Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ngành thủy sản - Nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ

LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG . 7

1.1. Quản trị chuỗi cung ứng và liên kết chuỗi cung ứng . 7

1.1.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng . 7

1.1.2. Liên kết chuỗi cung ứng . 8

1.2. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh của|

tổ chức . 11

1.2.1. Lý thuyết quản trị dựa vào nguồn lực (RBV: Resource – based view) . 11

1.2.2. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh . 12

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng . 15

1.3.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng . 16

1.3.2. Định hướng chiến lược của công ty và liên kết chuỗi cung ứng . 21

1.3.3. Văn hóa tổ chức và sự tác động tới mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi

cung ứng . 26

CHƯƠNG 2: 34PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG

ỨNG THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE . 34

2.1. Phương pháp luận nghiên cứu . 34

2.1.1. Triết lý nghiên cứu . 34

2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu . 35

2.1.3. Chiến lược nghiên cứu . 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 37

2.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi . 37

2.2.2. Nghiên cứu thí điểm . 42

2.2.3. Xác định mẫu và thu thập dữ liệu . 43

 

pdf168 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ngành thủy sản - Nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và nhiễm bệnh do virus, dịch bệnh xảy ra thường xuyên hằng năm chiếm khoảng 10% diện tích nuôi. Chất lượng con giống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn con giống được lưu thông trên thị trường, trong khi đó, người nuôi phải mua con giống từ tỉnh khác với số lượng rất lớn đối với các loài thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra. Theo các chuyên gia về thủy sản, công tác kiểm tra về chất lượng giống thủy sản hiện nay chỉ mới thực hiện đến mức phát hiện các mầm bệnh của một số bệnh cơ bản thường gặp và chưa thể kết luận được giống thủy sản thực sự có chất lượng hay không. Hầu hết các hộ gia đình đều tự mua giống và nhận xét chất lượng con giống theo kinh 54 nghiệm nuôi sẵn có, chỉ một số ít các hộ nuôi nhờ sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật và mua tại trung tâm giống thủy sản. Sự phụ thuộc vào giống nhập ngoài tỉnh khiến công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng giống thủy sản gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho giống không rõ nguồn gốc từ các tỉnh khác xâm nhập gây ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng (Nguyễn Xuân Minh, 2011). 3.1.1.2. Thức ăn Toàn Tỉnh có khoảng hơn 400 đại lý cấp 1 và cấp 2 kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản chủ yếu tập trung trên địa bàn các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Hoạt động mua bán ở các đại lý thức ăn và thuốc thủy sản thường phân biệt qua mức độ thân quen giữa đại lý với người mua. Đối với các khách hàng mới, người mua phải trả trước, trả gối đầu hoặc phải trả tiền mặt trong khoảng 1 tháng đầu và chỉ bán thiếu từ tháng thứ 2 trở đi. Đối với các hộ thân quen, đại lý sẵn sàng cho thiếu ngay từ đầu vụ. Tuy nhiên, giá bán cũng khác nhau tùy vào hình thức trả tiền mặt hay trả chậm. Về nguồn thức ăn nuôi thủy sản, ngoại trừ nghêu ăn mùn bã hữu cơ (chiếm 75% - 90%) và thực vật phù du có trong môi trường sống, còn lại các loài thủy sản khác (tôm sú, tôm thẻ chân trắng , cá tra) đều cần phải cung cấp thức ăn khi nuôi thâm canh. Căn cứ vào kinh nghiệm, sự giới thiệu của các hộ lân cận và thông tin quảng cáo của người bán, hộ nuôi lựa chọn loại thức ăn cần sử dụng. Chi phí thức ăn cho các loài thủy sản rất cao nhưng kết quả khảo sát của tác giả cho thấy rất ít hộ gia đình ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp chế biến thủy sản hoặc bất kỳ hình thức cam kết nào khác về vấn đề thu mua sản phẩm đầu ra nên trong trường hợp không tìm được nguồn thu mua, người nuôi có nguy cơ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. 3.1.2. Nuôi trồng Bến Tre là 1 trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.359,5 km2, được hình thành bởi 3 dãi cù lao: cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và được bao bọc bởi 4 con sông lớn, với khoảng 6.000 km chiều dài kênh rạch và 65 km bờ biển, địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi; hình thành nên 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn rất phù hợp phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản (Nguyễn Văn Hiếu, 2014). Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre phát triển khá mạnh; riêng năm 2016, diện tích nuôi thủy sản toàn Tỉnh đạt hơn 46.800 ha, sản lượng nuôi đạt 248.623 tấn, các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng , cá tra, nhuyễn thể (Tổng cục thống kê, 2016); tính đến tháng 9 năm 2017, sản lượng 55 nuôi ước đạt hơn 217.000 tấn, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2016 và đạt gần 85% kế hoạch năm (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2017). Trong những năm qua, ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản của Tỉnh Bến Tre không ngừng phát triển với diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng qua hằng năm từ 43.000 ha lên 46.800 ha từ năm 2011 đến năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng tăng khoảng 5%/năm, tuy nhiên, đến năm 2016 thì có sự suy giảm khoảng 2.877 tấn do tình trạng xâm nhập mặn. Mặc dù vậy, chất lượng thủy sản được cải thiện từng bước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp cận và thâm nhập nhiều thị trường xuất khẩu; đem lại kim ngạch đáng kể để góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh. Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng nuôi thủy sản giai đoạn 2011 - 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Diện tích nuôi trồng thủy sản 43.000 43.234 44.081 44.500 46.800 46.800 - Diện tích nuôi tôm biển Ha 31.460 31.244 32.086 32.000 35.000 35.000 - Diện tích nuôi tôm càng xanh " 2.200 1.910 2.300 2.100 2.100 2.100 - Diện tích nuôi cá " 4.400 4.499 4.500 4.600 4.400 4.450 + Cá tra " 650 719 700 715 730 760 - Diện tích nuôi nhuyễn thể " 4.740 4.695 4.695 5.000 5.000 5.000 + Nghêu " 3.645 3.645 3.645 3.950 4.000 4.000 + Sò, hàu " 1.095 1.050 1.050 1.050 1.000 1.000 - Diện tích nuôi khác " 200 886 500 800 300 250 - Thể tích lồng bè m3 29.900 35.100 54.740 56.743 153.028 52.200 2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn 195.000 227.820 237.153 245.000 251.500 248.623 - Tôm biển " 37.000 33.485 47.397 52.800 47.400 45.173 - Tôm càng xanh " 1.300 1.400 1.969 1.450 1.600 1.108 - Cá " 141.750 175.520 169.933 174.509 188.470 183.580 + Cá tra " 126.750 158.000 153.877 160.000 170.000 167.212 56 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015 2016 - Nhuyễn thể " 13.000 11.880 13.148 12.300 13.600 17.757 + Nghêu " 5.000 4.000 3.148 3.800 4.500 5.360 + Sò, hàu " 8.000 7.880 10.000 8.500 9.100 12.397 - Thủy sản khác " 1.600 5.535 4.706 3.941 430 1.005 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Hoạt động sản xuất thủy sản của Tỉnh đến nay chưa hoàn thiện theo mô hình chuỗi giá trị. Các hộ gia đình chủ yếu nuôi trồng theo phương thức truyền thống, diện tích canh tác nhỏ, sử dụng nhiều lao động, mang nặng tính kinh nghiệm bản thân. Đa phần các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản có thu nhập trung bình hoặc thấp, trình độ học vấn không cao, khả năng đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật mới còn hạn chế, phần lớn sản phẩm được thu mua từ thương lái nên lợi nhuận thu được thấp. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp thủy sản có năng lực tài chính rất hạn chế, tỷ lệ vốn vay cao, chất lượng tay nghề của người lao động chưa đồng đều, tình trạng thiếu công nhân lành nghề khá phổ biến, trình độ nhân sự kỹ thuật của một vài doanh nghiệp còn hạn chế nên không thể khắc phục được sự cố xảy ra của máy móc, thiết bị. Ngành nuôi trồng thủy sản Tỉnh Bến Tre chịu tác động mạnh từ khí hậu, điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước, nhiệt độ, Khi có sự biến động của bất kỳ nhân tố nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả sản xuất, ảnh hưởng đến sự ổn định của chuỗi cung ứng. Trong năm 2016, xâm nhập mặn, nắng nóng gây thiệt hại nặng nề từ 30% - 70% diện tích nuôi trồng thủy sản và có khả năng phá vỡ quy hoạch nuôi trồng thủy sản của Tỉnh (Lê Thủy, 2016). Ngoài ra, ngành thủy sản cũng đang phải đối diện với nguy cơ phát triển thiếu bền vững, kém cạnh tranh và chưa hiểu rõ được tầm quan trọng đặc biệt của chuỗi cung ứng trong bối cảnh thị trường toàn cầu như hiện nay (VASEP, 2015). Bên cạnh đó, việc cá tra bị áp mức thuế chống phá giá cao và Hoa Kỳ áp dụng quy định của đạo luật Nông trại (Farm Bill, có hiệu lực từ ngày 01/09/2017) càng đặt ra cho ngành hàng cá tra nhiều rào cản. Do đó, việc triển khai tốt Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2017 về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để phát triển bền vững ngành hàng cá tra; đáp ứng được nguyện vọng của các doanh nghiệp, thiết lập tiêu chuẩn chung cho sản phẩm cá tra xuất khẩu. 57 3.1.3. Chế biến và xuất khẩu Mặc dù tổng công suất chế biến của các doanh nghiệp khá lớn nhưng sản lượng thủy sản thành phẩm xuất khẩu hàng năm chỉ đạt khoảng 25.000 tấn và cơ cấu sản phẩm kém đa dạng, chỉ tập trung vào 02 mặt hàng chủ yếu là cá tra fillet và nghêu nguyên con (chiếm trên 85% cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu). Trong khi đó, sản lượng tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng ) nuôi hàng năm của Tỉnh đạt trên 35.000 tấn nguyên liệu nhưng không được chế biến tại các nhà máy của Tỉnh. Tổng giá trị sản xuất của Tỉnh Bến Tre theo giá trị thực tế toàn ngành thủy sản năm 2015 đạt 11.560 tỷ đồng (VASEP, 2015). 3.1.3.1. Sản lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu (a) Sản lượng thủy sản xuất khẩu Biểu đồ 3.1: Sản lượng thủy sản xuất khẩu từ năm 2010 - 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre Từ năm 2010 đến năm 2016, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bến Tre có tốc độ tăng giảm thất thường do tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều yếu tố biến động dẫn đến ảnh hưởng nhu cầu của thị trường không ổn định (Biểu đồ 3.1). Từ năm 2011 đến năm 2015, sản lượng thủy sản xuất khẩu tăng hơn gấp đôi, từ 16.205 tấn lên đến 36.560 tấn; tuy nhiên, đến năm 2016, sản lượng xuất khẩu giảm sâu xuống còn 28.673 tấn do hạn mặn được cảnh báo ở mức thiên tai, tình hình chính trị không ổn định ở Châu Âu và việc áp đặt thuế chống bán phá giá của Mỹ đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 58 Biểu đồ 3.2: Sản lượng chế biến, xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 - 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre Mặc dù sản lượng thủy sản xuất khẩu của Tỉnh Bến Tre ngày càng tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nuôi trồng thủy sản của Tỉnh. Sản lượng thủy sản nguyên liệu được dùng để chế biến so với sản lượng toàn Tỉnh đạt trung bình khoảng 9,94% trong 7 năm trở lại đây cho thấy một lượng lớn sản lượng được thu mua đem ra khỏi Tỉnh. Nguyên nhân là hiện nay Tỉnh chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp chế biến nên không đủ khả năng thu mua tất cả nguyên liệu, mặt khác, đầu nậu từ nước ngoài đang cạnh tranh rất quyết liệt trong việc thu mua nguyên liệu thô, sau đó, họ sẽ chế biến thành các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Sản lượng xuất khẩu đạt trung bình khoảng 70% so với sản lượng chế biến trong 7 năm trở lại đây do các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc đa dạng hóa sản phẩm và tìm kiếm thị trường trong nước nhằm bớt phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu vốn là một thị trường ngày càng có nhiều cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm từ các nước nhập khẩu nhằm bảo hộ các sản phẩm tại nước sở tại. (b) Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Từ năm 2010 đến 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bến Tre tăng trưởng không ổn định do tình hình kinh tế thế giới có nhiều yếu tố biến động dẫn đến ảnh hưởng nhu cầu của thị trường (Biểu đồ 3.3). Từ năm 2011 - 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng cao từ 42,9 triệu USD đến 69,9 triệu USD do sản lượng thủy sản tăng gấp đôi; tuy nhiên, đến năm 2016, kim ngạch 59 xuất khẩu giảm sâu xuống còn 55,2 triệu USD. Có thể thấy rằng trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu tăng cao là do sản lượng xuất khẩu tăng, giá trị gia tăng của các mặt hàng thủy sản không được chú trọng, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thủy sản dưới dạng sản phẩm thô hoặc chế biến đơn giản, vẫn còn chú trọng về số lượng hơn là chất lượng sản phẩm thủy sản. Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 - 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre Việc suy giảm kim ngạch xuất khẩu do yếu tố khách quan là sự tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng cũng phản ánh khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu của Tỉnh trong thời gian vừa qua. Như vậy, thực tế phát triển của hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản tại các doanh nghiệp Tỉnh Bến Tre chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. 3.1.3.2. Mặt hàng xuất khẩu Xét về khối lượng sản phẩm xuất khẩu, Tỉnh Bến Tre có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 5 năm qua đó là: cá fillet, nghêu, tôm và các mặt hàng khác. Dựa vào Biểu đồ 3.4, ta có thể thấy cá fillet chiếm đa số sản lượng xuất khẩu của Tỉnh với khoảng 66% tổng sản lượng xuất khẩu trung bình từ năm 2010 - 2016. Mặt khác, phần lớn sản lượng tôm được các đại lí bán lẻ mua tại ao nuôi và đem đi các Tỉnh khác để chế biến hoặc xuất thô sang thị trường nước ngoài không đòi hỏi nhiều về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm như Trung Quốc. Kế đến, nghêu chiếm 24% tỷ trọng sản lượng xuất khẩu trung bình trong thời gian qua. Do điều kiện giáp biển, khí hậu thuận lợi, thị trường ít cạnh tranh, rào cản thương mại của các nước nhập khẩu chưa cao nên nghêu phát triển ổn định trong thời gian qua. 60 Hình 3.1: Tỷ trọng sản lượng các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2010 - 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre Xét về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Tỉnh Bến Tre trong 5 năm qua đang tập trung vào 2 mặt hàng chính đó là nghêu và cá fillet; các mặt hàng khác đang suy giảm mạnh về tỷ trọng. Hình 3.2: Tỷ trọng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2010 - 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre 61 Cá fillet là mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho các doanh nghiệp, chiếm khoảng 61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Nghêu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực xếp thứ hai với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khoảng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác nhập khẩu tôm ở thị trường nước ngoài, năng lực chế biến xuất khẩu còn hạn chế nên mới chỉ tập trung vào 2 mặt hàng là cá fillet và nghêu. Nguồn tôm được nuôi và khai thác trên địa bàn Tỉnh là nguồn nguyên liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Tỉnh Bến Tre vẫn còn có cơ hội rất lớn để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nếu có thể bổ sung tôm vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và có giải pháp thích hợp để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng tiềm năng này. 3.1.3.3. Thị trường xuất khẩu Bảng 3.2: Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản năm 2016 STT Thị trường Kim ngạch Xuất khẩu (1.000USD) Tỷ trọng (%) TỔNG SỐ 55.265,817 100,00 1 Tây Ban Nha 6.906,782 12,50 2 Nhật 4.875,756 8,82 3 Bồ Đào Nha 4.769,264 8,63 4 Ả rập Xê ut 3.668,319 6,64 5 Mỹ 3.331,020 6,03 6 Thái Lan 2.680,563 4,85 7 Philippines 2.680,253 4,85 8 U.A.E 2.458,615 4,45 9 Hàn Quốc 2.093,839 3,79 10 Trung Quốc 2.091,295 3,78 11 Đức 1.724,819 3,12 12 Italy 1.575,101 2,85 13 Mexico 1.255,613 2,27 62 STT Thị trường Kim ngạch Xuất khẩu (1.000USD) Tỷ trọng (%) 14 Canada 1.174,413 2,13 15 Colombia 980,731 1,77 16 Dominica 972,400 1,76 17 Brazil 933,880 1,69 18 Jordan 836,989 1,51 19 Lebanon 835,105 1,51 20 Pakistan 777,480 1,41 21 Hong Kong 704,516 1,27 22 Ấn Độ 671,235 1,21 23 Pháp 645,481 1,17 24 Australia 558,239 1,01 25 Hy Lạp 524,395 0,95 26 Singapore 512,634 0,93 27 Malaysia 506,215 0,92 28 Qatar 461,065 0,83 29 Ai Cập 419,965 0,76 30 Morocco 417,738 0,76 31 Hà Lan 360,990 0,65 32 Costa Rica 330,495 0,60 33 Anh 303,587 0,55 34 Kuwait 269,060 0,49 35 Slovenia 256,676 0,46 36 Ba Lan 167,400 0,30 37 Bờ Biển Ngà 97,850 0,18 38 Romania 81,620 0,15 39 Congo 68,000 0,12 63 STT Thị trường Kim ngạch Xuất khẩu (1.000USD) Tỷ trọng (%) 40 Algeria 61,180 0,11 41 Kenya 50,400 0,09 42 Indonesia 47,522 0,09 43 Đan Mạch 40,500 0,07 44 Bahrain 36,450 0,07 45 Khác (4 tt) 1.050,368 1,90 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre Sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp đã được xuất khẩu qua nhiều quốc gia trên thế giới, chứng tỏ khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng các thị trường cũ và thâm nhập vào các thị trường mới nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, thị trường xuất khẩu chính vẫn là Nhật, Mỹ và EU. Mặc dù EU là thị trường xuất khẩu chủ lực nhưng không phải tất cả 27 nước trong khu vực này đều là thị trường xuất khẩu thường xuyên của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Tỉnh Bến Tre. Tây Ban Nha là thị trường xuất khẩu chủ lực chiếm 12.5% tổng sản lượng xuất khẩu năm 2016 nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai: khủng hoảng kinh tế tại EU, trong đó Tây Ban Nha là một nước nằm trong tâm ảnh hưởng nặng nề; một số nhà cung cấp cá thịt trắng “bôi xấu” hình ảnh cá tra. Tháng 1/2017, Đài truyền hình Cuatro của Tây Ban Nha phát sóng một phóng sự về chủ đề nuôi trồng, buôn bán cá tra và tội phạm qua mạng trong Chương trình ¨En el punto de mira¨, phóng sự đã đưa những hình ảnh theo mục đích và kịch bản có sẵn tại một số cơ sở nuôi cá tra, có đối chiếu so sánh với cơ sở nuôi tại Tây Ban Nha để thấy ở Tây Ban Nha có chất lượng tốt hơn (Tạ Hà, 2017). Tại thị trường châu Á, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Tỉnh Bến Tre mặc dù không cao nhưng ổn định, do các điều kiện nhập khẩu không quá khó khăn và có nền kinh tế, chính trị không có nhiều biến động như các nước ở khu vực khác trong thời gian qua. Thị trường Trung Quốc xuất khẩu theo đường chính ngạch được tăng cao, tuy nhiên, đây là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro do yếu tố chính trị. Đối với các nước Bắc Phi và Trung Đông, kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này tăng trưởng ổn định trong thời gian qua. Theo các chuyên gia thủy sản, thị trường các 64 nước Bắc Phi và Trung Đông không có quá nhiều yêu cầu về kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thủy sản nhập khẩu nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường và đối tác. Xu hướng hợp tác về thương mại giữa Việt Nam với các nước Bắc Phi và Trung Đông đang phát triển theo chiều hướng có lợi cho thương mại thủy sản, doanh nghiệp thủy sản Tỉnh Bến Tre hoàn toàn có thể đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tại khu vực này. Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Tỉnh Bến Tre còn nhiều tiềm năng để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vào các khu vực EU, Châu Á, Bắc Phi và Trung Đông. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp phân loại được sản phẩm theo chất lượng phù hợp với quy định của thị trường và yêu cầu của đối tác nhập khẩu nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc thực hiện đa dạng hóa, mở rộng thị trường; đó là: Thứ nhất, thủy sản tỉnh Bến Tre chưa có được thương hiệu tại thị trường nước ngoài là một hạn chế trong việc quảng bá hình ảnh thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu đối với các thị trường mới. Thứ hai, doanh nghiệp còn thiếu thông tin để tiếp cận thị trường xuất khẩu mới hoặc tìm kiếm đối tác nhập khẩu. Đa số khách hàng của doanh nghiệp đều do doanh nghiệp tự tìm kiếm thông qua các hình thức quảng bá, giới thiệu trên mạng Internet, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Mặt khác, năng lực điều hành quản lý của một số doanh nghiệp trong thời gian qua còn hạn chế nên doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng phương hướng, chiến lược đa dạng hóa, mở rộng thị trường. Thứ ba, tỉnh Bến Tre chưa có cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, nhất là chế biến tôm, cá tra nên không phát huy được hết tiềm năng xuất khẩu của Tỉnh. Gần như toàn bộ tôm chuyển qua Sóc Trăng, Trà Vinh để chế biến. Tỷ trọng tôm đóng góp cho xuất khẩu chưa có, trong khi lẽ ra phải chiếm từ 30% - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh bởi đây là sản phẩm chủ lực. Nếu sản phẩm này được chế biến xuất khẩu sẽ tạo ra cho Tỉnh thêm vài trăm triệu đô la/năm (Sở Công thương tỉnh Bến Tre, 2017). Sự kém đa dạng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong đa dạng hóa, tiếp cận đối tác, thị trường mới. Thứ tư, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Tỉnh Bến Tre phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngoài tỉnh và các doanh nghiệp của các quốc gia khác để giữ khách hàng, thị trường đã làm ăn lâu năm. 65 3.2. Mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre và các yếu tố ảnh hưởng 3.2.1. Mối quan hệ giữa người nuôi trồng với các nhà cung cấp đầu vào Thông qua quá trình hợp tác, kinh doanh, mối quan hệ bán - mua giữa người cung cấp thức ăn và người nuôi được thiết lập. Trong nhiều trường hợp, người bán thức ăn còn cho người nuôi mua thức ăn trả sau, vay thêm tiền để đầu tư, cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và bán thuốc, hóa chất v.v.... Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ thực sự hiệu quả khi vụ nuôi thắng lợi; còn khi vụ nuôi thất bại hoặc rớt giá thì rủi ro thuộc về người nuôi (người mua thức ăn) do hầu hết các quan hệ trên luôn tạo quyền chủ động cho người bán, không có một cam kết chính thức hay ràng buộc nào về tiêu thụ sản phẩm hay chia sẻ rủi ro khi có dịch bệnh hoặc giá thị trường biến động. Bên cạnh đó, người nuôi thường phải mua thức ăn, thuốc hóa chất với giá cao hơn so với giá thị trường đồng thời phải cam kết khi thu hoạch phải bán giá sản phẩm cho chính những chủ đại lý bán thức ăn với giá thấp hơn giá thị trường. Điều này tạo ra một tiền lệ không tốt trong kinh doanh, gây ra sự chèn ép của lực lượng trung gian đối với người nuôi về giá đầu vào (cao), giá đầu ra (thấp) (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009). 3.2.2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người nuôi trồng Hộ gia đình nuôi trồng thủy sản theo kinh nghiệm và tư duy sẵn có, không tiếp cận được nhiều thông tin về yêu cầu đối với sản phẩm đầu ra; trong khi đó, khi mua cá tra để phục vụ chế biến, doanh nghiệp chỉ mua sản phẩm của các hộ nuôi đạt yêu cầu. Sự khác biệt giữa nhận thức của hộ gia đình nuôi trồng thủy sản và yêu cầu của doanh nghiệp rất dễ xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh thị trường xuất khẩu luôn đặt ra những quy định mới theo hướng khắc khe hơn đối với thủy sản Việt Nam. Khi hộ nuôi không giải quyết được đầu ra do sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hoặc do biến động của thị trường, chi phí thức ăn để duy trì chất lượng thủy sản là gánh nặng tài chính rất lớn. Thực tế thời gian qua đã có nhiều hộ nuôi phải lâm vào tình trạng khó khăn do không tìm được đầu ra, một số hộ nuôi phải bán ao trả nợ hoặc rơi vào tình trạng phá sản, phải bỏ địa phương để trốn nợ và đi nơi khác làm thuê. 3.2.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với khách hàng Sự cạnh tranh về giá là rất căng thẳng, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về giá là bất khả thi vì sự tôn trọng cam kết vào lợi ích chung không được các doanh nghiệp quan tâm nên gây thiệt hại cho toàn ngành. Đặc biệt, thời gian 66 qua, do những bất ổn về tình hình tài chính công trong khu vực, thị trường các nước EU chịu áp lực cạnh tranh gay gắt hơn, do đó các thương nhân nhập khẩu thủy sản tại EU gây áp lực về giá, nếu doanh nghiệp không đáp ứng họ sẽ thay đổi đối tác; đây là khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Tỉnh Bến Tre. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre 3.3.1. Rủi ro trong chuỗi cung ứng 3.3.1.1. Rủi ro từ nguồn cung Theo các chuyên gia, con giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Các cơ sở sản xuất con giống tại Tỉnh không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, do đó, người nuôi phải mua con giống tại các tỉnh lân cận với chất lượng không đảm bảo. Việc chọn lựa các cơ sở bán giá con giống thấp để tiết kiệm chi phí nhưng gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình nuôi. Cơ sở sản xuất con giống chỉ đảm bảo chất lượng con giống trong 1 – 2 tuần sau khi thả vào ao nuôi; tuy nhiên, con giống chất lượng thấp dễ bị bệnh, chết đồng loạt và gây tổn thất nặng nề cho người nuôi chỉ xảy ra sau 1 - 2 tháng nuôi. Ngoài ra, việc mua con giống với giá cao làm người nuôi dễ bị lỗ do chi phí vốn từ con giống và thức ăn cao hơn giá bán ra sau thu hoạch. Do đó, việc lựa chọn con giống chất lượng, giá cả hợp lý là yếu tố gần như quyết định cho vụ nuôi thành công hay thất bại. Gần 70% thuốc kháng sinh được nhập từ Trung Quốc, trong đó, có nhiều loại thuốc đã bị cấm sử dụng tại các nước nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Khi người nuôi vô tình hoặc cố ý sử dụng các thuốc cấm trong quá trình nuôi sẽ làm sản phẩm bị nhiễm chất cấm. Doanh nghiệp thu mua chỉ có thể thử mẫu đại diện trong ao nuôi do mất thời gian và chi phí thử mẫu gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đôi lúc mẫu thử đạt yêu cầu, không nhiễm chất cấm nhưng sản phẩm còn lại bị nhiễm chất cấm. Khi doanh nghiệp chế biến sản phẩm và xuất khẩu thì bị các nước nhập khẩu từ chối do sản phẩm kiểm tra bị nhiễm chất cấm gây ra thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. 3.3.1.2. Rủi ro từ thị trường Sự đa dạng và phức tạp các tiêu chuẩn từ các nhà nhập khẩu quốc tế là những thách thức đối với ngành hàng cá tra, đặc biệt là các nhà chế biến, xuất khẩu. Các tiêu chuẩn phổ biến hiện nay như: ACC (Aquacuture Certification Council) đối với thị trường bán lẻ của Mỹ, Global GAP và ASC đối với thị trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyenngoctrung_9273_2045648.pdf
Tài liệu liên quan