Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 3

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3

1.1. Giới thiệu chung 3

1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 4

2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 4

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 5

3.1. Cơ cấu tổ chức 5

3.2. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty 8

4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 8

4.1. Sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm truyền thống 8

4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Đông Anh 11

4.3. Các hoạt động khác 12

PHẦN II 15

THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 15

1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 15

1.1. Nhóm nhân tố khách quan 15

1.2. Nhóm nhân tố chủ quan 16

2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY 17

3. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 18

3.1. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty cơ khí Đông Anh 18

3.2. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 26

3.2.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động 26

3.2.2. Tình hình sử dụng vốn cố định 41

4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 48

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI C.TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 52

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 52

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 53

2.1. Chủ động khai thác, tạolập nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý 53

2.2. Có kế hoạch dự trữ vốn vật tư hợp lý 54

2.3. Công tác quản lý nợ 55

2.4. Xác định lượng vốn bằng tiền hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán 58

2.5. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn để tạo lập nguồn vồn cố định nhằm mục đích đầu tư, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị 59

2.6. Đối với tài sản cố định, Công ty phải khai thác tối đa các tài sản cố định hiện có vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 59

2.7. Hoàn thiện công tác khấu hao và sử dụng có hiệu quả tiền khấu hao 61

2.8. Công ty cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu, thăm dò thị trường đặc biệt thị trường tiêu thụ cho sản phẩm Nhà máy Nhôm 62

KẾT LUẬN 64

 

 

 

 

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh chưa thể chuyển đổi thành tiền, nguồn vốn tạm thời (Nợ ngắn hạn) dưới 1 năm thì cần phải thanh toán. Do vậy khả năng thanh toán tức thì của Công ty kém, làm rủi ro về tài chính tăng lên. Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác thì mô hình tài trợ này cũng có ưu điểm là do đi vay ngắn hạn nên lãi suất vay nhỏ hơn lãi suất vay dài hạn, và việc dùng chính sách tài trợ này giúp Công ty tiết kiệm được 1 phần chi phí sử dụng vốn, tăng tính linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn cho Công ty. Số liệu Bảng 3 cho thấy: + Nợ ngắn hạn tại thời điểm 2004 chiếm tỷ trọng 56,20%, năm 2005 là 59,38% + Nợ dài hạn tại thời điểm 2004 chiếm tỷ trọng là 43,80%, năm 2005 là 40,62% Trong tổng nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn điều này đã ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua, thể hiện chi tiết qua số liệu của Bảng 3. Tính đến thời điểm 31/12/2005 Tổng nợ ngắn hạn đã tăng so với năm 2004 là 25.988.422.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,04%. Trong đó: - Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (68,38%) trong tổng số nợ ngắn hạn. So với năm 2004 đã tăng lên 7.786.576.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 6,45%. Sự tăng lên này cho ta thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nợ vay đã làm cho Công ty giảm đi tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác đặc điểm của nguồn vốn vay là phải trả tiền lãi vay và vốn gốc đúng kỳ hạn nên đã tạo áp lực lớn cho Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ. Bên cạnh đó việc vay nợ lớn nên hệ số nợ của Công ty tăng cao, một mặt ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán mặt khác làm cho lãi tiền vay phải trả tăng, trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm kéo theo làm giảm lợi nhuận thu được của Công ty. - Khoản phải trả cho người bán tại thời điểm cuối năm 2005 là 22.532.221.000đ chiếm tỷ trọng 11,98% đã giảm so với năm 2004 là 1.394.688.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 5,83%. Chứng tỏ trong năm vừa qua Công ty đã hạn chế bớt việc sử dụng tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Điều này một mặt cho thấy làm giảm đi khoản vốn mà Công ty chiếm dụng được nhưng mặt khác việc giảm này cũng làm giảm bớt sự ràng buộc của Công ty đối với nhà cung cấp, tạo được thế chủ động hơn trong công tác thanh toán. - Khoản người mua trả tiền trước trong năm qua đã tăng 17.021.839.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 438,67%. Nếu như năm 2004 là 3.880.356.000đ chiếm tỷ trọng 2,39% thì cuối năm 2005 đã là 20.902.195.000đ chiếm tỷ trọng 11,12%. Đây là khoản vốn mà Công ty chiếm dụng đương nhiên, không phải trả lãi nên đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần tận dụng tối đa nguồn vốn này như một nguồn tài trợ ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời tạm thời. - Các khoản phải trả CNV trong năm vừa qua cũng tăng lên 1.182.105.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 27,07%. Việc tăng này là do khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng (Thành lập thêm Nhà máy Nhôm) thì Công ty đã tuyển thêm nhiều cán bộ, công nhân viên điều này làm đã tăng cho các khoản phải trả cho CNV. Các khoản Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, và phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không lớn tới cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty. Đối với nợ dài hạn. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng nợ vay dài hạn của Công ty là 128.612.843.000đ chiếm tỷ trọng 40,62% trong tổng nợ phải trả tăng so với năm 2004 (126.307.313.000đ) là 2.305.530.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,83%. Trong nợ dài hạn chỉ bao gồm vay và nợ dài hạn. Trong đó vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%). Tuy nợ dài hạn tăng lên nhưng tỷ trọng về cuối năm đã giảm đi (từ 43,80% xuống 40,62%). Ta thấy trong năm vừa qua lượng vốn mà Công ty chiếm dụng được tăng cao. Đây là khoản vốn mà Công ty có thể tận dụng không phải trả lãi (nếu không có các khoản nợ đến hạn) nên có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn. Số vốn này sẽ giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng về tài chính, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao. Như vậy, năm 2005 về cơ cấu tài sản của Công ty là tương đối hợp lý, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao, giảm chi phí xây dưng cơ bản dở dang làm giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng. Nhưng bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý. Tổng nguồn vốn tăng lên nhưng chủ yếu là do tăng các khoản nợ phải trả. Việc các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn đã làm cho khả năng tự chủ về mặt tài chính giảm. Khả năng thanh toán thấp, Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc vay nợ nhiều dẫn đến làm lãi vay phải trả lớn điều này trực tiếp làm giảm lợi nhuận thu được, và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm vừa qua. Vậy vấn đề đặt ra cho Công ty trong thời gian tới là phải có biện pháp sử dụng tiền vay sao cho có hiệu quả, đảm bảo được khả năng thanh toán đúng hạn và khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ. 3.2. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 3.2.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động Là đơn vị sản xuất kinh doanh nên vốn lưu động đối với Công ty cơ khí Đông Anh có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Để đánh giá được tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động ta đi nghiên cứu kết cấu vốn lưu động qua Bảng 6. Bảng 6: KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH NĂM 2005 Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng % 2005 T.trọng % Chênh lệch Số tiền TLệ% TT% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.390.055 6,32 8.877.879 5,05 -512.176 -5,45 -1,26 1. Tiền 9.390.055 100,00 8.877.879 100,00 -512.176 -5,45 0,00 - Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 382.661 4,08 1.542.097 17,37 1.159.436 302,99 13,29 - Tiền gửi Ngân hàng 9.007.394 95,92 7.335.782 82,63 -1.671.612 -18,56 -13,29 2. C¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 0 0 0 II. C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n 0 0 0 1. §Çu t ng¾n h¹n 0 0 0 #DIV/0! 0,00 2. Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t ng¾n h¹n 0 0 0 #DIV/0! 0,00 III. Các khoản phải thu 52.446.851 35,28 57.563.634 32,77 5.116.783 9,76 -2,51 1. Phải thu của khách hàng 32.569.493 62,10 42.894.791 74,52 10.325.298 31,70 12,42 2. Trả trước cho người bán 4.164.499 7,94 4.726.026 8,21 561.527 13,48 0,27 3. Ph¶i thu néi bé (Vèn KD cÊp cho §V trùc thuéc) 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 4. Ph¶i thu theo tiÕn ®é KH hîp ®ång x©y dùng 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 5. Các khoản phải thu khác 15.712.859 29,96 9.942.817 17,27 -5.770.042 -36,72 -12,69 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 0 0 IV. Hàng tồn kho 85.708.119 57,66 103.280.914 58,80 17.572.795 20,50 1,14 1. Hàng tồn kho 85.708.119 100,00 103.280.914 100,00 17.572.795 20,50 0,00 - Hµng mua ®ang ®i trªn ®êng 0 0 0 #DIV/0! 0,00 - Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 56.176.328 65,54 27.453.610 26,58 -28.722.718 -51,13 -38,96 - Công cụ, dụng cụ trong kho 1.602.006 1,87 2.167.020 2,10 565.014 35,27 0,23 - Chi phí SXKD dở dang 23.949.319 27,94 44.690.674 43,27 20.741.355 86,61 15,33 - Thành phẩm tồn kho 3.094.382 3,61 28.268.358 27,37 25.173.976 813,54 23,76 - Hµng hãa tån kho 0 0,00 0 0,00 0 #DIV/0! 0,00 - Hàng gửi đi bán 886.084 1,03 701.252 0,68 -184.832 -20,86 -0,35 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 1.101.927 0,74 5.938.013 3,38 4.836.086 438,88 2,64 1. Chi phi trả trước ngắn hạn (TK142) 0 580.026 9,77 580.026 9,77 2. Các khoản thuế phải thu (VAT còn được khấu trừ) 1.101.927 100,00 5.357.987 90,23 4.256.060 386,24 -9,77 3. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 0 0 0 #DIV/0! 0,00 Tài sản ngắn hạn 148.646.952 100,00 175.660.440 100,00 27.013.488 18,17 Qua số liệu trong bảng ta thấy: tính đến 31/12/2005 tổng vốn lưu động của Công ty là 175.660.440.000đ chiếm 34,90% tổng vốn kinh doanh, so với Năm 2004 tổng vốn lưu động tăng lên 27.013.488.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,17% việc tăng nói trên là do: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2005 so với năm 2004 giảm 512.176.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 5,45%. Các khoản phải thu tăng 5.116.783.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,76%. Hàng tồn kho tăng 17.572.795.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 20,5%. Tài sản lưu động khác tăng 4.836.086.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 438,88%. Ta thấy rằng trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty trong năm vừa qua chưa thật hợp lý, các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần về cuối năm điều này đã làm tăng lượng vốn bị ứ đọng. Mặt khác tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền nhỏ và giảm dần về cuối năm điều này đã làm cho Công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán. Để có kết luận chính xác hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động, ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục. - Đối với khoản vốn bằng tiền và tương đương tiền. Tính đến 31/12/2005 trị giá vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 8.877.879.000đ chiếm 5,05% Vốn lưu động giảm 512.176.000đ so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ giảm 5,45%. Số liệu bảng cho thấy: trong Vốn bằng tiền thì Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn lượng tiền mặt tồn quỹ, đây là điều hợp lý trong cơ chế thanh toán hiện nay. Mặt khác lượng tiền gửi nhiều sẽ giảm bớt rủi ro đồng thời Công ty còn được hưởng 1 khoản lãi tiền gửi. Tuy nhiên tỷ trọng vốn bằng tiền nhỏ điều này đã làm cho khả năng thanh toán của Công ty năm 2005 là rất thấp đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời . Điều này thể hiện qua số liệu Bảng 7: Bảng 7: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2005. (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu 2005 2004 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3. hệ số khả năng thanh toán nhanh 4. Khả năng thanh toán tức thời Qua số liệu trên ta thấy tại thời điểm cuối năm 2004 và cuối năm 2005, hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1 chứng tỏ mỗi đồng vốn mà Công ty huy động đều có tài sản đảm bảo. Nhưng đây chỉ xét về mặt tiềm năng, còn ở chỉ tiêu 2 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đều nhỏ hơn 1, nợ ngắn hạn của Công ty không được đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn, Công ty đã không tuân thủ đúng nguyên tắc cân bằng tài chính. Mặt khác hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất thấp vì vậy rủi ro tài chính tiềm ẩn là rất cao. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm dần về cuối năm 2005. Lượng vốn bằng tiền dự trữ ở mức độ thấp đã không tương xứng với quy mô sản xuất kinh doanh, làm giảm tính chủ động về tài chính và không đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty. Điều này gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đối với các khoản phải thu. Tính đến thời điểm 31/12/2005 trị giá các khoản phải thu của Công ty là 57.563.634.000đ chiếm tỷ trọng 32,77% tổng vốn lưu động tăng 9,76% so với năm 2004, việc tăng các khoản phải thu chủ yếu là tăng khoản Phải trả cho khách hàng (74,52%). Khoản phải thu tăng lên làm tăng chi phí cho công tác theo dõi, thu hồi nợ, v.v… mặt khác làm tăng lượng vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng, nếu không thực hiện tốt công tác thu hồi nợ sẽ gây tác động xấu trong việc thanh toán và tình hình tài chính của Công ty. Nguyên nhân là do ở Công ty cơ khí Đông Anh sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu theo đơn đặt hàng, và thường bán hàng theo phương thức thu tiền ngay đối với 1 số sản phẩm như Bi đạn, sản phẩm Đúc… tuy nhiên đối với những sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng như Giàn Không Gian… do đặc điểm kỹ thuật của ngành chính vì vậy đối với mặt hàng này chủ yếu là Nợ dài thậm chí một số công trình sau khi hoàn thành đến 2 năm Công ty mới được thanh toán một nửa số tiền (Công trình Trung tâm Thương Mại Hải Phòng, Sân vận động và nhà thi đấu Ninh Bình, Nhà thi đấu Vũng Tàu…). Một lý do khác làm cho các khoản phải thu tăng là do trong năm vừa qua Công ty đã trả trước cho nhà cung cấp và khoản trả trước này tăng nhanh với tốc độ tăng là 13,48%. Vì trong năm vừa qua do tiến hành đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nên Công ty đã ứng trước một phần vốn cho bên chủ đầu tư để tiến hành thực hiện công trình. Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vốn bị chiếm dụng nhiều gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, lượng vốn bằng tiền thu về ít đã không đáp ứng được khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ vay. Tuy nhiên nếu đi xem xét theo chiều ngược lại Công ty cũng đã chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn của các đối tượng khác. Số liệu trong Bảng 8 thể hiện tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty trong năm 2005. Bảng 8: TÌNH HÌNH CHIẾM DỤNG VỐN VÀ BỊ CHIẾM DỤNG VỐN CỦA C.TY TRONG NĂM 2004 - 2005. Chỉ tiêu 2004 2005 Chêch lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền Tỷ lệ % I. Các khoản phải thu 52.446.851 100 57.563.634 100 5.116.783 9,76 1. Phải thu của khách hàng 32.569.493 62,10 42.894.791 74,52 10.325.298 31,70 2. Trả trước cho người bán 4.164.499 7,94 4.726.026 8,21 561.527 13,48 3. Các khoản phải thu khác 15.712.859 29,96 9.942.817 17,27 -5.770.042 -36,72 II. Các khoản phải trả 41.262.254 100 59.464.100 100 18.201.846 44,11 1. Phải trả cho người bán 23.926.909 57,99 22.532.221 37,89 -1.394.688 -5,83 2. Người mua trả tiền trớc 3.880.356 9,40 20.902.195 35,15 17.021.839 438,67 3. Thuế và các khoản phải nộp 4.958.231 12,02 276.996 0,47 -4.681.235 -94,41 4. Phải trả CNV 4.367.326 10,58 5.549.431 9,33 1.182.105 27,07 5. Chi phí phải trả 334.193 0,81 600.210 1,01 266.017 79,60 6. Phải trả nội bộ 923.020 2,24 1.252.395 2,11 329.375 35,68 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.872.219 6,96 8.350.652 14,04 5.478.433 190,74 III. Chênh lệch (III=I-II) 11.184.597 -1.900.466 -13.085.063 Qua số liệu trong bảng ta thấy, tính đến 31/12/2005 tổng số vốn bị chiếm dụng của Công ty là 57.563.634.000đ và tổng số vốn mà Công ty chiếm dụng là 59.464.100.000đ. Số vốn mà Công ty chiếm dụng tại thời điểm cuối năm 2004 so với thời điểm cuối năm 2005 đã tăng lên 18.201.846.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 44,11%. Việc tăng nói trên chủ yếu là do khoản phải trả cho người bán tăng 37,89% và người mua trả tiền trước tăng 35,15%. Các khoản này là nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng đương nhiên (Nguồn vốn phát sinh tự động) mà Công ty không phải trả lãi, Công ty có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời chưa phải trả này như một nguồn tài trợ ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời cho Công ty như khi có những công việc kinh doanh đột xuất, hay đưa vào kinh doanh… Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải có biện pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn này. Sự tồn tại các khoản phải thu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Các khoản phải thu lớn đã làm tăng chi phí cho công tác theo dõi thu hồi nợ và việc một lượng vốn lớn bị chiếm dụng đã gây ra cho Công ty tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt…(Là những chi phí cơ hội bị mất do việc thiếu vốn gây ra). Việc Công ty đã dùng tiền vay để tài trợ cho phần vốn thiếu điều này đã làm cho hệ số nợ của Công ty tăng cao đồng nghĩa với khả năng tự chủ về mặt tài chính thấp. Việc vay nợ nhiều làm cho lãi vay phải trả lớn trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Công ty. Để đánh giá kỹ hơn ta đi xem xét qua Bảng 9: Bảng 9: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH TRONG NĂM 2004 - 2005. (ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền TLệ% 1. Doanh thu bán hàng (có thuế) 141.795.964(1+10%) = 155.975.560 203.600.461(1+10%) = 223.960.507 67.984.947 43,59 2. SDBQ các khoản phải thu (của KH) 28.121.220 37.732.142 9.610.922 34,18 3. Số vòng quay các khoản phải thu 6,45 vòng 6,91 vòng 0,46 4. Kỳ thu tiền bq 56 ngày 53 ngày -4 Ta thấy trong năm 2005 số vòng quay các khoản phải thu của Công ty là 6,91 vòng tăng 0,46 vòng so với năm 2004, việc tăng này đã kéo theo kỳ thu tiền trung bình giảm đi từ 56 ngày xuống 52 ngày. So với năm 2004 mặc dù số dư bình quân các khoản phải thu tăng lên 9.610.922.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,18% nhưng do mức tăng và tốc độ tăng của Doanh thu lại cao hơn (67.984.947.000đ, 43,59%) điều này đã chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty đã có phần tốt hơn. - Đối với hàng tồn kho. Qua số liệu trong Bảng 6, tính đến 31/12/2005 trị giá hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 58,80% tương ứng với số tiền là 103.280.914.000đ. So với năm 2004 giá trị hàng tồn kho đã tăng lên 17.572.795.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,5%. Trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất. + Nguyên vật liệu tồn kho. Tính đến 31/12/2005 trị giá nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn 26,58% tổng giá trị hàng tồn kho tương ứng là 27.453.610.000đ giảm so với năm 2004 là 28.722.718.000đ với tỷ lệ giảm là 51,13% và tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho đã giảm từ 65,54% xuống 26,58%. Nhưng trong năm 2005 lượng dự trữ nguyên vật liệu giảm dần về cuối năm nguyên nhân là do tại thời điểm cuối năm thị trường biến động, giá cả đầu vào tăng mạnh đặc biệt là Bilét phục vụ cho quá trình sản xuất của Nhà máy Nhôm. Giá thành sản phẩm tăng cao đã làm cho thị trường Nhôm bị đóng băng, bán hàng chậm. Vì vậy Công ty đã giảm bớt lượng dự trữ nguyên vật liệu nhất là nguyên vật liệu phục vụ cho Nhà máy Nhôm để hạn chế chi phí lưu kho và chi phí thực hiện hợp đồng. + Công cụ, dụng cụ tồn kho: Năm 2004 và năm 2005, trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho đều chiếm tỷ trọng nhỏ. Tại thời điểm cuối năm 2005 trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho là 2.167.020.000đ chiếm tỷ trọng 2,10% tổng lượng hàng tồn kho tăng 35,27% so với năm 2004 là 1.602.006.000đ. Việc lượng công cụ, dụng cụ tồn kho tăng lên cùng với sự tăng lên của hoạt động sản xuất kinh doanh là hoàn toàn hợp lý nhưng việc mua thêm số công cụ, dụng cụ mà chưa cần xuất dùng do nhu cầu cần cho sản xuất không nhiều như vậy là không tốt. Điều này đã làm tăng chi phí quản lý và làm ứ đọng vốn lưu động, mặc dù công cụ, dụng cụ tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chiếm tỷ trọng lớn nhất): Tính đến thời điểm 31/12/2005 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có trị giá là 44.690.674.000đ chiếm tỷ trọng 43,37% tăng so với năm 2004 là 20.741.355.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 86,61%. Việc chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên đã làm cho lượng vốn của Công ty bị ứ đọng lớn dẫn đến tình trạng thiếu vốn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Thành phẩm tồn kho: Tính đến thời điểm 31/12/2005 so với năm 2004, thành phẩm tồn kho của Công ty đã tăng mạnh. Nếu như năm 2004, thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng 3,61% thì đến năm 2005, con số này đã lên tới 27,37%, điều này cho ta thấy trước tiên công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đối với các tài sản ngắn hạn khác. So với năm 2004, năm 2005 đã tăng lên 4.836.086.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 438,88%. Việc tăng này chủ yếu là do các khoản thuế còn phải thu, Thuế GTGT được khấu trừ, do trong năm vừa qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị, NL, VL phục vụ chủ yếu cho nhà máy Nhôm sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT. Nhưng do thuế đầu ra trong năm vừa qua thấp vì vậy đã làm cho khoản Thuế được khấu trừ tăng cao. Điều này đã trực tiếp làm cho lượng vốn lớn của Công ty bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để nghiên cứu kỹ hơn ta đi xem xét mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua số liệu trong Bảng 10. Bảng 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM VỪA QUA (ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch 1. Giá vốn hàng bán 123.844.721 196.892.062 73.047.341 2. Hàng tồn kho bình quân 57.570.503 94.494.516 36.924.013 3. Số v.quay HTK bình quân 2,15 2,08 -0,07 4. Số ngày 1 vòng quay HTK 167 52 6 Ta thấy vòng quay hàng tồn kho trong năm 2005 đã giảm 0,07 vòng so với năm 2004. Nếu năm 2004 số vòng quay trong kỳ là 2,15 vòng thì năm 2005 là 2,08 vòng điều này đã làm cho số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 6 ngày (từ 167 ngày lên 173 ngày). Việc số vòng quay hàng tồn kho thấp, số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho dài đã làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong năm 2005 cùng với sự gia tăng về quy mô sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của Công ty đã tăng lên tương xứng đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động tăng lên là do các khoản mục như vốn bằng tiền, các khoản phải thu… tăng nhưng trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho là tăng cao nhất. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Điều này được thể hiện qua Bảng 11. Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY. Chỉ tiêu ĐV Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền TL% 1. DT thuần 1000đ 141.795.964 203.598.452 61.802.488 43,59 2. LN sau thuế về tiêu thụ sản phẩm 1000đ 1.495.076 -29.353.077 -30.848.153 -2.063,32 3. VLĐ bình quân trong kỳ 1000đ 108.785.262 162.153.696 53.368.434 49,06 4. Vòng quay VLĐ (4=3/1) Vòng 1,303 1,256 -0,047 -3,61 5. Ngày BQ vòng LC VLĐ (5=360/4) Ngày 276 286 10 3,62 6. TSLN/VLĐ (7=2/3) % 1,37 -18,10 -19,48 1.392,86 Qua số liệu trên bảng ta thấy tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên số vòng quay của vốn lưu động năm 2005 đã giảm đi 0,047 vòng so với năm 2004. Nếu như năm 2004 vốn lưu động luân chuyển được 1,303 vòng thì năm 2005 vốn lưu động chỉ luân chuyển được 1,256 vòng, điều này đã làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên 10 ngày (từ 276 ngày lên 286 ngày), gây lãng phí một lượng vốn lưu động trong năm không nhỏ. Ở chỉ tiêu (6) Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động cho thấy năm 2005 cứ 100đ vốn lưu động bỏ vào kinh doanh, Công ty bị lỗ vốn 18,1đ giảm so với năm 2004 là 19,5 đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 1392,86%. Việc Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động giảm xuất phát từ nguyên nhân do trong năm 2005 Công ty đã tăng vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động lại lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Mà trong năm 2005 do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không có hiệu quả đã lỗ 29.353.077.000đ chính điều này đã làm Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động trong năm 2005 âm (-0.181). Như vậy qua tính toán và phân tích ở trên ta rút ra kết luận về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2005 như sau: - Trong năm 2005, quy mô vốn lưu động đã tăng cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn thấp, vốn lưu động tăng lên nhưng chưa tương xứng với tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn kém (Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm) chưa tương xứng với quy mô vốn lưu động đã bỏ ra. - Vòng quay của vốn lưu động, hàng tồn kho, các khoản phải thu trong năm 2005 đều giảm so với năm 2004. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhiều, các khoản phải thu lớn… đã làm Công ty bị ứ đọng một lượng vốn không nhỏ gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả như TSLN/VCSH, TSLN/VKD, TSLN/VLD đều rất thấp so với mức trung bình của ngành. Nguyên nhân là do + Trong năm vừa qua do Công ty dùng nguồn vốn vay để tài trợ cho nguồn vốn bị thiếu hụt điều này đã làm cho lãi vay phải trả lớn và Công ty không có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ do tỷ trọng lượng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động thấp. + Lượng tồn kho dự trữ quá cao làm tăng chi phí và làm ứ đọng một lượng vốn lớn, dẫn tới việc thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Công tác tiêu thụ chưa phù hợp với quy mô sản xuất, đặc biệt đối với mặt hàng mới của Nhà máy Nhôm, thành phẩm tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản… mà chủ yếu là vốn vay ngắn hạn nên làm cho lãi vay phải trả lớn trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm lợi nhuận của Công ty. + Trong năm, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty còn cao trong giá vốn hàng bán, do mới thành lập và đưa vào sử dụng Nhà máy Nhôm nên đã làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của toàn Công ty tăng mạnh. Điều này đã trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Công ty. 3.2.2. Tình hình sử dụng vốn cố định Trước hết, hãy xem xét cơ cấu vốn cố định của Công ty trong tài sản dài hạn qua số liệu Bảng 1: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn (2004 là 50,65%, 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0094.doc
Tài liệu liên quan