Câu hỏi ôn tập môn Bảo hiểm

Câu 21: Lãi suất kỹ thuật của công ty bảo hiểm nhân thọ là:

Lãi suất đầu tư thực tế của công ty bảo hiểm nhân thọ

Lãi suất dùng tính phí của công ty bảo hiểm nhân thọ

Lợi tức bình quân của thị trường bảo hiểm nhân thọ

Lãi suất công ty bảo hiểm nhân thọ vay của ngân hàng.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Rủi ro được bảo hiểm là: a. Rủi ro tài chính, rủi ro động, rủi ro riêng biệt b. Rủi ro tài chính, rủi ro động, rủi ro cơ bản c. Rủi ro tài chính, rủi ro tĩnh, rủi ro cơ bản d. Rủi ro tài chính, rủi ro tĩnh, rủi ro riêng biệt đồng thời phải có nguyên nhân ngẫu nhiên. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 2: Ví dụ nào dưới đây thể hiện tổn thất của một rủi ro trách nhiệm a. Tổn thất kinh tế của một gia đình khi ngôi nhà của họ bị cháy b. Tổn thất kinh tế của người chồng khi người vợ của anh ta bị tai nạn c. Tổn thất kinh tế của chủ nhà hàng do phải trả chi phí điều trị cho một khách hàng bị ngộ độc thức ăn khi ăn tối tại nhà hàng. d. Tổn thất kinh tế của một nhà đầu tư chứng khóa khi chỉ số trên thị trường sụt giảm. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 3: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối áp dụng cho: a. Người tham gia bảo hiểm b. Công ty bảo hiểm c. Ngời tham gia bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm tùy từng loại hợp đồng bảo hiểm d. Công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 4: Trình tự ưu tiên trong quỹ đầu tư bảo hiểm là a. Sinh lợi, thanh khoản, an toàn b. Thanh khoản, an toàn, sinh lợi c. An toàn, thanh khoản, sinh lợi d. An toàn, sinh lợi, thanh khoản CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 5: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam có từ: a. Năm 1976 khi nước nhà thống nhất b. Năm 1993 sau khi có Nghị định 100/CP c. Năm 2001 sau khi có Luật kinh doanh bảo hiểm d. Năm 2007 sau khi gia nhập WTO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 6: Trong tái bảo hiểm vượt tỷ lệ tổn thất, chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất là: a. Tỷ lệ giữa tổn thất thực tế so với giá trị bảo hiểm của mỗi hợp đồng b. Tỷ lệ giữa tổn thất thực tế so với số tiền bảo hiểm của mỗi hợp đồng c. Tỷ lệ giữa tổn thât thực tế so với phí bảo hiểm thu được của một danh mục các hợp đồng cùng loại. d. Tỷ lệ giữa tổn thất thực tế so với số tiền bảo hiểm của một danh mục các hợp đồng cùng loại. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 7: Niên kim và bảo hiểm hưu trí giống nhau ở chỗ a. Đều do một chủ thể cung cấp b. Cung cấp sự bảo vệ tài chính trước biến cố tồn tại của người được bảo hiểm c. Đều dựa trên nguyên tắc bồi thường d. Người được bảo hiểm nhận được khoản trợ cấp định kỳ khi đạt đến một độ tuổi nhất định CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 8: Rủi ro loại trừ là rủi ro a. Không gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm b. Nhà bảo hiểm được miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm c. Có thể được trả một khoản tiền căn cứ vào thời gian hiệu lực của hợp đồng d. Các câu trên đều sai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 9: Hoạt động bảo hiểm nói chung là hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản: a. Trung thực tối đa b. Số đông c. Quyền lợi được bảo hiểm d. Cả 3 câu trên đều đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 10: Một hợp đồng bảo hiểm áp dụng nguyên tắc khoán có nghĩa là trong mọi trường hợp, số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm a. Không vượt giá trị tổn thất thực tế của đối tượng được bảo hiểm. b. Không vượt giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm. c. Không vượt quá giá trị tổn thất thực tế của đối tượng được bảo hiểm và trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng. d. Không vượt quá số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 11: Đồng bảo hiểm là: a. Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo hiểm bởi cùng một người bảo hiểm. b. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm. c. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. d. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm, cùng điều kiện bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 12: Người có quyền lợi được bảo hiểm đối với một tài sản khi: a. Chỉ khi người đó là chủ sở hữu của tài sản đó. b. Khi người đó được chủ sở hữu của tài sản đó ủy quyền ký hợp đồng bảo hiểm. c. Khi người đó là giám đốc điều hành doanh nghiệp hoặc tổ chức mà doanh nghiệp, tổ chức đó là chủ thể sở hữu của tài sản. d. Là cá nhân hay pháp nhân có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản đối với tài sản đó. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 13: Tái bảo hiểm có tác dụng a. Đảm bảo khả năng tài chính cho người được bảo hiểm b. Mở rộng khả năng hoạt động của người tham gia bảo hiểm. c. Đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho người bảo hiểm. d. Cả ba câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 14: Phí bảo hiểm là a. Một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá trị bảo hiểm b. Một tỷ lệ phần trăm nhất định của số tiền bảo hiểm c. Giá cả của dịch vụ bảo hiểm d. A, b, c đều sai. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 15: Chức năng chính của bảo hiểm là a. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp b. Giúp giải quyết các vấn đề xã hội c. Kinh doanh và xuất khẩu vô hình d. Bồi thường tổn thất CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 16: Có thể phân biệt bảo hiểm sinh kỳ và tử kỳ dựa trên a. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng b. Biến cố trả tiền c. Đối tượng được bảo hiểm d. Các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 17: Bảo hiểm nhân thọ hoạt động dựa trên a. Kỹ thuật dồn tích vốn b. Kỹ thuật phân bổ vốn c. Nguyên tắc bồi thường d. Câu a, c đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 18: Câu nào sau đây là sai: a. STBH, phí bảo hiểm và số tiền bồi thường trong tái bảo hiểm số thành được phân chia theo tỷ lệ phần trăm cố định, còn trong tái bảo hiểm thặng dư được phân chia theo mức dôi. b. Tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm thặng dư đều là hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ. c. Trong tái bảo hiểm số thành, tỷ lệ phân chia trách nhiệm giữa các bên được xác định trước, còn trong tái bảo hiểm thặng dư, tỷ lệ phân chia trách nhiệm được xác định chỉ khi hợp đồng gốc đã được ký kết. d. Trong tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm thặng dư, bất cứ khi nào tổn thất xảy ra, bên nhượng tái bảo hiểm và bên nhận tái bảo hiểm đều phải chia sẻ trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ quy định trước. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 19: Câu nào sau đây là sai a. Đối với hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ, nếu người mua bảo hiểm không chết trong thời hạn bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm b. Đối với hợp đồng bảo hiểm tử kỳ, nếu người mua bảo hiểm không sống hết thời hạn bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm c. Đối với hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp, nhà bảo hiểm trả tiền bảo hiểm vào bất kỳ lúc nào cái chết xảy ra d. Trong cùng 1 thời hạn của hợp đồng bảo hiểm, với một STBH như nhau, phí bảo hiểm sinh kỳ thông thường cao hơn phí bảo hiểm tử kỳ. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 20: Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp là: a. Thời hạn bảo hiểm không xác định b. Sự kiện bảo hiểm chắc chắn sẽ xảy ra c. STBH chắc chắn sẽ được trả vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng d. Phí bảo hiểm nộp đều hàng năm CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 21: Lãi suất kỹ thuật của công ty bảo hiểm nhân thọ là: Lãi suất đầu tư thực tế của công ty bảo hiểm nhân thọ Lãi suất dùng tính phí của công ty bảo hiểm nhân thọ Lợi tức bình quân của thị trường bảo hiểm nhân thọ Lãi suất công ty bảo hiểm nhân thọ vay của ngân hàng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 22: Khi không có khả năng đóng phí, người sở hữu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể Vay phí tự động Duy trì số tiền bảo hiểm giảm Nhận giá trị giải ước Các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 23: Nhân tố nào dưới đây ít ảnh hưởng đến việc xác định rủi ro của khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ Tuổi thọ của người được bảo hiểm Nghề nghiệp của người được bảo hiểm Học vấn của người được bảo hiểm Địa bàn cư trú của người được bảo hiểm CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 24: Sự khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự Nguyên tắc định phí Thời hạn bảo hiểm Tính cụ thể của đối tượng được bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Thiệt hại ước tính nếu xảy ra rủi ro CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 25: Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là Lái xe có hành vi trái pháp luật Có thiệt hại của bên thứ ba Có mối quan hệ giữa lỗi của lái xe và thiệt hại của bên thứ ba Các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 26: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào a. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể bảo hiểm b. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm (đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ), đối tượng bảo hiểm không tồn tại c. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. d. Tất cả các câu trên đều đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 27: Việc quy định rủi ro loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm là a. Theo quy định của pháp luật b. Theo sự thỏa thuận giữa người tham gia bảo hiểm và nhà bảo hiểm trong khuôn khổ pháp luật c. Do nhà bảo hiểm quy định theo tính chất gia nhập d. Các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 28: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ giống nhau ở: a. Tính chất có thể chuyển nhượng b. Tính chất bồi thường c. Có thể dựa trên sự trao đổi không ngang giá d. Tính chất có thể khấu trừ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 29: Quy tắc khấu trừ trong bảo hiểm nghĩa là: a. Người được bảo hiểm được giảm phí khi rủi ro không xảy ra b. Nhà bảo hiểm ghi giảm số tiền bảo hiểm bằng một mức quy định c. Nếu thiệt hại cao hơn mức quy định, người được bảo hiểm sẽ được nhận tiền bảo hiểm bằng phần chênh lệch của giá trị thiệt hại so với mức quy định. d. Nếu thiệt hại cao hơn mức quy định thì người được bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ giá trị thiệt hại. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 30: Theo định nghĩa, rủi ro thuần túy là rủi ro có hậu quả: a. Chỉ liên quan đến khả năng kiếm lời b. Liên quan đến cả khả năng tổn thất và khả năng kiếm lời c. Chỉ liên quan đến khả năng tổn thất d. Không có câu nào đúng. BÀI TẬP Một công ty bảo hiểm Bảo Minh trong năm nghiệp vụ nhận bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm thặng dư được xác định như sau: Mức rủi ro A: 300 triệu đồng; Mức rủi ro B: 500 triệu đồng; Mức rủi ro C: 1.000 triệu đồng. Trách nhiệm của người nhận tái bảo hiểm: Hợp đồng thặng dư 1: 5 lần; Hợp đồng thặng dư 2: 10 lần BÀI TẬP Hãy phân chia số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tổn thất của các bên tham gia. BÀI TẬP Trích số liệu trong bảng tỷ lệ tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ BÀI TẬP Giả sử một hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ, phí đóng đều hàng năm, thời hạn của hợp đồng bảo hiểm là 5 năm bắt đầu từ năm 31 tuổi, lãi suất kỹ thuật là 6%, trường hợp tử vong xảy ra vào cuối năm, stbh 500 trđ, đến cuối năm thứ 2 người mua bảo hiểm xin hủy bỏ hợp đồng, nếu phí giải ước bằng 15% giá trị dự trữ của hợp đồng, hãy tính giá trị giải ước. BÀI GIẢI BÀI GIẢI * Xác định phí thuần: Phí thu: PVt = P(9915 + 9825/1.06 + 9728/1.062 +9618/1.063 + 9493/1.064) = 43436,557 P Phí chi: PVc = (9348*500*106)/1.065 = 3492684,7 * 106 Vậy phí thuần là: P = 3492684,7 * 106 / 43436,557 = 80.408.875,96  80.409.000 đồng BÀI GIẢI Dự phòng toán học Giá trị giải ước = 175,581,092.4 – 15%* 175,581,092.4 = 149,243,928.5 149.243.929 đồng BÀI TẬP Trong một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy A và xe máy B, thiệt hại giữa hai bên được giám định như sau: Xe máy A thiệt hại 50% giá trị, lái xe A bị thương nhẹ, chi phí điều trị 500.000 đồng. Xe máy B thiệt hại 70% giá trị, lái xe B chết tại chỗ. Xe của A có giá trị là 45.000.000 đồng, xe của B có giá trị là 12.500.000 đồng. BÀI TẬP A, B mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự tại công ty Bảo Minh và bảo Việt với mức trách nhiệm về tài sản là 30.000.000 đồng/vụ và về người là 50.000.000 đồng/người/vụ. Ngoài ra, lái xe B đã mua bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp tại công ty AIA với giá trị hợp đồng là 100.000.000 đồng, thời hạn 10 năm, đã đóng phí được 3 năm. Hỏi: Tính số tiền chi trả của mỗi công ty bảo hiểm, biết lỗi của ông B là 100%. BÀI GIẢI Thiệt hại của bên A Về người : 500.000 đồng < 50.000.000 đồng Về tài sản : 22.500.000 đồng < 30.000.000 đồng Tổng cộng : 23.000.000 đồng Thiệt hại của bên B Về người: ông B chết Về tài sản: 8.750.000 đồng BÀI GIẢI Kết luận: Công ty Bảo Việt (bên B): phải chi trả 23.000.000 đồng để bồi thường thiệt hại cho bên A, do lỗi của ông B là 100%. Công ty Bảo Minh (bên A): do bên A không có lỗi nên công ty Bảo Minh không phải chi trả tiền bồi thường cho bên B. Do ông B có mua bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp và đã đóng phí 3 năm nên công ty bảo hiểm AIA sẽ chi trả số tiền bảo hiểm 100.000.000 đồng cho người thụ hưởng của ông B.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppton_ta_p.ppt