Các Công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và sự gia nhập của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam

Nước CHDCND Lào đã giải phóng từ năm 1975, đã từng bước tự phát triển nền kinh tế và mở cửa hòa nhập với bên ngoài. Khi đến ngày 17 tháng 10 năm 1994, nước CHDCND Lào đã gia nhập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới và là thành viên chính thức của tổ chức ngày 17 tháng 01 năm 1995. Đây là lần đầu tiên khi nước CHDCND Lào gia nhập tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã là thành viên chính thức, nước Lào vẫn chưa cam kết sử dụng Công ước quyền tác giả (WCT) và Công ước biểu diễn và ghi âm (WPPT) của tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO).

Vài năm tiếp theo, ngày 08 tháng 07 năm 1998 nước Lào tiếp tục tham gia vào Công ước Paris và là thành viên chính thực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 1998. Sau đó, gần đây nhất là ngày 14 tháng 03 năm 2006 tiếp tục gia nhập Hiệp ước Hợp tác Sáng chế ( Patent Cooperation Treaty), được công nhận là thành viên chính thức từ ngày 14 tháng 06 năm 2006.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các Công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và sự gia nhập của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 2: Các Công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và sự gia nhập của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam. Giới thiệu chung các công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, con người đã tạo ra nhiều sản phẩm có tính mới và đặc trưng cá biệt của nó. Những sản phẩm này có được là do con người chúng ta sáng tạo ra nhằm mục đích khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, bao nhiêu năm này các quốc gia trên thế giới cũng đã liên kết nhau thành một khối và đưa ra quy định đã được thống nhất áp dụng chung liên quan đến việc bảo hộ quyền lợi của những người sáng tạo ra sản phẩm mới trong nhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể hơn là bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nói về phạm vi của sở hữu trí tuệ là rất rộng, vì nó bao gồm cả bằng sáng chế, sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, nhãn hiệu, tên thương mại và thành phần khác. Quyêng tác giả được cá nước phát triển cũng như các nước đang và chậm phát triển coi như là một yếu tố quan trọng vì nó có phần đóng góp ít nhiều vào văn hóa và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, nó còn là tại sản của quốc gia có thể đem lại lợi ích riêng cho tác giả và lợi ích chung cho xã hội nếu như chúng được bảo hộ trước hành vi vi phạm bản quyền của người khác. Tại đây, chỉ cần nói riêng về quyền tác giả và việc bảo hộ chúng thì hiện nay cũng đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành và sử dụng trong mục đích bảo hộ quyền tác giả chẳng hạn như: các công ước, thỏa ước quốc tế liên quan đến quyền sử hữu trí tuệ do các tổ chức quốc tế hoặc khối liên minh chính phủ thống nhất đưa ra áp dụng và luật quốc gia của từng nước được áp dụng riêng trong phạm vi nước ban hành. 𝖋 . Các văn bản pháp luật liên quan đến quyền tác giả: quy định cụ thể hơn về nội dung liên quan đến các việc bảo hộ quyền tác giả. Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (Berne Convention for the protection of Literary and Artistic Works). Công ước Berne được ban hành từ năm 1886 và được sử dụng đến nay. Ban đầu, có 40 quốc gia liên kết nhau để hình thành liên minh và sử dụng công ước này. Và cho đến năm 2011 do có sự gia nhập của các quốc gia trên thế giới tổng số thành viên gia nhập tăng lên đến 164 quốc gia. Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Brussels Convention Relating to the Distribution of Program-Carrying Signals Transmitted by Satellite), được ban hành từ 1974. Đến nay,Công ước này đã có 35 thành viên gia nhập. Công ước Geneva về bảo hộ cho các nhà sản xuất bản ghi âm chống sao chép trái phép bản ghi âm (Geneva Convention for Producers of Phonograms Against Unauthorized Duplication of Their Phonograms), được ban hành từ năm 1971. Đến nă 2011, đã có 77 quốc gia tham gia bào công ước này. Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất và tổ chức phát sóng ( Rome Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organization), được ban hành từ năm 1961. Đến năm 2011, có tất cả 91 quốc gia tham gia. Công ước quyền tác giả của tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Copyright Treaty of World Intellectual Property Organization), ban hành năm 1996. Từ năm 2002 có 37 thành viên tham gia, cho đến năm 2011 số thành viên tăng lên đến 89. Công ước biểu diễn và ghi âm ( Performances and Phonograms Treaty of World Intellectual Property Organization), được ban hành năm 1996 cùng với Công ước quyền tác giả của tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới. Năm 2002 số thành viên là 37, sau đó tăng lên đến 88 thành viên năm 2011. 𝖋 . Luật quốc gia của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam. Mấy năm qua, hai Đảng hai nhà nước Lào và Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ riêng cho quốc gia mình để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ nói chung cho đất nước mình. Nguồn luật quốc gia của nước CHDCND Lào liên quan đến quyền tác giả chỉ có một văn bản pháp luật duy nhất, đó là Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành đầu tiên vào ngày 24 tháng 12 năm 2007 và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 3 năm 2008 cho đến ngày nay. Luật Sở hữu trí tuệ đầu tiên của nước Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Sáng đến ngày 19 tháng 06 năm 2009 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Theo Luật sửa đổi, bổ sung này đã thay đổi nội dung 30 điều khoản của Luật sở hữu trí tuệ của năm 2005. Sự gia nhập các công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam. 𝖋. Xu hướng tham gia toàn cầu. Đã hơn trăm năm, các quốc gia trên thế giới nhận biết đến tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền lợi cho mình đối với sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền tác giả nói riêng. Đặc biệt là các nước phát triển công nghiệp và một số nước đang phát triển đã liên kết nhau, khởi đầu đàm phán với nhau để thống nhất ra một văn bản pháp luật có hiệu lực nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trước hết phải nói đến là Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật là một công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả được ra đời sớm nhất so với các công ước khác. Đó là thành quả của sự hợp tác của 40 quốc gia đầu tiên sáng lập. Sau đó mới xuất hiện công ước quốc tế khác liên quan đến quyền tác giả và được quy định hướng tới đối tượng được bảo hộ khác nhau. Bắt đầu từ khi có các công ước quốc tế xuất hiện, các quốc gia ngoài thành viên sáng lập cũng dần dần chuận bị và chủ động tham gia vào công ước nhằm đảm bảo lợi ích cho quốc gia mình cũng như người dân. Dưới đây là hình biểu diễn xu hướng tăng lên về số lượng thành viên tham gia qua các giai đoạn của các công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả. Bảng 1: Số thành viên của các công ước quốc tế năm 1970 đến 2011. Năm Berne Convention Brussels Convention Geneva Convention Rome Convention WCT WPPT 1970 58 - - 10 - - 1973 62 - 7 14 - - 1979 66 4 30 20 - - 1980 70 4 32 22 - - 1990 83 12 42 34 - - 2000 147 24 64 67 - - 2002 149 25 67 70 37 37 2011 164 35 77 91 89 88 Nguồn: Thống kê Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Theo bảng số liệu trên, từ năm 1970 số lượng thành viên của các công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả đều có xu hướng tăng lên. Trong đó, Công ước Berne được ra đời sớm nhất có số thành viên tham gia là 164, nhiều nhất so với các công ước còn lại. Tiếp theo là Công ước Rome có tất cả 91 thành viên năm 2011 đứng thứ hai. Sau đó mới là các công ước ra đời sau, đáng quan tâm ở đây là hai công ước mới ra đời gần đây nhất, đó là công ước quyền tác giả (WCT) và công ước biểu diễn và ghi âm (WPPT) của tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO). Hai Công ước này, mặc dù được ra đời chưa đến mười năm, thế nhưng số thành ban đầu là 37 quốc gia và đến năm 2011 thì tăng lên đến 89 và 88 thành viên gần bằng với số thành viên của công ước Rome ra đời trước 40 năm. 𝖋. Sự gia nhập công ước quốc tế của Nước CHDCND LÀO trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Nước CHDCND Lào đã giải phóng từ năm 1975, đã từng bước tự phát triển nền kinh tế và mở cửa hòa nhập với bên ngoài. Khi đến ngày 17 tháng 10 năm 1994, nước CHDCND Lào đã gia nhập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới và là thành viên chính thức của tổ chức ngày 17 tháng 01 năm 1995. Đây là lần đầu tiên khi nước CHDCND Lào gia nhập tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã là thành viên chính thức, nước Lào vẫn chưa cam kết sử dụng Công ước quyền tác giả (WCT) và Công ước biểu diễn và ghi âm (WPPT) của tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO). Vài năm tiếp theo, ngày 08 tháng 07 năm 1998 nước Lào tiếp tục tham gia vào Công ước Paris và là thành viên chính thực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 1998. Sau đó, gần đây nhất là ngày 14 tháng 03 năm 2006 tiếp tục gia nhập Hiệp ước Hợp tác Sáng chế ( Patent Cooperation Treaty), được công nhận là thành viên chính thức từ ngày 14 tháng 06 năm 2006. Trên đây là tất cả các bước hòa nhập với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Như vậy, có thể thấy rằng nước Lào chưa tham gia đầy đủ các công ước liên quan đến sở hữu trí tuệ, thực tế nước Lào mới chỉ tham gia vào 3 công ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nếu xét đến các công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả như đã liệt kê ở trên thì nước Lào chưa tham gia vào công ước nào. Đó chính là do nước Lào còn nhiều thời gian trong việc đổi mới, phát triển nội bộ và tạo lập các văn bản pháp luật trong nước sao cho phù hợp với các công ước quốc tế, khi đó mới có đủ điều kiện để tham gia từng bước vào các tổ chức quốc tế. 𝖋. Sự gia nhập công ước quốc tế của Nước CHXHCH Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Nước CHXHCN Việt Nam gia nhập với tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo từng bước như sau: lần đầu tiên tham gia với công ước Paris ngày 08 tháng 03 năm 1949. Và cùng thời điểm, nước Việt Nam cũng tham gia Hiệp định Madrid liên quan đến việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Tiếp theo, ngày 02 tháng 07 năm 1976 Việt Nam gia nhập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và là thành viên chính thức ngày 30 tháng 04 năm 1975. Ngày 10 tháng 12 năm 1992 Việt Nam gia nhập thành viên của Hiệp định Hợp tác Sáng chế (Patent Cooperation Treaty). Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 10 tháng 03 năm 1993. Việt Nam tham gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật ngày 26 tháng 07 năm 2004. Công ước này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004. Sang đến năm 2005 Việt Nam gia nhập Công ước Phonograms (công ước về Bản ghi âm) và công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 06 tháng 06 năm 2005. Sau đó cuối năm 2005, chính xác là ngày 12 tháng 12 năm 2005 Việt Nam tiếp tục gia nhập Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. Bắt đầu có hiệu lực ngày 12 tháng 01 năm 2006. Cùng năm 2006, Việt Nam gia nhập sử dụng nghị định thư Madrid (Madrid Protocol). Thời gian bắt đầu có hiệu lực của nghị định thư này đối với Việt Nam là ngày 11 tháng 07 năm 2006. Cuối cùng là công ước Rome. Việt Nam tham gia vào công ước Rome (về bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất và tổ chức phát song) cuối năm 2006, sau đó ngày 01 tháng 03 năm 2007 mới bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam. Ngay từ năm 1949, Việt Nam đã chủ động gia nhập với thế giới bên ngoài trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền lợi. Giai đoạn từ năm 2004 đến 2007, Việt Nam đã thành công trong việc gia nhập vào bốn công ước quốc tế. Trong khoảng thời gian này, để chuẩn bị tốt trong việc gia nhập vào Tổ chức thương mai thế giới (WTO) khiến cho Việt Nam cần phải nhanh chóng gia nhập các công ước quốc tế để đủ điều kiện do tổ chức thương mại thế giới yêu cầu. Kết quả gia nhập thành công này cũng được coi là một yếu tố để Việt Nam thành công gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Tất cả các công ước quốc tế lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia, mới có vài công ước liên quan đến quyền tác gia như : Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (Berne Convention for the protection of Literary and Artistic Works), Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Brussels Convention Relating to the Distribution of Program-Carrying Signals Transmitted by Satellite) và Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất và tổ chức phát sóng ( Rome Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organization). Kiến nghị. Sau khi nghiên cứu về các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế và hai quốc gia Việt Nam và Lào. Nhận thấy rằng các quốc gia có xu thế gia nhập các tổ chức quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình trước sự cạnh tranh không lành mạnh trên trường quốc tế. Nguyên nhân khiến các quốc gia trên thế giời tích cực tham gia vào công ước quốc tế là bảo vệ lợi ích cho bên mình. Vì ngày nay là thời kỳ đổi mới, mọi quốc gia phải mở cửa ra nhập với bên ngoài, hoạt động toàn cầu hóa đang xâm nhập vào thị trường quốc dân của các quốc gia một cách nhanh chóng và sâu rộng. Khi hoạt động trên trường quốc tế, nếu như không có luật chơi bình đằng cho các chủ thể tham gia sẽ gặp phải rủi ro rất lớn, dẫn đến việc mở cửa nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực hơn. Vậy để chính phủ các nước thực hiện các chính sách mở cửa một cách an toàn hơn và có sân chơi bình đẳng hơn giữa các chủ thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau, các nước sẽ phải đứng ra hợp tác nhau thành một khối liên minh hoặc tổ chức lớn để giảm thiểu sự bất bình đẳng được gây nên bởi hành vi vi phạm quyền tác giả nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Còn đối với các nước đến sau cũng có thể gia nhập thành thành viên của tổ chức nhằm được bảo vệ lợi ích cho mình. Quốc gia nào càng tham gia nhiều công ước quốc tế thì càng được bảo hộ nhiều quyêng lợi cho nước mình trước hành vị lạm dụng từ chủ thể khác đối với sản phẩm do mình sáng tạo ra. Đối với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển chưa tham gia công ước quốc tế, không phải là do có ý định phủ nhận hiệu lực của các văn bản pháp luật đó mà do nhiều quốc gia còn chưa sẵn sàng gia nhập. Để có thể gia nhập với nhiều tổ chức quốc tế và được đảm bảo lợi ích từ các công ước quốc tế, một quốc gia nào đó cũng phải đạt tiêu chuẩn hoặc có đủ các điều kiên do tổ chức đó yêu cầu. Riêng về các nước chậm phát triển, để có đủ điều kiện như vậy phải coi là một vấn đề lớn đối với quốc gia đó vì cần phải tuân theo các nguyên tắc do tổ chức yêu cầu, thường xuyên phát triển nền kinh tế, có thay đổi bổ sung pháp luật trong nước sao cho phù hợp với xu thế chung của bên ngoài. Muốn làm được như vậy, ít nhất cũng phải mất khá nhiều thời gian để cải thiện nội bộ theo xu hường chung của bên ngoài, khi đó mới có thể hòa nhập với thế giới bên ngoài, đặc biệt là tham gia vào công ước quốc tế nói chung về mọi lĩnh vực và nói riêng trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Luật Sở hữu trí tuệ Lào năm 2007. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005. Luật sửa đổi, bổ sung cho Luật sở hữu trí tuệ thông qua năm 2009. Thông tin trên các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác Công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và sự gia nhập của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan