Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt nam

Trong quá trình lắp ráp các linh kiện thiết bị điện và điện tử, các công ty Nhật luôn cần

và kỳvọng vào nguồn cung cấp nhân lực chất lượng ổn định và dồi dào. Tuy nhiên, dân

sốcủa Malaysia chỉcó khoảng 24 triệu người và lực lượng lao động khoảng 11 triệu.

Chính vì vậy , Malaysia phải nhờcậy vào khoảng khoảng 3 triệu nhân công nước ngoài .

Khi Malaysia hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tếnăm 1997, tình trạng thiếu lao động

lại một lần nữa là một vấn đề đối với nền kinh tếMalaysia. Các nhà sản xuất Nhật Bản tại

Malaysia đã tuyển dụng các công nhân nữnước ngoài với hợp đồng 2 năm. Có khoảng 3

triệu lao động nhưvậy được tuyển dụng, trong số đó hầu hết là lao động từIndonexia.

Đối với nguồn nhân công có tay nghềcao, các công ty rất khó tìm kiếm ví dụcác kỹsư

chuyên ngành chếbiến khuôn đúc. Các công ty Nhật thường ký hợp đồng thuê các kỹsư

tay nghềcao trong các ngành nghềnhưvậy từcác nước Ấn Độ, Bangladesh.

pdf42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy, điều này tạo ra rất ít sự chuyển giao công nghệ giữa các công ty nước ngoài và các công ty bản địa. Điều này không phải do các công ty của Nhật bản mong muốn hạn chế chuyển giao công nghệ mà là do ảnh hưởng của chính sách ưu đãi các doanh nghiệp bản địa(Bumiputra) của chính phủ Malaysia. Cái lý do lớn nhất cho sự thiếu phối kết hợp sản xuất kinh doanh với khu vực các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước là sự thiếu vắng những doanh nhân có tham vọng trong số người Mã lai bản địa, những người mà muốn tham gia hoạt động sản xuất trong những ngành dựa trên công nghệ cao. 3. Những ưu đãi dành cho các công ty Nhật Công nghiệp điệ và điện tử của Malaysia phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động của các công ty Nhật. Mặc dầu dưới thời của thủ tướng Mahathir, chính phủ đã có rất nhiều cải cách về khung chính sách, pháp luật, công nghiệp phụ trợ, nguồn nhân lực và các cải cách khác, nhưng môi trường đầu tư vẫn còn chưa đủ điều kiện thuận lợi. Các vấn đề của sự yếu kém thiếu phát triển của các doanh nghiệp trong nước của người bản xứ và tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là các vấn đề này dường như chưa được giải quyết sớm. Chúng đang trở thành vật chướng ngại cho sự phát triển trong tương lai của lĩnh vực sản xuất của Malaysia. Khung chính sách pháp luật Một mặt, luật đầu tư sửa đổi vào năm 2003 đã tháo dỡ các quy định về hạn chế sự tham gia góp vốn của các công ty nước ngoài trong các ngành công nghiệp sản xuất mà trước đây tạm thời được gỡ bỏ trong cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Cơ chế khuyến khích cũng có nhiều cải thiện hơn thông qua các ưu đãi cho các nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và tham gia vào phân phối buôn bán toàn cầu và các ưu đãi khác. Mặt khác, người ta cũng nghi ngờ về sự liên tục và nhất quán của chính sách của chính phủ khi mà nhiều quan chức chính phủ không có khả năng bắt kịp với sự thay đổi đến chóng mặt của công nghệ. Ví dụ, biểu thuế cho các linh kiện và vật tư sử dụng trong ngành điện và điện tử thường được áp đặt tùy tiện bởi các quan chức quản lý liên quan. Một số các quy trình hợp pháp như đăng ký đất đai, quan hệ với công đoàn và tố tụng thường tốn rất nhiều thời gian. Rất nhiều các vấn đề cũng được báo cáo như vấn đề về quan liêu cửa quyền của các quan chức chính phủ , nhũng nhiễu và tình trạng mập mờ không rõ ràng của các quy trình nộp đơn xét duyệt. Thiếu sự phát triển của công nghiệp phụ trợ Mặc dầu chính phủ nỗ lực phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Tổng Công Ty phát triển công nghiệp vừa và nhỏ(SMIDEC), Malaysia hiện vẫn chỉ có một số ít các công ty trong nước mà có thể cung cấp phụ tùng linh kiện cho các công ty nước ngoài cũng như xuất khẩu thông qua các nỗ lực marketing độc lập. Chương trình phát triển Vendor (Vendor Development Program ) tập trung vào phát triển ngành công nghiệp phụ trợ bằng cách hỗ trợ các công ty trong nước hợp tác với tập đoàn Matshushita và các công ty nước ngoài khác là một trong những chính sách quan trọng phục vụ cho mục đích kể trên, nhưng mục tiêu ban đầu đặt ra vẫn chưa đạt được như mong muốn. Chương trình phát triển Vendor là một chương trình được thiết lập bởi chính phủ Malaysia vào giữa thập kỷ 90 để thúc đẩy các công ty có vốn đầu tư của người Mã lai quan hệ hợp tác với các công ty của Nhật. Trong chương trình này, các công ty lớn của nước ngoài liên kết với một ngân hàng thương mại và các công ty cung cấp linh kiện phụ tùng. Các công ty nước ngoài này được yêu cầu tạo ra một hoặc hai đối tác là các công ty địa phương hàng năm. Chương trinh này tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước mà có khả năng cạnh tranh để liên kết với các công ty nước ngoài trong số các công ty chế tạo các sản phẩm nhựa plastics trong vùng Shah Alam và trong số các công ty cung cấp phụ tùng HDD và các nhà sản xuất sản phẩm liên quan trong khu vực Penang. Các nhà cung cấp trong trong nước được chọn lựa này là những công ty đang nhận các kỹ sư ,kỹ thuật viên Nhật làm việc vào khoảng thời gian cố định và là những doanh nghiệp đang thành công trong việc mở rộng hệ thống khách hàng. Các nhà cung cấp mà chỉ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các công ty nước ngoài noi chung không được chọn trong dự án này. Tương phản ngược lại với tình hình trên là các công ty có vốn của người Hoa không được sợ hỗ trợ của dự án này thì đã phát triển hệ thống khách hàng một cách mạnh mẽ và liên kết hợp tác rất gần gũi với các doanh nghiệp nước ngoài hơn nhiều. Phát triển công nghiệp phụ trợ là thật sự quan trọng, nó là một nhân tố chính trong việc thúc đẩy tính cạnh tranh và để hạn chế các công ty điện và điện tử Nhật bản chuyển nhà máy sang nước khác. Bản thân các công ty nước ngoài cũng đang nỗ lực rất lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, Tuy nhiên, đối mặt với cạnh tranh toàn cầu, các công ty này không có đủ thời gian và nguồn nhân lực để hỗ trợ trên cơ sở từng doanh nghiệp trong nước một. Mặc dù chính phủ Malaysia, chính phủ Nhật và các công ty Nhật đã có hàng loạt những nỗ lực chung để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm cả chương trình phát triển Vendor như đã đề cập ở trên, họ cũng không thành công một phần do ảnh hưởng của chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nội địa ( Bumaputra ) Vào cuối năm 2003, phòng thương mại và công nghiệp Nhật tại Malaysia (JACTIM) đã có một bản đề xuất mới gửi tới thủ tướng Mahathir đề cập đến tầm quan trọng của sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.Vào tháng 07 năm 2003, phòng thương mại đã tổ chức buổi hội nghị chung với sự tham gia của MIDA, SUMIDEC và các quan chức chính phủ cũng như các doanh nghiệp lớn của Nhật . Hội nghị cũng đưa ra kết luận tới chính phủ Malaysia rằng phát triển công nghiệp phụ trợ là hết sức quan trọng đối với Malaysia nếu muốn tồn tại trong môi trường biến động và cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc và sự thực thi AFTA, và cũng để duy trì sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp sản xuất của Malaysia.Hội nghị này cũng đề xuất một chương trình với mục đích thúc đẩy hơn nữa sự lớn mạnh của công nghiệp phụ trợ, như là tăng cương trình độ chuyên môn cho công nhân trong tạo khuôn, chế tạo nhựa, dập.. bằng sự hỗ trợ từ hệ thống bảo trợ của SUMIDEC. Bảo đảm nguồn nhân lực Trong quá trình lắp ráp các linh kiện thiết bị điện và điện tử , các công ty Nhật luôn cần và kỳ vọng vào nguồn cung cấp nhân lực chất lượng ổn định và dồi dào. Tuy nhiên, dân số của Malaysia chỉ có khoảng 24 triệu người và lực lượng lao động khoảng 11 triệu. Chính vì vậy , Malaysia phải nhờ cậy vào khoảng khoảng 3 triệu nhân công nước ngoài . Khi Malaysia hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, tình trạng thiếu lao động lại một lần nữa là một vấn đề đối với nền kinh tế Malaysia. Các nhà sản xuất Nhật Bản tại Malaysia đã tuyển dụng các công nhân nữ nước ngoài với hợp đồng 2 năm. Có khoảng 3 triệu lao động như vậy được tuyển dụng, trong số đó hầu hết là lao động từ Indonexia. Đối với nguồn nhân công có tay nghề cao, các công ty rất khó tìm kiếm ví dụ các kỹ sư chuyên ngành chế biến khuôn đúc. Các công ty Nhật thường ký hợp đồng thuê các kỹ sư tay nghề cao trong các ngành nghề như vậy từ các nước Ấn Độ, Bangladesh. Như là một phần của Chương trình Hành lang siêu xa lộ thông tin, trường đại học Truyền thông đa phương tiện ( Multi Media) được thành lập với mục đích đào tạo công nghệ thông tin và đa phương tiện cho các sinh viên , kể cả các sinh viên không gốc Mã lai.Nhiều doanh nghiệp hy vọng đại học này sẽ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ thông tin. Trường đại học này không những đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin,. mà còn đào tạo các kỹ sư kỹ thuật tay nghề cao cho ngành điện và điện tử. Đại học truyền thông đa phương tiện có hai khu học xá tại hai nơi khác nhau là Cyberjaya và Meraka. Trường cũng dự định mở chi nhánh tại Thái Lan trong một tương lai không xa. Với mục tiêu như vậy, trường đại học này sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động của các doanh nghiệp bằng cách cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện tại, trường đại học truyền thông đa phương tiện tuyển sinh khoảng hơn 7000 sinh viên cho mỗi khu học xá. Bởi vì quy chế tuyển sinh của trường đại học này không phải tuân theo chính sách ưu tiên người Mã Lai( Bumiputra ), nên chất lượng sinh viên ra trường tương đối cao. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm cho các công ty phương Tây như Motorola, Intel và rất ít làm việc cho các công ty Nhật. Tại cuộc gặp thượng đỉnh giưa Malaysia và Nhật, hai nước đã đồng ý thành lập Đại học kỹ thuật quốc tế Nhật Malaysia. Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân Hàng đầu tư hải ngoại ( JBIC) đang chuẩn bị cho giai đoạn nghiên cứu tiền dự án cho dự án này. Mặc dầu chưa có kế hoạch chính thức nào được soạn thảo cho việc chọn vị trí khu học xá và nguồn tài trợ,nhưng hai nước hy vọng trường đại học này sẽ được chính thức khai trương vào tháng 06 năm 2004.Những công việc cần thiết cho việc hoàn thành dự án này sẽ được triển khai trong vòng 3 năm liên tục. Các công ty Nhật thì mong muón trường đại học này sẽ có khung chương trình học mà truyền tải, khắc sâu tinh thần monozukuri ( các sản phẩm chế tạo) cho sinh viên, đây chính là nguồn cạnh tranh cho các công ty này. Dự án này cũng kêu gọi thành lập một consortium bao gồm 17 các trường đại học Nhật để hỗ trợ cho trường đại học mới này. Dự án này cũng mong muốn các giáo sư, giảng viên của các trường đại học Nhật sẽ giảng dậy bằng tiếng Nhật. Một số người lo ngại rằng, việc giảng dậy bằng tiếng Nhật sẽ là một trở ngại cho việc tuyển sinh được các sinh viên giỏi ở trong nước và quốc tế. Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và nguồn nhân lực cho ngành điện và điện tử Với một lượng lớn các linh kiện nhập từ các nước khác trong khu vực ASEAN ( các linh kiện nhập k hẩu chiếm hơn 90%) và sự thiếu hụt nguồn nhân lực tay nghề kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ Analog ở Nhật khi chuyển nền kinh tế chuyển nhanh sang công nghệ số. Các nhà lắp ráp Nhật tại Malaisia,bao gồm Matshushita và Sony đã thúc đẩy năng lực tự thiết kế của các kỹ sư Malaysia cho các thiết bị sử dụng công nghệ Analog như Tivi sử dụng đèn Catod để cạnh tranh với Trung Quốc. Các công ty lớn đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu triển khai với hàng trăm nhân viên địa phương đã làm cho Malaysia trở thành trung tâm toàn cầu cho việc phát triển công nghệ Analog. Họ cũng không ngần ngại cử các chuyên gia Nhật sang Malaysia sang công tác trong thời gian ngắn để tăng hiệu quả nghiên cứu và phát triển cho các trung tâm này. Hình 8. Trung tâm nghiên cứu và triển khai của công ty Matsushita Electric Industry (PAVCKM) Nguồn: Matsushita Electric Industry. Hai tổ chức này được kiểm soất trực tiếp bởi PAVC’s Picture Display Device Business Group, chi nhánh chính của Nhật Panasonic AVC Networks KL Malaysia Sdn. Bhd. (PAVCKM) (1,627 người) Quản lý (63 người) Quản lý chất lượng (116 người) Asia IPO (16 người) Đấu thầu, mua sắm (107 người) Asia R&D (94 người) Chế tạo (1231 persons) Hình 9. Nhóm nghiên cứu toàn cầu cho phát triển Tivi Trường hợp của công ty Matsushita Electric Industry Nguồn: Matsushita Electric Industry. III. Indonesia 1. Chính sách công nghiệp. Trong những ngày đầu của chính quyền Suharto và đặc biệt là vào nửa đầu những năm 1970, luồng vốn nước ngoài tăng lên dưới dạng liên doanh và hợp tác công nghệ để nắm bắt thị trường trong nước dưới chính sách thay thế nhập khẩu của Indonexia. Vào khoảng giữa cuối những năm 1980, chính phủ bắt đầu chuyển hướng chính sách công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu để theo kịp với sự tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ có được nhờ vào luồng vốn lớn FDI đang đổ vào mà trước kia chủ yếu tập trung tại các nước ASEAN đi trước khác. Inđônesia đã thực hiện một loạt các phương pháp để khuyến khích xuất Nhật Digital và màn hình phẳng Asia Malaysia  Digital/flat tivi màn hình phẳng Châu Âu (Anh) Analog→Digital/màn hình phăng Mỹ (San Diego) Analog→Digital/màn hình phẳng Hỗ trợ Hỗ trợ Chi nhánh Vai trò của bộ phận mua bán Toàn cầu ( trung tâm mua bán cho nguyên vật liệu linh kiện, 10 tỷ yên Mua từ 194 nhà cung cấp (Malaysia 97, Singapore 73,nước khác 24) Cung cấp vật liệu và linh kiện phụ tùng cho 17 nhà máy trên thế giới Bộ phận mua bám Vai trò của trung tâm nghiên cứu phát triển châu Á Thiết kế Tivi analog Hỗ trợ các công ty mẹ ở khu vực châu Á ( tận dụng sự hòa hợp dân tộc của Malaysia) khẩu bao gồm việc tạo ra các khu chế xuất và việc loại bỏ các rào cản quy định về nguồn vốn nước ngoài như cho phép sự hoạt động của các công ty sở hữu 100% vốn nước ngoài. Điều này dẫn đến sự tăng lên đột ngột của các công ty nước ngoài theo hướng xuất khẩu, đặc biệt là các công ty sản xuất linh kiện , phụ tùng và lắp ráp của nước ngoài và của Nhật. Tuy nhiên, việc đầu tư vào ngành điện tử và điện của Nhật bản vào Inđônexia có biến động đột ngột do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1977; các cuộc bạo động vào năm 1998 và sự lớn mạnh của Trung Quốc vào những năm 1990. Mặc dù các công ty của Nhật Bản ban đầu đã coi Inđônêxia là điểm đầu tư quan trọng trong mối liên hệ với mạng lưới sản xuất trong khu vực mà được tập trung ở Malaysia và các nơi khác, tuy nhiên họ bắt đầu xem xét lại chiến lược này do nguyên nhân suy thoái của môi trường đầu tư ở Inđônêxia. Các trở ngại đầu tư bao gồm sự bất ổn về chính trị, thiếu các ngành công nghiệp bổ trợ, sự thiếu vắng các ưu đãi thuế quan và các ưu đãi khác cũng như sự không minh bạch của hệ thống thuế và các thủ tục hải quan. Hiện tại, Inđônêsia vẫn có sự cạnh tranh về xuất khẩu so với các nước khác trong khu vực nhờ vào các yếu tố tỷ giá hối đoái, lao động và các chi phí cố định khác, cũng như là một thị trường tiềm năng rộng lớn. Vấn đề mấu chốt để thu hút lại đầu tư nước ngoài là tăng cường môi trường đầu tư thuận lợi. Trong khi việc đầu tư của Nhật bản rất chậm chạp, thì đầu tư của Korea lại đang khởi sắc. Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc bao gồm tập đoàn LG, đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế và nay đang xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn (AV) ở Inđônêsia. Sự di chuyển này cũng đang thu hút các công ty sản xuất vừa và nhỏ của Korea vào Inđônêsia. Sự phát triển của đảo Batam bởi các công ty Singapore. Từ những năm của thập kỷ 90, một số lượng lớn các doanh nghiệp điện và điện tử Nhật Bản và các đối tác sản xuất linh kiện phụ tùng của các công ty Nhật đã bắt đầu hoạt động ở đảo Batam, một khu vực nằm trong lãnh thổ của Inđônêxia và nằm cách xa bờ biển khoảng tầm 20km về phía tây nam của Singapore. Nhiều nhà sản xuất của Nhật Bản đã tiến hành sản xuất ở công viên công nghiệp Batamind (BIP) bắt đầu hoạt động vào năm 1991 như là một bộ phận của hiệp định liên kết kinh tế giữa Inđônêxia và Singapore để phát triển tỉnh Riau. Khi các nhà lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh của Nhật Bản xây dựng các nhà máy sản xuất ở khu vực ASEAN từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, nhiều nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng mà có mối liên hệ kinh doanh với chúng ở Nhật bản bắt đầu đến đảo Batam để cung cấp các phụ tùng cho các nhà máy lắp ráp ở ASEAN. Cũng có nhiều trường hợp trong đó các nhà máy hoạt động ở Singapore đã chuyển đến đảo Batam để tận dụng các lợi thế về nguồn lao động rẻ và dồi dài, bởi vì tiền lương tăng cao cùng với sự thiếu hụt lao động ở Singapore đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất ở đó. Một số trường hợp khác thì tất cả hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu đều phải thông qua Singapore Bên cạnh chi phí lao động thấp, lợi ích của việc sản xuất ở đảo Batam bao gồm có thực tế rằng khả năng của của nhân công lao động ở đây phù hợp với loại hình lao động sản xuất giản đơn. Hơn nữa, khi Singapore là trung tâm phân phối hàng hoá trong khu vực ASEAN và tự hào là khu vực mua bán quốc tế (IPO) của một số lượng lớn các doanh nghiệp thì các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng trong khu vực đảo Batam xuất nhập khẩu thông qua Singapore có khả năng đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi với các yêu cầu của các nhà lắp ráp khi họ xây dựng các nhà máy sản xuất trong khu vực 2. Khái quát vể sự phát triển ngành công nghiệp điện và điện tử Nhiều công ty Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực điện và điện tử đã đầu tư vào Inđônêsia để tận dụng các lợi thế về lực lượng chi phí lao động thấp cũng như sự thu hút của tiềm năng thị trường to lớn của Inđônêxia. Họ đã có những đóng góp đáng kể vào sự mở rộng của ngành điện và điện tử của đất nước. Các công ty Nhật bản, cùng với các công ty của các quốc gia khác hình thành các cụm công nghiệp nằm trên đảo Batam, và vùng ngoại ô của Jakarta. Mục tiêu là để đạt được sự phân chia lao động trong sản xuất giữa Inđônêxia và Singapore hoặc Malaysia, chúng đã trở thành các trung tâm cung ứng không chỉ cho các nước trong khu vực ASEAN mà cho các nước Châu Âu bao gồm các quốc gia Xô viết cũ. Từ năm 2000, việc đầu tư sản xuất của Nhật Bản vào Inđônêxia đã giảm xuống. Sự đầu tư trong khu vực điện và điện tử không ngoại trừ theo xu hướng đó. Sự giảm sút này có thể do các điều kiện trong nước của Inđônêsia như sự bất ổn về chính trị trước khi chính phủ Megawati lên nắm quyền lực vào năm 2001, triển vọng phát triển của nền kinh tế thì mờ nhạt và chi phí lao động tăng. Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng chính là các công ty Nhật, là động cơ của sự phát triển của ngành công nghiệp điện và điện tử từ trước tới nay trong khu vực ASEAN, đã buộc phải giảm các chi phí do sự cạnh tranh trong thị trường nội địa và thị trường quốc tế, mức cầu giảm sút và sự suy thoái lâu dài ở Nhật bản Hình 10. Xu hướng sản xuất của các ngành điện và điện tử ở Inđônêxia Nguồn: Niên giám thống kế về điện tử ( Viện nghiên cứu điện tử Read) ;và các số của tạp chí thống kê tài chính Hình 11. Thị phần của Inđônêxia trong sản xuất điện và điện tử ở ASEAN 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tỷ US 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0  Indonesia Các nước ASEAN Tỷ lệ 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 199 199 199 199 199 200 200 200 200 Tỷ đô-la 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ đô-la Linh phụ kiện Dụng cụ Viễn thông Máy tính Thiết bị nghe nhìn Đầu tư của Nhật Bản vào Inđônêxia Nguồn: Hình 10. 3. Các ưu đãi dành cho các công ty Nhật bản. Do cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, nên đã có một sự suy thoái trong môi trường đầu tư ở Inđônêxia do sự lộn xộn về chính trị, việc kém phát triển của cơ sở hạ tầng, việc thực hiện luật lao động mới và sự tăng tiền lương. Nhiều công ty Nhật bản hy vọng có một sự cải tiến trong các khu vực này, đặc biệt là các vấn đề các tổ chức công đoàn, hệ thống thuế không rõ ràng và mức độ thấp kém trong giáo dục. Mặc dù hãng Sony đã rút khỏi Inđônêxia , nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bao gồm công ty như Sanyo, Công ty Victor của Nhật, tập đoàn Toshiba và công ty điện tử Matsushita cũng đã cố gắng để tiếp tục hoạt động trong một môi trường đầu tư xuống cấp. Ngoài việc không rút lui khỏi thị trường, họ thậm chí chuyển việc sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và các sản phẩm kỹ thuật số mới khác đến Inđônêxia. Cơ chế luật pháp và chính sách Chính phủ Inđônêxia vẫn chưa có một sự giải thích rõ ràng về vị trí của ngành công nghiệp điện và điện tử trong sự phát triển của tổng thể các ngành công nghiệp. Hiện tại, Inđônêxia vẫn chưa có các quy hoạch tổng thể cho ngành công nghiệp này. Để đối phó với quá trình thực thi theo hiệp định AFTA, cần phải có một quy hoạch tổng thể trong đó đề cập rõ ràng về vai trò của các công ty nước ngoài, sự phân chia lao động ở các nước ASEAN và định hướng cho sự phát triển của ngành trong tương lai. Người ta hy vọng rằng chính phủ đang chuẩn bị quy hoạc tổng thể cho ngành công nghiệp điện và điện tử, một phần từ nguồn viện trợ không hoàn lại ODA nếu cần thiết. Trong trường hợp này, Inđônêsia cần tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật từ chính phủ Nhật Bản trong việchoàn thiện chính sách đầuu tư nước ngoài với các hệ thống và thể chế có liên quan, phát triển nguồn nhân lực và chính sách thúc đẩy trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự lạc hậu trong việc quản lý hệ thống thuế ở Inđônêxia đã gây tác động rất tiêu cực lên sản xuất của các công ty nước ngoài. Một số các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết nhanh đã được đưa ra bao gồm hệ thống thuế doanh nghiệp phân biệt đối xử giữac các công ty trong nước và công ty nước ngoài và các vấn đề liên quan đến hoàn trả thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Các vấn đề nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách thuế chứ không phải bản thân hệ thống thuế. Để sửa chữa các vấn đề này, cần phải có các cuộc cải cách bao gồm một cuộc cải cách của các tổ chức có liên quan và các cơ quan chức năng của chúng. Giấy phép làm việc cho người nước ngoài là một vấn đề lớn nữa đối với các công ty Nhật Bản. Thường mất khoảng 3 tuần kể từ ngày nộp visa làm việc cho đến khi nhận được visa làm việc, khoảng thời gian này là qúa lâu. Có rất nhiều người xin visa làm việc nhập cảnh vào Inđônêxia để chuyển giao công nghệ, lắp đặt sản phẩm mới hoặc để ủng hộ việc khởi sự của sản xuất. Tuy nhiên, chính phủ Inđônêxia đã không hiểu được tình thế hiện tại của sự cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là chu kỳ sản phẩm rút ngắn trong ngành điện và điện tử trong những năm gần đây. Các công ty nước ngoài đã phải đợi gần tháng trời để chuyển giao công nghệ do thủ tục chậm chạp của khâu xin visa làm việc. Điều này dẫn đến việc đánh mất các cơ hội đầu tư. Trong khi đó, buôn lậu là một vấn đề tồn tại rất lâu ở Inđônêxia. Bởi vì Inđônêxia là một quốc đảo, với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ , do vậy rất dễ dàng vận chuyển hàng hoá từ khắp mọi nơi. Hơn nữa, như đã thành lệ là các nhân viên hải quan cũng thường quan hệ với bọn buôn lậu. Khi các loại thuế (bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập và thuế hàng hoá đặc biệt) không đánh trên hàng hoá buôn lậu, giá cả của chúng thấp hơn giá các hàng hoá khác được bán và sản xuất hợp pháp. Như vậy sự gia tăng của hàng hoá buôn lậu có thể dẫn đến làm cho hàng hoá sản xuất trong nước bị đẩy ra khỏi thị trường Cơ sở hạ tầng và môi trường lao động. Từ năm 2000, môi trường đầu tư ở Inđônêxia đã giảm sút do các vấn đề về lao động, chi phí gia tăng, an toàn và trật tự công công và sự gia tăng nạn buôn lậu. Các liên đoàn lao động đã được hợp thức hoá sau sự sụp đổ của chính phủ Suharto, các liên đoàn lao động ở cấp quốc gia nay được tổ chức thành các liên đoàn lao động ở cấp công ty để tổ chức hoạt động công đoàn mạnh mẽ hơn. Các liên đoàn lao động thường phát động phong trào phản kháng để kiểm tra lại sự chống lại sự sa thải công nhân . Các cuộc phải kháng cũng xuất phát từ nhu cầu đòi tăng lương. Khi công nhân ngày nay có thể tự do đưa ra ý kiến của mình, thì họ càng làm cho vấn đề từ đơn giản trở nên rất phức tạp. Chi phí kinh doanh ở Inđônêxia đã tăng từ năm 2000 do sự gia tăng của tiền lương tối thiểu và các chi phí ràng buộc khác. Mặc dù tiền lương tối thiểu bắt buộc đã được giữ ở mức thấp trong suốt và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, hệ thống đã thay đổi trong năm 2000 từ hệ thống trong đó chính phủ đặt mức tiền lương tối thiểu cho từng tỉnh đến hệ thống trong đó các chính quyền ở các tỉnh có quyền đặt ra mức tiền lương tối thiểu miễn là chúng ở trên mức tiến lương tối thiểu được chính phủ đưa ra. Kết quả là, sự tăng lên trong tiền lương tối thiểu gần 40% trong năm 2002 mặc dù chúng được khống chế tăng dưới 7% vào năm 2003. Ngoài ra, sử dụng chính sách tài khoá thắt chặt do phải thanh toán nợ, chính phủ đã cắt giảm trợ cấp cho ngành dầu khí và tăng giá điện cùng mức với giá của dầu thô. Sự thiếu hụt của các ngành công nghiệp bổ trợ Inđônêxia phụ thuộc nặng nề vào các linh kiện phụ tùng nhập khẩu và các nguyên vật liêụ lắp ráp cho ngành công nghiệp điện và điện tử. Nó cũng không có khả năng cung cấp các khuôn đúc kim loại. Tuy nhiên, gần đầy, một số bộ phận và nguyên vật liệu bằng nhựa ép đã trở nên sẵn có do sự gia nhập của các công ty của Hàn Quốc. Gần đây đã có một công ty ( được tài trợ bởi các công ty của Hàn Quốc và và Singapore) đã bắt đầu sản xuất khuôn đúc kim loại cho việc sản xuất TV 14 inch. Tuy nhiên, nhìn chung, ngành công nghiệp điện và điện tử ở Inđônêxia vần yêu cầu nhiều thời gian và vốn đầu tư trước khi nó có thể sản xuất được khuôn đúc kim loại trong nội địa một cách ổn định với nhiều chủng loại đa dạng. Phát triển nguồn nhân lực. Trong hoạt động của một công ty sản xuất điện và điện tử ở Inđônêxia, trình độ văn hóa tay nghề thấp của đội ngũ nhân công là một vấn đề lớn. Hệ thống giáo dục từ cấp thấp đến cấp cao không phát triển. Chỉ có giới thượng lưu mới có thể xâm nhập đựoc vào hệ thống giáo dục, đặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt nam.pdf
Tài liệu liên quan