Các giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

1. Lý luận chung về lạm phát 2

1.1. Khái niệm lạm phát: 2

1.2. Phân loại lạm phát: 2

1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 3

a) Lạm phát theo thuyết tiền tệ 3

b) Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát cầu kéo) 4

c) Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy 5

d) Lạm phát dự kiến 6

e) Các nguyên nhân khác 7

1.4. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 7

- Đối với lĩnh vực sản xuất 7

- Đối với lĩnh vực lưu thông 8

- Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng 8

- Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước. 8

2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 9

2.1. Thực trạng lạm phát của Việt Nam 9

2.2. Đánh giá thực trạng lạm phát ở Việt Nam 10

3. Các giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam hiện nay 14

3.1. Các quan điểm và khắc phục lạm phát 14

3.2. Biện pháp chống lạm pháp ở Việt Nam 15

a) Về phía Đảng và Nhà nước 15

b) Các biện pháp về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng trong hạn chế và chống lạm phát 16

c) Về phía Ngân hàng TW - Ngân hàng thương mại 18

d) Việc điều chỉnh giá cả và sự quản lý của Nhà nước 18

e) Hoạt động đối ngoại trên thương trường của nhà nước. 19

Kết luận. 20

Tài liệu tham khảo 21

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5735 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p với tình hình của nền kinh tế nước ta hiện nay. - Lạm phát ở ta cũng do một nguyên nhân quan trọng là Ngân sách Nhà nước liên tục ở mức thâm hụt. Hầu như từ khi thống nhất đất nước đến nay, chưa bao giờ ngân sách đạt được cân bằng thu chi, đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế vĩ mô trước thập kỷ 90. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, thâm hụt ngân sách tăng dần, từ mức 0,13% GDP năm 1998 lên đến 3,23% năm 2001, sau đó giảm xuống, nhưng vẫn còn đứng ở mức khá cao, trên 2% trong vòng 2 - 3 năm gần đây. Như vậy, kiềm chế thâm hụt tài khoá sẽ góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát và do đó, làm giảm bớt tầm quan trọng của chính sách thắt chặt tiền tệ. Dường như lâu nay ở ta có một quan niệm sai lầm và nguy hại rằng lạm phát chủ yếu bắt nguồn từ các cơn sốt giá nguyên nhiên liệu chiến lược đầu vào. Một số ít người thì tỉnh táo hơn đã nhắc đến sự tăng trưởng tín dụng mạnh để kích cầu trong những năm trước là một nguyên nhân khác của xu hướng lạm phát tăng cao trong những năm gần đây. Thế nhưng hầu như không ai đả động đến một nguyên nhân cũng rất quan trọng là thâm hụt tài khoá đã và đang ở mức khá cao như hiện nay. Từ nhận thức đầy đủ về nguồn gốc lạm phát này, có thể thấy chính sách kiềm chế lạm phát nhờ thắt chặt tín dụng và kiềm chế giá của các nguyên nhiên liệu đầu vào không cho tăng lên là chưa đủ, chưa thật thích hợp, thậm chí là có hại Để cho chính sách tiền tệ có hiệu lực trong việc kiềm chế lạm phát, có một số điều kiện tiên quyết. Đó là một thị trường tài chính được tự do hoá, một Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ và một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, tiến gần đến cơ chế thả nổi hoàn toàn. ở Việt Nam, 3 điều kiện này chưa (hoàn toàn) được xác lập. Chúng ta mới bắt đầu tự do hoá thị trường tài chính qua một số động thái, trong đó có việc xoá bỏ trần lãi suất, nhưng hoạt động trong các ngành tài chính và ngân hàng chưa hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc thị trường. Ngân hàng Nhà nước, với tư cách là một Ngân hàng Trung ương, vẫn là một thành viên của Chính phủ và chịu nhiều chi phối từ đây. Cơ chế tỷ giá vẫn rất cứng nhắc, hầu như là gắn chặt giá đồng nội tệ với USD. (Nguồn: Internet) Lạm phát hiện nay ở Việt Nam Hà TrầnGửi email  Bản in  10:23' AM - Thứ tư, 11/06/2008 Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Vậy nguyên nhân của tình trạng lạm phát này bắt nguồn từ đâu? Đứng ở góc độ kinh tế học vĩ mô, bài viết này xin trình bày 3 nguyên nhân dẫn tới lạm phát và các giải pháp tương ứng để giảm nhẹ tình hình lạm phát hiện tại. Tình hình hiện tại: lạm phát cao, tăng trưởng thấp Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)... Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp. Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát trong cơn bão tăng giá. Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn. Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau. Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước. Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm. Thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả. Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng. Sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới. 15210 8 /2011-02-22-don-suc-chong-lam-phat-trong-nam-2011 Điểm nóng Dồn sức chống lạm phát trong năm 2011 Tác giả: Ngọc Hà (tổng hợp) Bài đã được xuất bản.: 22/02/2011 21:00 GMT+7 Recomend Thanks +1 Red In Email Thảo luận TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm) Lặng lẽ cắt điện luân phiên Thiếu điện do hàng tỷ kWh trễ hẹn USD chợ đen: Đâu có khó trị Siết vốn, chủ đầu tư địa ốc tháo chạy? 1 (VEF.VN) - Sau buổi tham vấn các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô chiều 22/2, tới đây, một Nghị quyết về những giải pháp cấp bách để ổn định kinh tế - xã hội sẽ được Chính phủ ban hành, trong đó mục tiêu hàng đầu là dồn sức kiềm chế lạm phát. Chi tiêu "thắt lưng buộc bụng" Theo TTXVN, đóng góp vào bản dự thảo Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2011, các đại biểu tham dự cuộc họp đều nhất trí cho rằng sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay bởi tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao đang gây ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết cần mang thông điệp rõ ràng, tư tưởng dứt khoát xác định rõ yêu cầu kiềm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nhiều chỉ tiêu điều chỉnh cao so với trước đây. Theo các đại biểu việc ban hành Nghị quyết thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời và quyết tâm cao của Chính phủ trong điều hành kinh tế xã hội. Dự thảo Nghị quyết cũng nêu đồng bộ các nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường quản lý đầu tư công; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thực hiện lộ trình giá bán xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường; tăng cường bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội và tổ chức thực hiện. Website Chính phủ đưa tin, một số chuyên gia kinh tế đề xuất Chính phủ thể hiện rõ quyết tâm chống đầu cơ ngoại hối, vàng cũng như điều hành giá xăng, dầu, giá điện... theo cơ chế thị trường... Đặc biệt, cần hạ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm 10% chi tiêu công, giảm nhập siêu, kiên quyết đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán tổng thể, giảm mặt bằng lãi suất vào thời điểm thích hợp. Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ tên Nghị quyết phải thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu là thực hiện những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011, trong đó yêu cầu chính là tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát. Trước hết, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, điều hành lãi suất phù hợp để chống lạm phát, tỷ giá điều chỉnh phù hợp... Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực đảm bảo đủ ngoại tệ, tăng cường quản lý kinh doanh ngoại hối và vàng - Thủ tướng khẳng định. Về thực hiện chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu thực hiện thắt chặt chính sách tài khóa, giảm 10% chi tiêu công, giảm bội chi dưới 5%, các bộ ngành phải rà soát cắt giảm dự án đầu tư công báo cáo Chính phủ trong tháng 3 này. Tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trước hết là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và kiểm soát chặt chẽ nhập siêu... Điều chỉnh giá điện, xăng dầu xóa bỏ bao cấp gắn với hỗ trợ cho người khó khăn, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng đề nghị cần làm tốt thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, trong đó các bộ trưởng theo lĩnh vực cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là những vấn đề mà dư luận đang quan tâm. "Kê toa" trị lạm phát Tại buổi trực tuyến mới đây do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF.VN) tổ chức, TS. Vũ Đình Ánh (Viện Khoa học Thị trường giá cả - Bộ Tài chính) cho rằng, năm 2010, lạm phát chỉ dừng ở mức 11,75% là nhờ từ tháng 11/2010, Việt Nam đã tuyên bố không tăng giá xăng, không điều chỉnh lãi suất, không điều chỉnh tỷ giá hối đoái, không tăng giá điện... Đồng thời, Chính phủ triển khai một chương trình bình ổn giá tương đối lớn, ở khá nhiều tỉnh thành, với tổng số tiền vài nghìn tỷ đồng. Sang đến năm 2011, Việt Nam phải gánh hậu quả từ việc kìm nén của những tháng cuối năm 2010, cộng hưởng thêm các yếu tố bên ngoài. Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, thì Việt Nam đang phải chịu tình trạng lạm phát kép do kinh tế thế giới phục hồi sau suy thoái khiến giá cả tăng mạnh (trong khi nước ta nhập siêu đến 84 tỉ USD - chiếm 80% GDP cả nước) và ảnh hưởng của tỉ giá kéo theo lạm phát về mặt tâm lý. Cùng với điều chỉnh tỷ giá, nay mai giá điện, giá xăng... cũng không thể không điều chỉnh tăng. Do vậy, chúng ta đặt trọng tâm vào ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong năm nay là chính xác. Vậy, giải pháp nào để trị lạm phát cho năm 2011? Báo NLĐ phỏng vấn một số chuyên gia để "kê toa" chữa căn bệnh nan giải này. PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, để kiểm soát lạm phát, Chính phủ cần phải có thông điệp hết sức mạnh mẽ nhằm cắt ngay cơn sốt USD trên thị trường, kéo giá USD chợ đen xuống. Riêng về lãi suất USD, cần sử dụng trần lãi suất tiền gửi theo mức thấp và nâng dự trữ bắt buộc USD ở mức cao. Điều này giúp lãi suất cho vay USD cao mà lãi suất huy động thấp sẽ làm người dân không có nhu cầu gửi USD góp phần giảm tình trạng đô la hóa trên thị trường hiện nay. Trong dài hạn, muốn kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế ổn định, Nhà nước nên đẩy mạnh việc tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng giao thông, gia tăng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và giảm tỉ lệ cổ phần Nhà nước trong các công ty cổ phần... Điều chỉnh giá cả hàng hóa theo cơ chế thị trường là việc làm cần thiết. Tuy nhiên,  phải có sự quản lý của Nhà nước bằng công cụ pháp luật. Vấn đề đầu cơ, lũng đoạn thị trường hiện nay cũng cần được cơ quan các cấp kiểm tra giám sát tránh tình trạng "té nước theo mưa". Các vụ đầu cơ, lũng đoạn giá cả hàng hóa gây bất ổn kinh tế vĩ mô cần được xử lý bằng cả biện pháp hành chính và hình sự. Ngoài ra, TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nôi, khuyến cáo, các mặt hàng tăng giá theo giá thị trường nhưng phải cạnh tranh, vì các mặt hàng đồng loạt tăng giá năm nay đều là mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý giá. Nếu không tự do hóa  cạnh tranh, áp lực tăng giá sẽ nhiều hơn vì sẽ lại có những đợt tăng giá mới do giá độc quyền không bao giờ đủ. Điểm mới thứ hai là các lần tăng giá đều gây sốc. Rõ ràng, việc tăng giá như vậy sẽ gây sức ép cuối cùng dồn vào người nghèo và doanh nghiệp nhỏ - những đối tượng sức chịu đựng vốn có hạn. Nếu có tính cạnh tranh, tăng giá sốc cũng được vì chỉ đau một lần rồi thị trường tự điều chỉnh giá. Nếu tính thị trường chưa được thiết lập, mặt tích cực này sẽ không được phản ánh. Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Đo lường Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:     * Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).     * Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).     * Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.     * Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.     * Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.     * Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình. Các loại lạm phát phân theo mức độ Lạm phát thấp Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến dưới 10 phần trăm một năm.  Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách. Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. Siêu lạm phát Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Thế chiến thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên đến 70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng tương tự. Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và Thế chiến thứ hai. Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào thập niên 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La-tinh. Tiêu chí để xác định siêu lạm phát (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm. Vai trò trong kinh tế Các hiệu ứng tích cực Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Các hiệu ứng tiêu cực Đối với lạm phát dự kiến được Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:     * Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.     * Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.     * Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.     * Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.     * Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan