Các biện pháp lắp đặt vận hành bảo dưỡng sửa chữa 66 vi.1.gia công lắp đặt kênh dẫn gió

 

LỜI CẢM ƠN 1

Chương I 3

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 3

I.Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ: 3

I.1 Ảnh hưởng của môi trường không khí đến con người và công nghệ sản xuất: 3

I.2.GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH : 7

I.3.TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH : 8

CHƯƠNG II 8

TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT 8

II.1. CHỌN THÔNG SỐ THIẾT KẾ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ: 9

II.2. THÔNG SỐ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TRÌNH: 9

II.2.1. Kết cấu: ( xem hình 1, 2 ,3 ) 9

II .3.Tính toán nhiệt cho công trình: 10

II.4.TÍNH NHIỆT THỪA VÀ ẨM THỪA ( QT và WT ) 11

II.4.1.Tính nhiệt thừa của công trình : 11

II.4.1.A.Nhiệt tỏa ra từ tất cả các nguồn : 11

1.Nhiệt tỏa ra từ máy móc : 11

2.Nhiệt toả từ đèn chiếu sáng : 12

3. Nhiệt tỏa do người : 12

4.Nhiệt tỏa từ bán thành phẩm : 13

5.Nhiệt tỏa ra từ bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt : 13

6.Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng : 14

7.Nhiệt do lọt không khí : 16

8.Nguồn nhiệt khác( từ bàn là điện ) : 17

II.4.1.B.Nhiệt truyền qua các kết cấu bao che : 17

1.Nhiệt truyền qua nền (Qn) : 17

2.Nhiệt truyền qua 4 bề mặt và qua mái : 19

A.Nhiệt truyền qua 4 bề mặt : 19

1.Nhiệt truyền qua cửa ra vào : 19

2.Nhiệt truyền qua tường : 20

3. Nhiệt truyền qua cửa kính : 22

B.Nhiệt truyền qua mái : 23

C.Tổng nhiệt qua 4 hướng và qua mái : 24

3.Kiểm tra sự đọng sương trên vách : 25

A.Công thức để kiển tra khả năng đọng sương : 25

B.Thay số để kiểm tra : 25

II.4.2.Tính toán lượng ẩm thừa ( W) : 26

1.Lượng ẩm do người tỏa ra : 26

2.Lượng ẩm do bay hơi từ bán thành phẩm : 26

3.Lượng ẩm do không khí lọt mang vào : 27

4.Lượng ẩm bay hơi từ sàn ẩm : 27

CHƯƠNG III 28

THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN KHễNG KHÍ MÙA Hẩ 28

I.Lập sơ đồ điều hòa không khí : 28

II.Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí : 29

III.Tính toán sơ đồ điều hòa không khí cho công trình : 31

1.Tra đồ thị I-d của không khí ẩm ( phụ lục 18_TL1) ta có các thông số trạng thái : 31

2.Xác định thông số của điểm hòa trộn C : 33

3.Xác định thông số của diểm hòa trộn : 34

4.Năng suất lạnh cần thiết : 34

5.Năng suất làm khô : 34

CHƯƠNG IV 35

PHƯƠNG ÁN CHỌN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 35

VÀ THÁP GIẢI NHIỆT. 35

I.Giới thiệu về các loại máy điều hòa không khí : 35

1.Máy điều hòa không khí độc lập kiểu cửa sổ : 37

2.Máy điều hòa không khí độc lập hai chiều: 39

3. Máy điều hòa không khí có dàn ngưng tụ được làm mát bằng nước: 41

4. Máy điều hòa không khí kiểu tách đôi: 44

5. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước: 46

II.Chọn máy điều hòa không khí : 49

III.Tính chọn tháp giải nhiệt : 51

CHƯƠNG V 53

THIẾT KẾ HỆ THỐNG 53

VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ 53

V.1. KHÁI NIỆM CHUNG: 53

V.2. CÁC THIẾT BỊ PHỤ CỦA ĐƯỜNG ỐNG GIÓ: 54

V.2.1.Chớp gió: 54

V.2.2.Phin lọc gió: 54

V.2.3.Van gió: 54

V.2.4.Miệng thổi : 55

V.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÔNG KHÍ 55

1.Thiết kế và tính toán đường gió cấp : 55

2.Tính tổn thất áp suất đường ống dẫn không khí : 59

3.Tính chọn hệ thống gió hồi : 64

4.Tính chọn hệ thống lấy gió tươi : 64

5.Xác định chế độ làm việc của quạt gió : 65

6.Kết luận : 65

CHƯƠNG VI 66

CÁC BIỆN PHÁP LẮP ĐẶT VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA 66

VI.1.GIA CÔNG LẮP ĐẶT KÊNH DẪN GIÓ: 66

VI.1.1. Vật liệu: 66

VI.1.2.Chi tiết gia công lắp đặt: 66

VI.2.BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA: 67

VI.2.1 .Đối với máy điều hòa: 67

VI.2.2. Đối với đường ống gió và miệng thổi 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp lắp đặt vận hành bảo dưỡng sửa chữa 66 vi.1.gia công lắp đặt kênh dẫn gió, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ số truyền nhiệt qua cửa kính ki kính = ; _ + = ( vì theo trang 50,51 TL1 thì và ít phụ thuộc vào kết cấu nên có thể tính gộp thành gọi là nhiệt trở tỏa nhiệt) .Do vách tiếp xúc trực tiếp nên ta chọn = 0,15 (m².K/W ); _ = ; là nhiệt trở của lớp vật liệu có bề dầy (m) và hệ số dẫn nhiệt ; + Chọn = 0,003 m -> Ri,kính = = 0,013 m².K/W ; ki kính = = 6,13 W/m².K ; Kết luận : Nhiệt truyền qua cửa kính hướng Bắc và Nam là: Qkính Bắc, Nam = 2.10.6,13 . 40,5 . 5,8 = 2,88 kW ; Nhiệt truyền qua cửa kính hướng Đông và Tây là : Qkính Đông ,Tây = 2.10.6,13 . 27 . 5,8 = 1,92 kW ; Vậy ta có tổng nhiệt truyền qua 4 bề mặt Đông , Tây , Nam , Bắc là : Q4 hướng = Qtường Bắc ,Nam + Qtường Đông , Tây + Qkính Bắc, Nam + Qkính Đông ,Tây + Qcửa Q4 hướng = 2,76 + 1,58 + 2,88 + 1,92 + 0,48 = 9,62 kW ; B.Nhiệt truyền qua mái : Ta sử dụng công thức ( 2.24_TL1 ) : Qmái = 10. ki .Fi .ti ; + ki ,mái = 0,87 W/m².K ; + Diện tích mái Fmái = 894,4 m² ( Theo tính toán ở phần II.4.1.A.6. ) + ti = tN - tT = 32,8 - 27 = 5,8 ºC (2.26_TL1) Vậy nhiệt truyền qua mái : Qmái = 10.0,87 . 894,4 . 5,8 =4,51 kW ; C.Tổng nhiệt qua 4 hướng và qua mái : Từ ( 1 ) và ( 2 ) ta có tổng nhiệt truyền qua 4 hướng và qua mái Q4 hướng + mái: QTổng= Q 4 hướng + Qmái = 9,62 + 4,51 = 14,13 kW ; Ě Vậy tổng nhiệt truyền qua kết cấu bao che là : Qtq = QTổng + Qnền = 14,13 + 1,13 = 15,26 kW ; Kết luận : Nhiệt thừa của toàn bộ công trình là : QT = Qtoa + Qtq = 162,11 + 15,26 = 177,37 kW . 3.Kiểm tra sự đọng sương trên vách : Việc xuất hiện đọng sương trên vách gây ra rất nhiều tác hại, khi vách bị ẩm ướt sẽ làm giảm cách nhiệt do đó tăng tổn thất nhiệt. Mặt khác khi vật liệu làm vách bị ẩm (do đọng sương) thì K ngày càng tăng, đọng sương ngày càng nhiều hơn, ẩm ngày càng thấm sâu vào các vật liệu làm vách sinh ra nấm mốc, bám rêu, lâu ngày dần gây nứt nẻ làm hư hỏng kết cấu. A.Công thức để kiển tra khả năng đọng sương : + Mùa hè : kiểm tra đọng sương ở mặt ngoài của vách. , W/m2K ( công thức 2.42_TL1 ) + Mùa đông : kiểm tra đọng sương ở bề mặt trong của vách. W/m2K ( công thức 2.43_TL1 ) B.Thay số để kiểm tra : Ta tiến hành kiểm tra sự đọng sương trên bề mặt tường phía Bắc và tường phía Nam. *Thông số tính toán: Vách tiếp xúc với không khí ngoài trời: + Với tN = 32,80C và jN = 65% + Tra đồ thị I - d có t = 25,50C Vậy : W/m2K So sánh giá trị Kmax với các hệ số truyền nhiệt trên các vật liệu của kết cấu bao che ta thấy Kmax > Kgạch > Kkính Thỏa mãn điều kiện để vách không bị đọng sương . II.4.2.Tính toán lượng ẩm thừa ( W) : 1.Lượng ẩm do người tỏa ra : W1 = n .gn .10 , kg/s ( theo công thức 2.22_TL1 ) + n : số người làm trong xưởng may. Theo đầu bài ta có n = 300 người ; + gn : tỏa ẩm của mỗi người trong 1h ( tra bảng 2.5_TL1 ) ; coi lao động là mức trung bình và một nửa là phụ nữ.( tỏa ẩm của phụ nữ coi bằng 75% so với của nam ) Theo đó ta có : gn (nam) =199,8 ( g/h.ng ) ; gn (nữ) = 199,8 .0,75 = 149,9 ( g/h.ng ) ; W1 = 150.(199,8 + 149,9 ) .10 = 52,455 kg/h = 0,02 kg/s ; 2.Lượng ẩm do bay hơi từ bán thành phẩm : kg/s ( theo công thức 2.45_TL1 ) Vì là phân xưởng may nên lượng ẩm từ quần áo là không đáng kể W2 = 0 3.Lượng ẩm do không khí lọt mang vào : Theo công thức 2.46_TL1 , ta có : W3 = L7. ( dN – dT ) ; kg/s + L7 : lượng không khí lọt ( tính theo 2.21_TL1 ) , theo kết quả tính toán ở phần ( II.4.1.A.7 ) ta có L7 = 0,45 kg/s ; + dN và dT : dung ẩm của không khí ngoài trời và trong nhà ; Ta có dN = 20,5 g/kg = 0,02 kg/kg ; dT = 13,5 g/kg = 0,0135 kg/kg ; ( Dựa trên đồ thị I-d của không khí ẩm , phụ lục 18 – TL1 ) => W3 = 0,45 .( 0,02 – 0,0135 ) = 3,15 .10 kg/s 4.Lượng ẩm bay hơi từ sàn ẩm : ,kg/h (3.32_TL2) Trong đó: Fs: diện tích bề mặt sàn bị ướt, m2 tT: nhiệt độ không khí trong phòng, 0C tư: nhiệt độ nhiệt kế ướt tương ứng tT, jT, 0C Vì là phân xưởng may trong đó có quần áo và vải vóc nên sàn luôn luôn phải khô ráo vậy W4 = 0 ; Kết luận : lượng ẩm thừa của toàn công trình là WT = W1 + W2 + W3 + W4 WT = ( 20 + 0 + 3,15 + 0 ) = 23,15 .10 ( kg/s ) • Ghi chú : Theo nhiệm vụ đã giao không yêu cầu tính ĐHKK mùa đông nên ta chỉ cần tính cho mùa hè. Chương III THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN KHễNG KHÍ MÙA Hẩ I.Lập sơ đồ điều hòa không khí : Từ tính toán nhiệt thừa và ẩm thừa ở phần trên ta có : QT =177,37 kW = 177,37 . 860 = 152538,2 kcal/h ; WT = 23,15 .10(kg/s) = 84,9 ( kg/h ) ; Từ đó ta tính được hệ số nhiệt ẩm thừa của công trình : = = = 1796,68 (kcal/kg) II.Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí : Có nhiều cách lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí cho cùng một công trình có thể là sơ đồ thẳng, sơ đồ tuần hoàn một cấp hay sơ đồ tuần hoàn hai cấp. Trong mỗi phương án thì đều có ưu, nhược điểm khác nhau, phù hợp cho từng vị trí cũng như yêu cầu đòi hỏi của công trình. Do đó việc lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí thích hợp cho một công trình cần phải xem xét về mặt kĩ thuật cũng như mặt kinh tế để tìm ra phương án tối ưu nhất cho công trình. Đối với công trình nhà máy may ta chọn sơ đồ điều hòa không khí tuần hoàn một cấp. Sơ đồ này có các ưu, nhược điểm sau: Tiết kiệm năng lượng so với sơ đồ thẳng. Máy làm việc nhẹ. Đảm bảo tuổi thọ, thời gian làm việc của máy. Thiết bị của sơ đồ điều hòa không khí một cấp đơn giản hơn so với sơ đồ tuần hoàn hai cấp mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. 2 3 10 1 9 8 7 6 4 5 11 1- Cửa lấy gió trời (gió tươi). 2- Buồng hòa trộn. 3- Thiết bị xử lí nhiệt ẩm. 4-Quạt gió. 5- Đường ống. 6- Không gian điều hòa. 7-Miệng thổi gió. 8- Cửa hút. 9- Đường hồi. 10- Lọc bụi. 11- Cửa thải. Nguyên lí làm việc của hệ thống như sau: không khí ngoài trời (gió tươi) với lưu lượng LN, (kg/s) ở trạng thái N được hút vào qua cửa chớp (van gió tươi) vào phòng hòa trộn, ở đây diễn ra quá trình hòa trộn với gió hồi có trạng thái T và lưu lượng LT. Sau khi hòa trộn, hỗn hợp có trạng thái không khí C và lưu lượng LN + LT được đưa qua các thiết bị xử lí không khí như phin lọc, dàn lạnh, dàn phun ẩm để tăng ẩm đạt được trạng thái không khí O sau đó được quạt đưa vào phòng điều hòa qua các miệng thổi phân phối. Trạng thái không khí thổi vào là V, trong phòng điều hòa không khí sẽ tự biến đổi trạng thái từ V đến T do nhận nhiệt thừa và ẩm thừa trong không gian điều hòa theo hệ số góc của tia quá trình. Trị số : đã được xác định từ trước.Sau đó không khí ở trạng thái T được quạt hút, hút qua các miệng hút, thải một phần ra ngoài theo đường xả và đưa một phần về phòng hòa trộn theo đường hồi. III.Tính toán sơ đồ điều hòa không khí cho công trình : 1.Tra đồ thị I-d của không khí ẩm ( phụ lục 18_TL1) ta có các thông số trạng thái : + tT = 270C + + iT = 14,5kcal/kg + dT = 0,0135 kg/kg + tN = 32,80C + + iN = 20,2 kcal/kg + dN = 0,02 kg/kg Trên đồ thị I - d ta kẻ tia = 1796,68 kcal/kg đi qua điểm T cắt đường cong = 95% tại điểm 0 º V khi và chỉ khi t0 ³ tt – (7á10C ). Ta xác định được các thông số của không khí tại điểm 0 bằng đồ thị I – d : + t0 = 16,8 0C i0 = 10,8 kcal/kg d0 = 11,3 g/kg = 0,0113 kg/kg Ta xác định được điểm V0 là điểm cắt giữa tia quá trình và đường T Vº0 I d N j = 100% C jT eT tN jN j95% 2.Xác định thông số của điểm hòa trộn C : • Năng suất gió của hệ thống được xét theo công thức 4.10_TL1 : L = = , ( kg/s ) L = = 41226,54 (kg/h) = 11,45 (kg/s) G = = = 9,54 m³/s = 9540 l/s ; Trong đó : L = L + L , (kg/s) + L : lượng không khí tuần hoàn ; + L : lượng không khí bổ xung ; Trong một giờ mỗi người làm việc trong phân xưởng may cần được bổ xung từ 30-35 kg không khí tươi. Vậy lượng không khí bổ xung cho 300 người : L = 30 .300 kg/h (4.11a_TL1) L = 9000 kg/h = 2,5 kg/s ; Ta có : 10%L = 0,1.11,45 = 1,145 kg/s Xét : L= 2,5 kg/s > 10%L (4.11b_TL1) Vậy L thỏa mãn (4.11b_TL1) , do đó ta lấy giá trị L = 2,5 kg/s ; L = L - L = 11,45 – 2,5 = 8,95 kg/s Vị trí diểm hòa trộn C được xác định theo tỉ lệ hòa trộn (từ 1.7_TL1) = = 4 3.Xác định thông số của diểm hòa trộn : + IC = IT . + IN . ; IC = 14,5 . + 20,2 . = 15,74 kcal/kg ; + dC = dT . + dN . ; dC = 0,0135 . + 0,02 . = 0,0144 kg/kg ; 4.Năng suất lạnh cần thiết : Q0 = L.( IC – I0 ) , ( theo công thức 4.13_Tl1 ) + Với L = 41226,54 kg/h ; Q0 = 41226,54 .( 15,74 – 10,8 ) = 203659,1 kcal/h Q0 = = 236,81 kW ( phụ lục 2_TL1 ) ; 5.Năng suất làm khô : W = L .( dc – d0 ) , ( công thức 4.14_TL1 ) W = 11,45 .( 0,0144 – 0,0113 ) = 0,036 kg/s = 129 kg/h ; Chương IV phương án chọn máy điều hòa không khí Và tháp giảI nhiệt. I.Giới thiệu về các loại máy điều hòa không khí : Máy điều hòa không khí được chia làm nhiều dạng khác nhau: Trong kỹ thuật điều hòa không khí, người ta phân biệt là độc lập và không độc lập. Máy điều hòa không độc lập là thiết bị xử lí nhiệt ẩm không khí cần được cấp lạnh từ nguồn lạnh trung tâm dẫn đến ( hệ thống điều hòa trung tâm nước). Ngược lại với máy không độc lập là máy điều hòa không khí độc lập được chế tạo với máy lạnh được lắp sẵn trong máy và dàn bay hơi của máy lạnh chính là bề mặt trao đổi nhiệt bằng bốc hơi trực tiếp của mỗi chất lạnh (gọi là giàn lạnh DX – Direct Expansion ) dùng để làm lạnh và làm khô không khí. Máy điều hòa độc lập công suất nhỏ, với năng suất lạnh (kW) và lưu lượng gió (m3/h) được sử dụng để lắp đặt ngay tại chỗ ngay bên trong phòng khi cần điều hòa không cần hệ thống ống dẫn phân phối không khí, gọi là máy điều hòa cục bộ. Máy điều hòa độc lập công suất lớn có thể được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, lúc đó máy điều hòa được lắp đặt ngay tại gian máy riêng biệt bên ngoài phòng cần điều hòa và không khí được dẫn đến các phòng cần điều hòa bằng hệ thống ống dẫn. Về hình dáng và vị trí lắp đặt, máy điều hòa độc lập có thể phân biệt thành loại hình hộp đặt ở bệ cửa sổ hoặc ngay trên cửa sổ và được gọi tắt là máy điều hòa kiểu cửa sổ, loại tủ loại đặt trên mái, loại lắp xuyên qua tường. Về phương pháp làm nguội dàn ngưng tụ của máy lạnh trong máy điều hòa không khí độc lập, người ta phân chia thành 2 loại: làm mát ngưng tụ bằng nước và làm mát ngưng tụ bằng không khí. Về cấu tạo, máy đều hòa không khí được chia thành loại nguyên cụm hoặc loại tách thành hai cụm: cụm đặt bên trong nhà gồm dàn bay hơi, quạt và lưới lọc bụi, còn cụm đặt ngoài gồm máy nén lạnh, quạt và dàn ngưng tụ. Về nguyên lý làm việc, máy điều hòa không khí có thể làm việc một chiều (chỉ làm mát không khí vào mùa hè) hoặc hai chiều (làm mát mùa hè và sưởi ấm mùa đông). ở loại hai chiều, máy lạnh hoạt động theo nguyên lí bơm nhiệt. 1.Máy điều hòa không khí độc lập kiểu cửa sổ : Theo hình dưới là cấu tạo điển hình của máy điều hòa không khí độc lập kiểu cửa sổ. Vách ngăn 3 bên trong phân chia máy điều hòa không khí thành hai ngăn rõ rệt, có thể gọi là ngăn nóng ngoài nhà và ngăn lạnh trong nhà Trong ngăn nóng, có máy nén lạnh 2, động cơ điện 11 có độ ồn thấp với một đầu trục mang cánh quạt trục 12, còn đầu kia mang guồng cánh quạt li tâm 8, dàn bay hơi 7 và bảng điều khiển 5. Tất cả các bộ phận, chi tiết nói trên được lắp gọn trong 1 vỏ máy hình hộp 14. (sơ đồ cấu tạo máy ĐHKK kiểu cửa sổ) (1-ngăn nóng; 2-máy nén lạnh; 3-vách ngăn; 4-ống tiết lưu; 5-bảng điều khiển; 6-ngăn lạnh; 7-dàn bay hơi; 8-cánh quạt li tâm; 9-van điều chỉnh gió ngoài; 10-cửa lấy gió ngoài; 11-động cơ điện; 12-cánh quạt trục; 13-dàn ngưng tụ; 14-vỏ máy; 15-khe chớp cố định; 16-ô cửa sổ hoặc tường ngoài.) Trên ô cửa sổ 16, máy điều hòa không khí được lắp đặt để ngăn lạnh quay vào phòng điều hòa và ngăn nóng chìa ra bên ngoài. Khi động cơ 11 làm việc, cánh quạt trục 12 có tác dụng hút không khí bên ngoài qua khe chớp cố định 15 trên hai mặt của vỏ máy thuộc phía ngăn nóng và thổi qua dàn ngưng 13 để giải nhiệt từ dàn ngưng tỏa ra. Môi chất lạnh từ dàn ngưng dưới nhiệt độ và áp suất cao sẽ được tiết lưu qua ống mao 4 để bay vào dàn bay hơi 7 và tại đó, do áp suất giảm đột ngột, môi chất lạnh sẽ sôi ở nhiệt độ tương đối thấp và biến đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể khí (hơi môi chất lạnh) Trong quá trình bay hơi, môi chất lạnh thu nhiệt từ môi trường xung quanh - đó là dòng không khí đi qua dàn bay hơi 7 do cánh quạt li tâm 8 tạo ra, trong dòng không khí đó thì phần lớn là không khí hút bên trong phòng (xem như không khí tuần hoàn) và một phần không khí ngoài trời (gió tươi) được hút từ ngăn nóng qua cửa 10 được điều chỉnh bằng cánh van 9. Như vậy không khí đi qua dàn bay hơi 7 sẽ được làm lạnh và làm khô rồi được thổi vào phòng để khử nhiệt thừa và ẩm thừa bên trong phòng, giữ cho nhiệt độ trong phòng luôn giữ nhiệt ở mức cần thiét. Trong quá trình làm lạnh và làm khô hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ trên bề mặt dàn bay hơi 7 và chảy xuống khay đường dưới để thoát ra ngoài. Hơi môi chất lạnh sau dàn bay hơi 7 được máy nén 2 hút về rồi nén lại vào dàn ngưng 13 và chu trình cứ thế tiếp diễn. Một số mẫu mã máy, cánh quạt 12 được chế tạo với vành đai xung quanh, khi quay do vành đai của quạt bị nhúng xuống lớp nước ngưng chảy từ ngăn lạnh sang, làm hắt tung nước bắn ướt bề mặt dàn ngưng tụ, nhờ đó nhiệt tỏa ra từ dàn ngưng được không khí mang đi một cách có hiệu quả hơn. Các ưu nhược điểm của máy điều hòa kiểu cửa sổ. ưu điểm: - Chỉ cần đưa nguồn điện vào là máy hoạt động, không cần công nhân lắp đặt. Có khả năng lấy gió tươi qua cửa sổ lấy gió tươi Vốn đầu tư thấp vì giá rẻ do sản xuất hàng loạt Nhược điểm: Khả năng làm sạch không khí kém Độ ồn cao Khó bố trí trong phòng hơn so với loại 2 cục Không có khả năng lắp cho phòng không có tường tiếp xúc với không gian bên ngoài Khó sử dụng cho các nhà cao tầng vì làm mất mĩ quan và phá vỡ kiến trúc. 2.Máy điều hòa không khí độc lập hai chiều: Máy điều hòa kiểu cửa sổ nói trên là loại máy điều hòa độc lập làm lạnh vào mùa hè mà không có sưởi ấm vào mùa đông, nên gọi đó là máy điều hòa không khí một chiều. Để có thể vừa làm lạnh mùa hè còn có thể vừa sưởi ấm vào mùa đông, người ta áp dụng nguyên lí bơm nhiệt gọi là máy điều hòa hai chiều. Để máy điều hòa không khí có thể làm việc được cả hai mùa, người ta tổ chức cho môi chất lạnh lưu thông trong máy theo 2 chiều ngược nhau bằng cách bố trí hệ thống van 4 ngả, ống mao hoặc van tiết lưu và van một chiều. Các bề mặt trao đổi nhiệt 2 nằm bên ngoài phòng và 3 nằm bên trong phòng thay đổi chức năng làm việc cho nhau. Về mùa hè bề mặt 2 là dàn ngưng tụ, bề mặt 3 là dàn bay hơi, còn về mùa đông thì ngược lại. Sự thay đổi chức năng làm việc đó của các bề mặt trao đổi nhiệt 2 và 3 được thực hiện bởi van 4 ngả 4. Về mùa hè, cần van 4 được đặt ở vị trí H, hơi môi chất lạnh từ mái nén đi qua sẽ được đẩy vào bề mặt 2 – xem như dàn ngưng – nhả nhiệt ra không khí bên ngoài để ngưng tụ thành dịch lỏng, tiếp theo dịch môi chất lạnh tiết lưu qua ống mao 6 và đi vào sôi ở bề mặt 3 – lúc này được xem như dàn bay hơi – rồi được hút về máy nén qua bình chứa 5, không khí trong phòng được làm mát nhờ cấp nhiệt cho quá trình bay hơi của môi chất lạnh trong bề mặt 3. Về mùa đông, cần van 4 xoay sang vị trí Đ, môi chất lạnh từ máy nén đi ra sẽ được nén vào bề mặt 3, ở đó môi chất lạnh nhả nhiệt vào phòng và ngưng tụ thành dịch, nhờ đó gian phòng được sưởi ấm. Sau bề mặt 3, môi chất lạnh tiết lưu qua ống mao theo chiều ngược lại để đi vào bề mặt 2 và sôi ở đó, nhiệt cần cho quá trình bay hơi của môi chất lạnh được không khí bên ngoài cung cấp. Nhiệt độ không khí ngoài trời càng thấp thì qúa trình cấp nhiệt trên càng bị hạn chế, do đó máy hai chiều chỉ làm việc hiệu quả theo chế độ bơm nhiệt vào mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài. (Sơ đồ đường ống của máy điều hòa 2 chiều) (1-máy nén; 2-bề mặt trao đổi nhiệt nằm ngoài; 3-bề mặt trao đổi nhiệt nằm trong; 4-van bốn ngả; 5-bình chứa; 6-ống mao; 7-ống góp; 8,9- van tiết lưu; 10-,11,12,13-van một chiều; 14-cảm biến nhiệt độ để điều chỉnh tiết lưu) Đối với các máy có công suất lớn, người ta thường dùng van tiết lưu thay cho ống mao để có thể thay điều chỉnh mức độ tiết lưu được dễ dàng. Lúc đó cần bố trí hệ thống van tiết lưu và một chiều như hình b. Về mùa hè, cần van 4 đặt ở vị trí H, môi chất lạnh được nén vào bề mặt 2 nằm bên ngoài phòng, sau đó môi chất lạnh đi theo các van 10, 11 và tiết lưu ở van 9 để đi sôi ở bề mặt 3. Các van 8, 12,13 không có tác dụng vì chênh lệch áp suất ở hai đầu không cho phép môi chất lạnh đi theo chiều mũi tên của chúng. Về mùa đông cần van 4 nằm ở vị trí Đ, ta có chiều đi ngược lại của môi chất lạnh: môi chất lạnh sẽ đi qua các van 12, 13 và tiết lưu ở van 8 trước khi sôi ở bề mặt 2. Lúc mày các van 9, 10, 11 sẽ không có tác dụng. Các máy điều hòa không khí độc lập kiểu cửa sổ làm việc một chiều hay hai chiều đều là loại máy có dàn ngưng làm mát bằng không khí. ưu nhược điểm : Giống như máy điều hòa không khí độc lập kiểu cửa sổ một chiều, có thêm ưu điểm là có thể sưởi ấm vào mùa đông. 3. Máy điều hòa không khí có dàn ngưng tụ được làm mát bằng nước: Ta có thể gọi vắn tắt loại máy này là máy điều hòa làm mát bằng nước (Water Cooled Pacaged Air Condisitioner) máy điều hòa không khí làm mát bằng nước thường được chế tạo dưới dạng tủ nên người ta gọi là tủ điều hòa không khí. ( 1- cửa thổi ; 2- quạt ; 3- bộ sấy điện ; 4- dàn bay hơi ; 5- cửa hỳt giú tuần hoàn ; 6- van giú ; 7- mỏy nộn ; 8- bỡnh ngưng tụ ) Sơ đồ cấu tạo tủ ĐHKK Vách ngăn cách nhiệt nằm ngang chia loại máy tủ đứng thành hai ngăn: ngăn dưới chứa tổ hợp máy nén và dàn ngưng tụ kiểu chùm ống trong bình hình trụ nằm ngang hoặc kiểu ống lồng; ngăn trên bao gồm dàn bay hơi, quạt cửa lấy gió và kèm theo tấm lọc bụi và lá điều chỉnh , cửa thổi gió ra. Trên hai thành bên có thể có cửa lấy gió ngoài. Khi quạt làm việc hỗn hợp không khí tuần hoàn lấy từ phòng được điều hòa không khí và không khí bên ngoài ( gió tươi ) được hút vào máy đi qua tấm lọc bụi và dàn bay hơi rồi thổi vào phòng. Chuyển động tuần hoàn có kèm theo sự biến đổi pha của môi chất lạnh được đảm bảo bởi máy nén và quá trình trao đổi nhiệt xảy ra ở dàn ngưng và dàn bay hơi với môi trường xung quanh. Năng suất lạnh của máy điều hòa không khí độc lập phụ thuộc vào đặc tính kĩ thuật của máy nén, nhiệt độ và độ ẩm của không khí đi qua dàn bay hơi và nhiệt độ của nước đi vào dàn ngưng. Khi sử dụng máy điều hòa không khí độc lập làm mát bằng nước cần phải kèm theo tháp giải nhiệt (Cooling Tower) để tuần hoàn nước cấp vào tháp giải nhiệt cho dàn ngưng. Trong những điều kiện thuận lợi, người ta cũng có thể dùng ngay nguồn nước thiên nhiên như nước sông, suối, giếng khoan để làm mát ngưng tụ rồi thải ra cống rãnh thoát nước mà không cần qua tháp. Tuy nhiên biện pháp này cũng gặp nhiều khó khăn phát sinh từ vấn đề kinh tế kĩ thuật và xã hôi như vấn đề lọc nước, vận chuyển nước, tiết kiệm nguồn nước tự nhiên, bảo vệ môi trường. Hình vẽ sơ đồ đường ống dẫn môi chất lạnh và các bộ phận chi tiết bên trong. (1-dàn bay hơi; 2-quạt; 3-ống dẫn môi chất lạnh vào dàn bay hơi; 4-bộ phân phối môi chất lạnh; 5-van tiết lưu; 6-van từ; 7-van chặn;8-áp kế đầu hút; 9-rơle áp suất; 10-áp kế cầu đẩy; 11-dàn ngưng kiểu ống lồng; 12-van từ ống dẫn nước làm mát; 16-bộ quá nhiệt quá lạnh; 17-cửa lấy gió ngoài; 18-cửa hút gió tuần hoàn; 19 miệng thổi gió; 20-cảm biến; 21-lưới lọc bụi; 22-bộ sấy không khí bằng điện). Các ưu nhược điểm của loại máy điều hòa không khí làm mát bằng nước: Công suất lớn nhưng kích thước của máy nhỏ gọn, giá máy trung bình, có nhiều loại máy có công suất khác nhau để chọn lựa. Do máy nén đặt cùng dàn bay hơi nên máy phải lắp ngoài phòng cần điều hòa, có không gian cho việc lắp đặt tháp giải nhiệt, dễ phá vỡ cảnh quan kiến trúc của công trình 4. Máy điều hòa không khí kiểu tách đôi: Các máy điều hòa độc lập nêu trên có thể gọi là loại nguyên cụm, nhược điểm của các loại máy này là toàn bộ máy nén và quạt được lắp chung một khối nên độ ồn lớn, khi cần đặt máy điều hòa không khí trực tiếp bên trong phòng, độ ồn của máy có thể vượt quá mức độ cho phép. Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta chế tạo loại máy điều hòa tách đôi thành 2 cụm riêng biệt: cụm trong nhà (indoor unit) gồm có quạt, dàn bay hơi - đối với loại máy một chiều – hoặc bề mặt trao đổi nhiệt có cả hai chức năng trên - đối với máy hai chiều - chùm ống mao hoặc van tiết lưu (cũng có trường hợp bộ phận này nằm ở cụm ngoài nhà) và cuối cùng là bộ phận điều khiển và điều chỉnh. Cụm ngoài nhà (uotdoor unit) thường là loại làm mát bằng không khí bao gồm: máy nén, dàn ngưng tụ và quạt. Hai cụm bên trong và bên ngoài được nối với nhau bằng đường ống dẫn môi chất lạnh từ dàn ngưng đi vào dàn bay hơi sau khi đã qua van hoặc chùm ống tiết lưu và dẫn môi chất lạnh từ dàn bay hơi trở về máy nén. Về hình dạng, vị trí lắp đặt, cụm bên trong (indoor unit) được chế tạo theo nhiều chủng loại khác nhau rất phong phú, đa dạng nhằm đảm bảo mỹ quan, nội thất và tiện dụng của gian phòng được điều hòa: loại treo trần hoặc ngầm trần, treo tường, loại đặt trên sàn, loại tủ đứng Về số lượng cụm bên trong nhà nối vào một cụm ngoài nhà có thể là một hai hoặc nhiều hơn hai (5 – 8) mà người ta gọi một cách tương ứng là loại đơn (single), loại kép (dual), hoặc loại chùm (multiple). các cụm dàn lạnh. Trường hợp ngược lại, khoảng cách tối đa theo chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh là 40m và độ dài đường ống cũng giảm tương ứng. Năng suất lạnh của đường ống có thể được điều chỉnh theo 21 cấp phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ máy nén do bộ biến tần điều khiển. Chính nhờ đó mà lưu lượng của môi chất lạnh lưu thông trong hệ thống máy thay đổi tùy theo hệ số sử dụng, đồng thời các dàn lạnh bên trong nhà lớn hay nhỏ. Hệ thống VRV cũng có thể làm việc theo hai chiều nóng và lạnh. Đối với các cụm trong nhà dạng tủ đứng của máy điều hòa không khí kiểu tách đôi ta có thể lắp đặt theo sơ đồ như hình vẽ : Hình vẽ máy sơ đồ máy điều hòa không khí kiểu tách đôi : (1-cụm bên trong nhà; 2-cửa hút gió tuần hoàn; 3-đường ống phân phối gió; 4-bảng điều khiển; 5-cầu giao điện cho cụm trong nhà; 6-cụm ngoài nhà; 7-chụp bảo vệ; 8-hướng không khí vào máy; 9-hướng không khí thoát ra; 10-cầu giao điện cho cụm ngoài nhà; 11-ống thoát nước ngưng dàn lạnh; 12-nối đất) Về chênh lệch tối đa giữa cụm bên trong và cụm bên ngoài nhà có thể cho phép lên dến 30m ,khi cụm bên ngoài ( dàn nóng ) đặt bên trên cụm trong (dàn lạnh ) là 20m trong trường hợp ngược lại. Tuy nhiên độ cao trên còn phụ thuộc vào chủng loại và cỡ máy, đối với máy cỡ nhỏ thì độ cao chênh lệch nhỏ hơn (10 – 25m ) và cần tham khảo chỉ dẫn của hãng sản xuất. Cụm bên trong nhà dạng tủ có thể được lắp trực tiếp bên trong phòng cần điều hòa không cần đường ống phân phối không khí. Trường hợp phòng rộng hoặc một cụm máy phục vụ cho nhiều người, người ta lắp đặt phân phối không khí vào miệng thổi của tủ. Các ưu nhược điếm của hệ máy tách: Có nhiều ưu điểm trong đó là việc giảm độ ồn trong nhà, hợp với yêu cầu tiện nghi nên được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Dễ lắp đặt, dễ bố trí dàn lạnh và dàn nóng, ít phụ thuộc vào kết cấu nhà. ống dẫn gas dài hơn, dây điện dài hơn nên giá thành cũng đắt hơn. Độ ồn phía ngoài nhà có thể làm ẩnh hưởng đến các hộ xung quanh. 5. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước: Hệ thống điều hòa trung tâm nước hay còn gọi là hệ thống toàn nước (All-Water System) là hệ thống sử dụng nước lạnh 70C để làm lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt FCU (Fan Coil Unit) và AHU (Air Hanlding Unit) Hệ thống điều hòa trung tâm nước gồm: - Máy làm lạnh nước (Water Chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ 120 xuống 70 Hệ thống ống dẫn nước lạnh. Hệ thống nước giải nhiệt. Nguồn nhiệt để sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưởi ấm mùa đông thường do nồi hơi nước nóng và thanh điện trở cung cấp. Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm không khí bằng nước. FCU hoặc AHU Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí. Hệ thống tiêu âm và giảm âm. Hệ thống lọc bụi, thanh trùng và diệt khuẩn cho không khí - Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chỉnh gió tươi, gió hồi và phân phối không khí, điều chỉnh năng suất lạnh, bộ điều khiển, báo hiệu và bảo vệ của toàn hệ thống. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước có thể được giải nhiệt bằng nước hoặc bằng không khí. Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước cùng hệ thống bơm thường được bố trí ở phía dưới tầng hầm hoặc tầng trệt, tháp giải nhiệt đặt trên tầng thượng. Trái lại máy lạnh dùng giải nhiệt bằng gió thường được đặt trên tầng thượng. Nước lạnh được làm lạnh trong bình bay hơi xuống 70C rồi được bơm nước lạnh đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHU. ở đây, nước thu nhiệt của không khí nóng trong phòng, nóng lên đến 120C rồi lại được bơm đẩy trở về bình bay hơi để tái làm lạnh xuống 70C, khép kín vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối với hệ thống nước lạnh kín (không có dàn phun) cần phải có thêm bình dãn nở khi thay đổi nhiệt độ. Sơ đồ hệ thống ĐHKK trung tâm nước với bộ xử lí nhiệt ẩm cục bộ cấp lạnh bằng hệ thống hai đường ống. (1-bộ xử lí nhiệt ẩm cục bộ; 2-van điều chỉnh; 3-đường ống đi; 4-đường ống về; 5-bình dãn nở; 6-máy nén lạnh; 7-bình bay hơi; 8-dàn ngưng tụ làm mát bằng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0424.DOC