Bảo dưỡng hệ thống máy trong buồng máy và hệ thống điện - Các máy trong buồng máy

số lượng, kích thước và bố trí các cửa thoát nước sao cho ngăn ngừa được việc tạo mặt thoáng tự do;

.2 hệ thống bơm yêu cầu bởi qui định này đối với các tàu khách hoặc tàu hàng tương ứng phải lưu ý đến các yêu cầu đối với hệ thống dập cháy bằng phun nước áp suất cao bất kỳ;

.3 nước lẫn dầu hoặc các chất nguy hiểm không được dẫn tới buồng máy hoặc các không gian khác mà ở đó có thể tồn tại nguy cơ gây cháy; và

.4 nếu các khoang hàng kín được bảo vệ bằng hệ thống dập cháy CO2¬ , các lỗ xả nước được lắp đặt theo cách ngăn ngừa được thoát khí dập cháy.

4 Tàu hàng

Phải trang bị tối thiểu 2 bơm được dẫn động bằng cơ giới nối với hệ thống hút khô chính, một bơm trong đó có thể được dẫn động bằng máy chính của tàu. Nếu Chính quyền hàng hải nhận thấy an toàn của tàu không bị ảnh hưởng, hệ thống bơm hút khô có thể được miễn giảm đối với các khoang cụ thể.

Quy định 36

Bảo vệ chống ồn

Phải có các biện pháp để giảm độ ồn của các máy trong các buồng máy đến mức có thể chấp nhận được theo quy định của Chính quyền hàng hải. Nếu không thể giảm được tiếng ồn đó một cách có hiệu quả thì nguồn gây ra tiếng ồn quá mức đó phải được cách âm hoặc cách ly hoặc phải làm buồng tránh ồn, nếu buồng máy buộc phải có người trực. Nếu cần thì phải trang bị các dụng cụ bảo vệ tại chỗ những người cần phải vào các buồng đó.

Quy định 37

Liên lạc giữa buồng lái và buồng máy

1 Phải trang bị ít nhất hai phương tiện độc lập để truyền lệnh từ buồng lái đến vị trí trong buồng máy hoặc trong buồng điều khiển mà từ đó các máy được điều khiển, thông thường, một trong hai phương tiện đó phải là tay chuông truyền lệnh trong buồng máy, tay chuông này có chỉ báo lệnh và khẳng định trả lời cả trong buồng máy và buồng lái. Phải trang bị các phương tiện liên lạc thích hợp cho các vị trí mà từ đó các máy có thể được điều khiển.

2 Đối với những tàu được đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 10 năm 1994 phải thoả mãn các yêu cầu sau, thay cho các quy định nói ở mục 1:

Phải có ít nhất hai phương tiện truyền lệnh từ lầu lái đến trạm điều khiển trong buồng máy hoặc trong buồng điều khiển, mà từ đó việc điều khiển tốc độ và hướng đẩy của chân vịt được thực hiện; một trong hai phương tiện đó phải là tay chuông truyền lệnh buồng máy, có chỉ báo các lệnh và phản hồi có thể quan sát bằng mắt cả ở trong buồng máy lẫn lầu lái. Phải bố trí các phương tiện liên lạc thích hợp từ lầu lái và buồng máy đến vị trí bất kỳ, mà từ đó có thể điều khiển tốc độ và hướng đẩy của chân vịt.

 

doc37 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo dưỡng hệ thống máy trong buồng máy và hệ thống điện - Các máy trong buồng máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một bộ phận nào đó của các hệ thống này bị sự cố không được gây trở ngại cho việc điều khiển trực tiếp bằng tay. 5 Các tàu đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 1998 phải thoả mãn các yêu cầu của các mục 1 đến 4, được sửa đổi, như sau: .1 mục 1 được thay như sau: “1 Phải trang bị các phương tiện có hiệu quả để vận hành và điều khiển máy chính và máy phụ cần cho việc đẩy tàu và an toàn của tàu. Tất các các thiết bị điều khiển cần thiết cho đẩy tàu, điều khiển và an toàn của tàu phải được thiết kế độc lập sao cho một hệ thống bị hư hỏng không làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống khác.”; .2 ở dòng thứ nhất và thứ hai của mục 2, xoá cụm từ “và buồng máy vẫn có người trực”; .3 Câu đầu tiên của mục 2.2 được thay như sau: “.2 việc điều khiển phải thực hiện cho từng chân vịt độc lập bằng một cơ cấu điều khiển riêng với chức năng tự động cho mọi hoạt động, kể cả nếu cần thiết, các phương tiện ngăn ngừa quá tải của hệ thống động lực đẩy tàu.”; .4 mục 2.4 được thay như sau: “.4 các lệnh điều khiển hệ thống động lực đẩy tàu phải được chỉ báo ở buồng điều khiển máy chính và tại vị trí điều động.”; .5 bổ sung thêm câu mới sau đây vào sau mục 2.6: “Phải có thể điều khiển máy phụ, máy quan trọng cho động lực đẩy tàu và an toàn tàu, tại hoặc gần máy đó; “ và .6 các mục 2.8, 2.8.1 và 2.8.2 được thay như sau: “.8 các chỉ báo phải được lắp đặt tại buồng lái, buồng điều khiển máy chính và vị trí điều động, để chỉ báo: .8.1 tốc độ và chiều quay chân vịt trong trường hợp là chân vịt có bước cố định; và .8.2 tốc độ và vị trí bước chân vịt trong trường hợp là chân vịt biến bước;”. 6 Các tàu được đóng vào hoặc sau ngày 01 tháng 07 năm 2004 phải thoả mãn các yêu cầu của các mục từ 1 đến 5, đã được sửa đổi, như sau: .1 tiểu mục .10 được bổ sung vào mục 2 như sau: “.10 các hệ thống tự động phải được thiết kế sao cho đảm bảo rằng ngưỡng cảnh báo chuẩn bị hoặc bắt đầu giảm tốc hoặc dừng hệ thống động lực đẩy tàu được thông báo đúng thời điểm cho sỹ quan trực ca hàng hải để nhận biết được trạng thái sự cố. Đặc biệt, sỹ quan trực ca hàng hải phải có thể tác động bằng tay đến các hệ thống nhằm điều khiển, kiểm soát, báo cáo, báo động và thực hiện những hành động an toàn để giảm tốc hoặc dừng hệ động lực chính, trừ trường hợp những tác động bằng tay có thể là nguyên nhân làm hư hại đến hệ thống máy và/ hoặc thiết bị động lực trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ như trường hợp quá tốc.” Quy định 32 Nồi hơi và hệ thống cấp nước nồi hơi 1 Mỗi nồi hơi và thiết bị sinh hơi không đốt dầu phải lắp ít nhất 2 van an toàn có tiết diện thoát được chấp nhận là đủ. Tuy vậy, khi xét đến sản lượng và các đặc tính khác của nồi hơi và thiết bị sinh hơi không đốt dầu, Chính quyền hàng hải có thể cho phép chỉ lắp một van an toàn nếu họ thoả mãn rằng sự bảo vệ chống áp suất tăng quá mức vẫn được đảm bảo. 2 Mỗi nồi hơi đốt dầu được thiết kế để làm việc không có sự giám sát của con người phải có các phương tiện an toàn, để ngắt việc cấp dầu và phát tín hiệu báo động trong trường hợp mực nước trong nồi hơi quá thấp, mất gió cung cấp vào buồng đốt và mất lửa trong buồng đốt. 3 Các nồi hơi ống nước phục vụ cho tua bin chính lai thiết bị đẩy tàu phải lắp thiết bị báo động khi mực nước nồi quá cao. 4 Mỗi hệ thống sinh hơi, phục vụ cho các mục đích quan trọng cho an toàn tàu hoặc có thể trở nên nguy hiểm khi mất nước cung cấp, phải được trang bị ít nhất là hai hệ thống cấp nước riêng biệt từ các bơm cấp nước và kể cả các bơm đó, lưu ý rằng, cho phép một đường ống đi qua thân bầu hơi. Trừ khi việc tăng áp suất quá mức được ngăn ngừa bằng các đặc tính của bơm, phải trang bị phương tiện để ngăn ngừa áp suất tăng quá mức trong phần bất kỳ của hệ thống. 5 Các nồi hơi phải được trang bị phương tiện để kiểm tra, theo dõi chất lượng của nước cấp. Phải có các biện pháp thích hợp để loại trừ, đến mức có thể thực hiện được việc dầu hoặc các tạp chất khác lẫn vào nước cấp và có thể gây hư hỏng cho nồi hơi. 6 Mỗi nồi hơi quan trọng đối với an toàn của tàu và được thiết kế để chứa nước đến một mức quy định phải lắp ít nhất hai phương tiện chỉ báo mức nước của nó; một trong hai phương tiện đó phải là ống thủy có thang chia. Quy định 33 Hệ thống ống dẫn hơi nước 1 Mỗi đường ống và các phụ tùng ống dẫn hơi nước, phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt sao cho chịu được ứng suất làm việc tối đa có thể gặp phải. 2 Phải trang bị phương tiện để xả khô từng đường ống dẫn hơi nước nếu trong đường ống có thể xuất hiện các va đập nguy hiểm của nước. 3 Nếu một đường ống dẫn hơi hoặc phụ tùng có thể nhận hơi từ một nguồn bất kì có áp suất cao hơn áp suất thiết kế của nó thì phải lắp một van giảm áp thích hợp, van an toàn và áp kế. Quy định 34 Hệ thống không khí nén 1 Trên mỗi tàu phải trang bị phương tiện để ngăn ngừa áp suất tăng quá mức trong phần bất kỳ của hệ thống không khí nén và ở bất cứ chỗ nào mà phần chứa nước làm mát quanh xi lanh của máy nén khí hoặc thân bình làm mát có thể phải chịu áp suất nguy hiểm do có sự rò rỉ không khí nén vào đó. Phải trang bị thiết bị an toàn làm giảm áp suất thích hợp cho tất cả hệ thống. 2 Các thiết bị khởi động chính bằng không khí cho các động cơ đốt trong là máy chính lai thiết bị đẩy tàu phải được bảo vệ thích hợp để đề phòng hiệu ứng cháy ngược và nổ bên trong đường ống không khí khởi động. 3 Tất cả các ống nén của máy nén khí phải đưa thẳng đến bình chứa không khí nén và tất cả các ống dẫn khí khởi động từ bình chứa đến máy chính hoặc máy phụ phải hoàn toàn tách biệt với hệ thống ống nén của máy nén. 4 Phải có biện pháp để giảm đến mức tối thiểu khả năng dầu lọt vào hệ thống không khí nén và để xả khô các hệ thống này. Quy định 35 Các hệ thống thông gió trong các buồng máy Các buồng máy loại A phải được thông gió thích hợp sao cho đảm bảo rằng khi các máy hoặc nồi hơi bố trí làm việc hết công suất trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả khi thời tiết xấu, vẫn duy trì được sự cung cấp không khí đầy đủ vào các buồng đó để phục vụ cho sự an toàn và sinh hoạt của những người làm việc trong đó và cho sự hoạt động của các máy. Các buồng máy khác cũng phải được thông gió đầy đủ thích hợp với mục đích của buồng máy đó. Qui định 35-1 Bố trí bơm hút khô 1 Qui định này được áp dụng đối với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2009. 2 Tàu khách và tàu hàng 2.1 Phải trang bị một hệ thống bơm hút khô hiệu quả, có khả năng bơm và hút khô khoang kín nước bất kỳ không phải không gian được bố trí thường xuyên chứa nước ngọt, nước dằn, dầu đốt, hoặc hàng lỏng mà đã được trang bị các phương tiện bơm hiệu quả khác, ở mọi điều kiện thực tế có thể. Phải trang bị các phương tiện hiệu quả để hút khô từ các khoang hàng được cách ly. 2.2 Các bơm vệ sinh, dằn và dùng chung có thể được chấp nhận là các bơm hút khô được dẫn động độc lập nếu được lắp đặt các đầu nối cần thiết tới hệ thống bơm hút khô. 2.3 Tất cả các đường ống hút khô được sử dụng trong hoặc dưới các kho chứa than hoặc các két chứa dầu đốt, hoặc trong buồng nồi hơi hoặc buồng máy, kể cả các không gian có bố trí các két dầu lắng hoặc bơm dầu đốt, phải được làm bằng thép hoặc vật liệu thích hợp khác. 2.4 Việc bố trí hệ thống hút khô và dằn phải sao cho ngăn ngừa được khả năng nước từ biển và từ các két dằn lọt vào các hầm hàng và buồng máy, hoặc từ khoang này vào khoang khác. Phải có biện pháp ngăn ngừa két sâu có đường nối với hệ thống hút khô và dằn bị ngập ngẫu nhiên từ biển khi có chứa hàng, hoặc được thải thông qua bơm hút khô khi có chứa nước dằn. 2.5 Tất cả các hộp phân phối và các van hoạt động bằng tay nối với hệ thống bơm hút khô phải bố trí ở vị trí dễ tiếp cận ở điều kiện bình thường. 2.6 Phải có biện pháp để tháo nước các khoang hàng kín được bố trí trên boong vách của tàu khách và ở boong mạn khô của tàu hàng, với điều kiện Chính quyền hàng hải có thể cho phép các biện pháp tháo nước được miễn trừ với khoang cụ thể nào đó của tàu hoặc cấp tàu cụ thể nếu thấy thoả mãn rằng vì lý do kích thước hoặc phân khoang bên trong các không gian đó mà an toàn của tàu không bị ảnh hưởng. 2.6.1 Nếu mạn khô tới boong vách hoặc boong mạn khô tương ứng, mà mép boong bị ngập khi tàu nghiêng trên 5o, hệ thống tháo nước phải có đủ số lượng các cửa xả có kích thước thích hợp để xả trực tiếp qua mạn, được lắp đặt phù hợp với các yêu cầu của qui định 15 trong trường hợp là tàu khách và các yêu cầu đối với các cửa xả, đầu hút và thải của Công ước quốc tế về mạn khô hiện hành trong trường hợp là tàu hàng. 2.6.2 Nếu mạn khô mà mép boong vách hoặc mép boong mạn khô tương ứng bị ngập nước khi tàu bị nghiêng từ 5o trở xuống, hệ thống tháo nước cho các khoang hàng trên boong vách hoặc trên boong mạn khô tương ứng, phải được dẫn tới không gian hoặc các không gian thích hợp, đủ thể tích, có báo động mức nước cao và được trang bị hệ thống thích hợp để xả ra ngoài mạn. Đồng thời nó phải đảm bảo: .1 số lượng, kích thước và bố trí các cửa thoát nước sao cho ngăn ngừa được việc tạo mặt thoáng tự do; .2 hệ thống bơm yêu cầu bởi qui định này đối với các tàu khách hoặc tàu hàng tương ứng phải lưu ý đến các yêu cầu đối với hệ thống dập cháy bằng phun nước áp suất cao bất kỳ; .3 nước lẫn dầu hoặc các chất nguy hiểm không được dẫn tới buồng máy hoặc các không gian khác mà ở đó có thể tồn tại nguy cơ gây cháy; và .4 nếu các khoang hàng kín được bảo vệ bằng hệ thống dập cháy CO2 , các lỗ xả nước được lắp đặt theo cách ngăn ngừa được thoát khí dập cháy. 4 Tàu hàng Phải trang bị tối thiểu 2 bơm được dẫn động bằng cơ giới nối với hệ thống hút khô chính, một bơm trong đó có thể được dẫn động bằng máy chính của tàu. Nếu Chính quyền hàng hải nhận thấy an toàn của tàu không bị ảnh hưởng, hệ thống bơm hút khô có thể được miễn giảm đối với các khoang cụ thể. Quy định 36 Bảo vệ chống ồn Phải có các biện pháp để giảm độ ồn của các máy trong các buồng máy đến mức có thể chấp nhận được theo quy định của Chính quyền hàng hải. Nếu không thể giảm được tiếng ồn đó một cách có hiệu quả thì nguồn gây ra tiếng ồn quá mức đó phải được cách âm hoặc cách ly hoặc phải làm buồng tránh ồn, nếu buồng máy buộc phải có người trực. Nếu cần thì phải trang bị các dụng cụ bảo vệ tại chỗ những người cần phải vào các buồng đó. Quy định 37 Liên lạc giữa buồng lái và buồng máy 1 Phải trang bị ít nhất hai phương tiện độc lập để truyền lệnh từ buồng lái đến vị trí trong buồng máy hoặc trong buồng điều khiển mà từ đó các máy được điều khiển, thông thường, một trong hai phương tiện đó phải là tay chuông truyền lệnh trong buồng máy, tay chuông này có chỉ báo lệnh và khẳng định trả lời cả trong buồng máy và buồng lái. Phải trang bị các phương tiện liên lạc thích hợp cho các vị trí mà từ đó các máy có thể được điều khiển. 2 Đối với những tàu được đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 10 năm 1994 phải thoả mãn các yêu cầu sau, thay cho các quy định nói ở mục 1: Phải có ít nhất hai phương tiện truyền lệnh từ lầu lái đến trạm điều khiển trong buồng máy hoặc trong buồng điều khiển, mà từ đó việc điều khiển tốc độ và hướng đẩy của chân vịt được thực hiện; một trong hai phương tiện đó phải là tay chuông truyền lệnh buồng máy, có chỉ báo các lệnh và phản hồi có thể quan sát bằng mắt cả ở trong buồng máy lẫn lầu lái. Phải bố trí các phương tiện liên lạc thích hợp từ lầu lái và buồng máy đến vị trí bất kỳ, mà từ đó có thể điều khiển tốc độ và hướng đẩy của chân vịt. Quy định 38 Thiết bị báo động cho các sĩ quan Phải trang bị thiết bị báo động cho các sĩ quan máy điều khiển được từ buồng điều khiển máy chính hoặc tại nơi điều khiển quay trở tàu. Tín hiệu báo động phải nghe thấy được rõ ràng trong khu vực buồng ở của các sĩ quan máy. Quy định 39 Bố trí các thiết bị sự cố trên các tàu khách Không được bố trí nguồn điện sự cố, bơm chữa cháy, bơm hút khô phía trước vách chống va trừ các thiết bị chuyên phục vụ các buồng phía trước vách chống va, hệ thống chữa cháy cố định bất kỳ theo yêu cầu của chương II-2 và các thiết bị sự cố khác cần cho an toàn của tàu, trừ tời kéo neo Phần B Ngăn ngừa cháy và nổ Quy định 4 Khả năng gây cháy 1 Mục đích Mục đích của quy định này là ngăn ngừa cháy của các vật liệu cháy được và các chất lỏng dễ cháy. Để đạt được mục đích này phải thoả mãn các yêu cầu chức năng sau: .1 phải có biện pháp kiểm soát sự rò rỉ các chất lỏng dễ cháy; .2 phải có biện pháp hạn chế sự tích tụ hơi dễ cháy; .3 phải hạn chế khả năng cháy của các vật liệu cháy được; .4 phải hạn chế nguồn gây cháy; .5 nguồn gây cháy phải được cách ly với các vật liệu cháy được và các chất lỏng dễ cháy; và .6 khí trong các két hàng phải được duy trì ngoài phạm vi gây nổ. 2 Hệ thống dầu đốt, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháy khác 2.1 Hạn chế sử dụng dầu làm nhiên liệu Phải áp dụng những hạn chế dưới đây khi sử dụng dầu làm nhiên liệu: .1 trừ các trường hợp khác được cho phép bởi mục này, không được sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60oC;+ .2 đối với các máy phát điện sự cố có thể sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy không nhỏ hơn 43oC; .3 có thể chấp nhận cho sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60oC nhưng không nhỏ hơn 43oC (ví dụ, cung cấp cho động cơ dẫn động bơm chữa cháy sự cố và các máy phụ không đặt trong buồng máy loại A) với điều kiện: .3.1 các két dầu đốt, trừ các két được bố trí trong các khoang đáy đôi, phải được bố trí ngoài buồng máy loại A; .3.2 các phương tiện đo nhiệt độ dầu phải được lắp đặt trên đường ống hút của bơm dầu nhiên liệu; .3.3 các van chặn phải được trang bị ở cả đầu vào và đầu ra của thiết bị lọc dầu; và .3.4 các điểm ống nối phải sử dụng phương pháp hàn nối hoặc kiểu nón tròn hoặc kiểu nối tổ hợp hình cầu đến mức có thể được; và .4 trên các tàu hàng có thể cho phép sử dụng nhiên liệu có điểm chớp cháy thấp hơn, khác với quy định trong mục 2.1, ví dụ như dầu thô, với điều kiện nhiên liệu đó không được cất giữ trong buồng máy và toàn bộ việc lắp đặt phải được Chính quyền hàng hải phê duyệt. 2.2 Bố trí hệ thống dầu đốt Trên tàu có sử dụng dầu đốt, việc bố trí dự trữ, phân phối và sử dụng dầu đốt phải sao cho đảm bảo an toàn cho tàu và người trên tàu và ít nhất phải thoả mãn các yêu cầu sau: 2.2.1 Vị trí của hệ thống dầu đốt đến mức có thể thực hiện được, các phần của hệ thống dầu đốt có chứa dầu được hâm nóng có áp suất cao hơn 0,18 N/mm2 không được bố trí ở các vị trí bị che kín mà khi có các khuyết tật và các rò rỉ không thể phát hiện ngay được. Khu vực trong buồng máy, nơi có các phần như vậy của hệ thống dầu đốt phải được chiếu sáng. 2.2.2 Thông gió buồng máy Việc thông gió trong buồng máy phải có hiệu quả trong điều kiện làm việc bình thường để tránh sự tích tụ hơi dầu. 2.2.3 Két dầu đốt 2.2.3.1 Không được chứa dầu đốt, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháy khác trong các két mũi. 2.2.3.2 Đến mức có thể thực hiện được, các két dầu đốt phải là một phầnn của kết cấu thân tàu và phải bố trí bên ngoài buồng máy loại A. Nếu các két dầu đốt, không phải là két đáy đôi, cần thiết phải bố trí ngay sát hoặc bên trong buồng máy loại A, thì ít nhất một mặt thẳng đứng của két phải tiếp giáp với giới hạn của buồng máy và nên có các vách chung với két đáy đôi, diện tích vách chung của két với buồng máy phải giảm tới mức tối thiểu*. Nếu các két này được bố trí bên trong giới hạn của buồng máy loại A, thì chúng không được chứa dầu đốt có điểm chớp cháy dưới 60oC. Thông thường nên tránh sử dụng các két dầu đốt đứng tự do. Khi có sử dụng các két như vậy thì chúng không được bố trí trong các buồng máy loại A trên tàu khách. Nếu được phép, chúng phải được bố trí trong một khay hứng dầu tràn kín dầu có kích thước đủ lớn và có ống thoát dầu đến két chứa dầu tràn có kích thước phù hợp. 2.2.3.3 Không được bố trí két dầu đốt ở những nơi mà dầu đốt tràn hoặc rò rỉ ra khỏi két có thể tạo ra nguy cơ cháy, nổ do rơi trên các bề mặt bị đốt nóng. 2.2.3.4 Các đường ống dầu đốt mà khi hư hỏng làm cho dầu thoát ra từ các két dự trữ, két lắng hoặc két trực nhật có thể tích từ 500 lít trở lên, bố trí trên đáy đôi phải lắp đặt một van ngay tại két có khả năng đóng được từ một vị trí an toàn bên ngoài buồng đó khi có đám cháy xảy ra trong buồng có bố trí két đó. Trong trường hợp đặc biệt khi két sâu được bố trí trong đường hầm dẫn ống hoặc hầm trục hoặc không gian tương tự, trên các két phải bố trí các van nhưng việc điều khiển trong trường hợp có cháy có thể thực hiện thông qua một van bổ sung đặt trên một hoặc nhiều ống bên ngoài đường hầm hoặc không gian tương tự. Nếu van bổ sung này đặt trong buồng máy thì nó phải được điều khiển từ bên ngoài không gian này. Các thiết bị để điều khiển từ xa các van của két dầu đốt cấp cho máy phát điện sự cố phải được tách xa vị trí điều khiển từ xa các van khác của các két bố trí trong buồng máy. 2.2.3.5 Phải trang bị thiết bị an toàn có hiệu quả để xác định lượng dầu đốt trong két bất kỳ. 2.2.3.5.1 Nếu sử dụng ống đo, chúng không được kết thúc ở nơi có nguy cơ cháy do dầu tràn từ ống đo. đặc biệt, chúng không được kết thúc trong buồng hành khách hoặc buồng thuyền viên. Nói chung, chúng không được kết thúc trong buồng máy. Tuy nhiên, nếu Chính quyền hàng hải thấy rằng yêu cầu này là không thể thực hiện được thì có thể cho phép đoạn đầu của ống đo bố trí trong buồng máy, với điều kiện thoả mãn tất cả các yêu cầu sau: .1 thiết bị đo mức dầu phải thoả mãn yêu cầu của tiểu mục 2.2.3.5.2; .2 đầu cuối của ống đo phải bố trí ở vị trí cách xa nơi có nguy cơ gây cháy trừ khi có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ như có tấm chắn hiệu quả để tránh dầu tràn qua đầu ống đo tiếp xúc với nguồn gây cháy; và .3 đầu ống đo phải được lắp đặt thiết bị tự đóng và van điều khiển tự đóng có đường kính nhỏ bố trí dưới thiết bị tự đóng để xác định không có dầu đốt trước khi thiết bị tự đóng tại đầu ống đo mở. Phải có biện pháp sao cho đảm bảo rằng dầu tràn từ van điều khiển không gây ra nguy cơ gây cháy. 2.2.3.5.2 Các đồng hồ đo mức dầu khác có thể được sử dụng thay thế cho ống đo, phải thoả mãn các điều kiện sau: .1 trên tàu khách, những thiết bị đo như vậy không yêu cầu xuyên qua dưới đỉnh của két và khi có những hư hỏng hoặc qua đáy của két không cho phép tràn dầu; và .2 trên tàu hàng, không cho phép tràn dầu ra không gian đó khi có hư hỏng của các thiết bị đo trên hoặc do qua đáy của két. Không cho phép sử dụng kính đo hình trụ. Chính quyền hàng hải có thể cho phép sử dụng các đồng hồ đo với kính phẳng và các van tự đóng giữa đồng hồ đo với két dầu đốt. 2.2.3.5.3 Các thiết bị nêu ở mục 2.2.3.5.2 được Chính quyền hàng hải chấp thuận phải được bảo dưỡng trong các điều kiện phù hợp để đảm bảo rằng các chức năng của chúng luôn chính xác trong khai thác. 2.2.4 Ngăn ngừa qua áp Phải có các quy định để ngăn chặn áp suất quá cao trong bất kỳ két dầu nào hoặc bất kỳ phần nào của hệ thống dầu đốt, bao gồm cả các ống cấp dầu từ các bơm trên tàu. Các van an toàn, các ống tràn và thông khí phải được xả tới vị trí không có nguy cơ cháy hoặc nổ trong trường hợp sự cố dầu và hơi và không được dẫn đến khu vực có thuyền viên, hành khách và các không gian đặc biệt, không gian chứa hàng ro-ro kín, buồng máy hoặc các không gian tương tự. 2.2.5 ống dầu đốt 2.2.5.1 Các ống dầu đốt, các van của chúng và các thiết bị đi kèm phải được làm bằng thép hoặc các vật liệu được duyệt khác, trừ khi Chính quyền hàng hải cho phép sử dụng các ống mềm tại các vị trí cần thiết*. Những ống mềm như vậy cùng với các đầu nối phải làm bằng các vật liệu chịu lửa được duyệt, đủ bền và phải được chế tạo thoả mãn các yêu cầu của Chính quyền hàng hải. đối với các van nối tới két dầu đốt chịu áp suất tĩnh, có thể là loại làm bằng thép hoặc gang cầu xám đúc. Tuy nhiên, có thể sử dụng các van bằng gang đúc thông thường trên các hệ thống đường ống có áp suất thiết kế nhỏ hơn 7 bar và nhiệt độ thiết kế thấp hơn 60oC. 2.2.5.2 Các đường cấp dầu đốt ngoài có áp suất cao nối giữa bơm cao áp và các vòi phun nhiên liệu phải được bảo vệ bằng hệ thống ống bọc có khả năng chứa được dầu khi đường ống cao áp bị hư hỏng. ống bọc kết hợp với phần ngoài ống dẫn bên trong có áp suất cao tạo thành một tổ hợp cố định. Hệ thống ống bọc phải bao gồm cả phương tiện gom dầu rò rỉ và hệ thống phải được trang bị báo động khi hư hỏng đường ống dầu đốt. 2.2.5.3 Các đường ống nhiên liệu không được bố trí ngay phía trên hoặc gần các thiết bị có nhiệt độ cao, bao gồm nồi hơi, đường ống dẫn hơi, bầu khí xả, bầu giảm âm hoặc các thiết bị khác yêu cầu phải được cách nhiệt nêu ở mục 2.2.6. đến mức có thể thực hiện được, các đường ống dầu đốt phải được bố trí cách xa các bề mặt nóng, trang bị điện hoặc các nguồn gây cháy khác và phải được che chắn hoặc bảo vệ thích hợp để tránh rò rỉ hoặc phun dầu lên các nguồn gây cháy. Phải giảm đến mức tối thiểu số lượng đầu nối trên các hệ thống ống như vậy. 2.2.5.4 Các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel phải được thiết kế có xét đến áp suất đỉnh lớn nhất có thể gặp trong quá trình khai thác, kể cả các xung cao áp được sinh ra và phản hồi lại các đường ống cung cấp và đường hồi do tác động của các bơm phun. Các đầu nối trên các đường ống cung cấp và đường hồi phải được chế tạo có lưu ý đến khả năng ngăn ngừa dầu cao áp rò rỉ trong quá trình khai thác và sau khi bảo dưỡng. 2.2.5.5 Trong hệ thống nhiều máy được cung cấp từ cùng một nguồn cấp nhiên liệu, phải có biện pháp cách ly giữa đường ống cung cấp và đường hồi cho từng máy. Biện pháp cách ly phải không ảnh hưởng đến hoạt động của các máy khác và phải có thể điều khiển hoạt động từ vị trí không bị ảnh hưởng do cháy ở máy bất kỳ khác. 2.2.5.6 Nếu Chính quyền hàng hải có thể cho phép bố trí đường ống dẫn dầu hoặc chất lỏng dễ cháy qua các khu vực ở và phục vụ, các đường ống dẫn dầu hoặc chất lỏng dễ cháy phải làm bằng vật liệu được Chính quyền hàng hải phê duyệt có xét đến nguy cơ cháy. 2.2.6 Bảo vệ các bề mặt có nhiệt độ cao 2.2.6.1 Các bề mặt có nhiệt độ cao hơn 220oC có thể bị ảnh hưởng khi có hư hỏng hệ thống dầu đốt phải được bảo vệ thích đáng. 2.2.6.2 Phải có các biện pháp ngăn ngừa dầu rò rỉ do áp suất cao từ các bơm, bầu lọc và thiết bị hâm do tiếp xúc với các về mặt nóng. 2.3 Hệ thống dầu bôi trơn 2.3.1 Hệ thống chứa, phân phối và sử dụng dầu trong hệ thống bôi trơn có áp suất phải đảm bảo an toàn cho tàu và người trên tàu. Các hệ thống này bố trí trong buồng máy loại A và bất kỳ khi nào có thể áp dụng cho các buồng máy khác, ít nhất phải thoả mãn các mục 2.2.1, 2.2.3.3, 2.2.3.4, 2.2.3.5, 2.2.4, 2.2.5.1, 2.2.5.3 và 2.2.6, trừ trường hợp: .1 điều này không ngăn cản việc sử dụng các kính quan sát dòng chảy của hệ thống dầu bôi trơn, với điều kiện chúng được thử nghiệm là có khả năng chống cháy phù hợp; và .2 các ống đo có thể cho phép sử dụng trong buồng máy; tuy nhiên, không cần thiết thoả mãn yêu cầu của các mục 2.2.3.5.1.1 và 2.2.3.5.1.3, với điều kiện các ống đo được lắp đặt các thiết bị đóng kín phù hợp. 2.3.2 Các quy định ở mục 2.2.3.4 cũng phải áp dụng đối với các két dầu bôi trơn trừ các két có thể tích nhỏ hơn 500 l, các két chứa mà trên đó có các van thường đóng trong chế độ hoạt động thông thường của tàu, hoặc nếu thấy rằng việc vô tình đóng van đóng nhanh trên két dầu bôi trơn có thể gây nguy hiểm cho hoạt động an toàn của máy chính và các máy phụ quan trọng. 2.4 Hệ thống dầu dễ cháy khác Hệ thống chứa, phân phối và sử dụng các loại dầu dễ cháy khác được dùng ở trạng thái có áp suất trong các hệ thống truyền động, hệ thống khởi động và điều khiển và hệ thống hâm nóng phải sao cho đảm bảo an toàn cho tàu và người trên tàu. Phải lắp đặt các phương tiện hứng dầu rò rỉ phía dưới các van và xi lanh thuỷ lực. ở những vị trí dễ bắt lửa hệ thống này ít nhất phải thoả mãn các quy định của mục 2.2.3.3, 2.2.3.5, 2.2.5.3 và 2.2.6 và các quy định của mục 2.2.4 và 2.2.5.1 về sức bền và kết cấu. 2.5 Hệ thống dầu đốt trong buồng máy không có người trực ca thường xuyên Ngoài những yêu cầu của các mục từ 2.1 đến 2.4, hệ thống dầu đốt và dầu bôi trơn trong buồng máy không có người trực ca thường xuyên phải thoả mãn các yêu cầu sau: .1 nếu các két dầu đốt trực nhật được nạp tự động hoặc điều khiển từ xa thì phải có biện pháp ngăn ngừa dầu tràn. Các thiết bị tự động xử lý các chất lỏng dễ cháy khác (ví dụ như bầu lọc dầu đốt) mà nếu có thể được, phải bố trí trong không gian đặc biệt dành riêng cho bầu lọc và các bầu hâm của chúng và phải có biện pháp để ngăn ngừa dầu tràn. .2 nếu các két dầu đốt trực nhật và các két lắng có trang bị thiết bị hâm nóng, phải trang bị thiết bị báo động nhiệt độ cao nếu nhiệt độ trong két có thể vượt quá nhiệt độ chớp cháy của dầu đốt. 3 Hệ thống nhiên liệu khí sử dụng cho sinh hoạt Các hệ thống nhiên liệu khí sử dụng cho các mục đích sinh hoạt phải được Chính quyền hàng hải phê duyệt. Các bình chứa khí phải được bố trí ở boong hở hoặc ở những không gian được thông gió tốt và chỉ thông tới boong hở. 4 Các hạng mục khác về nguồn gây cháy và khả năng gây cháy 4.1 Lò sưởi điện Các lò sưởi điện, nếu sử dụng, phải được cố định ở một vị trí và có kết cấu sao cho giảm đến mức tối thiểu khả năng gây cháy. Không được trang bị các lò sưởi có phần sinh nhiệt để lộ ra ngoài mà vải, rèm hoặc vật liệu tương tự khác có thể bị cháy xém hoặc gây cháy do nhiệt từ phần đó. 4.2 Thùng chứa rác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_duong_he_thong_may_trong_buong_may_va_he_thong_dien_cac.doc
Tài liệu liên quan