Các vấn đề về vệ sinh lao động trong sản xuất

Trong số 240 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng có 64 cơ sở sản xuất có phát sinh bụi trong lao động với tổng số lao động tiếp xúc với bụi có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ước tính khoảng 42.500 người (chiếm 23,61% số lao động). Nguồn phát sinh bụi chủ yếu trong ngành như sau:

*Lĩnh vực xây lắp: Đặc điểm công việc này chủ yếu là khoan đá, nổ mìn, đào và vận chuyển đất đá trong các đường hầm, các công trình ngầm: công trình xây dựng thuỷ điện, giao thông, công trình công nghiệp Người lao động làm việc trong các công trình ngầm thường xuyên phải tiếp xúc với bụi đất đá và có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic cao. Thêm vào đó, do địa điểm làm việc thường ở vùng núi nên rất khó khăn trong công tác khám phát hiện bệnh bụi phổi silic.

Ngoài ra, người lao động làm những công việc tháo dỡ các công trình, trộn hỗn hợp xi măng và cát để tạo vữa, phun cát đánh gỉ cấu kiện thép. cũng phải tiếp xúc với các nguồn phát sinh có nồng độ bụi silic cao.

 

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề về vệ sinh lao động trong sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
them nhiều loại chi phí phát sinh ,nên hầu hết hiện nay nó chỉ mang tính khẩu hiệu,nhà sản xuất trang bị các điều kiện này theo kiểu tượng trưng cho có để đánh lừa các cơ quan chức năng là chính.Sau đây là một vài biện pháp chống nóng cho người lao động,phòng ngừa tai nạn xảy ra: 3.4.KIẾN NGHỊ: 1.Với cơ quan quản lý người lao động Giáo dục ý thức người lao động, giúp họ nhận thưc về quyền lợi được lao động và lao động trong môi trường tốt nhất, các quy định về an toàn lao động. Đóng bảo hiểm cho người lao động. Có các hinh thức đền bù thiệt hại cho người bị tai nạn lao động. Từ chối nhận lao động không đủ diều kiện sức khỏe. 2.Với người lao động Tuân thủ các quy dịnh về an toàn lao động. Xây dựng khối đoàn kết, liên minh giữa những người lao động, bời vì có liên minh, có thống nhất quan điểm thì họ mới quyết định được điều kiện lao động của mình, mới có thể tạo áp lực để nhà tuyển dụng cải thiện môi trường làm việc. tuyệt đối từ chối, môi trường làm việc nhiều nguy cơ mất an toàn lao động. 3. Với các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước. - Có các quy định, chế tài xử phạt với cơ quan sử dụng người lao động làm trái quy định pháp luật. Nếu trước đây cha ông ta đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm ,cải thiện điều kiện làm việc ,người lao động ngày nay càng cần học hỏi và đấu tranh mạnh mẽ để cải thiện môi trường làm việc của mình,vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe ,tính mạng của bản thân họ.Không thể vì miếng cơm manh áo mà bán rẻ sức khỏe,chấp nhận mạo hiểm với tính mạng mình. Tôi kiến nghị Dảng và chính phủ cần tăng cường tuyên truyền ,làm sao cho người lao động thấy được quyền lợi của mình,đấu tranh để được làm việc trong môi trường không nguy cơ .Người lao động phải tự đứng lên ,phải được pháp luạt và các tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mình.Thêm nữa ,các cơ quan thanh tra cần tăng cường thường xuyên kiểm tra điều kiện làm việc củ người lao động.Cần có các văn bản pháp luật qui định rõ rang mức cho phép của các yếu tố khi hậu và vi khí hạu trong nơi làm việc của công nhân.Cần có chính sách giảm thời gian ,làm việc thay ca luân phiên khi làm việc trong môi trường khắc nghiệt .Tăng cường các cơ sở chuyên khám sức khỏe cho công nhân một cách thường xuyên,qui định bắt buộc phải khám sức khỏe 1 tháng/1 lần.Có chế độ nghỉ dưởng cho công nhân sau các giai đoạn làm việc. IV/ VẤN ĐỀ THỨ BA: BỤI TRONG SẢN XUẤT. 4.1.Tổng quan Bao gồm bụi khoáng sản (bụi đá, bụi xi măng, bụi than, cát, mạt sắt…); bụi động vật và (lông động vật, bột xương động vật…) và bụi thực vật (mạt cưa, mạt gỗ, bông…). Hiện nay còn nhiều cơ sở sản xuất thủ công, dây truyền sản xuất còn hạn chế, hệ thống thu hút bụi chưa hiệu quả, triệt để nên bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu ở các ngành khai thác đá, than, cát, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc, dệt… Bụi gây nên các bệnh về hô hấp như bụi phổi, ung thư; mắt; tiêu hoá… Biện pháp hạn chế bụi trong sản xuất là trang bị hệ thống máy hút bụi, bơm phun ẩm hạn chế bụi, bảo hộ lao động hạn chế bụi vào cơ thể… Chất ô nhiễm chủ yếu trong công nghiệp sản xuất xi măng là bụi. Bụi thoát ra môi trường xung quanh từ các công đoạn: vận chuyển và chứa kho các loại vật liệu đá vôi, đất sét, phụ gia; sấy và nung: toả ra bụi và khí SO2 có nguồn gốc từ nhiên liệu; nghiền và trữ clinke: toả bụi. Bên cạnh đó, để có thể cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, các mỏ đá vôi, các mỏ kaolin và sét phải hoạt động không ngừng. Tại các mỏ đá ở đây, các biện pháp khử bụi cũng chưa triệt để. Bởi vậy, bụi trực tiếp đi vào không khí tại các khu sản xuất. Mặt khác, hoạt động giao thông vận tải cũng là một nguồn ô nhiễm không khí đáng kể. Hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng của huyện còn thấp kém, chủ yếu là đường đất, đường đá, chỉ có đôi đoạn đường đã được rải bê tông, đã vậy, các xe cộ lại hết sức đa dạng và đủ loại, từ xe tải, xe ben đến xe công nông tự tạo đã và đang phá huỷ đường hàng ngày. Bụi cuốn lên từ mặt đường ở đây có thể có nguồn gốc từ đất đá làm đường, cũng có thể là bụi xi măng đã rơi xuống đường (do mưa hay độ ẩm) lại quay trở lại không khí khi các phương tiện giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm rất thấp, nhưng do cường độ giao thông ở khu vực huyện khá lớn nên khi lượng bụi dưới đường di động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người tham gia giao thông và quá trình sinh hoạt của khu dân cư 2 bên đường. Mặt khác, trong các loại hình phương tiện giao thông vận tải thì đường bộ cũng phát bụi và thải các chất độc hại. Vì vậy, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động của ngành giao thông vận tải cần tập trung vào cải tạo đường sá và loại hình phương tiện giao thông đường bộ như ôtô tải, xe công nông, xe máy... Do đó cần xây dựng quy hoạch phát triển giao thông một cách hợp lý, kết hợp đồng bộ với việc quy hoạch khu dân cư; xây dựng dải cây xanh ngăn cách 2 luồng đường, tạo khu đệm nhằm giảm lượng bụi và các chất khí độc hại; ban hành các quy định, chính sách trong lĩnh vực giao thông nhằm có cơ sở để loại bỏ các loại xe quá cũ, tiêu thụ nhiều nhiên liệu, thải ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cần phải không ngừng nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện về vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 4.2. Các tai nạn có liên quan: Trong số 240 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng có 64 cơ sở sản xuất có phát sinh bụi trong lao động với tổng số lao động tiếp xúc với bụi có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ước tính khoảng 42.500 người (chiếm 23,61% số lao động). Nguồn phát sinh bụi chủ yếu trong ngành như sau: *Lĩnh vực xây lắp: Đặc điểm công việc này chủ yếu là khoan đá, nổ mìn, đào và vận chuyển đất đá trong các đường hầm, các công trình ngầm: công trình xây dựng thuỷ điện, giao thông, công trình công nghiệp… Người lao động làm việc trong các công trình ngầm thường xuyên phải tiếp xúc với bụi đất đá và có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic cao. Thêm vào đó, do địa điểm làm việc thường ở vùng núi nên rất khó khăn trong công tác khám phát hiện bệnh bụi phổi silic. Ngoài ra, người lao động làm những công việc tháo dỡ các công trình, trộn hỗn hợp xi măng và cát để tạo vữa, phun cát đánh gỉ cấu kiện thép... cũng phải tiếp xúc với các nguồn phát sinh có nồng độ bụi silic cao. *Lĩnh vực sản xuất vật liệu: - Sản xuất xi măng: bụi phát sinh trong quá trình nghiền đá, sét và các phụ gia (thạch cao, xỉ...); quá trình nghiền clinker và đóng bao xi măng. - Sản xuất bê tông: Bụi cát đá và xi măng phát sinh trong quá trình vận chuyển và sàng lọc vật liệu và trộn bê tông. - Sản xuất vật liệu chịu lửa: Bụi có hàm lượng SiO2 phát sinh trong các khâu gia công nguyên liệu, tạo hình, sản xuất các sản phẩm chịu lửa. - Sản xuất gốm sứ và kính xây dựng: Nguyên liệu trong sản xuất gốm sứ là các Silicat có chứa SiO2 nên trong các công đoạn của quá trình sản xuất, đặc biệt tại khu vực gia công nguyên liệu, đều phát sinh ra bụi. Khẩu trang không che hết được bụi đá *Cơ khí xây dựng: Công việc đúc, hàn, sơn, đánh gỉ bằng phương pháp phun cát đều phát sinh bụi có chứa SiO2. Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cũng đến với những người lao động làm các công việc phụ trợ như: thợ điện, thợ sửa chữa, công nhân lắp máy... Công nhân điều khiển máy khoan đá... mịt mù trong bụi đá lại không mang khẩu trang (ảnh chụp trên công trình thủy điện A Vương, Quảng Nam) - Ảnh: N.C.T Công nhân bốc xếp xi măng là bộ phận dễ nhiễm bệnh - theo khuyến cáo của các bác sĩ - Sẽ có một làng bệnh phổi xung quanh nhà máy sản xuất xi măng Hà Tiên II và một số chứng bệnh viêm nhiễm khác - Bụi trong quá trình sản xuất xi măng của nhà máy gây ra,do hệ thống thu bui hoạt động không tương xứng với số bụi thải ra và xử lý chua triệt để, do công nghệ sản xuất củ kỹ không còn phù hợp. Bụi thoát ra trong các công đoạn như vận chuyển và chứa kho vật liệu đá vôi, đất sét, nghiền và trữ clinke, ở đây bụi đi vào trực tiếp không khí - Một mặt phải có các biện pháp giảm thiểu nguồn thải bụi hiện có băng giải pháp công nghệ hoặc quy trình xử lý bụi hiệu quả hơn, mặt khác cần sớm có quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp một cách hợp lý trên cơ sở đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ và toàn diện mới đảm bảo phát triển bền vững. Những đám bụi đất đỏ cuồn cuộn bốc cao ngút trời,người dân chung quanh và những công nhân cũng phải kêu trời kêu đất,trên tuyến đường này có ít nhất 4 tai nạn xe lao xuống vực do không nhìn thấy đường. Nhiều xe phải sử dụng đèn để tìm đường vào giữa trưa nắng chang chang, khoảng cách xe từ 7m-10m là khó nhìn thấy nhau. Công nhân lao động trong môi trường bụi bặm sức khỏe sẽ không được đảm bảo liệu có trụ được đến cuối công trình? - Mùa nắng nóng không khí ở công trường bụi mù, ô nhiểm do bụi chủ yếu do đơn vị thi công không điều xe tưới nước cho đường. - Nếu nhiều bụi thì ít nhất 30 phút tưới nước một lần - Số tiền chống bụi lên tới hàng tỷ đồng của công trình đi về đâu khi mà tình trạng ô nhiểm do bụi ảnh hưởng nghiêm trọng dến sức khỏe người dân và công nhân lao động,những công nhân này theo luật định là được hưởng chế độ bảo hiểm sức khỏe rất cao ấy vậy mà ngây cả việc cải thiện môi trường làm việc còn chưa thực thi thì chuyện bảo hiểm làm gì có. Đề nghị ít nhất phải có chính quyền địa phương sở tại can thiệp vào để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Hàng chục năm qua, hơn 300 trăm hộ dân khu phố 1, 2 (phường 4, thị xã Đông Hà) và các thôn Đường 9, Định Xá (xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) vô cùng bức xúc bởi hàng ngày phải sống trong cảnh nghẹt thở do lượng khói bụi dày đặc từ Nhà máy xi măng Quảng Trị thải ra. Mịt mù khói bụi Những ngày này, người dân khu phố 1 và 2 (phường 4, thị xã Đông Hà) vô cùng căng thẳng. Sau hơn 2 tháng gió Tây - Nam (gió Lào) hoạt động mạnh, khói bụi bay mù trời khiến cuộc sống của hơn 300 hộ dân ở đây bị đảo lộn hoàn toàn. Khói bụi từ lò đứng của nhà máy xi măng xả ra trùm cả khu dân cư Lo nhiễm bệnh Theo các cơ quan chức năng, khu vực “dính” bụi chỉ nằm trong bán kính 500m (tính từ lò đứng). Tuy nhiên, thực tế mức độ ảnh hưởng của khói bụi quanh khu vực nhà máy này vượt gấp 2 lần khoảng cách trên, mà khu vực dân cư gần nhất cũng chỉ cách nhà máy chưa quá 200m. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ quán nước nằm cách nhà máy hơn 1km cho biết: “Mùa gió Lào thì khói bụi từ trên nhà máy bay về đập thẳng vào mặt, còn mùa mưa cũng phải đeo… khẩu trang khi ngồi bán hàng mới được yên thân!”. Hiện tượng khói bụi dày đặc khiến hàng trăm hộ dân ở khu vực trên vô cùng lo lắng. Nguy hiểm hơn, lượng khí độc có trong khói bụi xi măng có khả năng gây nhiều biến chứng lâu dài về phổi. Nhất là trong thời điểm hiện tại nhóm bệnh bụi phổi Silic đang có dấu hiệu tăng lên. Sự lo lắng không chỉ ở khu vực dân cư xung quanh nhà máy, mà ở ngay trong công ty, nơi có gần một trăm hộ là công nhân đang sinh sống, cùng với đó là hàng chục đứa trẻ (con của các hộ công nhân) đang ngày ngày phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi này. Chị N., một công nhân cùng chồng và hai con sống nội trú mấy năm nay, thở dài: “Năm nào đo đạc thì người ta cũng bảo là môi trường trong mức cho phép. Nhưng cứ hít mãi khói bụi độc hại này vào trong người lâu ngày cũng thành bệnh. Có điều chẳng biết làm sao?”. Tình trạng gây tiếng ồn, khói, bụi làm ô nhiễm môi trường của Cty HH Xi măng Luks Việt Nam tại thị trấn Tứ Hạ (huyện Hương Trà, TT-Huế) xảy ra đã nhiều năm. Báo chí đã lên tiếng  nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, làm cho người dân rất bức xúc. Được biết, từ nhiều năm nay người dân hai thôn nói trên đã nhiều lần gửi đơn đến Cty Luks và các cơ quan chức năng ở TT - Huế mong sớm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và đền bù thoả đáng những thiệt hại do Cty Luks gây ra, nhưng rồi “bặt vô âm tín”. Trước đó, ngày 20/4 quá bức xúc gần 40 hộ dân sống xung quanh nhà máy đã kéo đến cổng Cty để đòi quyền lợi chính đáng của mình. Ngày 24/4, UBND huyện Hương Trà tổ chức cuộc họp “giải quyết kiến nghị của nhân dân về ô nhiễm môi trường” do ông Nguyễn Xuân Ty - Phó chủ tịch UBND huyện Hương Trà chủ trì. Theo đó, yêu cầu Cty HH Xi măng Luks Việt Nam sớm đưa hệ thống lọc tĩnh điện vào hoạt động thường xuyên nhằm chấm dứt tình trạng khói bụi thải ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Có mặt tại thôn Giáp Thượng dưới cái nắng như thiêu đốt cuối tháng 6, chúng tôi càng thấy ngột ngạt hơn bởi bụi khói của xi măng phủ kín cả đường đi. Theo quan sát của chúng tôi, cây cối ven đường, vườn nhà dân đều phủ một màu trắng bạc, nhà nào cũng cửa đóng then cài. Bức xúc trước những lời hứa xuông của lãnh đạo Cty, bà Huỳnh Thị Thỉ (74 tuổi), ở thôn Giáp Thượng cho biết: “Từ khi Cty đi vào hoạt động người dân chúng tôi phải sống trong bụi, khói và tiếng ồn, sức khỏe ngày càng yếu đi, người thì lở loét toàn thân. Tội nhất là mấy đứa trẻ ngày nào cũng sống chung với bụi xi măng sớm muộn gì cũng mắc bệnh gan, phổi hết. Trước đó, Cty từng hứa với dân sẽ sớm khắc phục đến nay đã hơn hai tháng nhưng vẫn chưa thực hiện”. Theo nhiều người dân ở đây cho biết, hiện hàng chục hecta đất trồng lạc của người dân trong thôn giờ phải bỏ hoang do bụi xi măng bám vào cây lạc không thể phát triển được và không cho quả và nhiều loại cây cối khác cũng lâm vào tình cảnh như vậy. Quận Hà Đông: Những tuyến đường ngập chìm trong bụi Tham gia thực tế trên tuyến quốc lộ 21 vào những ngày qua, chúng tôi mới chứng kiến cảnh ngay từ đầu quốc lộ 21, bụi bay mù mịt, bụi khiến người đi đường phải trang bị khăn bịt mặt thật kín. Tuy là đội mũ bảo hiểm có kính song cánh phóng viên chúng tôi cũng cảm nhận được bụi đã len lỏi vào trong làm mắt cay xè. Vòng xe quay lại quốc lộ 6 hướng đi Xuân Mai thì bụi ở đây cũng… bay mù mịt. Khu vực ngã 3 Ba La đi quốc lộ 21, quốc lộ 6 đang là nỗi ám ảnh của người dân vì bụi quá nhiều. Nguyên nhân. Qua tìm hiểu được biết, bụi trên nhiều tuyến đường ở quận Hà Đông là bởi nơi đây đã được ví là đại công trường xây dựng. Trên khắp các tuyến đường đang có nhiều dự án triển khai. Bụi từ các công trường bốc lên, bụi từ các xe chở nguyên vật liệu rơi xuống, cuốn theo gió… Một điều cũng cần quan tâm đó là trong 6 tháng đầu năm 2009, quận Hà Đông đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 108 công trình đang thi công, 39 công trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình duyệt. Ngoài ra, quận cũng đang chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục để chuẩn bị đầu tư hạ tầng khu công viên cây xanh phần san nền, đào kè hồ; khu tái định cư Kiến Hưng; cải tạo đường Lê Lợi; cải tạo đường Ao Đình Đa Sỹ đến chùa Trắng Mậu Lương, các tuyến đường từ sở Nông nghiệp đến xã Kiến Hưng; đường vành đai Vạn Phúc 1; đường qua khu đất dịch vụ La Khê… Do vậy, trong tương lai xa khi các dự án trên tiếp tục được xây dựng thì vấn đề bụi vẫn còn nan giải... Biện pháp khắc phục. Để hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm bụi, trên cơ sở quy hoạch điều chỉnh đã được duyệt, Hà Đông cần thực hiện đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm cảnh quan, kiến trúc và môi trường sinh thái. Tiếp tục đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, vận chuyển rác thải kịp thời. Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Kiểm tra duy tu bảo dưỡng các tuyến đường; đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, trang trítrục đường,các xã ngoại thành và cải tạo hệ thống tiêu thoát nước, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, nâng cao chất lượng dịch vụ công ích… Có như vậy, mới hạn chế tới mức thấp nhất của ô nhiễm bụi. Bụi phủ mờ đường phố Hà Nội Theo kết quả quan trắc của TP Hà Nội và các tuyến vành đai của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT): Từ tháng 2 đến giờ đã qua các đợt khảo sát, nồng độ bụi trong môi trường vượt ngưỡng cho phép tăng từ 2,5 đến 4,5 lần. Vào mùa thu thì nồng độ vượt ngưỡng là 5 đến 7 lần. Nhất là những khu vực có công trình xây dựng, các xí nghiệp nhà máy... thì nồng độ bụi ngày càng tăng lên. Nguyên nhân. Do vật liệu xây dựng, đất đá đổ ngổn ngang, các đoạn đường trong giai đoạn thi công. Bụi xây dựng mang tính tạm thời, khi nào các công trình xây dựng hoàn thành thì nồng độ bụi sẽ giảm. Nhưng chính nó là tác nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo về đường hô hấp. Do một số người chưa ý thức rõ việc mình làm, phế thải, các chất độc hại họ đổ ra đường một cách ngang nhiên. Nhất là các khu vực đang xây dựng, không đổ đất được các cấp, ban, ngành thắt chặt quản lý, các công ty chủ thầu bạ đâu đổ đó. Có công ty vì muốn giảm cước xử lý chất thải, giảm lệ phí vận chuyển nên đổ trộm đất đá, gạch ra đường đang tăng lên đáng báo động. Dù đã có một lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng không triệt để. 4.3. Biên pháp đề phòng: Bên cạnh đó, các biện pháp khác để phòng chống ô nhiễm bụi và bệnh bụi phổi cho công nhân phải được chú trọng hơn như: Thực hiện giám sát môi trường lao động định kỳ, phát hiện các vị trí ô nhiễm để xử lý kịp thời. - Một số nơi lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi trong dây chuyền nghiền sàng đá, bộ phận ra lò của nhà máy gạch ngói... Một số cơ sở sản xuất gạch ngói có điều kiện đã thay đổi công nghệ đốt than bằng lò đốt bằng dầu hoặc đốt bằng gas. - Trang bị đầy đủ dụng cụ lọc bụi (chủ yếu là mặt nạ và khẩu trang lọc bụi) cho công nhân . - Thực hiện khám tuyển dụng công nhân, không tuyển các trường hợp sức khoẻ yếu hoặc có bệnh phổi mãn tính vào làm công việc có tiếp xúc với bụi. - Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ cho công nhân tiếp xúc với bụi đưa các trường hợp bị bệnh ra khỏi nơi ô nhiễm bụi. - Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho công nhân định kỳ qua các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh hàng năm. Bệnh bụi phổi silic là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh nghề nghiệp trên cả nước nói chung và trong ngành Xây dựng nói riêng. Những năm gần đây, các biện pháp phòng chống bệnh bụi phổi silic đã được đẩy mạnh và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, việc phát hiện và phòng chống còn nhiều khó khăn, bởi lẽ: - Việc ứng dụng công nghệ sạch hiện nay ở nước ta nói chung chỉ đang ở giai đoạn đầu vì trình độ khoa học công nghệ và kinh tế của nước ta chưa cao. - Tuy đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục phòng chống bệnh bụi phổi silic trên nhiều phương tiện truyền thông nhưng nhận thức của doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét. - Thủ tục hành chính trong việc khám, kết luận và giải quyết chính sách còn nhiều phức tạp nên chưa động viên người lao động đi khám. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chưa nghiêm. *Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm bụi: -Biện pháp thay thế: thay thế những nguyên liệu độc hại bằng những nguyên liệu ít hoặc không độc hại.Có thể thay thế cát silíc bằng olivine (Mg, Fe)2SiO4 ít độc hại hơn. -Thay đổi quy trình sản xuất để hạn chế phát sinh bụi. Cơ giới hoá, tự động hoá để tránh tiếp xúc với bụi. -Biện pháp thông khí: bao gồm thông khí chung (đưa không khí sạch vào để hoà loãng không khí bị ô nhiễm rồi sau đó hút không khí bị pha loãng đó ra bằng quạt hút) và thông khí hút cục bộ (hút bụi bằng một chụp hút rồi đẩy không khí có chứa bụi ra ngoài qua các ống dẫn bằng quạt đẩy). -Biện pháp cách ly: những nguồn phát sinh nhiều bụi được che chắn, cách ly để hạn chế bụi phát tán ra các công đoạn, bộ phận khác. -Biện pháp làm ẩm: những nơi bụi nhiều (bộ phận xay, nghiền, khoan, ...) nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể phun nước, tưới ẩm nguyên, vật liệu; dùng quạt phun sương làm ẩm không khí nhằm làm giảm nồng độ bụi môi trường. *Biện pháp hành chính -Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý. Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Làm vệ sinh mặt bằng sản xuất thường xuyên. -Tổ chức các lớp về vệ sinh an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, khuyến cáo các tác hại do bụi silíc gây ra và các biện pháp bảo vệ. -Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động. .Đo nồng độ bụi, đặc biệt là nồng độ bụi hô hấp. Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi. Biện pháp cá nhân -Đeo khẩu trang ngăn bụi (loại có hiệu suất lọc bụi hô hấp cao ). Nơi làm việc có nồng độ bụi và hàm lượng silíc tự do trong bụi cao thì phải sử dụng bán mặt nạ hoặc mặt nạ lọc bụi . Biện pháp y tế -Tổ chức khám tuyển công nhân vào lao động trong những ngành nghề tiếp xúc với bụi nhiều theo đúng những tiêu chuẩn khám tuyển đã qui định. -Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Những bộ phận sản xuất mà công nhân phải tiếp xúc với bụi nhiều và hàm lượng silíc trong bụi cao thì phải khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần, khám phát hiện sớm bệnh bụi phổi silíc nghề nghiệp. 4.4.Kiến nghị: Để giải quyết những khó khăn trên cũng như tăng hiệu quả công tác phòng chống bệnh bụi phổi silic, chúng tôi đưa ra một vài kiến nghị sau: 1. Trước hết, về biện pháp hành chính, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế cần phối hợp với các cơ quan liên quan như cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan giám định y khoa để thảo luận, nghiên cứu nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quy trình khám, kết luận và giải quyết chính sách liên quan đến bệnh bụi phổi silic. 2. Tăng cường thanh kiểm tra và yêu cầu người sử dụng lao động nghiêm túc chấp hành pháp luật lao động trong việc thực hiện khám, phát hiện, kết luận bệnh cũng như biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng. 3. Các bộ ngành chủ quản cần nâng cao năng lực cán bộ y tế, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chuyên môn cho các cơ sở khám phát hiện bệnh bụi phổi silic cũng như đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động và hạn chế nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cho người lao động./. V/ VẤN ĐỀ THỨ TƯ: TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT 5.1.Những khái niệm chung và tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn - Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người. Về mặt vật lý âm thanh là dao động sóng trong môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của các vật thể, không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm. Các loại tiếng ồn - Người ta phân ra nhiều loại tiếng ồn: + Tiếng ồn thống kê: do tổ hợp hỗn loạn các âm khác nhau về cường độ và tần số trong phạm vi từ 16 đến 20.000 Hz + Tiếng ồn có âm sắc: Tiếng ồn có đặc trưng. - Theo môi trường truyền âm có tiềng ốn kết cấu là khi vật thể dao động tiếp xúc trực tiếp với kết cấu như máy, đường ống, nền nhà¼Còn tiếng ồn lan truyền hay tiếng ồn không khí là nguồn âm không có liên hệ với một kết cấu nào cả. - Theo đặc tính: + Tiếng ồn cơ khí: trường hợp trục bị rơ mòn, độ cứng vững của thiết bị + Tiếng ồn va chạm: rèn, dập. + Tiếng ồn không khí: khí chuyển động với tốc độ va như động cơ phản lực + Tiếng nổ hoặc xung động cơ điêzen hoạt động - Theo dãi tần số: + Tiếng ồn tần số cao khi f >1000 Hz + Tiếng ồn tần số trung bình khi f = 300 ÷10000 Hz + Tiềng ồn tần số thấp f < 300 Hz Dưới đây là các giá trị số gần đúng về mức ổn một số nguồn. Dùng phương pháp so sánh có thể tìm được mức ổn của các nguồn khác. Trong các phân xưởng có nhiều nguồn ổn thì mức ổn không phải là tổng số mức ổn từng nguồn lại. Mức ổn tổng cộng ở một điểm cách đều nhiều nguồn có thể xác định theo công thức sau: Nếu có n nguồn ổn có cường độ như nhau thì mức ổn tổng cộng sẽ là: L2 = L 1 +101 lg n (dB) Rung động Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê xích trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh. Các bề mặt dao động bao giờ cũng tiếp xúc với không khí xung quanh nó làm lớp không khí khi đó bị dao động tạo thành sóng âm và gây ra một áp suất âm Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với sinh lý của con người Tiếng ồn Tiếng ồn tác động trước hết đến hệ thần kinh trung ương. Sau đó đến hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đến cơ quan thính giác. Tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vào mức ồn.Tuy nhiên tần số lặp lại của tiếng ồn, đặc điểm của nó cũng ảnh hưởng lớn. Tiếng ồn phổ liên tục gây tác dụng khó chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn. Tiếng ồn có các thành phần tần số cao khó chịu hơn tiếng ồn có tần số thấp. Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào hướng của năng lượng âm tới, thời gian tác dụng của nó trong một ngày làm việc, vào quá trình lâu dài người công nhân làm việc trong phân xưởng ồn, vào độ nhạy cảm riêng của từng người cũng như vào lứa tuổi, nam hay nữ và trạng thái cơ thể của người công nhân. *Ảnh hưởng của tiếng ồn tới cơ quan thính giác Khi chịu tác động của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống ngưỡng nghe tăng lên. Làm việc lâu trong môi trường ồn ào như: công nhân dệt, công nhân luyện kim ở các xưởng luyện, xưởng tuyển khoáng¼ sau giờ làm việc phải mất một thời gian phục hồi thính giác, tiếp xúc với tiếng ồn càng to thì thời gian phục hồi thính giác càng lâu. Để bảo vệ thính giác, người ta đã qui định thời gian chịu tối đa tác động của tiếng ồn trong mỗi ngày phụ thuộc vào mức ổn khác nhau. - Tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Dưới tác dụng của tiếng ồn trong cơ thể con người xảy ra m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác vấn đề về vệ sinh lao động trong sản xuất.doc
Tài liệu liên quan