kạn là tỉnh nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé và chưa phát triển, nên sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Điểm xuất phát về kinh tế - xã hội rất thấp, khả năng đáp ứng về nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng yếu kém và thiếu đồng bộ. - Bắc Kạn là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, 80% dân số là người dân tộc, trình độ học vấn thấp, bệnh tật nhiều (1/3 số dân cư mắc bệnh bướu cổ), đây là những yếu tố cản trở đối với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các chính sách xã hội. Thiếu độ ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, các nhà kinh doanh am hiểu và thích nghi với cơ chế thị trường. - Các tỉnh xung quanh vùng Đông Bắc phát triển với tốc độ nhanh. Do vậy Bắc cạn phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh gay gắt. - Bắc cạn có nhiều tiềm năng, đặc biệt là tài nguyên rừng, khoáng sản và du lịch... nhưng chưa được phát huy có hiệu quả. - Vì là tỉnh có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng nên vấn đề đặt ra đối với Bắc Kạn là phải kết hợp hài hoà phát triển kinh tế - xã hội mới đảm bảo an ninh, quốc phòng. III. Xu hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2010 của tỉnh Bắc Kạn. 1. Xu hướng phát triển Tư tưởng chỉ đạo chung là phát triển kinh tế tỉnh theo hướng phát huy nội lực, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tập trung khai thác lợi thế và tiềm năng của Bắc Kạn, nhất là vị trí địa lý, tài nguyên rừng và khoáng sản, quỹ đất, tiềm năng du lịch.... Nhanh chóng xây dựng, cơ chế kinh tế thích hợp trong từng giai đoạn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giữ gìn môi trường sinh thái, tạo sự công bằng trong đời sống dân cư, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu trở thành tỉnh không bị tụt hậu của vùng Đông Bắc. Cụ thể là: 1.1. Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới: phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn phải được quán triệt theo tư tưởng nỗ lực phát huy những lợi thế và hạn chế những khó khăn, nhất là vị trí địa lý, tài nguyên rừng và khoáng sản, quỹ đất, tiềm năng du lịch.... Nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế thích hợp trong từng giai đoạn để đẩy tới một bước CNH, HĐH nhằm làm giảm dần khoảng cách chênh lệch để sau năm 2010 tiến tới ngang bằng với chỉ tiêu GDP/ người của cả nước, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tạo sự công bằng trong đời sống dân cư, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. 1.2. Phát triển Bắc Kạn phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và với cả nước, thực hiện đường lối phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước. Trước hết gắn liền nền sản xuất hàng hoá của tỉnh với thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường gần 50 triệu dân ở vùng Bắc Bộ, đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường quốc tế nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của tỉnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và phát triển bền vững. 1.3. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, nhanh chóng tạo ra các nhân tố bên trong vững mạnh, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài gắn với vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tuyến trục kinh tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới. 1.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa Kết hợp với việc đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và phát triển các vùng nông thôn để tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các tiểu vùng lãnh thổ trên toàn tỉnh. 1.5. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm tạo ra sự ổn định vững chắc cho quá trình tăng trưởng và công bằng xã hội. Chú ý trong qúa trình phát triển kinh tế phải đảm bảo vấn đề bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái. 1.6. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. 2. Những mục tiêu và các phương án phát triển đến 2010 2.1. Mục tiêu tổng quát Khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, đất đai, khonág sản, tiềm năng du lịch và lao động để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đưa tỉnh từ nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng yếu kém, sự nghiệp y tế - giáo dục, văn hoá - xã hội chậm phát triển, để đến năm 2010 thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - nông lâm nghiệp. Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an ninh toàn xã hội, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Dựa trên cơ sở phát huy nội lực và hết sức coi trọng vốn đầu tư bên ngoài, các mục tiêu phát triển đến 2010 sẽ được thể hiện qua các phương án từng giai đoạn cụ thể. 2.2. Các phương án phát triển a. Phương án phát triển trong giai đoạn 2001 - 2005 Là giai đoạn quan trọng trong suốt quá trình phát triển. Kinh tế của tỉnh đến 2010. Giai đoạn này phát triển sẽ tạo đà cho bước phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Có thể nói đây là giai đoạn đặt nền móng và làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn theo hướng CNH - HĐH. Với 3 phương án phát triển được xem xét. * Phương án 1: Là một tỉnh nghèo và mới được tái lập nguồn vốn trong tỉnh chưa có mà chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cung cấp. Với hiện trạng này, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến khoảng 9,5%/năm, đạt GDP/người khoảng 180 USD và cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2005 sẽ là: Nông nghiệp 53%; dịch vụ 29%; công nghiệp 28%. * Phương án 2: Phương án này có tính khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong trường hợp các nước trong khu vực sẽ hồi phục nhanh chóng sau cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ. Trong điều kiện này tỉnh Bắc Kạn sẽ có điều kiện phát huy lợi thế của mình, tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 13%/năm và đạt được một cơ cấu kinh tế hợp lý. Nông nghiệp: 45,3%; Dịch vụ 31,8%; công nghiệp 22,9%. Bình quân GDP/ người năm 2005 sẽ vào khoảng 209 USD. * Phương án 3: Là phương án phấn đấu rất cao. Phương án này tính tới khả năng thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh; đặc biệt là đầu tư vào công nghiệp rừng và khai khoáng. Trong điều kiện này, tỉnh Bắc Kạn có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đạt được cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 39%; dịch vụ 38%, công nghiệp 23%. Bình quân GDP/ người năm 2005 sẽ vào khoảng 250 USD. b. Phương án phát triển giai đoạn 2006 - 2010 Là giai đoạn phát triển tiếp theo của thời kỳ phát triển 2001 - 2005, tương ứng với thời kỳ này là 3 phương án phát triển được xem xét tiếp nối 3 phương án của giai đoạn 2001 - 2005. * Phương án 1: Đây là phương án thấp. Do được đầu tư giai đoạn trước nên tốc độ tăng trưởng giai đoạn này sẽ tăng cao hơn, dự kiến đạt khoảng 10,5%/năm, đạt GDP/ người khoảng 272 USD và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35102.DOC
Tài liệu liên quan