Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa

Cá bệnh thường hoạt động yếu, bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt. Khi bơi nắp mang phồng

lên, mang tiết nhiều dịch nhầy (mủmang), trường hợp bệnh nặng có thểgây chết cá rải

rác hoặc hàng loạt ởgiai đoạn cá con (<20cm). Tần xuất gặp của bệnh này là 32/90,

trong đó đã gặp lần lượt ởcác loài cá nhưsau: cá mú: 20/65, cá hồng: 10/20, cá chẽm:

2/30, chưa gặp bệnh này ởcá giò. Bệnh xuất hiện chủyếu vào thời gian giao thời giữa mùa

mưa và mùa khô và duy trì bệnh này trong suất mùa khô 78,2%. Cỡcá nhỏ(<20cm)

thường bịnhiễm cao (71,8%) so với cỡcá lớn (6,3%). Bệnh sán lá mang cũng xuất hiện ởcá

nuôi lồng cao hơn (66,7 với n=30) so với cá nuôi ao (20% với n=60)

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IN CULTURED MARINE FINFISHES IN KHANH HOA PROVINCE PGS.TS. Đỗ Thị Hòa, ThS. Trần Vỹ Hích, KS. Nguyễn Thị Thùy Giang, ThS. Phan Văn Út, KS. Nguyễn Thị Nguyệt Huệ Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt: Trong 2 năm, từ 6/2005-6/2007, 90 cơ sở nuôi cá biển tại tỉnh Khánh Hòa đã được phỏng vấn và 736 mẫu cá bệnh đã được thu để phát hiện các loại bệnh thường gặp trên các loài cá biển nuôi tại địa phương. Đã có 10 loại bệnh khác nhau được phát hiện ở các trang trại nuôi cá biển tại Khánh Hòa. Đó là: bệnh Vibriosis, bệnh sán lá da, bệnh sán lá mang, bệnh rận cá, bệnh đỉa cá, bệnh hoại tử thần kinh, bệnh mòn vây và đuôi, bệnh đốm trắng ở thận, bệnh lymphocystic và hội chứng dị dạng. Một số trong các bệnh này xuất hiện quanh năm, một số khác lại thể hiện tính mùa vụ của bệnh. Người nuôi cá biển ở địa phương đã dùng các loại hóa chất, kháng sinh để chữa bệnh cho cá nuôi, nhưng kết quả trị bệnh còn thấp. Từ khóa: Vibriosis, lymphocystic, tỉnh Khánh Hòa, nuôi cá biển Abstract: In two years, from 6/2005- 6/2007, 90 marine finfish culturing farms in Khanh Hoa Province had been surveyed and 736 diseased fish samples had been collected for detecting common diseases in some species of cultured marine finfishes. There ware 10 common diseases ware deteced that having caused losses in marine fish culturing farms in Khanh Hoa. These are vibriosis disease, fin and tail rot disease, gill monogenean disease, skin monogenean disease, sea lice disease, leech disease, white spot kidney disease, lymphocystic disease, viral nervous necrosis disease and deformity syndrome. Some of the diseases occurred all year round, but other diseases have seasonal characterization. Diseased marine cultured fishes were treated by chemicals or antibiotics but effect of treatment is not hight. Keywords: Vibriosis, lymphocystic, Khanh Hoa province, cultured marine finfish, disease. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khánh Hòa là một tỉnh ven biển, nằm ở khu vực Nam Trung bộ, nơi có nhiệt độ ấm nóng và độ mặn cao quanh năm, nơi có tiềm năng to lớn cho nghề nuôi cá biển phát triển. Nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế đang được nuôi ở địa phương, như cá mú (Epinephelus spp); cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng (Lutjanus spp) và cá giò (Rachycentron canadum). Cá biển nuôi trong ao hay trong lồng tại Khánh Hòa vẫn thường xuyên bị nhiều loại bệnh khác nhau, ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nuôi. Trong khi đó, đến 2005, nghiên cứu về bệnh ở cá biển nuôi và các biện pháp phòng trị bệnh ở Khánh Hòa vẫn còn bỏ ngỏ, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về về lĩnh vực này tại địa phương được công bố. Qua 2 năm điều tra và nghiên cứu (từ 6/2005- 6/2007), 10 loại bệnh đã và đang gây tác hại ở các ao, lồng nuôi cá biển tại tỉnh Khánh Hòa đã được phát hiện, mô tả bệnh lý và một số đặc điểm dịch tễ của bệnh. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - Nguồn thông tin thứ cấp dựa vào các số liệu tổng hợp của Sở Thủy sản (nay là Sở NNPTNT), các phòng Nông nghiệp về các vùng nuôi cá biển ở Khánh Hòa. - Dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp những người nuôi cá biển bằng lồng (30 hộ), bằng đìa (60 hộ) ở trong tỉnh Khánh Hòa (n=90) và kết hợp với thu mẫu cá bệnh: 267 con cá mú (10-32cm); 180 con cá chẽm (3- VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 17 32cm); 82 con cá hồng (6-28cm) và 207 con cá giò (5-40cm). Các mẫu cá đã được phân tích tại phòng thí nghiệm bệnh học thủy sản để xác định các loại bệnh thường xảy ra ở cá biển nuôi và một số đặc điểm dịch tễ của bệnh: tác nhân gây bệnh, các dấu hiệu có ý nghĩa chẩn đoán, kích thước cá thường bị bệnh, mùa vụ chính của bệnh và hiệu quả của các phương pháp phòng trị mà người dân đã áp dụng. - Một số phương pháp nghiên cứu bệnh ở động vật thủy sản thông thường đã được dùng để nghiên cứu về tác nhân gây bệnh: Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng ở cá của Dogiel (1929) và của Hà Ký (2003); Phương pháp nghiên cứu bệnh nhiễm khuẩn ở cá xương của Kimberley A. Whitman (2004). Ngoài ra, chúng tôi còn dùng kỹ thuật mô bệnh học- Histopathology để tìm hiểu các biến đổi bệnh lý bên trong và kỹ thuật PCR để chẩn đoán sự nhiễm của virus gây hoại tử thần kinh ở các mẫu có trạng thái bệnh lý bơi xoắn. Tên gọi các loại bệnh phụ thuộc vào các dấu hiệu chính đã quan sát được và dựa vào tác nhân gây bệnh đã được phát hiện của các bệnh. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Bảng 1. Phân bố số phiếu điều tra theo hình thức nuôi và giống loài cá nuôi (n=90) Các giống loài cá nuôi (%) Hình thức nuôi cá biển Cá Mú (%) (Epinephelus spp) Cá Hồng (%) (Lutjanus argentimaculat) Cá Chẽm (%) (Lates calcarifer) Cá Giò (%) (Rachycentron canadum) Cá khác (%) Nuôi lồng (n=30) 66,7 % (20/30) 33,3% (10/30) 33,3% (5/30) 6,67,0 (2/30) 23,3% (7/30) Nuôi đìa (n=60) 75,0% (45/60) 16,6% (10/60) 41,6 % (25/60) (3,54 %) 2/60 16,7% (10/60) (Chú thích: Có nhiều hộ dân nuôi không phải một mà nhiều loài cá biển) 3.1. Một số bệnh thường gặp trong nuôi cá biển và đặc điểm dịch tễ. Có 9 loại bệnh và 1 hội chứng bệnh ở cá biển nuôi tại Khánh Hoà đã được phát hiện. Các bệnh với dấu hiệu chính và kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh được trình bày sau đây. 3.1.1. Bệnh Vibriosis (bệnh xuất huyết lở loét) Cá bệnh xuất hiện các vết thương tổn trên bề mặt cơ thể, tróc vẩy và xuất huyết dưới da, nặng hơn có các vết loét sâu trên bề mặt cơ thể. Cá bệnh bơi lờ đờ trên mặt nước, kém ăn hoặc bỏ ăn và chết lác đác. Tần xuất gặp (65/90): trong đó cá mú: 40/65, cá hồng: 12/20, cá chẽm: 10/25. Mùa khô (nhiệt độ cao) là thời gian xuất hiện chính của bệnh này (64,6%). Mọi kích cỡ của cá đều có thể nhiễm bệnh. Bệnh Vibriosis gặp cao ở cá nuôi lồng (100%), cá nuôi ao gặp thấp hơn (58,3%). Một số loài vi khuẩn Vibrio spp đã phân lập được từ nội tạng cá bệnh, trong đó Vibrio anguillarum đã gây bệnh trong điều kiện cảm nhiễm nhân tạo (60-80%) với liều tiêm 0,3ml huyền dịch có mật độ vi khuẩn 4.106 - 4.107 tb/ml sau 3 ngày thử thách. Mắt lồi Loét Cá lô lô đối chứng Cá bệnh 1 Hình 1: Cá bị bệnh Vibriosis ở lồng và ao nuôi (1 và 3); Cá bị bệnh trong cảm nhiễm nhân tạo (2) 2 3 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 18 3.1.2. Bệnh mòn vây và đuôi Cá bệnh có màu sắc nhợt nhạt, hoạt động kém, các vây đặc biệt là vây đuôi bị ăn mòn. Trường hợp nặng, toàn bộ thịt phần đuôi bị hủy hoại để lộ xương sống, trên thân có các vệt trắng nhợt do mất nhớt, mất vẩy. Bệnh đã gây chết loạt rải rác hoặc hàng loạt cá trong ao lồng nuôi tại Khánh Hòa, đặc biệt ở giai đoạn cá con. Tần xuất gặp của bệnh là 25/90, trong đó cá mú: 20/65, cá hồng: 10/20, cá hồng:10/20, cá chẽm: 5/25 . Tần xuất gặp theo mùa trong một năm không rõ ràng: Quanh năm: 48%, mùa mưa 20% và mùa khô: 32%. Sự xuất hiện bệnh mòn vây và đuôi hầu như không liên quan tới kích cỡ của cá: mọi kích cỡ cá: 36%, cá lớn: 24% và cá giống: 40%. Kết quả phân lập của chúng tôi đã gặp với tần số cao loại vi khuẩn dài (8- vài chục µm), gram (-), có đặc điểm sinh hóa tương tự như loài Flexibacter maritimus. Vi khuẩn này đã được dùng để thử thách trên cá mú khỏe với liều tiêm dưới da 0, 1ml huyền dịch có mật độ vi khuẩn: 4. 106, 5.106 và 6.106 tb/ml và đặc khúm khuẩn lạc ở vùng da bị thương tổn, kết quả đã gây chết từ 30-60% cá thí nghiệm trong thời gian 7 ngày. 3.1.3. Bệnh sán lá da (bệnh mè cá): Cá bệnh thường bị cảm nhiễm sán lá đơn chủ (Monogenea) dạng hạt mè trên bề mặt cơ thể với cường độ cao (100% và 26-78 trùng/con cá), có thể làm cá đục mắt, hoạt động không bình thường do ngứa ngáy, giai đoạn cuối thường nổi lờ đờ trên mặt nước. Trường hợp nhiễm nặng, cá bệnh thể hiện đục mắt, suy kiệt sức khỏe mà chết. Tần xuất gặp của bệnh này là 35/90, trong đó lần lượt gặp ở các loài cá là: cá mú: 20/65, cá hồng: 12/20, cá chẽm: 3/25, cá giò: 2/4. Bệnh thường xuất hiện vào thời gian giao thời giữa 2 mùa khô và mưa, khi nhiệt độ khoảng 25-300C (71,4 %). 57,1% trường hợp bệnh gặp ở cá có kích cỡ nhỏ (<20cm) và cá nuôi ở lồng gặp bệnh này cao hơn (83,3%) so với cá nuôi ở ao (16,7%). Kết quả nghiên cứu các mẫu bị “ bệnh mè cá” cho thấy một tỷ lệ và cường độ nhiễm cao của sán lá đơn chủ (100% và 26-89 trùng/con cá) ở bề mặt cơ thể cá bệnh, trong khi các mẫu cá khỏe thường không bị nhiễm hoặc bị nhiễm ký sinh trùng này với tỷ lệ và cường độ thấp. Bốn loài sán lá đơn chủ: Neobenedenia melleni, Neobenedenia girellae, Benedenia epinepheli và Benedenia sp đã được xác định gây bệnh sán lá da trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Hình 2. Cá bị bệnh mòn vây và đuôi ở ao lồng nuôi (1 và 3); Cá bệnh trong cảm nhiễm nhân tạo (2) 1 2 3 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 19 3.1.4. Bệnh sán lá mang (bnh sng mang, hay bnh m mang) Cá bệnh thường hoạt động yếu, bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt. Khi bơi nắp mang phồng lên, mang tiết nhiều dịch nhầy (mủ mang), trường hợp bệnh nặng có thể gây chết cá rải rác hoặc hàng loạt ở giai đoạn cá con (<20cm). Tần xuất gặp của bệnh này là 32/90, trong đó đã gặp lần lượt ở các loài cá như sau: cá mú: 20/65, cá hồng: 10/20, cá chẽm: 2/30, chưa gặp bệnh này ở cá giò. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào thời gian giao thời giữa mùa mưa và mùa khô và duy trì bệnh này trong suất mùa khô 78,2%. Cỡ cá nhỏ (<20cm) thường bị nhiễm cao (71,8%) so với cỡ cá lớn (6,3%). Bệnh sán lá mang cũng xuất hiện ở cá nuôi lồng cao hơn (66,7 với n=30) so với cá nuôi ao (20% với n=60) Khi phân tích các mẫu cá bị bệnh mủ mang, chúng tôi đã phát hiện nhiều giống loài sán lá đơn chủ ký sinh ở mang cá bệnh với tỷ lệ và cường độ nhiễm rất cao (100% và 40 - 350 trùng/ phiến mang), như: Pseudorhabdosynochus spp, Diplectanum spp (Diplectanidae: Monogenea) và Haliotrema spp (Ancyrocephalidae: Monogenea). Trong khi đó, các mẫu cá khỏe thường không hoặc nhiễm các ký sinh trùng này với tỷ lệ và cường độ thấp (10-53% và 0-7 trùng/ lá mang). Do vậy chúng tôi kết luận rằng, nguyên nhân gây bệnh sưng mang ở cá biển nuôi của Khánh Hòa là nhiều giống loài sán lá đơn chủ ký khác nhau sinh với cường độ và tỷ lệ cao. Do vậy bệnh này được gọi là bệnh sán lá mang. 3.1.5. Bệnh rận cá Cá bị bệnh do rận có hiện tượng kém ăn, chậm lớn, khi cảm nhiễm với mức độ cao gây cá chết rải rác. Khi quan sát bằng mắt thường thấy rõ từng đám rận cá (giáp xác ký sinh) bám từng đám ở các khe mang, hốc mắt, hốc mũi, xương cung mang, các tơ mang và trên bề mặt cơ thể. Tần xuất gặp của bệnh là 30/90, trong đó gặp ở các loài cá là: cá mú: 20/65, cá giò: 2/4, cá chẽm: 8/30, chưa gặp ở cá hồng. Bệnh rận ở cá xuất hiện quanh năm, nhưng có tới 73,3% trường hợp xuất hiện vào mùa mưa. Tất cá các cỡ cá nuôi đều bị nhiễm bệnh này. Nguy cơ bị bệnh rận ở cá nuôi lồng và nuôi ao là như nhau. Hình 3: Cá giò và cá mú bị nhiễm bệnh sán lá da do sán lá đơn chủ ký sinh ở da với cường độ cao (1. cá giò bị đục mắt do nhiễm Neobenedenia sp; 2. cá mú bị bệnh nhiễm nhiều Neobenedenia sp trên bề mặt cơ thể; 3. Hình dạng của Neobenedenia meleni (Monogenea) là tác nhân gây bệnh SLD) 1 2 3 Hình 4. Cá mú bị bệnh sán lá mang do sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh [cá bị bệnh có mầu tối, nắp mang phồng lên (1); Sán lá đơn chủ ký sinh ở các mang với cường độ cao (2,3)] 1 2 3 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 20 Kết quả nghiên cứu các mẫu cá bị bệnh đã cho thấy, tác nhân gây bệnh rận ở cá là một số loài giáp xác bậc thấp thuộc giống Caligus spp, Parapetalus sp và Lepeophtheirus sp (Caligidae: Copepoda) và Lernanthropus sp (Lernanthropidae: Copepoda) ký sinh ở cá với tỷ lệ và cường độ cao. 3.1.6. Bệnh hoại tử thần kinh (bệnh cá bơi xoắn) Cá bị bệnh có màu sắc đen sậm, bơi lội không định hướng, bơi xoắn ốc, đuôi cong và liệt cứng, bụng cá chướng do bóng hơi căng phồng, ruột không có thức ăn nhưng có thường chứa chất dịch màu xanh lá cây. Trên thân và nội tạng không có dấu hiệu bị tổn thương. Bệnh này đã gây chết nhiều ở cá con. Tần xuất gặp của bệnh cá bơi xoắn là 23/90, trong đó gặp ở các loài cá biển nuôi ở Khánh hòa là: cá mú: 18/65, cá chẽm: 5/30 và cá giò: 2/4. Đây là bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa khô, mùa có nhiệt độ cao trong năm (78,3 %) và cỡ cá con cũng thường chịu tác hại của bệnh hoại tử thần kinh lớn hơn (65,2%) so với cỡ cá lớn (21,7%). Cá nuôi ao hay lồng đều có nguy cơ bị bệnh này như nhau. Kết quả phân tích mẫu cá bơi xoắn tại phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật mô bệnh học đã cho thấy các biến đổi mô học ở não và ở mắt của cá bệnh rất đặc trưng cho bệnh nhiễm virus gây hoại tử thần kinh ở cá biển đã được thông báo ở nhiều nơi trên thế giới [Yukio Maeno &CTV, 2004; Tanaka S &CTV, 2004]. Một số mẫu cá bị bệnh bơi xoắn đã được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR, cho kết quả dương tính với virus gây hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis- VNN). 3.1.7. Bệnh đỉa cá Cá bị bệnh này có da, vây, mang, hốc mũi khe miệng bị nhiễm ký sinh trùng thuộc họ đỉa (Hirunidae) với cường độ cao (81-152 con đỉa đu bám trên một con cá) làm cho cá bệnh gầy yếu, suy kiệt sức khỏe và chết rải rác do mất máu hoặc do bị nhiễm khuẩn cơ hội. Kết quả điều tra đã thể hiện tần xuất gặp khá cao của Hình 5: Cá giò bị bệnh do ký sinh trùng thuộc họ Caligidae [Từng đám Parapetalus sp ký sinh ở mang và khe mang của cá giò (1); Parapetalus sp và Caligus sp (Caligidae) gây bệnh rận ở cá biển nuôi tại Khánh Hòa (2 và 3)]. 1 2 3 Hình 6: Cá mú con bị bệnh hoại tử thần kính do virus (VNN). [Các dấu hiệu chính của cá khi bị nhiễm bệnh hoại tử thần kinh (1 và 2); Mô bệnh học não của cá mú nuôi ở Khánh Hòa bị bệnh VNN (3)] 1 3 2 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 21 bệnh đỉa trên cá biển nuôi ở khánh Hòa (30/90), trong đó cá mú nhiễm:15/65, cá chẽm: 13/30 và cá hồng: 5/20. Có 66,7% trường hợp hặp bệnh đỉa vào mùa mưa và tất cá các cỡ cá đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng này, tuy vậy tác hại gây chết cao hơn ở cá con khi cùng bị nhiễm với cường độ đỉa như nhau. 3.1.8. Bệnh đốm trắng ở thận Bệnh này gặp ở cá giò nuôi thương phẩm trong các lồng trên biển ở Vạn Ninh, Khánh hòa. Cá bị bệnh thể hiện kém ăn, chậm lớn, giải phẫu bên trong cơ thể biểu hiện thận bị sưng, xuất hiện các đốm trắng dạng hạt trong mô thận, đôi khi gặp ở gan và tụy và gây chết cá rải rác. Kết quả điều tra cho thấy tần số gặp của bệnh này trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa thấp (2/90), và chỉ gặp ở cá giò với tần xuất 2/4. Vi khuẩn Photobacterium damsela thường xuyên phân lập được từ mẫu cá bệnh. 3.1.9. Bệnh lymphocystic (bệnh u sần) Cá bị bệnh xuất hiện khối u nhỏ, có mầu trắng hay hồng trên vây, lưng, đầu cá. Đôi khi khối u vỡ gây gây loét và xuất huyết. Bệnh này chỉ gây chết rải rác nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng và giá trị thương phẩm của cá nuôi. Tần xuất gặp của bệnh lymphocystic ở cá biển nuôi tại Khánh Hòa không cao (5/90), trong đó chỉ gặp bệnh này ở cá giò: 2/4 cá chẽm: 3/30, các loài cá khác chưa gặp bệnh này. Có tới 80% trường hợp bệnh này xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh có thể xảy ra ở các cỡ cá khác nhau, nhưng vẫn gặp ở cá con cao hơn: cá con: 40%, cá lớn: 20% và tất cả các cỡ cá: 40%. Các mẫu cá bị bệnh đã được phân tích bằng kỹ thuật mô bệnh học cho thấy sự phi đại của một số tế bào ở các khối u, tương tự như đặc điểm mô bệnh học của bệnh lymphocystic trên cá biển đã được mô tả bởi Cheng S. & CTV (2006) và Lorenzen K. &CTV (1991). Hình 7. Đỉa cá thu được từ cá biển nuôi tại Khánh Hòa 1 2 Hình 8: Cá giò bị bệnh thể hiện dấu hiệu sưng với các đốm trắng trên lách (1) và trên thận (2) Hình 9. Cá giò nuôi tại Vạn Ninh, Khánh Hòa bị bệnh lymphocystic (1); Lát cắt mô bệnh học của khối u trên vây cá bệnh (2) 1 2 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 22 3.1.10 Hội chứng dị dạng ở cá biển Cá bị hội chứng này thể hiện hình dạng không bình thường, cột sống bị ưỡn cong và bụng cá bệnh hóp lại như bị đói lâu ngày. Cá bệnh sẽ chết sau đó ít ngày. Tần số gặp của bệnh này là 5/90 và chủ yếu gặp ở cá mú, giai đoạn cá con nuôi nuôi tại Khánh Hòa. Hội chứng này chưa rõ nguyên nhân. 2. Một số biện pháp phòng trị bệnh đã được các nông hộ nuôi cá biển sử dụng Bảng 2. Các biện pháp trị bệnh đã được sử dụng tại các cơ sở nuôi cá biển tại Khánh Hòa (n=90) STT Tên gọi của bệnh Biện pháp trị bệnh đã sử dụng Hiệu quả trị bệnh 1 Bệnh Vibriosis ( n=65) - Dùng kháng sinh để tắm cá bệnh (53,8%) - Dùng malachite Green để tắm (23,1%) - Không trị khi gặp bệnh (23,1%) - Có hiệu quả: 42,9% - Không hiệu quả: 57,1% 2 Bệnh sán lá da – (bệnh mè cá). (n=35) - Dùng hóa chất (formol + malachite green) để tắm cho cá (71.42%) - Dùng nước ngọt hoặc nước mưa để tắm cho cá. (42,8%) - Dùng dipterex tắm: 14,3% - Không chữa bệnh: 38,57% - Có hiệu qủa khi tắm bằng Formol nhưng bệnh tái phát nhanh (60%) -Tắm nước mưa, nước ngọt chỉ giảm bệnh (100%) - Dipterex hiệu quả tốt (100%) 3 Bệnh sán lá mang (bệnh mủ mang) (n=32) -Dùng formalin (46,5%) -Dùng Malachite green (21,7%) -Dùng hóa dipterex (31,2%) -Dùng nước ngọt (16,5%) - Không dùng (16,5%) - Bệnh chỉ giảm (66,7%) - MG không có hiệu quả (71%) - Dipterex có hiệu quả (80% - Với nước ngọt bệnh chỉ giảm (100%) 4 Bệnh do rận cá (n=30) - Dùng dipterex để tắm: 33,3% - Tắm nước mưa: 16,6% - Tắm malachite (MG): 33,3% - Không chữa trị: 16,6% -Dipterex có hiệu quả (80%) -Giảm với nước mưa (60%). 5 Bệnh đỉa cá (n=30) - Tắm Malachite (MG): 66.7% - Tắm bằng Dipterex: 33,3% -Dùng MG giảm bệnh (75%) -Dùng dipterex có tác dụng giảm bệnh (70%) 6 Bệnh mòn vây và đuôi (n=25) - Không biết cách nào để chữa trị (84,0%) - Dùng hóa chất (Iodine, KMnO4)để tắm cá bệnh và kết hợp với cho ăn kháng sinh (16, 0% ) - Có hiệu quả nếu cá nhiễm chưa nặng, nhưng hao hụt nhiều ( 50%) - Không có hiệu quả (50%) 7 Bệnh hoại tử thần kinh (n=23) - Không chữa trị (34,8%) -Tắm hóa chất và kháng sinh (65,2%) - Hoàn toàn không có hiệu quả (100%) 8 Bệnh lymphocystic (n=5) - Tắm kháng sinh (50%) - Tắm nước ngọt (50%) - Không có hiệu quả 9 Bệnh đốm trắng ở thận. (n=2) - Chưa dùng biện pháp nào để chữa trị (100%) - Không có thông tin IV. THẢO LUẬN Các kết quả điều tra và nghiên cứu đã trình bày trên đây cho ta thấy cá biển nuôi ở Khánh Hòa dù mới chỉ bắt đầu phát triển, nhưng đã gặp không ít khó khăn về bệnh. Các bệnh đã gặp ở cá biển nuôi tại Khánh Hòa cũng không khác nhiều so với các bệnh trên cá biển nuôi ở các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương đã được thông báo bởi T.S. Leong & CTV. (1992, 2006ª), bệnh ở cá mú nuôi được nghiên cứu bởi S. Chinabut & CTV.(2005), Erlinda R.C-L & CTV (2004) và Mellba G &CTV (2006), bệnh ở cá giò nuôi của Lopez & CTV (2002) và bệnh ở cá chẽm nuôi của L. Ruangpan (2007 Một số bệnh ở cá biển nuôi của Khánh Hòa có thể xảy ra quanh năm, không phân biệt rõ ràng về mùa vụ, như bệnh mòn vây và đuôi, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 23 hội chứng dị dạng. Nhưng một số bệnh khác lại có tần xuất gặp tập trung nhiều hơn vào một mùa nào đó trong năm, thể hiện tính mùa vụ của bệnh. Bệnh Vibriosis và bệnh hoại tử thần kinh thường xảy ra nhiều hơn vào mùa khô (mùa có nhiệt độ cao). Bệnh sán lá da và bệnh sán lá mang xảy ra nhiều hơn vào giao thời giữa 2 mùa mưa và khô (khi có nhiệt độ nước 25-300C) và các bệnh đốm trắng ở thận cá giò, bệnh rận cá, bệnh lymphocystic và bệnh đỉa cá lại thường xảy ra vào mùa mưa. Hầu hết các bệnh đều gây tác hại nhiều hơn ở giai đoạn cá con (<20cm), ngoại trừ bệnh đỉa và bệnh đốm trắng ở thận của cá giò. Kết quả ghi nhận ở bảng 2 cho ta thấy kháng sinh và hóa chất đã được dùng phổ biến để chữa bệnh cho cá biển nuôi ở Khánh Hòa, nhưng hiệu quả trị bệnh chưa cao. Ngoài ra, trong số các loại hóa chất đã dùng, có 2 loại nằm trong danh mục thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đó là malachite green và dipterex đã được dùng chữa cho nhiều bệnh. Do vậy dư lượng của thuốc để lại trên cơ thể của cá nuôi có thể là một vấn đề trong không đơn giản khi người nuôi tiêu thụ sản phẩm của họ trên thị trường thế giới. KẾT LUẬN 1. Đã phát hiện 9 loại bệnh và 1 hội chứng gây tác hại trên các loài cá biển nuôi ở Khánh Hòa như cá mú, cá chẽm , cá hồng và cá giò . Trong đó tần xuất gặp từ cao đến thấp theo thứ tự như sau: Bệnh Vibriosis, bệnh sán lá da, bệnh sán lá mang, bệnh rận cá. bệnh đỉa cá, bệnh mòn vây và đuôi, bệnh hoại tử thần kinh, bệnh lymphocystic, bệnh đốm trắng ở thận và hội chứng dị dạng. 2. Một số bệnh xuất hiện quanh năm, như bệnh mòn đuôi và vây, hội chứng dị dạng. Một số bệnh khác lại có tính mùa vụ: Bệnh Vibriosis và bệnh hoại tử thần kinh thường tập trung vào mùa khô (mùa có nhiệt độ cao); Bệnh sán lá da, bệnh sán lá mang thường tập trung xảy ra vào thời gian giao thời giữa mùa mưa sang mùa khô. Các bệnh rận cá, bệnh đốm trắng ở thận, bệnh lymphocystic và bệnh đỉa cá lại xảy ra nhiều hơn vào mùa mưa, mùa có nhiệt độ mát mẻ ở Khánh Hòa (22 – 280C) 3. Người nuôi cá ở Khánh Hòa đã dùng nhiều loại hóa chất và kháng sinh để trị bệnh, trong khi hiểu biết của họ về tác nhân gây bệnh và tác dụng của thuốc còn hạn chế, hiệu quả trị bệnh chưa cao. Đặc biệt họ đã dùng khá phổ biển 2 loại hóa chất đã cấm sử dụng trong NTTS ở Việt Nam là malachite green và dipterex. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Tề (1998). Bệnh của cá mú nuôi lồng ở vịnh Hạ Long. Báo cáo tại Hội nghị Nuôi Trồng Thủy sản toàn quốc tháng 9/1998. 2. Phan Thị Vân, Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hằng (2004). Bệnh ký sinh trùng trên cá song, cá giò nuôi tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và bệnh động vật thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. 3. Cheng S., Wenbin Zhan, Jing Xing, Xiuzhen Sheng 2006. Development and characterization of monoclonal antibody to the lymphocystis disease virus of Japanese flounder Paralichthys olivaceus isolated from China. Journal of virological method. N. 135, pp. 173 - 180 4. Erlinda R. Cruz-Lacierda & Gregoria E. Erazo-Pagador (2004): Parasitic diseases of cultured grouper. In diseses of cultured grouper. Edited by Kazuya N. and Erlinda R. Cruz- Lacierda. Southeast Asian Fisheries Development Center, Aquaculture Department. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang 24 5. Leong T.S., Zilongtan & William J. Enright (2006a): Important parasitic diseases in cultured marine fish in the Asia –Pacific region. In AQUA culture Asiapacific magazine. Part 1. The parasite. Vol. 2, No. 1, p.14-15. 6. Leong T.S., Zilongtan & William J. Enright (2006b): Important parasitic diseases in cultured marine fish in the Asia –Pacific region. In AQUA culture Asiapacific magazine. Part 2.control measures. Vol. 2, No. 2, p.25-27. 7. Leong T.S. (2002): Practical approaches to health management for cage cultured marine fishes. In J. Aquaculture Asia, Vol.VII, No.3. p. 42-45. 8. Leong T.S. (1994): Parasites and diseases of cultured marine finfishes in South East Asia. School of Biological Sciences, University Sains Malaysia. 11800 Minden, Pulau Pinang, Malaysia. 25p. 9. Lila Ruangpan (2007): Seabass (Lates calcarifer) culture in Thailand. 10. In http:/www.fao.org/docrep/field/003/AB707E/ AB707E10.htm.12pp. 11. Lopez, C, P.R. Rajan, J.H.Y. Lin, T.Y.Kuo & H. L.Wang (2002): Disease outbreak in sea farmed cobia (Rachycentron canadum) associated with Vibrio spp, Photobacterium damselae spp. piscicida, monogenean and myxosporean parasites. J. Fish Pathology. 22. p.206 -211. 12. Lorenzen K. & Dixon P.F. (1991) Prevalence of antibodies to lymphocyctis virus in estuarine flounder Platichthys flesus. Diseases of Aquatic Organisms 11, pp. 99 - 103. 11. Ogawa K. (2004): Monogenean diseases. In infectiuos ans parasitic diseases of fish ans shellfish. Edided by Wakabayashi. H and Moroga K. P. 353-379. 12. Supranee Chinabut, Theerawoot Lersutthichawai, Thitiporn Laoprasert & Pisarn Kerdpol (2005): Parasites of grouper (Epinephelus coioides) cultured in Thai Lan. In Thai Fisheries Gazete (Thailand). 58 (2) P.132-139. 13. Tanaka S, I Kuriyama, T Nakai and Miyazaki 2003. Susceptibility of cultured juveniles of several marine fish to the sevenband grouper nervous necrosis virus. Journal of fish diseases 26, 109-115 14. Yukio Maeno, Leobert D. De La Pena and Erlinda R. Cruz-La

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_benh_thuong_gap_o_ca_bien_3253.pdf
Tài liệu liên quan