Cẩm nang quản trị Marketing - Tập 5

MỤC LỤC

Tài trợ – một hình thức marketing hiệu quả

Tám bước triển khai chiến dịch xúc tiến bán hàng

Tìm hiểu chiến lược của thương hiệu tập đoàn

Tâm lý khách hàng trong lựa chọn sản phẩm

Tính pháp lý trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm

Tình trạng làm ăn kém hiệu quả của các công ty và các nguyên nhân

Toàn cảnh về bán phá giá

Một số vụ kiện chống bán phá giá điển hình

Trở thành người đầu tiên, tại sao không

Trung Nguyên Lời cảnh báo từ một thương hiệu nổi tiếng

Đặt tên công ty dễ nghĩ những khó làm

Vì khách hàng, nhờ khách hàng

Vai trò của quan hệ quần chúng (public relations) trong doanh nghiệp

Văn hóa dịch vụ khách hàng

Website - Giữ khách hàng bằng ấn tượng đầu tiên

Xây dựng chiến lược cạnh tranh - câu chuyện dài kỳ

Để xây dựng một trang web hoàn hảo

Xây dựng thương hiệu Kinh nghiệm từ Trung Quốc

5 nguyên tắc của hoạt động marketing trên Internet

5 vấn đề cần làm rõ khi đánh giá khách hàng

5 xu hướng tác động tới tiêu dùng

6 lỗi lớn trong việc định giá

7 điều tránh nói với khách hàng

7 gợi ý tìm kiếm khách hàng

9 lời khuyên nhằm tối đa hoá doanh số bán hàng

10 bước để đi đến thành công trong kinh doanh nhỏ

20 bí quyết bán hàng của doanh nhân Mỹ thành đạt

Bán hàng là tài nghệ tổ chức

Bí quyết kích thích khách mua hàng

Các biện pháp đơn giản đẩy mạnh bán hàng

Các cuộc gọi ngẫu nhiên

Chiến thuật làm giảm giá thành

Để bán chạy hàng

Để tạo thiện cảm cho khách hàng

Đi chợ cũng cần chuyên nghiệp

Định hướng khách hàng để thành công

Đưa sản phẩm mới ra thị trường: Dễ hay khó?

Gây dựng đội ngũ bán hàng giỏi

Giám đốc thương mại: Nhà chiến thuật trên thương trường

Hiểu đúng vai trò của đội ngũ bán hàng

Hiểu khách để bán được hàng

Kỹ năng thuyết trình chào bán hàng

Làm cách nào để có khách hàng mới

Làm thế nào để đi đến một ý tưởng kinh doanh thắng lợi

Lập kế hoạch marketing chỉ trong 1 ngày

 

doc97 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cẩm nang quản trị Marketing - Tập 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mặt của “visual glue” - một thuật ngữ mới có thể bạn chưa nghe bao giờ. “Visual glue” nghĩa là làm cho mắt của khách viếng thăm “dán” vào trang web. Đó là ấn tượng nhìn được bằng mắt trước khi bất kỳ một từ ngữ nào được đọc. “Ấn tượng đầu tiên“ đó sẽ không có cơ hội lần 2 để tạo ra. Một thực tế là mọi người thường đánh giá cuốn sách qua bìa. Do đó, web site của bạn nếu được tính toán và xây dựng cẩn thận thì cũng cần có một cái “bìa” đáng giá… đó chính là phần đồ hoạ. Nếu site của bạn trông như được thiết kế bởi một nữ sinh sau giờ học thì ngay lập tức bạn sẽ bị đánh giá là không chuyên nghiệp và những gì bạn chào bán cũng sẽ chịu chung số phận. Cho nên những gì nhìn thấy đầu tiên (visual glue) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Có bao nhiêu web site bạn viếng thăm trông giống như những màn hình video đen trắng hay có bao nhiều web site trông giống như những trang báo cáo nhạt nhẽo? Bạn ở lại những trang đó bao lâu?… Có lẽ không lâu bởi chẳng có gì để ngầm báo với bạn rằng bạn đang đến thăm một web site chuyên nghiệp và hiện đại. Hành động đó là phản ứng với “những ấn tượng đầu tiên” về web site. Có thể những website đó có thông tin mà bạn đang tìm kiếm… nhưng bạn không ở lại đó bởi vì mắt của bạn “nói với bạn rằng” chẳng có lý do gì để làm điều đó cả. Do đó bạn phải chú ý nhiều đến “vỏ ngoài” của web site như với các nội dung của nó. Sau đây là một số điều bạn nên đặc biệt chú ý: 1. Các hình ảnh, như logo, phải có nền (background) sáng sủa giống như nền dùng trên trang hoặc cho các bảng. Cách này sẽ xoá bỏ được “vầng hào quang” màu sắc xung quanh những hình ảnh mà có thể làm cho chúng trông như thể không được đưa lên trang web ngay từ đầu mà là một ý tưởng nảy ra sau. 2. Độ phân giải và kích cỡ của ảnh rất quan trọng vì 2 mục đích: sự rõ ràng và thời gian tải. Trang web sẽ rõ ràng khi hình ảnh được thu nhỏ từ khổ gốc để được khổ chính xác cần thiết cho trang web. Nếu các ảnh trên web là ảnh “bitmap” (tập hợp của các điểm màu) thì khi phóng lớn, chất lượng ảnh sẽ bị mất và trông chúng sẽ thô và xấu xí. Độ phân giải của ảnh nên để ở 96 dpi để có thể hiển thị rõ ràng trên các máy tính hiện đại. Hình ảnh, nếu là JPEG thì có thể nén để giảm dung lượng tới 80% mà không làm mất sự rõ ràng. Điều này sẽ làm giảm kích cỡ tổng thể của file ảnh và do đó cải thiện được thời gian tải. 3. Định dạng ảnh cũng tác động đến sự rõ ràng của hình ảnh. Theo nguyên tắc chung, JPEG là dạng lý tưởng cho ảnh chụp và ảnh mỹ thuật trong khi GIF lại thích hợp nhất với line art (vẽ nét đơn) và đồ hoạ bởi ở đó màu sắc không bị pha trộn nhiều. Làm theo những hướng dẫn đơn giản này đảm bảo khách viếng thăm sẽ dễ dàng thấy các thành phần đồ hoạ của bạn. 4. Màn hình nền (background) nên đơn giản trừ khi site của bạn xoay quanh một sự kiện nào đó hay hướng tới khán giả trẻ. Nói chung, background nên để làm sao để phần text được dễ nhìn. Chẳng hạn như phần text màu đỏ trên nền đen là một ví dụ điển hình của những gì không nên làm. 5. Lạm dụng kỹ thuật đồ hoạ có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến các kết quả vì 2 lý do. Một là sẽ làm rối mắt người xem, gây khó chịu và do đó làm cho khách viếng thăm muốn chạy trốn khỏi site. Hai là do nhiều hình hoạ nên thời gian load trang web chậm. Mọi người đều rất thiếu kiên nhẫn, và thời gian tải chậm chắc chắn sẽ không giữ chân được họ. Tuy nhiên, nếu site của bạn thiên nhiều về hình hoạ thì có thể sử dụng thumbnail (hình ngón tay trỏ) để chỉ đến các hình ảnh lớn và rõ ràng hơn. 6. Logo chính là lời tuyên ngôn đầu tiên. Nếu khả năng có hạn thì bạn có thể dùng các chương trình như PaintShop Pro để quản lý các hình ảnh trên site được theo những hướng dẫn trên. Logo web site cần phải được thiết kế riêng, đặc biệt nếu bạn muốn một logo “đơn giản”. Điều này mới đầu nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng vấn đề là logo càng ít yếu tố thì mỗi yếu tố lại càng có tầm quan trọng hơn trong việc lựa chọn, sử dụng và kết hợp trong một logo. Trên đây là những điều cơ bản để xây dựng một web site hấp dẫn thị giác, đem lại cho nó một chút “visual glue”. Nếu web site của bạn thiên về nghệ thuật và bạn muốn tự làm tất cả hoặc một số thiết kế đồ hoạ thì tôi gợi ý cho bạn chương trình Xara X, rất hữu ích nhưng lại là các phương tiện rẻ tiền để tạo nội dung đồ họa (với cả vector - đồ hình hướng đối tượng và bitmap). Chương trình có khả năng lưu giữ các file ở nhiều dạng khác nhau và có phần hướng dẫn. Ngoài ra, người sử dụng chương trình Xara Xone cũng rất lớn nên bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ và có thể download nhiều plug-in về Xara. Hãy nhớ… mọi người thường đánh giá sự vật qua cái nhìn đầu tiên. Điều đó là không công bằng nhưng có một việc bạn có thể làm là quan tâm tới “vỏ ngoài” càng nhiều càng tốt giống như sự quan tâm bạn dành cho nội dung của web site. Xây dựng chiến lược cạnh tranh - câu chuyện dài kỳ Có một nguyên lý cốt lõi trong xây dựng chiến lược của doanh nghiệp: chiến lược phải được xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và những cơ hội mà doanh nghiệp có được.Nếu chiến lược công ty tuân thủ nghiêm túc nguyên lý này, tin chắc rằng công ty của bạn hoàn toàn có thể xây dụng được những nguồn lực cạnh tranh có giá trị. Còn nếu chiến lược công ty bạn xa rời tôn chỉ đó, rốt cục bạn tự đưa doanh nghiệp mình vào thế yếu. Càng tệ hơn là sự thiếu nhất quán trong chiến lược phát triển công ty có thể biến thành tảng băng nhấn chìm con tàu công ty bạn. Hãy xem xét trường hợp thất bại của Saatchi&Saachi-từng một thời là hãng quảng cáo lớn nhất trên thế giới và giờ đây, với cái tên mới Cordiant - chỉ còn là cái bóng của chính mình. Saatchi&Saatchi bắt đầu được biết đến vào cuối thập niên 70, 80 như là anh cả tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo đầy sáng tạo và mới lạ. Những kỹ năng mà hãng này có được đã giúp Saatchi xây dựng được mối quan hệ hữu hảo với những khách hàng giá trị. Đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Saatchi. Năm 1986, với việc mua lại Ted Bates, Saatchi trở thành hãng quảng cáo lớn nhất trên toàn thế giới. Vậy mà, chỉ trong vòng 6 năm, Saatchi đã đến bên bờ vực phá sản. Saatchi đã phạm quá nhiều sai lầm, bao gồm việc mua lại nhiều vụ quá đắt, lại không mảy may để tâm đến cuộc bùng nổ trong lĩnh vực quảng cáo vào cuối những năm 80. Tuy nhiên, chính việc không thể xây dựng được phát triển mạch lạc, chặt chẽ đã kết thúc số phận hẩm hiu của Saatchi. Quả thực, Saatchi đã phạm phải những sai lầm cơ bản trong quá trình vạch ra chiến lược phát triển. Tầm nhìn cùa Saatchi&Saatchi là giữ vững vị trí thống trị trong lĩnh vực quảng cáo.Tuy nhiên,không như Newell hay Sharp, Saatchi chưa bao giờ vạch ra được con đường đi tới đích. Sau khi đã tới hạn (trong ngành quảng cáo, mâu thuẫn về quyền lợi khiến cho hãng quảng cáo không thể phát triển quá lớn), Saatchi mở rộng phạm vi hoạt động sang một số lĩnh vực khác với ưu thế sẵn có là mối quan hệ với các khách hàng là những chuyên gia marketing. Đó là các lĩnh vực: các dịch vụ marketing, PR (quan hệ công chúng), marketing trực tiếp, và dịch vụ xúc tiến thương mại. Nhưng đến khi Saatchi mua lại các văn phòng tư vấn, tiếp đến là một ngân hàng thương mại, ưu thế này chẳng còn có ý nghĩa. Một phó chủ tịch trung tâm marketing thì không cần đến các dịch vụ tư vân về logistic hay ngân hàng.Có lẽ, khi một công ty tìm đến một ngân hàng thương mại, thì tính sáng tạo không phải là điều khách hàng quan tâm đầu tiên. Tệ hơn nữa, dù ở những lĩnh vực có tiềm năng, Saatchi cũng không thể tận dụng điểm mạnh của mình để khai thác tiềm năng một cách hiểu quả. Tại các cuộc họp thông tin khách hàng, việc bán hàng giữa các đơn vị với nhau rất hạn chế vì các bộ phận tranh nhau quảng bá về các sản phẩm, dịch vụ cùa đơn vị mình trong khi lại không đưa ra điều khoản tài chính để khách hàng tham khảo. Nguy cơ công ty đàn anh có thể làm hỏng mối quan hệ lâu dài của Saatchi đã hạn chế các đơn vị cùng khai thác ưu thế về khách hàng. Hậu quả là, chẳng bao giờ Saatchi có thể phát huy được ưu thế cực kỳ giá trị của mình trong toàn công ty. Nhưng có lẽ sai lầm nghiêm trọng nhất là ở hệ thống giám sát. Saatchi đã triển khai một hệ thống kiểm soát tài chính tiên tiến nhất trong lĩnh vực quảng cáo lúc bấy giờ. Nhưng khi một cựu chuyên gia tư vấn được phân công phụ trách lĩnh vực tư vấn và quảng cáo, ông này đã cho áp dụng hệ thống quàn lý ngân sách của lĩnh vực tư vấn vào lĩnh vực quảng cáo. Trong lĩnh vực tư vấn, hệ thống kiểm soát, đánh giá thường không dựa trên số lượng khách hàng mong muốn (vốn khá dễ dự đoán) mà lại căn cứ vào con số nhân viên dự tính. Mặt khác, các chuyên gia tự tạo ra thu nhập, nên nói chung, hệ thống quản lý này là hoàn toàn phù hợp. Nhưng trong lĩnh vực quảng cáo được đánh giá có nhiều triển vọng, áp dụng hệ thống kiểu này thực sự là thảm hoạ! Các văn phòng quảng cáo dự kiến lượng nhân viên sẽ tăng nhanh, họ đổ xô đặt chỗ thuê dài hạn tại các cao ốc văn phòng để làm ăn. Nhưng khi giai đoạn lộn xộn qua đi, Saatchi lại từ bỏ những khoản đấu tư đáng giá 150 triệu Bảng Anh để dùng tiền chi trả cho những văn phòng hãng đã phung phí đặt thuê trước đó. Không nắm vững yêu cầu kiểm soát hoạt động của các bộ phận khác nhau, Saatchi tự đẩy mình vào ngõ cụt. Nhiều con đường đến thành công Sự thực có vô số chiến lược công ty được đánh giá là hiệu quả, nhưng không có nghĩa cũng luôn có tác dụng với công ty của bạn. Theo quan sát cho thấy, thậm chí có lúc có những chiến lược phát triến không thế giúp gì cho doanh nghiệp của bạn. Nếu các nhà quản trị cứ khiên cưỡng, rập khuôn xây dựng chiến lược phát triển như là những tiêu chuẩn đo lường khả năng điều hành của mình, sẽ có lúc họ nhận ra những chiến lượcmà họ vạch ra không thể bì kịp với trình độ thế giới. Điểm khởi đầu tốt nhất để xác định mức độ hiệu quả của chiến lược phát triển mà bạn vừa vạch ra chính là dựa vào nguồn lực ưu thế của công ty bạn và một loạt chiến lược mà nguồn lực này cho phép chiến lược này triển khai. Hãy bắt đầu bằng việc theo dõi và phân tích các chiến lược đã được xây triển khai thành công ở những doanh nghiệp có cùng lợi thế cạnh tranh như công ty bạn. Đó có thể là mô hình kiểu mẫu bạn nên học tập, cũng có thế là những bài học kinh nghiêm bạn cần rút kinh nghiệm. Còn có những con đường khác để đi đến thành công. Sức sáng tạo, khả năng trực giác, tính kỷ luật, tinh thần nghiêm túc là những phẩm chất vàng của một chiến lược phát triển có tầm cỡ. Chỉ có thể khẳng định một điều: những chiến lược phát triển hoàn hảo luôn bắt nguồn từ những ý tưởng mới lạ. Quá trình xây dựng chiến lược tiếp tục với những khoản đầu tư cần được cân nhắc kỹ càng dựa trên những nguồn lực là thế mạnh của công ty, với sự am hiểu về lĩnh vực mà công ty bạn tham gia hoạt động - những nguồn lực tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, là quá trình thiết lập cơ cấu tổ chức một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Từ đó chiến lược trở thành hiện thực. Và cuối cùng, chiến lược phải là một cấu trúc bền vững đem lại những lợi ích rõ ràng. Để xây dựng một trang web hoàn hảo Trang web của bạn đã được khá nhiều người mua hàng biết đến, nhưng làm thế nào để biến những khách hàng bình thường này thành những khách hàng tiềm năng? Nếu bạn muốn biến những người mua hàng bình thường thành khách hàng tiềm năng thì những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn giữ và tạo được những khách hàng quan trọng cho công việc kinh doanh của mình. 1. Đặt nội dung lên hàng đầu: Bạn hãy bỏ ra một vài phút để nghĩ về tầm quan trọng của việc phải cập nhật nội dung trang web. Nếu trang Web của bạn kinh doanh về bất động sản, chắc chắn khách hàng của bạn mong muốn nhận được những thông tin mới về thị trường bất động sản. Khách hàng sẽ bị gây ấn tượng bởi những tin tức mới được truyền tải một cách thường xuyên.Còn nếu bạn đang bán ốc và vít thì không cần phải cập nhật thường xuyên như các hình thức kinh doanh khác. Nếu trang web của bạn không cần thay đổi nội dung thì hãy viết về chính công ty bạn. Bạn muốn nội dung trang web tập trung vào những điểm mạnh, những lợi thế về dịch vụ và sản phẩm của bạn? Sau đây là một vài cách mà bạn có thể áp dụng: • Sản phẩm của bạn giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian. • Sản phẩm của bạn giúp khách hàng tiết kiệm tiền bạc • Những ứng dụng hữu ích đối với sản phẩm của bạn Có thể có người sẽ nói “tôi là một doanh nghiệp chứ không phải là một nhà văn”. Theo tôi thì tại sao bạn lại không thử xem sao nhỉ? Bạn sẽ ngạc nhiên đấy. Nếu cách viết của bạn không rõ ràng và sâu sắc như một nhà chuyên nghiệp thì sự nhiệt tình với sản phẩm sẽ thực sự hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Sau đây là một số nguồn rất hữu ích nếu bạn tham khảo ý kiến trên các trang web: • Elance ( • Sunoasis Jobs ( • Marketingtool.com ( 2. Kiểm tra kỹ nội dung: Nên nhớ rằng khi chúng ta nói về nội dung thì chúng ta không chỉ nói về những câu chữ trên trang web. Chúng ta đang nói về những từ ngữ, hình ảnh, các đường link, logo và địa chỉ e-mail. Hãy kiểm tra lại tất cả các đường link. Nếu như các đường link đến trang web của bạn không thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì bạn phải tìm hiểu xem khách hàng có thấy thoải mái khi truy cập bằng thẻ của họ vào trang web không? Ngoài ra, hãy kiểm tra những nội dung và hình ảnh của bạn sẽ có thời lượng bao nhiêu. Nếu mất khoảng hơn 10 giây cho một hình ảnh về sản phẩm thì có lẽ bạn sẽ bị mất khách hàng vì khối lượng hình ảnh quá lớn. 3. Xây dựng hòm thư góp ý: Một thực tế đã được chứng minh là các khách hàng của bạn càng có ý kiến về trang web bao nhiêu thì họ càng cảm thấy thoải mái và dễ chịu bấy nhiêu. Họ càng cảm thấy thoải mái bao nhiêu thì họ càng mua nhiều hàng hoá cũng như chú ý đến bạn nhiều hơn. Sau đây là ba cách giúp bạn có được thông tin phản hồi từ phía khách hàng. - Thiếp lập một hộp thư góp ý trực tuyến: Đây là một cách hiệu quả nhất để đưa khách hàng của bạn có phản hồi và chú ý tới các sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn. Hãy để họ có những nhận xét và góp ý về các sản phẩm mà chính họ đã dùng. Phê bình chính là một động lực để cải tiến sản phẩm và chính những lời nhận xét hay phê bình này là xu hướng dùng sản phẩm trên thị trường. - Hãy tổ chức các cuộc thi: Hãy hỏi những khách hàng của bạn đưa ra những lý do vì sao họ lại thích sản phẩm của bạn đồng thời cũng đưa ra giải thưởng hàng tháng hay hàng tuần cho những người thắng cuộc. Giải thưởng này không chỉ là cách để khách hàng có những phản ứng về sản phẩm mà còn là một cách để bạn thu thập được những lời khuyên của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ để có những cải tiến sao cho hàng hoá hay dịch vụ của bạn ngày càng tốt hơn. - Tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến: Họ có thể đưa ra ý kiến về việc kinh doanh và thông qua đó bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và tìm hiểu được sở thích của khách hàng. 4. Lắng nghe, học hỏi và rút kinh nghiệm: Có một vài cách hiệu quả để đánh giá thành công đối với những cố gắng của bạn. Nếu vì bất cứ một lý do nào đó mà mọi người không truy cập vào trang web của bạn hàng tuần thì bạn phải thay đổi nội dung một cách phù hợp để thu hút khách hàng. Hộp thư góp ý trực tuyến mà bạn đặt cũng là một cách tốt để biết được những ý kiến của khách hàng về nội dung của bạn. Nếu không có ai nhận xét về mục “Tin hàng tháng” thì có lẽ sẽ không có giá trị để tiếp sức thêm cho bạn vào đầu mỗi tháng làm việc tốt hơn. Có một nội dung luôn đổi mới không có nghĩa là chỉ đổi mới những tựa đề tin tức trên những trang chủ mà hãy theo dõi một cách cẩn thận đến cả nội dung và luôn luôn đặt ra câu hỏi “liệu những nội dung này có giúp cho công việc bán hàng của tôi nhiều không?”. Nếu câu trả lời là có thì bạn đã đi đúng hướng rồi đó. Hãy nên nhớ rằng, Marketing một sản phẩm trực tuyến đồng nghĩa với việc: trang web của bạn là phương tiện duy nhất để các khách hàng liên hệ với bạn. Nội dung mà bạn truyền lên trang web sẽ nói lên quy mô và tầm cỡ của công ty mà bạn đang điều hành. Một thông tin thích hợp và cập nhật sẽ truyền tải niềm tin về công ty của bạn tới khách hàng, giúp họ truy cập website của bạn thường xuyên hơn. Và điều này tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà khách hàng mang lại cho bạn! Xây dựng thương hiệu Kinh nghiệm từ Trung Quốc Ông Paul Matheson, Giám đốc kế hoạch khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ogilvy & Mather, nhận xét: Chỉ trong vòng 15 năm, thương hiệu đã bùng nổ ở Trung Quốc với sức mạnh nguyên tử. “Cuối năm ngoái, tôi tổ chức một diễn đàn 3 ngày tại nhà của người sáng lập O&M, ông David Ogilvy, ở Touffou, Pháp cho 20 khách hàng Trung Quốc. Họ chỉ có một mối quan tâm duy nhất: Làm thế nào để đưa thương hiệu của họ lên tầm toàn cầu?” 15 năm về trước, không một thương hiệu nào của Trung Quốc nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới, ngay cả những thương hiệu như TCL, Lenovo và Haier. Hiện tại, Trung Quốc đã vượt qua Anh và Đức về quy mô thị trường quảng cáo; và dự báo, vào cuối thập niên này, Trung Quốc tiếp tục vượt qua Nhật để trở thành thị trường lớn thứ hai thế giới về quảng cáo. Năm 2004, thị trường quảng cáo ở Trung Quốc đã đạt doanh số 1,6 tỉ USD. Theo các chuyên gia thị trường, trong những năm đầu, thương hiệu Trung Quốc thắng thế so với các thương hiệu phương Tây nhờ giá và khả năng làm chủ các kênh phân phối. Điều này thể hiện rõ nét đối với các thương hiệu có sức hút với giới trẻ và trong thị trường hàng tiêu dùng. Như hãng thời trang Semir, được coi như Gap của Trung Quốc, tạo nên được thương hiệu nổi tiếng nhờ âm “Semir”, nghe như “What” (cái gì). Li Ning, thương hiệu đồ thể thao của Trung Quốc đã vượt Nike và Adidas nhờ đầu tư vào thiết kế, nghiên cứu; và đặc biệt, do nhà vô địch Olympic Ly Ninh thành lập... Và nếu ở thị trường nội địa, Trung Quốc đánh vào việc tiếp cận số đông với giả thuyết “nếu họ chọn lựa”; thì ở thị trường nước ngoài, họ áp dụng chiến lược tìm kiếm ngoại tệ và sử dụng giá cả làm lợi thế chính. Haier đã áp dụng chiến lược “việc khó làm trước” để xâm nhập thị trường Hoa Kỳ và EU bằng việc đẩy mạnh khả năng sản xuất. Còn với nhãn hiệu điện thoại di động Ningbo Bird thì áp dụng chiến lược “việc dễ làm trước”, tập trung vào thị trường các nước đang phát triển. Hiện Ningbo Bird đang rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, và cạnh tranh trực tiếp với các hàng nước ngoài bằng việc nhắm đến đối tượng mua điện thoại lần đầu tiên. Theo các chuyên gia về marketing của Ogilvy & Mather, không chỉ Trung Quốc, hiện Ấn Độ, Singapore, Pháp... cũng đang có những chiến lược thương hiệu riêng nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu. Thương hiệu VN cũng cần có bước khởi động, vì điểm xuất phát khá thuận lợi, và nhất là thời điểm gia nhập WTO đang đến gần. 5 nguyên tắc của hoạt động marketing trên Internet Nguyên tắc ngõ cụt Nguyên tắc của ngõ cụt ngụ ý thiết lập một website cũng giống như xây dựng một cửa hàng trên một ngõ cụt. Nếu bạn muốn có người đến mua hàng, bạn phải cho họ thấy có một lý do để ghé thăm. Rất nhiều các dot com, website hiện nay cả ở Việt nam và trên thế giới được xây dựng theo kiểu “cứ làm đi, rồi sẽ có người đến thăm” Điều này là sai lầm, đặc biệt là kinh doanh trên mạng. Nhưng tại sao vẫn có quá nhiều người đi theo lối mòn này vậy. Đó hẳn là vì Microsoft Frontpage hứa với người ta rằng “bạn sẽ có một website trông hết sức chuyên nghiệp”. Có lẽ website đẹp nhất thế giới hẳn là phí phạm trừ phi người ta ngưỡng mộ nó đến mức phải mua hàng trên đó. Đó cũng là lý do vì sao hầu hết những người thợ thủ công khéo léo nhất, một mình đều không thể trở thành triệu phú. Họ tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất nhưng lại không thể marketing sản phẩm của mình. Vậy thì trước khi xây dựng website cho doanh nghiệp, bạn đặt câu hỏi trước làm thế nào để khách hàng truy cập vào website thường xuyên. Một cách thông thường, kế hoạch marketing của bạn như sau: - Quảng bá hai tháng qua banner để tăng nhận thức người dùng về tên tuổi. - Đăng ký lên các search engine. - Đăng ký liên kết vào các danh bạ. - Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách hàng. Rất nhiều website hiện nay rất đẹp nhưng chẳng có gì làm khách đến thăm phải ghi nhớ vào bookmark của họ cả. Nhiều website thay vì tuyên bố “hãy liên kết đến chúng tôi bởi chúng tôi đưa ra những dịch vụ hữu ích” thì lại nói “hãy liên kết với chúng tôi bởi chúng tôi rất tuyệt vời”. Nguyên tắc cho và bán Một trong những thứ được coi là văn hoá của Internet là «miễn phí ». Nguyên tắc cho và bán nói rằng hãy thu hút khách hàng bằng cách hãy cho họ một số thứ miễn phí và bán một số dịch vụ gia tăng. Những cửa hàng truyền thống thường có những biểu ngữ như « miễn phí cho 50 khách hàng đầu tiên » và rồi họ bán một số sản phẩm khác. Nguyên tắc của sự tin tưởng Thông thường một sản phẩm được coi là tính cạnh tranh cao khi giá cả hợp lý và chất lượng được đảm bảo. Trên Internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Sự tin tưởng của một thương hiệu trên các cửa hàng truyền thống được thiết lập bằng các chương trình quảng cáo trên nhiều phương tiện khác nhau. Tuy vậy, nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp không thể trang trải được những chương trình như vậy. Nếu bạn là một cửa hàng truyền thống, thông qua tương tác giữa nhân viên và khách hàng, sự tin tưởng cũng có thể được thiết lập. Với một website thương mại, bạn hãy thiết lập sự tin tưởng bằng cách công bố chính sách rõ ràng về việc giao hàng, trả hàng và bảo hành đầy đủ. Xây dựng một website có navigation hợp lý, bảo mật được công nhận. Nguyên tắc của kéo và đẩy Nguyên tắc này cho biết bạn hãy kéo mọi người đến website của bạn bằng một nội dung hấp dẫn và hãy đẩy những thông tin có chất lượng cao đến họ một cách thường xuyên qua e-mail. Mọi hình thức kinh doanh đều không thể tồn tại với chỉ bán hàng có một lần. Chi phí để có được một khách hàng là rất cao nếu chỉ bán hàng cho họ có một lần. Đây là lí do mà nguyên tắc kéo và đẩy là hết sức quan trọng. Khi thu thập và gửi e-mail cho khách hàng, hãy nhớ kỹ hai điều : một là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng giá, hai là bạn hãy giữ bí mật về e-mail của khách hàng. Nguyên tắc của thị trường mục tiêu Những hãng lớn như Amazon, Wal-Mart có khả năng phát triển những mảng thị trường lớn bởi họ có tiềm lực mạnh về tài chính. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại điện tử thành công bởi tìm kiếm được những mảnh thị trường nhỏ chưa được thoả mãn và đáp ứng xuất sắc được những nhu cầu đó. Tất cả những nguyên tắc trên đều hết sức quan trọng, không có nguyên tắc nào quan trọng hơn nguyên tắc nào. Nếu bạn biết cách kết hợp được những nguyên tắc trên thì bạn sẽ thành công trong kinh doanh mạng. 5 vấn đề cần làm rõ khi đánh giá khách hàng Dành thời gian cho việc đánh giá khách hàng và tình hình bán hàng sẽ giúp khách hàng được thỏa mãn hơn, đồng thời cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là 5 câu hỏi mà doanh nghiệp cần làm rõ trong công tác này. Doanh nghiệp bạn có hệ thống đánh giá khách hàng? Một hệ thống đánh giá khách hàng được bắt đầu bằng việc lập danh sách khách hàng của doanh nghiệp, cả tích cực lẫn không tích cực. Trong danh sách này, cần nêu rõ nội dung giao dịch và thời gian diễn ra lần giao dịch gần nhất. Doanh nghiệp tiến hàng đánh giá khách hàng bao lâu một lần? Theo kinh nghiệm, việc đánh giá khách hàng mỗi tuần một lần giúp bạn nắm bắt được nhu cầu mới nhất của những đối tượng khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp. Đồng thời, bạn có thể xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh. Doanh nghiệp có đi sâu phân tích cả thành công lẫn những nguy cơ đang rình rập? Việc đánh giá khách hàng phải làm rõ những nhiệm vụ cần làm và lý giải tại sao lại cần làm như vậy. Với việc đi sâu phân tích kinh doanh dựa trên cơ sở khách hàng, bạn có thể nhân lên những thành công, đồng thời có thể dễ dàng loại bỏ được những khiếm khuyết. Hệ thống đánh giá khách hàng có tạo ra những cơ hội kinh doanh mới? Có thể dễ dàng đưa ra những dịch vụ hoặc sản phẩm mới đối với những khách hàng cũ. Việc đánh giá khách hàng hàng tuần nhắc bạn thông báo cho khách hàng hiện tại của mình về những thông tin và mời chào mới của doanh nghiệp. Việc đánh giá khách hàng có phù hợp với kế hoạch kinh doanh? Xây dựng kế hoạch kinh doanh phải dựa xuất phát từ cơ sở khách hàng. Theo kế hoạch, bạn có bao nhiêu khách hàng? Bạn đã có bao nhiêu khách hàng rồi? Bạn có quá bận rộn phục vụ một số ít khách hàng lớn mà sao lãng đối với những đối tượng khách hàng khác? Trong mỗi lần đánh giá, cần xem xét đến cơ sở khách hàng mà kế hoạch kinh doanh đã vạch ra xem bạn có đi đúng hướng không. 5 xu hướng tác động tới tiêu dùng Dù văn hóa tiêu dùng của mỗi xã hội mỗi khác nhưng vẫn có điểm chung và không bất di bất dịch mà mỗi năm mỗi khác tùy theo các thay đổi của môi trường sống, các tiến bộ khoa học, sự xuất hiện của các sản phẩm mới, dịch vụ mới và tâm lý con người. Các nhà phân tích và tư vấn thị trường đã đưa ra 5 yếu tố tâm lý tác động mạnh nhất đến xu hướng tiêu dùng trong tương lai. 1. Muốn dung nạp nhiều thông tin hơn trong thời đại bội thực thông tin Dù các nhà khoa học đang cố kéo dài tuổi thọ con người thì bội thực thông tin vì thiếu thời gian tiêu hóa nó vẫn là bài toán khó giải. Trên thực tế, con người đương đại phải tiếp thu nhiều thông tin cùng một lúc, ví dụ như vừa lướt trên net vừa xem truyền hình; vừa lái xe vừa trò chuyện điện thoại; vừa check email trên PDA vừa dự họp. Hậu quả của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCẩm nang quản trị marketing.doc
Tài liệu liên quan