Báo cáo Tour du lịch Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa – Hà Khẩu – Hà Nội

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Mục Lục 2

Chương mở đầu.Tính cấp thiết của đề tài, đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài. 3

0.1. Mục đích, tính cấp thiết của đề tài. 3

0.2. Yêu cầu của đề tài. 3

0.3. Đối tượng nghiên cứu. 3

0.4. Phạm vi nghiên cứu. 3

0.5. Đóng góp của báo cáo. 4

0.6. Bố cục của báo cáo. 4

0.7. Phương pháp nghiên cứu. 4

Chương 1. Chương trình và giá tour. 5

1.1. Lịch trình tour . 5

1.2.Giá tour. 7

1.3.Kết luận. 8

Chương 2. Tiểm năng và thực trạng của tuyến điểm. 9

2.1. Tiềm năng và thực trạng . 9

2.1.1. Tuyến điểm du lịch trong nước . 9

2.1.2. Tuyến điểm du lịch nước ngoài . 41

2.2. Kết luận . 44

Chương 3: Đánh giá tổng quan , đề xuất các giải pháp về tuyến điểm du lịch và nhận xét về tổ chức tour. 45

3.1 Đánh giá tổng quan, đề xuất các giải pháp 45

3.2. Nhận xét về tổ chức tour 46

3.2.1. Những ưu điểm, nhược điểm của chương trình 46

Kết luận chung 48

Phụ lục 49

Tài liệu tham khảo 55

 

 

 

 

 

 

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tour du lịch Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa – Hà Khẩu – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch. Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)...Và đặc biệt, đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em. Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai. Và đặc biệt, là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch Giao thông Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 10 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông. - Đường bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E.279.70)  với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. Hiện tại tuyến quốc lộ 70 đang được cải tạo nâng cấp (hoàn thành vào đầu năm 2009). + Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng đang được triển khai xây dựng, theo tiến độ đến 2012 hoàn thành đi vào khai thác, với chiều dài 264km, điềm nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu giai đoạn 1 qua cầu đường bộ biên giới khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành (Lào Cai); Dự án sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS). + Tính đến năm 2007, Lào Cai đã có đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.  - Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Theo kế hoạch năm 2009 tuyến đường này sẽ được cải tạo nâng cấp, sử dụng vốn của ADB, hoàn thành vào năm 2011. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm. - Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55 km). Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế. - Đường hàng không: Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015.  Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận tải đã ký kết... Ngoài ra ở Lào Cai nói chung cũng như Sa Pa nói riêng còn có hệ thông thông tin liên lạc thuận lợi như các điểm bưu điện, các điểm rút tiền, bán thẻ điện thoại…. Văn Hóa – Lễ Hội Cư dân ở Lào Cai thuộc thành phần của 27 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, trang phục, kiểu kiến trúc… mang dấu ấn văn hóa riêng. Đặc điểm này đã tạo cho Lào Cai bức tranh văn hóa rất đa dạng và phong phú. Nét văn hóa đặc sắc nhất của tỉnh là những phiên chợ vùng cao với 14 chợ trong toàn tỉnh. Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, mà phiên chợ ở đây cũng là nơi giao lưu, hát múa, vui chơi. Chợ còn là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ, tìm hiểu bạn đời (nhưng hình ảnh này bây giờ khó có thể gặp ở các phiên chợ ngày nay nữa khi chúng tôi đến nơi được gọi là chợ tình vào tối thứ bảy như thường lệ là phiên chợ tình xưa thì khong còn bắt gặp cảnh các đôi trai gái hò hẹn nữa mà chỉ có mấy thanh niên sắn sàng biểu diễn các điệu múa khèn khi các du khách đưa tiền.) Hình ảnh trong phiên chợ tình ngày nay ở Sa Pa Các dân tộc trong tỉnh có một kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian rất đa dạng như truyện cổ, thơ ca, tục ngữ. Người Tày có lối hát giao duyên khá phổ biến với các làn điệu Lượn, Phong Slư. Người Mường có hát Xéc Bùa, hát Bọ Mẹng, hát Đồng Dao, hát Ru… Người Dao thích múa, người Thái có các điệu múa xòe, sạp, hát thơ….Người H’Mông lại thích thổi khèn, dùng kèn lá, đàn môi để trao đổi tâm tình. Một số Di tích – Danh thắng nổi tiếng của SaPa như: đền mẫu, đền Thượng, đền Bảo Hà, đền Bắc Hà, Dinh Hoàng A Tưởng, quần thể hang động Mường Vi, đỉnh Phan Xi Păng….  Lễ hội của các dân tộc sinh sống trên đất Lào Cai rất nhiều, sơ bộ liệt kê trong năm có tới 24 lễ hội: Lễ Tết Nhảy của người Dao Đỏ; hội “Gầu Tào” của người H’Mông; hội Lồng Tồng của người Tày ở Văn Bàn,ở Bắc Hà; hội “Róong Pọoc” của người Giáy ở thành phố Lào Cai,ở Sa Pa; hội “Khu già già” của người Hà Nhì ở Bát Xát …. Mỗi lễ hội đều có nét riêng nhưng lại có chung những sắc thái văn hóa, tín ngưỡng từ xa xưa của cư dân địa phương còn lưu truyền đến ngày nay. Sau đây là một vài lễ hội: Hội Lồng Tồng của người Tày ở huyện Văn Bàn, huyện Bắc Hà. Hội được tổ chức vào tháng riêng (thường là ngày 5 hay 15). Địa điểm là khu ruộng gần bản, trung tâm lễ hội là cây còn. Hội Lồng Tồng là sinh hoạt đặc sắc nhất của người Tày. Thông qua lễ hội cho ta biết thêm về những giá trị về dân tộc, nhân văn, nghệ thuật.. lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu. Phần lễ có nhiêu fnghi thức trang trọng: rước nước, cúng thần bản,thần suối, thần núi, cúng cây còn. Trong lễ hội có nhiều cuộc vui như thi ném còn, kéo co, chọi gà bằng hoa chuối, chọi trâu bằng măng vầu. Nam nữ đến hội để múa xòe, hát giao duyên, kết bạn… Lễ Lập Tịch của người Dao(khe Mạ – Bảo Thắng) Nghi lễ này thường được tổ chức vào dịp nông nhàn, vào khoảng trước hoặc sau tết Nguyên Đán.Địa điểm tại gia đình hoặc khuôn viên người được “Lập tịch” (được chính thức nhập vào dòng họ). Đây là nghi lễ của cá gia đình khi có con trai 14 – 15 tuổi thì mời thầy đến làm lễ. Nghi lễ có nhảy từ tháp cao xuống lưới võng; lễ răn dạy… Nghi lễ còn là ngày vui của cộng đồng. Sau phần nghi lễ trang nghiêm có múa hát rất tưn gbuwngf, múa trống đất, múa sạp, múa gà…… Lễ hội Đền Mẫu. Lễ hội tổ chức trong ba ngày 11,12 và 13 tháng giêng âm lịch, tại đền thờ Thánh Mẫu cùng Thiên Hậu Nương Nương của cư dân ven song. Phần lễ có rước Thánh Mẫu cùng Thiên Hậu Nương Nương từ đền qua các phố, qua càu Cốc Lếu sau đó quay lại đền để làm lễ. Lễ tê vào ngày 12, lễ tạ vào ngày 13. Người ta đi cầu “người yên , vật thịnh”, buôn bán may mắn. Phần hội có nhiều trò vui như thổi cơm thi, múa hát…. Lễ quét làng của người Xá Phó Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng.Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ Lễ hội "Nào Cống" Ảnh chụp trong một nghi lễ của lễ hội Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống. Hội Gầu Tào của người Mông Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ta nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con - đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào - đó là hội cầu mệnh. Ở Sa Pa, sáng ngày mồng một tết làm lễ mở hội. Ở Mường Khương mở hội vào ngày mồng ba tết. Sau phần cúng khai hội của thầy cúng, mọi người cùng tham gia các cuộc thi trò chơi. Hệ thống các khách sạn, nhà hàng, quán bar ở Sa Pa SaPa có nhiều khách san từ hai sao đến ba, bốn sao như các khách sạn: Khách sạn Đăng Khoa. Khách sạn Châu Long, Khách sạn Thiên Ngân, Khách sạn Ngôi Sao SAPA,khách sạn Bình Minh… Các nhà hàng như: nhà hàng Khám phá Việt, Nhà hàng A Quỳnh, Nhà hàng Gerbera, Lostus, Nhà hàng Buffalo Bell, Nhà hàng Delta, Nhà hàng Hoa Sữa, Nhà hàng Tắc Kè, Nhà hàng Obsvervatory, Nhà hàng Red Dao, Nhà hàng Hoàng Liên, Nhà hàng Hoa Dao… Vài nét về thị trấn Sa Pa Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh. Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều. Sản vật địa phương Tại chợ Sa Pa có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Kim, rượu táo mèo, rượu san lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu v.v Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. Sa Pa có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc. Núi Hàm Rồng Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. Từ Lào Cai đi đến cầu 32, cách Sapa 6 km, nhìn thấy dãy núi đứng giữa khoảng trống bao la, cao gần 2000m so với mặt biển, giống như một con rồng, với cái thân vươn dài uốn lượn. Có đuôi từ Cổng Trời giáp xã Hầu Thào và Sa Pả. Đầu ở trung tâm thị trấn, có hàm răng khổng lồ hướng sang phía Tây Nam dãy núi Hoàng Liên Sơn; ngày đêm dầm mưa dãi nắng, đội mây trời, có tên gọi là núi Hàm Rồng. Cảnh chụp từ trên Sân Mây nhìn xuống vườn hoa Châu Âu Sự tích núi Hàm Rồng được người dân khắp vùng kể lại rằng: Cách đây đã lâu, khi lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào một thời lập địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin này nhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới ngày nay. Nếu ta đứng ở Sâu Chuô (xã Sa pả) quan sát thấy rất rõ hình ba dãy núi nhỏ, giống như ba con Rồng trên khu núi Can hàng. Hai con quay về hướng Lào Cai, đó là hình ảnh hai người anh nhà Rồng. Một con nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn, đó là hình ảnh người em nhà Rồng. Còn cái ao tiếng địa phương gọi là “Pangl Kruôr” nơi ba anh em nhà Rồng trước đây ở nay là khu Lam Đường. Trong trí tưởng tượng của người dân quanh vùng, núi Hàm Rồng xuất hiện như một chuyện thật: và được linh thiêng hoá như một vị thần, có công tạo nên dãy núi Can Thàng ngày nay. Đã từ lâu, mỗi khi Tết đến, các bậc già làng, trưởng họ ở địa phương xung quanh đều mang lễ vật đặt vào trong hàm con rồng cúng Thổ thần. Muốn lên núi Hàm Rồng phải qua Cổng trời Một, sau đó qua Cổng trời Hai, đi tiếp mới đến đỉnh núi Đầu Rồng. Trên đó có nhiều cảnh quan rất đẹp, với nhiều hang động, núi đá nhấp nhô trông rất ngoạn mục, lý thú. Với cảnh trí hấp dẫn, Hàm Rồng từ lâu là nơi vãn cảnh dã ngoại của nhiều du khách. Hội Roóng Poọc của người Giáy Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyên SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người. Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, vào những ngày tốt của tháng đầu năm hàng năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” (1) ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn (to hay nhỏ tuỳ thuộc số người đến dự nhiều hay ít). Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt. Địa điểm cúng thường tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng – nơi thờ thần thổ địa, thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn trong rừng cấm. Sau khi ông “Chứ lồng” - người chủ lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân đến dự đều có quyền tự do thảo luận,bàn bạc. Lễ Tết nhảy Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van. Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết. Tết nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc. Đó là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Đó là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ... sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn. Nhà thờ Sa Pa Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn Nhà thờ Sa Pa như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. .Chợ Sa Pa Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”. Chợ Sa Pa nơi bán các sản phẩm của người dân địa phương Vườn treo Sapa Nằm cách thị xã Lào Cai 38 km, "Vườn treo" Sapa được người phương Tây phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Vào dịp xuân, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp không mấy nơi có. Đó là rừng đào chạy dài hàng cây số, tràn suốt từ đầu thị trấn tới đỉnh đèo Ô Quy Hồ, sắc hoa tươi thắm như một thảm hồng đón khách du xuân! Mùa xuân ở Sapa là mùa sinh sôi, nảy nở của các loài hoa, đầy trời phong lan, lay ơn, păng-xê, tường vi, thược dược... chứ không chỉ đào mận, hồng, mơ. Cây ở đây cũng rất nhiều loại, vừa đẹp, vừa quý như: pơ-mu, actixô, trúc thông, vạn tuế, đặc biệt là loài thông gai, tiếng H'mông gọi là "Sa-mu". Trong các bộ sưu tập thuốc chữa bệnh ở Việt Nam, có lẽ các giống cây thuốc đều có nguồn gốc và di thực thành công được tại Sapa. Chẳng hạn như các cây: đỗ trọng bắc, xuyên khung, đương quy, thảo quả, hoàng liên, chân gà, vân mộc hương, đẳng sâm, gấu tàu, bạch chỉ... Sapa còn là miền đất có nhiều bí ẩn với các giống cây sinh sống ở đỉnh Phan-xi-păng, và một số chim, động vật quý hiếm như: vẹt, trĩ, công, gà gô, lợn rừng, gấu ngựa. Hang động Tả Phìn Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú. Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía Bắc có dãy núi đá vôi, một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Đi khoảng hơn 30m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động. Từ đây, động chia đi rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn treo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống. Đi theo những vách nhỏ này càng toả ra nhiều lối, thậm chí có những ngách đi vòng vèo, rích rắc nhưng cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu. Đi theo đường của vách lớn, ta có cảm giác như xuyên lên vách núi, đường đi ngoằn ngoèo, khi lên lúc xuống, chỗ phình to, chỗ giống người thiếu phụ đang bồng con, chỗ giống các nàng tiên khoa thân đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, hệt những mảng san hô bám viền xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc xuống, đan thành dãy “đăng ten” uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích. Những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá, thánh thót nhỏ giọt như điểm từng nhịp trong không gian mờ ảo. Vào sâu bên trong hang, ta sẽ thấy một tảng đá lớn nằm hơi nghiêng, trên nền đá và in hình những vết chân gà, ngay chóp đá bên phải còn hằn lên những vệt lõm hệt như móng chân ngựa. Vách đá đối diện có những dòng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng, cho đến nay dù bị bụi thời gian phủ lên ta vẫn có thể đọc được. Hang động Tả Phìn có rất nhiều bí ẩn với chúng ta. Đây là một nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ và tham quan du lịch... cần được giữ gìn và bảo vệ. Phanxipăng - Nóc nhà tổ quốc Từ trước đến nay đã có khá nhiều các nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước quan tâm đến lịch sử hình thành dãy núi Hoàng Liên Sơn. Qua đó phán đoán khả tín và đang được chấp nhận là dãy núi này được hình thành cách đây khoảng 100 triệu năm sau những kiến tạo địa chất dữ dội của thời kỳ tân kiến tạo. Đi khoảng hơn 30m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động. Từ đây, động chia đi rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn treo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống. Đi theo những vách nhỏ này càng toả ra nhiều lối, thậm chí có những ngách đi vòng vèo, rích rắc nhưng cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu. Dãy Hoàng Liên chạy dài 280 km từ Phong Thổ (Lai Châu) về đến tỉnh Hoà Bình, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75km và đoạn hẹp nhất là 45km, gồm 3 khối núi lớn, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan-Xi-Păng và khối Pu Luông được mệnh danh là nóc nhà Tổ quốc. Trong đó, đỉnh Pan-Xi-Păng cao tới 3.143m là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ mà nổi bật là thảm thực vật với hơn 700 loài đặc hữu và quý hiếm. Thảm thực vật ở đây được chia làm nhiều tầng bậc, dưới chân khối núi là những cây gạo, mít, cơi cơi khá rậm. Lên đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới với những vạt rừng nguyên sinh và hệ ký sinh chằng chịt. Từ độ cao 700m trở lên là vạt cây hạt trần, gồm 6 họ với 12 loài khác nhau như cây Pơ mu, có những cây to ba bốn người ôm không xuể, cao chót vót đến 50-60m. Bên cạnh Pơ mu còn nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, kim sam, hoàng đàn,… Cao hơn nữa là các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ, cây bụi thân luôn sũng nước vì càng lên cao khí hậu càng lạnh và mưa nhiều. Ở độ cao 2.400m, gió mây như hoà quyện với rừng cây, có lúc xoè tay tưởng như có thể nắm được mây. Các vách đá liên tiếp nhô ra như răng cưa, các cây cỏ mọc lẻ loi bên hốc đá hoặc bám vào các tầng mùn dày. Từ điểm cao 2.800m trở lên không còn mây mù, bầu trời quang đãng trong xanh, chỉ có gió ào ạt thổi làm cho thảm thực vật dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp lè tè khoảng 25-30cm, cả thân trơ trụi, phần ngọn mới có một túm lá phất phơ nên được gọi là trúc phất trần xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên... Đến với khu rừng nguyên sinh trên sườn núi Phan-Xi-Păng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các cây cổ thụ từ đỉnh tới gốc như được khoác tấm áo phong lan lẵng vàng, lẵng tím rung rinh trước gió. Phan-Xi-Păng với những điều kỳ thú đang chinh phục lòng say mê leo núi của du khách ở cả trong và ngoài nước. Hãy đến với Sapa, hãy tự mình khám phá những điều kỳ diệu ở nóc nhà Tổ quốc. Thác Bạc Thác Bạc từ lâu đã nổi tiếng là một thắng cảnh của đất Sa Pa. Ngọn thác này đổ từ độ cao hơn 100 m từ đỉnh núi xuống.Đứng dưới chân thác Bạc, nhìn ngắm đất trời bao la và những rặng núi hoành tráng xa xa, ta bỗng có cảm giác mình thật nhỏ bé trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Ảnh chụp một phần của con thác Cầu mây Du khách có thể bắt xe đi thăm Cầu Mây - Giàng Tà Chải. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, khách thấy mình như đang bồng bềnh trong mây. Thung lũng Hoa Hồng Sa Pa nằm ở độ cao t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31287.doc
Tài liệu liên quan